Thế giới nghệ thuật trong ngụ ngôn la fontaine và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01277)

120 2.7K 24
Thế giới nghệ thuật trong ngụ ngôn la fontaine và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01277)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ giáo dục và đào tạo Tr-ờng đại học s- phạm hà nội 2 Nguyễn Thị tuyết hạnh Thế giới nghệ thuật trong ngụ ngôn la fontaine và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học luận văn thạc sĩ khoa HC GIO DC Hà Nội, 2014 Bộ giáo dục và đào tạo Tr-ờng đại học s- phạm hà nội 2 Nguyễn Thị tuyết hạnh Thế giới nghệ thuật trong ngụ ngôn la fontaine và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học CHUYÊN NGàNH: GIáO DụC HọC (BậC TIểU HọC) Mã số: 60 14 01 01 luận văn thạc sĩ khoa HC GIO DC Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Bích Dung Hà Nội, 2014 1 Lêi c¶m ¬n Với tất cả tấm lòng và tình cảm của mình, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Bích Dung ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi làm đề tài này, cảm ơn ban lãnh đạo và các thầy cô giáo trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo của trƣờng Tiểu học Tràng An - Hoàn Kiếm - Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài này. Hà Nội, ngày 30/8/2014 Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hạnh 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Hạnh 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI CAM ĐOAN 2 MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7 3. Mục đích nghiên cứu 10 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 5. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 10 5.1 Đối tƣợng nghiên cứu 10 5.2 Phạm vi khảo sát 10 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 11 7. Đóng góp mới của luận văn 11 8. Bố cục của luận văn 11 NỘI DUNG 12 CHƢƠNG 1: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG NGỤ NGÔN LA FONTAINE 12 1.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật 12 1.1.1 Khái niệm nhân vật 12 1.1.2 Thế giới nhân vật 13 1.2 Các loại nhân vật trong ngụ ngôn La Fotaine 14 1.2.1 Nhân vật là con ngƣời 14 1.2.2 Nhân vật là loài vật 18 1.2.3 Nhân vật thần thánh 23 1.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 24 1.3.1 Ngoại hình nhân vật 25 1.3.2 Ngôn ngữ nhân vật 28 1.3.3 Hành động nhân vật 35 4 1.3.4 Hoàn cảnh để nhân vật bộc lộ tính cách 42 1.4 Tiểu kết 44 CHƢƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN TRONG NGỤ NGÔN LA FONTAINE 46 2.1 Khái niệm cốt truyện 46 2.1.1 Khái niệm 46 2.1.2 Cơ sở chung của cốt truyện 47 2.1.3 Vai trò của cốt truyện và tính cách nhân vật qua các giai đoạn lịch sử văn học 49 2.1.4 Các thành phần chính của cốt truyện 50 2.2 Vài nét về thể loại ngụ ngôn 53 2.3 Nguồn gốc cốt truyện thơ ngụ ngôn La Fontaine 56 2.4 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong Ngụ ngôn La Fontaine 60 2.4.1 Nghệ thuật xây dựng những hình tƣợng nhân vật đối lập 60 2.4.2 Lời dẫn chuyện – nét độc đáo của nghệ thuật xây dựng cốt truyện thơ Ngụ ngôn La Fontaine 68 2.4.3 Mỗi bài thơ ngụ ngôn La Fontaine đƣợc xây dựng giống nhƣ một vở kịch 72 2.5 Tiểu kết 78 CHƢƠNG 3: NGỤ NGÔN LA FONTAINE TRONG CHƢƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC 79 3.1 Các tác phẩm Ngụ ngôn La Fontaine trong chƣơng trình Tiếng Việt Tiểu học 79 3.1.1 Bảng khảo sát và nhận xét 79 3.1.2 Thiết kế giáo án (một số tác phẩm) 80 3.2 Ý nghĩa giáo dục trong Ngụ ngôn La Fontaine đối với học sinh Tiểu 5 học 88 3.3. Ý nghĩa giáo dục của các bài thơ, truyện phỏng theo Ngụ ngôn La Fontaine trong chƣơng trình Tiểu học 93 3.4 Tiểu kết 99 KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC 104 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học là loại hình nghệ thuật vốn gần gũi với lứa tuổi học sinh Tiểu học. Ngay từ khi còn nằm trong nôi, trẻ đã đƣợc ru bằng những câu chuyện kể của bà, của mẹ. Đến tuổi cắp sách tới trƣờng, các em lại càng say mê tìm hiểu thế giới tri thức rộng lớn của con ngƣời qua những bài học, những tác phẩm văn học đƣợc truyền đạt bằng giọng kể ngọt ngào của cô giáo. Các tác phẩm văn học góp phần bồi dƣỡng cho các em tình yêu cái đẹp, yêu quê hƣơng đất nƣớc, hình thành và phát triển nhân cách tốt đẹp của con ngƣời trong thế kỷ mới. Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ không giống với ngƣời lớn, trí tƣởng tƣợng và ƣớc mơ cùng những cảm xúc, tình cảm trƣớc những điều mới lạ luôn đặt ra hứng thú, trí tò mò, óc tƣởng tƣợng và lòng ham hiểu biết của trẻ thơ. Các em tiếp nhận tri thức, đặc biệt là văn học theo cách riêng của mình. Vì lẽ đó mà có một thể loại văn học đƣợc thiếu nhi rất yêu thích, đó là văn học dân gian.Với sự phong phú và đa dạng, văn học dân gian đã mang đến cho mọi ngƣời đặc biệt là trẻ thơ một niềm thích thú. Nó giúp cho mọi ngƣời hiểu mình, hiểu ngƣời và hiểu cuộc đời hơn. Bên cạnh những câu chuyện thần thoại li kì, hấp dẫn; những lời tâm tình, chia sẻ và sự cảm thông của truyện cổ tích; sự ngọt ngào nhƣ dòng sữa mẹ của ca dao thì truyện ngụ ngôn đến với đời, với mọi ngƣời không ồn ã. Nó dung dị nhƣng thấm thía biết bao. Khi đọc nó, ngƣời ta không chỉ cảm giác mà họ nghĩ đó chính là những sự việc đang diễn ra xung quanh mình và với chính bản thân mình. Những bài học rút ra từ các tác phẩm, các câu chuyện ngụ ngôn luôn khiến học sinh thích thú, ghi nhớ và vận dụng nhanh hơn. Ngụ ngôn La Fontaine là nhƣ vậy. La Fontaine là một tác gia xuất sắc của văn học cổ điển Pháp và thế giới. 7 Thơ của ông giàu kịch tính, đƣợc bạn đọc yêu mến; đặc biệt là các em thiếu nhi. Thơ ngụ ngôn của ông đã đƣợc dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới và đƣợc nhiều nƣớc đƣa vào chƣơng trình học của nhà trƣờng. Dƣờng nhƣ mỗi bài thơ của ông đã đƣa các em đến một thế giới mới, tác động mạnh đến tình cảm và nhận thức của trẻ, giúp các em biết phân biệt tốt - xấu; đúng - sai, việc nên làm - không nên làm, dần hoàn thiện bản thân vƣơn tới những giá trị “chân - thiện - mĩ”. Chọn đề tài Thế giới nghệ thuật trong Ngụ ngôn La Fontaine và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học cho một luận văn thạc sĩ, chúng tôi mong muốn đƣợc tìm hiểu thêm về ngụ ngôn La Fontaine nhằm nâng cao năng lực của mình, tích luỹ kiến thức để giảng dạy môn Tiếng Việt tốt hơn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Jean De La Fontaine (1621 – 1695), tên tiếng Hán La Phụng Tiên hay Lã Phụng Tiên, là một nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp, những bài thơ của ông đƣợc biết đến rất rộng rãi vào thế kỷ XVII. La Fontaine sinh ra tại Château-Thierry trong một gia đình ngƣời quản lý rừng. Mẹ mất sớm, ông thừa hƣởng sự giáo dục đầy tự do và sâu rộng của bố. Từ bé ông đã sống giữa thiên nhiên, yêu cảnh rừng núi và thú rừng hoang dã. Học xong ở Paris, ông trở về quê hƣơng nối nghiệp cha quản lý khu rừng địa phƣơng, sống với những ngƣời dân lao động nghèo khổ. Chính cuộc sống chan hòa với thiên nhiên, gần gũi với ngƣời dân thƣờng đã khiến cho thơ văn của ông giàu tính dân gian, giàu chất thơ của cuộc sống và sự thực tinh tế, sinh động. Khi ông miêu tả thiên nhiên hay viết về các loài thú, loài cây, về con cáo, chùm nho, con cừu, cây bắp cải cũng nhƣ thể hiện lòng nhân ái bao la của ông đói với ngƣời nghèo. Ông có kiến thức uyên bác về cả thiên nhiên và xã hội, giao thiệp rộng rãi với giới tri thức tự do, sống phóng túng, không thích gần gũi cung đình nhƣ nhiều nhà văn Cổ điển khác. 8 Có lẽ vì vậy ông không đƣợc vua Louis XIX của Pháp ƣa thích. La Fontaine sáng tác nhiều tác phẩm với những thể loại khác nhau: Truyện, thơ (1665), tiểu thuyết (Xise, 1664-1674), kịch, nhƣng ông nổi tiếng thế giới với tập Ngụ ngôn (1666-1694) gồm 12 quyển ®-îc in thµnh 3 tËp: Năm 1668, tập 1, từ quyển 1 đến quyển 6, gồm 124 bài. Năm 1678 – 1679, tập 2, từ quyển 7 đến quyển 11, gồm 87 bài. Năm 1694, tập 3, quyển 12, gồm 27 bài. Với thể loại ngụ ngôn, ông đã nâng vị trí của mình lên ngang tầm với những nhà văn, nhà thơ lớn của thời đại – không chỉ của nƣớc Pháp mà là cả thế giới. Ông đã có công đƣa thể loại ngụ ngôn vốn bị coi là “hạ đẳng” lên vị trí xứng đáng, góp thêm vào vƣờn hoa văn học của nhân loại một bông hoa tƣơi thắm, ngát hƣơng, trải qua hơn 300 năm vẫn giữ nguyên giá trị. Bàn về La Fontaine và những sáng tác của ông thì từ xƣa đến nay đã có nhiều nhà văn, nhà lí luận, nhà phê bình văn học trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc đề cập đến. Theo khảo sát, ở nƣớc ta tài liệu về La Fontaine cũng nhƣ các tác phẩm của ông còn hạn chế, chƣa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên biệt về thơ Ngụ ngôn La Fontaine. Thơ ngụ ngôn của La Fontaine nói chung và Thế giới nghệ thuật trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine nói riêng cho tới thời điểm này dƣờng nhƣ vẫn đang là khoảng trống cho giới nghiên cứu, phê bình trong cả nƣớc. Trong các tập thơ dịch hay một số cuốn giáo trình, tác giả La Fotanie thƣờng chỉ đƣợc giới thiệu sơ lƣợc. Tuy nhiên ý kiến đánh giá tác phẩm của ông lại rất cao. Ở đầu quyển 200 Fables – bài ngụ ngôn La Fontaine (song ngữ do Lê Trọng Bổng chuyển thơ Việt), phần giới thiệu về Jean De La Fontaine có đoạn: “Về phần nhà thơ, ông tỏ ra khao khát sự hoàn hảo và rất tài ba, bằng [...]... chung và thế giới trẻ thơ nói riêng 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích nghiên cứu nhƣ trên, đề tài có nhiệm vụ: - Mô tả phần nào thế giới nghệ thuật trong Ngụ ngôn La Fontaine - Chỉ ra ý nghĩa giáo dục của những tác phẩm ngụ ngôn La Fontaine đƣợc chọn trong chƣơng trình Tiếng Việt đối với học sinh Tiểu học 5 Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 5.1 Đối tượng nghiên cứu : Thế giới nghệ thuật trong ngụ. .. qua tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong ngụ ngôn La Fontaine để khẳng định giá trị của ngụ ngôn La Fontaine cũng nhƣ ý nghĩa giáo dục của những tác phẩm ngụ ngôn của ông đƣợc tuyển chọn trong chƣơng trình Tiếng Việt đối với học sinh tiểu học 8 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Thế giới nhân vật trong ngụ ngôn La Fontaine Chƣơng 2: Nghệ thuật xây dựng... truyện trong ngụ ngôn La Fontaine Chƣơng 3: Ngụ ngôn La Fontaine trong chương trình Tiếng Việt và ý nghĩa giáo dục với học sinh Tiểu học 12 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG NGỤ NGÔN LA FONTAINE 1.1 Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật 1.1.1 Khái niệm nhân vật Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa, nhiều quan niệm về nhân vật của tác phẩm văn chƣơng - Nhân vật văn học “là một đơn vị nghệ thuật. .. nhiên và thích thú Tiếp nhận những gợi ý từ những luận điểm trên, kết hợp với những phạm trù của thi pháp học hiện đại, trên cơ sở khảo sát các tác phẩm thơ Ngụ ngôn La Fontaine, chúng tôi sẽ cố gắng phần nào làm sáng rõ thế giới nghệ thuật trong thơ ngụ ngôn của ông 3 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thế giới nghệ thuật ngụ ngôn La Fontaine để khẳng định giá trị, sức hấp dẫn của ngụ ngôn La Fontaine với. .. thể loại thơ ngụ ngôn số đông các nhân vật trong Ngụ ngôn La Fontaine là loài vật, chiếm tỉ lệ khoảng 66,7% ( xin xem bảng khảo sát) Loài vật trong Ngụ ngôn La Fontaine gồm cả: thú, chim, cá, côn trùng, cây cối Hầu hết các bài thơ Ngụ ngôn La Fontaine đều có sự xuất hiện của các con vật (xem bảng khảo sát) Nhìn bề ngoài, các con vật trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine cũng giống nhƣ các con vật trong truyện... thể của sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sỹ Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết quả của trí tƣởng tƣợng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm văn học Đó là một mô hình nghệ thuật, có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con ngƣời, tâm lý, không gian,... vật Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi tác phẩm lớn, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó Giống nhƣ các tác phẩm tự sự khác, thế giới nhân vật trong Ngụ ngôn La Fontaine cũng đƣợc sắp xếp, gắn kết theo ý đồ nghệ thuật riêng của nhà văn Thế giới nhân vật ấy cũng đƣợc chia thành các tuyến, các kiểu loại: nhân vật chính... ngƣời đã làm nên nét độc đáo trong thơ Ngụ ngôn La Fontaine, tạo nên sự phong phú đa dạng của thế giới nhân vật trong Ngụ ngôn La Fontaine (không chỉ có các nhân vật là loài vật nhƣ trong các truyện ngụ ngôn xƣa nay) Gắn mình vào cuộc sống thực tiễn, ông đã khám phá ra đƣợc ở đây cái bản chất của con ngƣời, của thời đại và dựng nó lên nhƣ một phòng triển lãm mênh mông với những bức tranh khác nhau... Ngụ ngôn La Fontaine là “khập khiễng, nhố nhăng” Còn Giăng Giắc Rút – Xô thƣờng chê thơ Ngụ 10 ngôn La Fontaine không có chức năng giáo dục Ông thƣờng thấy trong tác phẩm toàn những gƣơng xấu, ích kỉ, cục cằn, vụ lợi và lừa đảo Tuy vậy trải qua hơn 300 năm tồn tại, thơ Ngụ ngôn La Fontaine vẫn giữ đƣợc sức hấp dẫn đặc biệt với mọi ngƣời Những bài học luân lí, đạo đức hay những câu chuyện cƣời trong. .. đền ơn; đừng xét đoán ngƣời khác qua vẻ bề ngoài; hãy khôn ngoan trong quan hệ với ngƣời khác Sự phong phú, đa dạng trong thế giới nhân vật của Ngụ ngôn La Fontaine đã vẽ lên một bức tranh hiện thực sống động về xã hội Pháp thế kỷ XVII với cả chiều sâu và chiều rộng của nó 1 3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật La Fontaine xây dựng một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng từ con ngƣời đến thần thánh, loài . 3.2 Ý nghĩa giáo dục trong Ngụ ngôn La Fontaine đối với học sinh Tiểu 5 học 88 3.3. Ý nghĩa giáo dục của các bài thơ, truyện phỏng theo Ngụ ngôn La Fontaine trong chƣơng trình Tiểu học. Bộ giáo dục và đào tạo Tr-ờng đại học s- phạm hà nội 2 Nguyễn Thị tuyết hạnh Thế giới nghệ thuật trong ngụ ngôn la fontaine và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học. Bộ giáo dục và đào tạo Tr-ờng đại học s- phạm hà nội 2 Nguyễn Thị tuyết hạnh Thế giới nghệ thuật trong ngụ ngôn la fontaine và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học

Ngày đăng: 07/09/2015, 16:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan