Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại thị trường Nhật và EU của công ty cổ phần gỗ WOODSLAND

42 354 1
Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại thị trường Nhật và EU của công ty cổ phần gỗ WOODSLAND

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày nay, hoạt động xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia, là một thước đo quan trọng phản ánh sức khỏe của 1 nền kinh tế. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những chính sách ban hành của mình, Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu hàng hóa, khẳng định “ coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và trọng điểm của kinh tế đối ngoại” và đó là một trong 3 chương trình kinh tế lớn phải thực hiện. Đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu, ngành xuất khẩu gỗ đóng góp 1 phần lớn vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, đóng góp lớn vào ngân sách, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Mặc dù đã đạt được nhiều thắng lợi trong thời gian vừa qua, tuy nhiên vẫn còn đó rất nhiều hạn chế, khó khăn gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ của các doanh nghiệp.Công ty cổ phần WOODSLAND là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đồ gỗ nội ngoại thất. Bên cạnh việc phát triển thị trường trong nước, công ty đặc biệt quan tâm đến việc sản xuất các sản phẩm chất lượng, phù hợp nhằm hướng tới các thị trường như EU, Nhật Bản …... Hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây đạt được những thành công lớn, đóng góp một tỷ lệ đáng kể vào tổng doanh thu của công ty, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của công ty còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó dưới tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cũng như sự sụt giảm của nền kinh tế Nhật Bản, hoạt động xuất khẩu của công ty cũng chịu tác động ít nhiều.Trong thời gian thực tập tại công ty, thấy được những thực trạng như vậy, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu sang các thị trường như Nhật và EU đối với thành công chung của công ty, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú anh chị trong công ty, em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại thị trường Nhật và EU của công ty cổ phần gỗ WOODSLAND” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.

Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng MỤC LỤC 1.2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng kế hoạch - vật tư sản xuất 8 1.2.2.5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Thu mua & Kiểm soát nguyên liệu gỗ 9 1.2.2.7. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khối sản xuất 9 SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay, hoạt động xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia, là một thước đo quan trọng phản ánh sức khỏe của 1 nền kinh tế. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế đất nước, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong những chính sách ban hành của mình, Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia xuất khẩu hàng hóa, khẳng định “ coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và trọng điểm của kinh tế đối ngoại” và đó là một trong 3 chương trình kinh tế lớn phải thực hiện. Đóng góp một tỷ trọng lớn trong tổng lượng hàng hóa xuất khẩu, ngành xuất khẩu gỗ đóng góp 1 phần lớn vào sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, đóng góp lớn vào ngân sách, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Mặc dù đã đạt được nhiều thắng lợi trong thời gian vừa qua, tuy nhiên vẫn còn đó rất nhiều hạn chế, khó khăn gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gỗ của các doanh nghiệp. Công ty cổ phần WOODSLAND là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực đồ gỗ nội ngoại thất. Bên cạnh việc phát triển thị trường trong nước, công ty đặc biệt quan tâm đến việc sản xuất các sản phẩm chất lượng, phù hợp nhằm hướng tới các thị trường như EU, Nhật Bản … Hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây đạt được những thành công lớn, đóng góp một tỷ lệ đáng kể vào tổng doanh thu của công ty, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của công ty còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó dưới tác động của cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cũng như sự sụt giảm của nền kinh tế Nhật Bản, hoạt động SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12 1 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng xuất khẩu của công ty cũng chịu tác động ít nhiều. Trong thời gian thực tập tại công ty, thấy được những thực trạng như vậy, đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu sang các thị trường như Nhật và EU đối với thành công chung của công ty, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú anh chị trong công ty, em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại thị trường Nhật và EU của công ty cổ phần gỗ WOODSLAND” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. 1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Nhật và EU của công ty cổ phần WOODSLAND. Căn cứ vào thực trạng phân tích, định hướng và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu của công ty. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. -Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chuyên đề nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về xuất khẩu sản phẫm đồ gỗ nội ngoại thất của WOODSLAND. -Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất của công ty cổ phần WOODSLAND tại các thị trường Nhật và EU từ năm 2009 đến nay. 3. Phương pháp nghiên cứu. Sử dụng các phương pháp 4. Kết quả của chuyên đề. Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần gỗ WOODSLAND. SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12 2 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm của công ty tại các thị trường Nhật và EU. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty tại thị trường Nhật và EU. SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12 3 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND 1.1. Giới thiệu 1.1.1. Giới thiệu chung. Tên giao dịch: Tên Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND Tên Tiếng Anh: WOODSLAND JOINT STOCK COMPANY. Địa chỉ liên hệ : + Trụ sở chính: Địa chỉ: Lô 11 khu Công nghiệp Quang Minh – Mê Linh – Hà Nội. Điện thoại: +84.435 840 122 Fax: +84.2113 834 944 + Chi nhánh: ( Nhà máy 2 và Showroom ): Địa chỉ: Nam Hồng – Đông Anh – Hà Nội Điện thoại: +84.439 581 89 Fax: +84.439 581 891 + Văn phòng Giao dịch: Địa chỉ: 15/107 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại : +84.435 561 955 Fax: + 84.462.661.833 Email : woodsland@hn.vnn.vn Website : www.woodsland.com.vn. SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12 4 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần gỗ WOODSLAND. -Trong 1 thập kỷ gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến sâu sắc. Tình hình kinh tế phát triển, giao thương với các quốc gia ở các khu vực trên thế giới ngày càng được mở rộng, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng được ưu tiên và chú trọng phát triển. Nắm bắt được tình hình đó công ty liên doanh Woodsland ( tiền thân của công ty cổ phần gỗ Woodsland sau này) đã được thành lập theo quyết định số 19 GP – VP ngày 22 tháng 5 năm 2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và được sửa đổi và bổ sung theo giấy phép số 19/GPDDC3 – VP ngày 10 tháng 4 năm 2006. -Ngày 30/6/2008 công ty liên doanh Woodsland chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần Woodsland theo Giấy chứng nhận đầu tư số 012023000185. -Các sản phẩm chính của công ty: đồ gỗ xây dựng và trang trí nội thất, sản xuất và lắp ráp cửa nhựa uPVC; chủ yếu xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khách. -Tổng số vốn đăng ký ban đầu là 2,2 triệu USD, đến nay số vốn điều lệ của công ty đã tăng lên 3,5 triệu USD. -Tương ứng với sự mở rộng của số vốn điều lệ, công ty không ngừng mở rộng dây chuyền sản xuất của mình. Năm 2004 với chỉ một dây chuyền sản xuất gỗ keo và 200 lao động, đến năm 2007 công ty đã mở thêm dây chuyền sản xuất các sản phẩm gỗ sồi, thông đáp ứng nhu cầu của thị trường và tạo công ăn việc làm cho thêm 700 lao động. Đến nay công ty đã 4 nhà máy, dây chuyền sản xuất với trên 1300 lao động. -Các sản phẩm của công ty có độ bền cao, chất lượng tốt, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, trong đó có 2 thị trường chính mà SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12 5 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng công ty nhắm đến đó EU và Nhật Bản. -Tháng 4 năm 2004, công ty trở thành nhà cung cấp chính thức cho IKEA (Thụy Điển) tập đoàn nội thất hàng đầu thế giới. -Ngoài việc duy trì thị phần xuất khẩu của mình, công ty cũng chú trọng việc phát triển thị trường nội địa. Một số công trình lớn mà Woodsland đã cung cấp cho thị trường trong nước như: : Trụ sở chính và các chi nhánh Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VP Bank; Tòa nhà cao tầng Artex Building 172 Ngọc Khánh; Chung cư cao cấp Happy House Garden - khu đô thị Việt Hưng và rất nhiều các biệt thự, căn hộ khác, …với chất lượng cao cấp luôn đem lại sự hài lòng cho khách hàng. 1.1.3. Một số giải thưởng đạt được - Chứng chỉ ISO 9001:2000 (2004) -Chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng IWAY (2004) -Danh hiệu “Thương hiệu Việt Nam - Chất lượng quốc tế” (2007) -Giải thưởng “Doanh nghiệp vừa và nhỏ tiêu biểu tỉnh Vĩnh Phúc” (2007 - 2008) -Giải thưởng “ Sao Vàng Đất Việt” (2011). 1.1.4. Định hướng chiến lược. -Tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến gỗ khu vực phía Bắc Việt Nam -Tiếp tục đẩy mạnh việc xuất khẩu, đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm để nâng cao trình độ sản xuât và tăng tính cạnh tranh -Thâm nhập và phát triển thị trường nội địa. -Không ngừng cải tiến kỹ thuật, đầu tư máy móc thiết bị, thường xuyên SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12 6 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ và trình độ kỹ thuật công nghệ cho đội ngũ công nhân, tạo môi trường làm việc lành mạnh và thân thiện. -Áp dụng các công nghệ mới, khuyến khích làm việc sáng tạo và đổi mới trong các hoạt động kinh doanh của công ty. -Giữ vững các danh hiệu đã được đồng thời duy trì sự tăng trưởng nhanh, ổn định và bền vững bằng việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. - Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty thành một thương hiệu mạnh, tăng cường hợp tác và mở rộng kênh phân phối trong nước và quốc tế. - Xây dựng nền tài chính lành mạnh. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần Woodsland. 1.2.1. Sơ đồ tổ chức Hình 1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Woodsland. Nguồn: Công ty cổ phần Woodsland. SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12 7 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban 1.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của hội đồng quản trị. HĐQT là cơ quan chi phối, lãnh đạo bộ máy quản lý của Công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan tới lợi ích của công ty và quyền lợi của các cổ đông theo các điều khoản của luật doanh nghiệp và điều lệ công ty. 1.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc. -TGĐ là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trách nhiệm trước pháp luật, HĐQT cũng như cổ đông của công ty về mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty trong quyền hạn của mình. 1.2.2.3. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tổ chức – Hành chính. -Phát triển hệ thống cung cấp gỗ và các hình thức hợp tác với các nhà cung cấp nhằm đảm bảo sự ổn định về nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất. Tổ chức thu mua gỗ nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp với giá cả hợp lý và chất lượng tốt để phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng kế hoạch - vật tư sản xuất Xây dựng và triển khai, giám sát kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn cho toàn Công ty nói chung và các phòng, ban nói riêng. Tổ chức tốt công tác cung ứng vật tư cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, xây dựng đơn giá cho hàng hoá, thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu đồng thời duy trì và phát triển các mối quan hệ với các khách hàng, bạn hàng trong và ngoài nước. SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12 8 Chuyên đề tốt nghiệp Học viện Ngân Hàng 1.2.2.5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Thu mua & Kiểm soát nguyên liệu gỗ Phát triển hệ thống cung cấp gỗ và các hình thức hợp tác với các nhà cung cấp nhằm đảm bảo sự ổn định về nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất. Tổ chức thu mua gỗ nguyên liệu có nguồn gốc hợp pháp với giá cả hợp lý và chất lượng tốt để phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.2.2.6. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Kế toán Tổ chức thực hiện công tác kế toán và quản lý tài chính. Cung cấp thông tin tài chính - kế toán kịp thời cho ban quản lý và định kỳ báo cáo với cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng khác theo quy định của pháp luật. 1.2.2.7. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khối sản xuất Phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất đã đề ra. Quản lý và sử dụng hợp lý, an toàn và hiệu quả các nguồn lực của công ty: nhân lực, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, vật tư tại các cơ sở sản xuất của Công ty. Phản ánh kịp thời các vấn đề bất hợp lý trong sản xuất; nghiên cứu đề xuất các sáng kiến, cải tiến quy trình công nghệ để nâng cao năng xuất, chất lượng, tiết kiệm vật tư, nguyên liệu. 1.2.2.8. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Quản lý chất lượng Xây dựng các quy trình quản lý chất lượng của toàn Công ty. Chịu trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra và lập báo cáo đánh giá chất lượng từ các nguyên vật liệu và vật tư đầu vào, sản phẩm trên các công đoạn của quá trình sản xuất đến thành phẩm trước khi xuất kho để có thể phát hiện và ngăn chăn chặn những sai sót gây sai hỏng sản phẩm, lãng phí vật tư & nhân công. Tham gia đề xuất các giải pháp công nghệ - kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12 9 [...]... trợ hoạt động bán hàng, tăng cường hoạt động thông tin giao tiếp và xúc tiến khẩu của Woodsland tại 2 thị trường Nhật Bản và EU Thúc đẩy sự nhận thức của khách hàng và tin cậy chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ở cả 2 thị trường nhằm tăng doanh thu và kịp thời bù đắp các chi phí đầu tư cho các hoạt động tuyên truyền và giới thiệu sản phẩm của công ty 3.2 Các giải pháp- chiến lược marketing cho thị trường. .. 2015) và cho kiểm soát chế độ đặc biệt khắt khe các sản phẩm làm từ gỗ gụ, gỗ thông Chile, gỗ hồng sắc Brazil … Cùng một số yêu cầu khắt khe khác về bao bì, nhãn mác sản phẩm SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12 Chuyên đề tốt nghiệp 19 Học viện Ngân Hàng 2.1.3 Thực trạng thị trường xuất khẩu tại EU của công ty cổ phần gỗ Woodsland - Hiện tại, đa số các sản phẩm gỗ của công ty Woodsland xuất khẩu vào thị trường. .. nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam cần phải tận dụng và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới 2.3.4 Thực trạng tại thị trường Nhật của công ty cổ phần Woodsland SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12 Chuyên đề tốt nghiệp 28 Học viện Ngân Hàng Hiện tại, công ty cổ phần Woodsland có 1 văn phòng đại diện chính thức duy nhất đặt tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản Các sản phẩm của công ty được bày bán... nhau và yêu cầu của họ cũng khác 2.1.2 Thị trường gỗ tại EU 2.1.2.1 Đặc điểm tiêu dùng đồ gỗ tại thị trường EU - EU là thị trường có nhu cầu về đồ gỗ nội ngoại thất lớn nhất thế giới - Những yếu tố mà người tiêu dùng EU quan tâm nhất là chất lượng, tính bền, công năng và tiện lợi Ngoài ra đồ gỗ làm từ gỗ sồi, gỗ thích, gỗ tếch và các loại gỗ màu đen khác cũng được ưa chuộng do khuynh hướng hoài cổ của. .. sản của Công ty - Quá trình cổ phần hoá mới bước đầu thực hiện, chưa hoàn thiện, gây nhiều khó khăn cho công tác tài chính - kế toán của Công ty, đặc biệt là công nợ đối với khách hàng và nghĩa vụ của Công ty đối với Nhà nước - Tình hình kinh tế khó khăn trong giai đoạn gần đây, đặc biệt ở hai thị trường xuất khẩu chính của Woodsland là EU và Nhật Bản đã tác động không nhỏ đến doanh thu của công ty. .. Ngân Hàng phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 1.2.2.9 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng kinh doanh nội địa Nghiên cứu, quản lý và phát triển các hoạt động kinh doanh ở thị trường nội địa nhằm vào 2 mảng chính, thị trường bán lẻ và cung cấp nội thất cho các dự án Tổ chức việc trưng bày và quản lý hoạt động của các showroom Bên cạnh đó, phải chịu trách nhiệm về chỉ tiêu và đảm bảo lợi... khiến cho các sản phẩm xuất khẩu của công ty sang Nhật trở nên đắt hơn so với các sản phẩm cùng loại của các công ty nội địa Theo tính toán của công ty, dưới tác động của chính sách này, doanh thu quý I của công ty tại thị trường Nhật Bản đã sụt giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái và đang có dấu hiệu sụt giảm tương tự trong quý II Điều này đòi hỏi công ty phải có các chiến lược marketing, truyền thông... châu Âu đang chịu sự tác động của nợ công, doanh thu của IKEA bắt đầu giảm sút Điều này ngay lập tức tác động tới thị trường xuất khẩu EU của Woodsland Cụ thể doanh thu thu được từ thị trường EU trong năm 2012 giảm 30 % so với năm trước - Bên cạnh gia công theo đơn đặt hàng của IKEA, Woodsland còn tự nghiên cứu và phát triển một số sản phẩm của mình, quảng bá sang thị trường EU Tuy nhiên do nhu cầu... khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á như: Malaysia, Thái Lan và Việt Nam… Sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản cũng khá đa dạng gồm nhiều chủng loaị khác nhau và sản phẩm gỗ Việt Nam đã được người tiêu dùng Nhật Bản tín nhiệm, ưa thích và đánh giá cao về mặt chất lượng - Đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản chủ yếu bao gồm đồ gỗ cao cấp nhập từ Châu Âu,... Ngân Hàng 1.3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh gần đây của công ty cổ phần gỗ Woodsland 1.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh gần đây của công ty cổ phần Woodsland Bảng 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (Từ năm 2010 đến năm 2012) Mã số Chỉ tiêu 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01–02) 4 Giá . trạng thị trường xuất khẩu tại EU của công ty cổ phần gỗ Woodsland. -Hiện tại, đa số các sản phẩm gỗ của công ty Woodsland xuất khẩu vào thị trường liên minh châu Âu EU là các sản phẩm gia công. thụ sản phẩm của công ty tại các thị trường Nhật và EU. Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty tại thị trường Nhật và EU. SV: Trần Nhật Đức Lớp: QTMA – K12 3 Chuyên. thị trường Nhật và EU của công ty cổ phần WOODSLAND. Căn cứ vào thực trạng phân tích, định hướng và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu của công ty. 2. Đối tượng và

Ngày đăng: 07/09/2015, 10:57

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.2.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng kế hoạch - vật tư sản xuất

  • 1.2.2.5. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Thu mua & Kiểm soát nguyên liệu gỗ

  • 1.2.2.7. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Khối sản xuất

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan