PHÂN TÍCH các CHỈ TIÊU KINH tế kỹ THUẬT của mô HÌNH NUÔI tôm sú penaues monodon THÂM CANH ở bạc LIÊU

12 581 2
PHÂN TÍCH các CHỈ TIÊU KINH tế kỹ THUẬT của mô HÌNH NUÔI tôm sú penaues monodon THÂM CANH ở bạc LIÊU

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ Penaues monodon THÂM CANH Ở BẠC LIÊU Huỳnh Văn Hiền 1 & Trần Thị Mỹ Trinh 2 TÓM TẮT Việc phân tích các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú được thực hiện tại Bạc Liêu từ tháng 03-07/2011 với số mẫu là 68 hộ (25 hộ nuôi tôm sú qui mô nhỏ và 43 hộ qui mô lớn). Diện tích nuôi tôm sú trung bình là 1,5±1,0 ha/hộ nuôi tôm sú qui mô nhỏ là 0,6 ha/hộ và hộ qui mô lớn là 2,1 ha/hộ. Mật độ thả nuôi trung bình là 18,7 con/m 2 /vụ, mật độ nuôi qui mô nhỏ (18,7 con/m 2 /vụ) và qui mô lớn (18,9 con/m 2 /vụ) tương đương nhau. Hệ số FCR trung bình của những hộ nuôi qui mô nhỏ (1,6) thấp hơn qui mô lớn (FCR=1,8). Năng suất tôm sú trung bình là 2,5±1,3 kg/ha/vụ, nuôi qui mô nhỏ (3,1±1,4 tấn/ha/vụ) cao hơn so với nuôi qui mô lớn (2,2±1,1 tấn/ha/vụ). Tổng chi phí đầu tư nuôi tôm sú là 197,0±125,1 Tr.đồng/ha/vụ, nuôi tôm sú qui mô nhỏ (207,2 Tr.đồng/ha/vụ) cao hơn só với qui mô lớn (154,4 Tr.đồng/ha/vụ). Chi phí biến đổi hàng năm là 189,4±125,1 triệu đồng/ha/vụ, trong đó qui mô nhỏ (262,4 Tr.đồng/ha/vụ) cao hơn so với nuôi qui mô lớn (147,0 Tr.đồng/ha/vụ). Trong cơ cấu chi phí biến đổi thì chi phí thức ăn là chiếm tỷ lệ cao nhất dù nuôi qui mô nhỏ (54,9%) hay qui mô lớn (60,7%). Thu nhập trung bình là 360,3±211,6 Tr.đồng/ha/vụ, nuôi qui mô nhỏ có thu nhập (444,2 Tr.đồng/ha/vụ) cao hơn so với nuôi qui mô lớn (311,5 Tr.đồng/ha/vụ). Lợi nhuận trung bình là 163,3±132,5 Tr.đồng/ha/vụ, đối với nuôi qui mô nhỏ (174±165,4 Tr.đồng/ha/vụ) cao hơn qui mô lớn (157,1±110,7 Tr.đồng/ha/vụ). Giá thành sản xuất 1kg tôm sú đối với những hộ nuôi qui mô nhỏ (89,9 ngàn đồng/kg) cao hơn so với nuôi qui mô lớn (77,2 ngàn đồng/kg). Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nuôi tôm sú là 0,8 lần, qui mô nhỏ có tỷ suất lợi nhuận (0,6 lần) thấp hơn so với nuôi qui mô lớn (1,0 lần). Có 4 biến tương quan có ý nghĩa thống kê với lợi nhuận gồm: (i) Hệ số FCR; (ii) Chi phí trả lãi tiền vay (ngàn đồng /ha/vụ); (iii) Qui mô diện tích nuôi (1= qui mô diện tích nhỏ (<=1ha); 2= qui mô lớn (>1ha)) và (iv) Chi phí thức ăn (ngàn đồng/ha/vụ). Từ khoá: Tôm sú thâm canh, lợi nhuận, hiệu quả kinh tế và kỹ thuật. 1. GIỚI THIỆU Trong năm 2009, tổng sản lượng thủy sản thế giới đạt 145,1 triệu tấn, trong đó sản lượng được sử dụng để làm thực phẩm trong tiêu dùng là 117,8 triệu tấn (81,2%) và mức tiêu thụ bình quân trên đầu người là 17,2 kg/người (FAO, 2010). Trong những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản (NTTS) của Việt Nam đã trở thành một trong những hướng ưu tiên của toàn ngành thủy. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm của Việt Nam cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy sản (CBXKTS). Tổng diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) của vùng khoảng 1,4 triệu ha, trong đó nuôi mặn lợ 0,89 triệu ha (chiếm 89% so với toàn quốc). Diện tích NTTS của vùng tăng từ 445.300 ha năm 2000 lên 737.600 ha năm 2009, chiếm 54% diện tích có khả năng, đạt tốc độ tăng bình quân 5,1%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trung bình về sản lượng NTTS cao hơn so với diện tích, đạt 22,80%/năm (từ 365.141 tấn năm 2000 lên 1.869.484 tấn năm 2009) chiếm trên 80% so với tổng sản lượng NTTS toàn quốc (Tổng cục Thống kê, 2010). Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), diện 1 Bộ môn Quản lý & Kinh tế Nghề cá - Khoa Thủy sản - Đại học Cần Thơ; Email: hvanhien@ctu.edu.vn 2 Trường Đại học Tây Đô tích nuôi tôm sú của Bạc Liêu là 24.727 ha với sản lượng tương ứng là 35.493 ha. Thị trường tiêu thụ sản trong và ngoài nước của phẩm thủy sản cũng như tôm sú với yêu cầu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng, sự cạnh tranh về thị trường tiêu thụ của các nước xuất khẩu, đang là những yếu tố gây cản trở và góp phần làm giảm tính ổn định trong sản xuất (Lê Xuân Sinh và Phan Thị Ngọc Khuyên, 2006). Dovậy, đầu tư nuôi tôm sú như hiện nay rất cần tiết giảm chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành để tăng cạnh tranh và đạt lợi nhuận cao. Việc phân tích các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh theo qui mô sản xuất để làm cơ sở đầu tư hiệu quả nhất là mục tiêu quan trọng trong nghiên cứu này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu có liên quan đã được xuất bản trong và ngoài nước, báo cáo tổng kết của các cơ quan cấp tỉnh và huyện thuộc địa bàn nghiên cứu, các trang web chuyên ngành có liên quan. Nghiên cứu được thực hiện tại Bạc Liêu từ tháng 03-07/2011. Tổng quan sát mẫu là 68 hộ nuôi tôm (với 25 hộ nuôi tôm sú qui mô nhỏ và 43 hộ nuôi tôm sú qui mô lớn). Phương pháp vấn trực tiếp ngẫu nhiên bằng bảng câu hỏi soạn sẵn được áp dụng khi thu thập số liệu. Các phương pháp thống kê mô tả (tần suất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn) được sử dụng để mô tả, kiểm định thống kê (T-test) để so sánh, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu tài chính cũng như kỹ thuật của qui mô nuôi nhỏ và qui mô nuôi lớn. Phân tích hồi quy đa biến của các biến độc lập (X j ) tác động có ý nhĩa lên biến phụ thuộc Y (lợi nhuận). Sử dụng phần mềm SPSS for Windows để nhập và phân tích số liệu. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Một số thông tin chung về chủ hộ nuôi tôm sú ở Bạc Liêu Qua khảo sát cho thấy các chủ hộ nuôi tôm sú tại Bạc Liêu có độ tuổi trung bình là 39,0± 8,0 tuổi. Tôm sú nuôi bắt đầu từ năm 1998, lúc đầu việc nuôi còn nhỏ lẻ mãi đến năm 2002 việc nuôi tôm mới phát triển mạnh (Trần Văn Việt, 2006). Mô hình nuôi tôm thâm canh cho năng suất cao chỉ mới phát triển trong vài năm gần đây ở Bạc Liêu Hình 3.1: Tuổi và kinh nghiệm của chủ hộ nuôi tôm sú tại Bạc Liêu Kinh nghiệm nuôi tôm sú của người dân trung bình là 6,8± 2,6 năm. Qua kết quả điều tra được thể hiện qua Hình 3.1 cho thấy kinh nghiệm nuôi tôm từ 4-6 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (33,8%) và người nuôi tôm có kinh nghiệm trên 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (4,4%), bên cạnh đó thì kinh nghiệm nuôi từ 8-10 năm chiếm tỷ lệ cũng khá cao (25%). Hình 3.2: Trình độ chuyên môn của hộ dân nuôi tôm sú Trình độ chuyên môn của người dân nuôi tôm tại Bạc Liêu chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm chiếm đến 73,3%. Một số hộ nuôi tôm sú ở Bạc Liêu có trình độ chuyên môn cũng khá cao như ở những hộ nuôi tôm qui mô lớn có trình độ đại học, cao đẳng chiếm đến 9,1%, có sự tham gia tập huấn là 36,4% và có 81,8% số hộ nuôi dựa theo kinh nghiệm tích luỹ của bản thân. Bên cạnh đó, những hộ nuôi tôm ở qui mô nhỏ tuy trình độ chuyên môn hầu hất là ở bậc trung cấp (25%). Ngoài ra thì những hộ này cũng thường xuyên tham gia những lớp tập huấn chiếm tới 25% và đa phần cũng chỉ là nuôi dựa theo kinh nghiệm tích luỹ từ bản thân (50%). Bảng 3.1: Nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật nuôi tôm sú tại Bạc Liêu Nguồn Thông tin Qui mô nhỏ (<=1ha) n=25 (%) Qui mô lớn (>1ha) n=43 (%) Tổng (n=68) (%) Tập huấn 76,0 77,5 76,9 Tài liệu khuyến ngư 64,0 62,5 63,1 Nguười cung cấp thức ăn 56,0 60,0 58,5 Phòng NN thủy sản 8,0 10,0 9,2 Các tổ chức đoàn thể 52,0 47,5 49,2 Kinh nghiệm 32,0 27,5 29,2 Người thu mua sản phẩm 28,0 30,0 29,2 Nông dân khác 12,0 12,5 12,3 Qua bảng 3.1 cho thấy, người dân nuôi tôm tham gia tập huấn chiếm tỷ lệ cao là 76,9%, trong đó đối với những hộ nuôi tôm ở qui mô nhỏ là 76% và hộ nuôi ở qui mô lớn là 77,5%. Bên cạnh đó, tài liệu khuyến ngư là nguồn thông tin không thể thiếu đối với người nuôi tôm sú ở Bạc Liêu và có đến 64% hộ nuôi ở qui mô nhỏ áp dụng, còn tỷ lệ này ở hộ nuôi ở qui mô lớn là 62,5%. Người nuôi còn được sự quan tâm, truyền đạt kinh nghiệm nuôi từ phòng Nông nghiệp thủy sản (qui mô nhỏ là 8%, qui mô lớn là 10%), các tổ chức đoàn thể (qui mô nhỏ là 52%, qui mô lớn 47,5%). Những hộ nuôi tôm qui mô nhỏ học hỏi kiến thức từ người cung cấp thức ăn là 56% và người thu mua sản phẩm 28%, trong khi đối với những hộ nuôi qui mô lớn thì nguồn thông tin từ các lĩnh vực này chiếm tỷ lệ khá cao tương ứng với 60% và 30%. 3.2 Phân tích khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú ở Bạc Liêu Diện tích ao nuôi tôm sú trung bình là 1,5±1,0 ha/hộ. Trong đó, những hộ nuôi tôm sú qui mô nhỏ có diện tích trung bình là 0,6 ha/hộ và hộ qui mô lớn có diện tích trung bình là 2,1 ha/hộ. Trung bình mỗi hộ nuôi tôm có số ao nuôi là 5,5±2,6 ao, hộ nuôi qui mô nhỏ có số ao trung bình là 2,3±0,5 ao và nuôi qui mô lớn có số ao nuôi trung bình là 6,1±2,3 ao. Thời điểm thả giống tôm sú thích hơp từ tháng 1-4 dương lịch (mùa khô), người dân chỉ nên nuôi 1 vụ/năm và theo kết quả nghiên cứu của của các tác giả Nguyễn Thanh Phương & ctv. (2008) và Trần Văn Việt (2006) cũng cho thấy những hộ nuôi vụ nghịch hay còn gọi là nuôi trái vụ (vụ 2) chiếm tỷ lệ thấp (21,2%). Theo kết quả điều tra thì hộ nuôi tôm sú thâm canh ở Bạc Liêu có số vụ nuôi trong năm trung bình là 1,7 vụ/năm có nghĩa là nuôi 2 năm được 3 vụ và chủ yếu là chỉ nuôi tôm vào vụ chính 1 vụ/năm. Để nuôi tôm sú đạt kết quả tốt và giảm thấp thiệt hại có thể xảy ra do biến động thời tiết khác thường, người nuôi tôm cần thả tôm giống theo lịch thời vụ đã khuyến cáo; thường xuyên chăm sóc quản lý tốt môi trường ao nuôi; chủ động phòng ngừa dịch bệnh và thu hoạch dứt điểm khi tôm đạt giá trị thương phẩm (Sở NN&PTNT Bạc Liêu, 2011). Mật độ thả giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sản lượng, năng suất và kích cỡ tôm thu hoạch cũng như thời gian nuôi trong một vụ. Kết quả phân tích số liệu cho thấy mật độ thả giống tôm sú trung bình của mô hình nuôi thâm canh Bạc Liêu là 18,7 con/m 2 , trong đó nuôi qui mô nhỏ có mật độ tôm sú giống thả nuôi trung bình (18,5 con/m 2 ) có xu hướng thấp hơn so với qui mô lớn (18,9 con/m 2 ). Diện tích nhỏ hơn 0,5 ha thì thả 5-10 con/m 2 . Trong trường hợp nuôi thâm canh có sử dụng quạt hay máy sục khí thì có thể thả với mật độ cao hơn. Đối với tôm sú, những hộ nuôi có mật độ dao động 25-35 con/m 2 thường mang lại lợi nhuận cao, còn những hộ nuôi mật độ thấp từ 15-8 con/m 2 thì có ít rủi ro hơn nhưng lợi nhuận mang lại tương đối thấp. Hình 3.3: Mật độ nuôi tôm sú thả nuôi phân theo qui mô diện tích Những hộ nuôi tôm có mật độ từ 15-20 con/m 2 chiếm tỷ lệ cao nhất 45,6%, kế đó là những hộ nuôi tôm ở mật độ thấp hơn 15 con/m 2 có tỷ lệ 35,3%. Nuôi tôm sú thâm canh được người nuôi quản lý chặt chẽ nên tỷ lệ hao hụt là không lớn lắm, tỷ lệ sống trung bình đạt khoảng 48,9±19,9%. Ở mô hình nuôi tôm sú kích cỡ giống được chọn thả từ PL 10 -PL 15 , nhưng phần lớn là chọn PL 13 (39,7%), PL 10 chiếm tỷ lệ thấp nhất (26,5%) và PL 12 có tỷ lệ là 33,8%. Giá tôm sú giống bán tại địa phương trung bình 51,8± 10,1 đồng/con trong khi con giống nhập từ Miền Trung bán với giá 65 đồng/con. Hình 3.4: Hệ số FCR của mô hình nuôi tôm sú thâm canh Kết quả khảo sát cho thấy hệ số FCR của mô hình nuôi tôm sú trung bình là 1,6, trong đó các hộ nuôi qui mô lớn thì có hệ số FCR (1,6) thấp hơn so với FCR của các hộ nuôi qui mô nhỏ (1,8) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả khảo sát cho thấy, bệnh đốm trắng xảy ra nhiều nhất là 39,7%, kế đến lần lượt là bệnh gan (26,5%), bệnh đường ruột (22,1%), bệnh đầu vàng (20,6) và một số loại bệnh khác xảy ra với tỷ lệ thấp như: đứt râu, đen mang và phân trắng (11,8%). Bệnh đốm trắng rất nguy hiểm do tôm chết với tỷ lệ cao trong thời gian ngắn (Đặng Thị Hoàng Oanh và csv., 2005), bệnh MBV làm tăng hệ số FCR, tôm có kích cỡ thu hoạch nhỏ, năng suất giảm ảnh hưởng lớn lợi nhuận. Tuy nhiên, trong nghề nuôi tôm bất kỳ một loại bệnh nào xảy ra là điều không mong muốn và dẫn đến thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Hình 3.5: Một số loại bệnh thường gặp ở tôm sú Sản lượng tôm sú nuôi thu hoạch trung bình là 3,5±3,1 tấn/vụ/hộ, sản lượng này có sự khác biệt rất lớn giữa qui mô nhỏ (1,6±0,7 tấn/hộ) và qui mô lớn (4,5±3,5 tấn/hộ) có sự khác biệt khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 3.2: Sản lượng, kích cỡ, giá bán và năng suất tôm sú nuôi tại Bạc Liêu Diễn giải Qui mô nhỏ (<=1ha) n=25 Qui mô lớn (>1ha) n=43 Tổng (n=68) Sản lượng tôm thu hoạch (tấn/vụ) 1,6 a ±0,7 4,5 b ±3,5 3,5±3,1 Kích cỡ bình quân (con/kg) 35,0±9,6 36,2±11,8 35,8±11,0 Gía bán bình quân (1000đ/kg) 137,9±35,2 140,1±32,0 139,3±32,9 Năng suất (kg/ha) 3.079±1.393,0 a 2.228,7±1.071,7 b 2.541,3±1.259,2 Ghi chú: các ký tự có cùng chữ cái trong cùng một dòng thì có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê bằng kiểm định T-Test Giá bán của tôm sú gia tăng theo kích thước thu hoạch, kích cỡ thu hoạch trung bình của tôm sú nuôi đạt 35,8±11,0 con/kg, đối với các hộ nuôi qui mô nhỏ thì có kích cỡ thu hoạch (35,0 con/kg) lớn hơn so với nuôi qui mô lớn (36,2 con/kg). Do các hộ qui mô nhỏ thả tôm giống với mật độ thấp hơn so với qui mô lớn. Mặt khác, tôm nuôi với mật độ cao thì tốc độ tăng trưởng chậm làm cho kích cỡ thu hoạch nhỏ. Năng suất tôm sú bình quân 2.541,3±1.259,2 kg/ha/vụ, trong khi đó nuôi tôm sú qui mô nhỏ có năng suất (3,1±1,4 tấn/ha/vụ) cao hơn so với nuôi qui mô lớn (2,2±1,1 tấn/ha/vụ) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). ). Theo kết quả thực nghiệm về mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại Sóc trăng thì cho kết quả năng suất trung bình là 7,1 tấn/ha/vụ (Dương Vĩnh Hảo, 2009). Giá bán tôm sú thương phẩm bình quân là 139,3±32,9 ngàn đồng/kg, những hộ nuôi qui mô nhỏ bán tôm với giá trung bình là 137,9±35,2 ngàn đồng/kg và giá hộ qui mô lớn là 139,3±32,9 ngàn đồng/kg. 3.3 Phân tích khía cạnh tài chính của mô hình nuôi tôm sú ở Bạc Liêu Tổng chi phí đầu tư nuôi tôm sú thâm canh tại Bạc liêu trung bình là 197,0±125,1 triệu đồng/ha/vụ, trong đó nuôi tôm sú qui mô nhỏ có tổng chi phí trung bình (207,2 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn só với nuôi tôm sú qui mô lớn (154,4 triệu đồng/ha/vụ) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chi phí cố định trung bình của các mô hình nuôi tôm sú thâm canh là 7,6 triệu đồng/ha/vụ. Chi phí cố định bao gồm khấu hao xây dựng công trình nuôi và máy móc thiết bị. Chi phí cố định đầu tư ở các mô hình nuôi tôm sú qui mô nhỏ (7,6 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn so với nuôi qui mô nhỏ (7,4 triệu đồng/ha/vụ). Chi phí biến đổi hàng năm trong mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại Bạc Liêu bình quân là 189,4±125,1 triệu đồng/ha/vụ, trong đó nuôi qui mô nhỏ có chi phí biến đổi (262,4 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn so với nuôi qui mô lớn (147,0 triệu đồng/ha/vụ) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 3.3: Chi phí và cơ cấu chi phí biến đổi các mô hình nuôi tôm tại Bạc Liêu ĐVT: Triệu đồng/ha/vụ Khoản mục Qui mô nhỏ (<=1ha) n=25 Qui mô lớn (>1ha) n=43 Tổng (n=68) Tổng chi phí 270,2±17,1 a 154,4±56,1 b 197,0±125,1 Chi phí cố định 7,8±7,5 7,4±5,6 7,6±6,3 Chi phí biến đổi 262,4 a ±171,5 b 147,0±56,2 189,4±125,1 Cơ cấu chi phí biến đổi (%) 100 100 100 Thức ăn 54,9 60,7 57,9 Phòng trị bệnh 14,5 11,0 12,8 Trả lãi vay 12,7 5,7 9,4 Sên vét cải tạo 5,5 6,2 5,8 Nhiên liệu 3,9 5,6 4,8 Con giống 3,4 5,9 4,7 Thuê thu hoạch 3,4 2,4 2,6 Thuê lao động 1,4 1,7 1,5 Quảng cáo, điện thoại 0,4 0,8 0,6 Ghi chú: các ký tự có cùng chữ cái trong cùng một dòng thì có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê bằng kiểm định T-Test Trong cơ cấu chi phí biến đổi thì chi phí về thức ăn là chiếm tỷ lệ cao nhất (57,9%) so với các chi phí khác, đối với mô hình nuôi tôm sú qui mô nhỏ thì có chi phí thức ăn (54,9%) chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nuôi qui mô lớn (60,7%). Chi phí thuốc và hóa chất dùng để phòng trị bệnh cũng chiếm tỷ lệ đáng kể và đứng thừ 2 trong cơ cấu chi phí biến đổi (12,8%), đối với nuôi qui mô nhỏ thì chi phí thuốc (14,5%) cao hơn so với nuôi qui mô lớn (11,0%). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương & ctv. (2008) thì chi phí phòng trị bệnh cho nuôi tôm sú BTC/TC chiếm khá cao (trung bình 17,29 triệu đồng/ha). Chi phí về trả lãi tiền vay chiếm tỷ lệ khá lớn trong quá trình nuôi tôm sú thâm canh tại Bạc Liêu hiện nay (9,4%), đối với mô hình nuôi qui mô nhỏ (12,7%) thì chi phí này cao hơn rất nhiều so với nuôi qui mô lớn (5,7%). Một số chi phí cũng chiếm tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu chi phí biến đổi như: sên vét cải tạo (5,8%), nhiên liệu (4,8%) và chi phí con giống (4,7%). Ngoài ra còn một số chi phí khác chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu chi phí biến đổi gồm: chi thu hoạch (2,6%), thuê lao động (1,5%) và điện thoại giao dịch (0,6%). Bảng 3.4: Thu nhập, giá thành và lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú tại Bạc Liêu Khoản mục Qui mô nhỏ (<=1ha) n=25 Qui mô lớn (>1ha) n=43 Tổng (n=68) Tổng chi phí (Tr.đ/ha/vụ) 270,2±17,1 a 154,4±56,1 b 197,0±125,1 Thu nhập (Tr.đ/ha/vụ) 444,2±272,0 a 311,5±150,0 b 360,3±211,6 Lợi nhuận (Tr.đ/ha/vụ) 174,0±165,4 157,1±110,7 163,3±132,5 Giá thành (1.000đ/kg) 89,8±37,9 77,2±30,0 81,8±81,8 Lợi nhuận (1.000đ/kg) 48,1±47,2 62,9±43,2 57,5±45,0 Tỷ suất lợi nhuận (lần) 0,6 1,0 0,8 Ghi chú: các ký tự có cùng chữ cái trong cùng một dòng thì có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê bằng kiểm định T-Test Thu nhập trung bình từ nuôi tôm sú thâm canh ở Bạc Liêu là 360,3±211,6 triệu đồng/ha/vụ, mô hình nuôi qui mô nhỏ có thu nhập (444,2 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn so với nuôi qui mô lớn (311,5 triệu đồng/ha/vụ) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Nuôi tôm sú thâm canh thì số hộ nuôi có hiệu quả, có lợi nhuận chiếm tỷ lệ rất cao (89,7%), còn số hộ nuôi bị lỗ vốn chiếm tỷ lệ thấp (10,3%). Kết quả khảo sát cho thấy lợi nhuận trung bình của mô hình tôm sú thâm canh ở Bạc Liêu là 163,3±132,5 triệu đồng/ha/vụ, đối với nuôi qui mô nhỏ là 174±165,4 triệu đồng/ha/vụ và nuôi ở qui mô lớn là 157,1±110,7 triệu đồng/ha/vụ và có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai qui mô sản xuất (p>0,05). Theo Trần Văn Việt (2006), nuôi tôm sú thâm canh tại Bạc Liêu có khoảng 49% hộ nuôi tôm bị lỗ vốn ở vụ 1 và năm 2010 thì có 11,4% số hộ nuôi tôm sú bị thua lỗ (Lê Xuân Sinh & ctv., 2011). Giá thành sản xuất 1kg tôm sú đối với những hộ nuôi qui mô nhỏ (89,9 ngàn đồng/kg) cao hơn so với nuôi qui mô lớn (77,2 ngàn đồng/kg). Đây là lợi thế rất lớn của mô hình nuôi tôm sú qui mô lớn là giảm được một khoản chi phí đáng kể. Lợi nhuận trung bình trong nuôi tôm sú thâm canh ở Bạc Liêu là 57,5 ngàn đồng/kg, trong khi đó nuôi qui mô nhỏ có lợi nhuận (48,1 ngàn đồng/kg) thấp hơn so với qui mô lớn (62,9 ngàn đồng/kg) và có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ suất lợi nhuận bình quân trong nuôi tôm sú là 0,8 lần, có nghĩa lá 1 đồng chi phí bỏ ra để nuôi tôm thì thu lại được 0,8 đồng lợi nhuận. Khi so sánh về qui mô diện tích thì nuôi tôm sú qui mô nhỏ có tỷ suất lợi nhuận (0,8 lần) thấp hơn so với nuôi qui mô lớn. 3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại Bạc Liêu Lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại Bạc Liêu có 4 biến tương quan có ý nghĩa thống kê với lợi nhuận gồm: (i) Hệ số FCR; (ii) Chi phí trả lãi tiền vay (1.000đ/ha/vụ); (iii) Qui mô diện tích nuôi (1= qui mô diện tích nhỏ (<=1ha); 2= qui mô lớn (>1ha)) và (iv) Chi phí thức ăn (1.000đ/ha/vụ). Trong đó, R 2 có thể giải thích được 70% của phương trình tương quan đa biến với các biến được đưa vào phân tích với hệ số tương quan R=0,84 là tương quan rất chặt chẽ. Phương trình đa biến được viết như sau: Y = 163.706,8 -222.132,4X 1 - 0,9X 2 + 54381,6X 3 + 1,9X 4 + ε Y = Lợi nhuận mô hình nuôi tôm sú thâm canh (1.000đ/ha/vụ) X 1 = FCR X 2 = Chi phí trả lãi tiền vay (1.000đ/ha/vụ) X 3 = Qui mô diện tích nuôi (1= Qui mô diện tích nhỏ (<=1ha); 2= Qui mô lớn (>1ha)) X 4 = Chi phí thức ăn (1.000đ/ha/vụ) Hệ số chuyển hoá thức ăn FCR có mối tương quan nghịch với lợi nhuận có nghĩa là FCR tăng lên 1 lần thì lợi nhuận sẽ giảm đi tương ứng 222,1 triệu đồng/ha/vụ (giả định rằng khi các yếu tố khác không thay đổi). Tương tự thì chi phí trả lãi tiền vay cũng có mối tương quan nghịch, có nghĩa là khi lãi tiền vay tăng lên 1 ngàn đồng/ha/vụ thì lợi nhuận sẽ giảm tương ứng là 0,9 ngàn đồng/ha/vụ (giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi) Đối với qui mô diện tích nuôi tôm thì có tương quan thuận, có nghĩa là từ nuôi qui mô nhỏ đầu tư nuôi với qui mô lớn hơn thêm 1 ha (có nghĩa là >3ha) thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 54,4 triệu đồng/ha/vụ (giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi). Chi phí thức ăn cho nuôi tôm có mối tương quan thuận với lợi nhuận, khi chi phí thức ăm nuôi tôm tăng lên 1 ngàn đồng/ha/vụ thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 1,9 ngàn đồng/ha/vụ (giả định rằng các yếu tố khác không thay đổi). 4. KẾT LUẬN Diện tích nuôi tôm sú thâm canh bình quân là 1,5± 1,0ha. Trong đó, những hộ nuôi tôm sú qui mô nhỏ có diện tích bình quân là 0,6ha và nuôi tôm sú qui mô lớn là 2,1ha. Mức nước trong ao nuôi có độ sâu trung bình là 0,9m, nuôi tôm sú qui mô nhỏ có độ sâu thấp hơn so với nuôi qui mô lớn. Mật độ tôm sú thả nuôi trung bình là 18,7± 4.3 con/m 2 , nuôi qui mô nhỏ có mật độ thả nuôi thấp hơn so với nuôi qui mô lớn. Hệ số FCR trung bình trong mô hình nuôi sú tại Bạc Liêu là 1,6, trong khi đó nuôi qui mô nhỏ có hệ số FCR cao hơn so với nuôi qui mô lớn. Năng suất trung bình của mô hình nuôi tôm sú là 2,5 tấn/ha/vụ, trong đó mô hình nuôi tôm sú qui mô nhỏ có năng suất cao hơn so với nuôi tôm sú qui mô lớn. Tổng chi phí của mô hình nuôi tôm sú bình quân là 197,0±125,1 triệu đồng/ha/vụ, trong đó qui mô nhỏ có chi phí đầu tư cao hơn so với qui mô lớn. Chi phí biển đổi trung bình khi nuôi tôm sú là 189,4 triệu đồng/ha/vụ, qui mô nuôi nhỏ có chi phí biến đổi cao hơn so với nuôi qui mô lớn. Trong cơ cấu chi phí biến đổi thì chi phí thức ăn là chiếm tỷ trọng cao nhất (57,9%), kế đến là chi phí phòng trị bệnh (12,8%), tiếp theo là chi phí trả lãi tiền vay (9,4%). Thu nhập trung bình từ mô hình nuôi tôm sú là 360,3±211,6 triệu đồng/ha/vụ, trong đó nuôi qui mô nhỏ có thu nhập cao hơn so với nuôi qui mô lớn. Lợi nhuận trung bình từ nuôi tôm sú là 163,3±132,5 triệu đồngha/vụ, trong đó nuôi qui mô nhỏ có mức lợi nhuận cao hơn so với qui mô lớn. [...]... Phương, Vũ Nam Sơn, Võ Văn Bé, 2008 Phân tích các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2008, số chuyên đề thủy sản, quyển 2.ISSN: 1859-2333 Trang 157-167 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010 Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông... trong nuôi tôm sú là 0,8 lần, trong đó tỷ sấut lợi nhuận của qui mô nhỏ thấp hơn so với qui mô lớn Có 4 biến độc lập X có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc Y (lợi nhuận) TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Thị Hoàng Oanh, Từ Thanh Dung, Trần Thị Tuyết Hoa, 2005 Giáo trình bệnh học thủy sản Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ 157 trang Dương Vĩnh Hảo, 2009 Phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô. .. hình nuôi tôm sú (Penaneus monodon) thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Ngành nuôi trồng thuỷ sản, Đại học Cần Thơ 116 trang FAO, 2010 The state of world fisheries and aquaculture 2010 FAO Fisheries and Aquaculture Department Food and agriculture organization of the united nations, Rome, 2010 197p Lê Xuân Sinh và Phan Thị Ngọc Khuyên, 2006 Ngành hàng tôm sú. .. thống kê Hà Nội Trần Văn Việt (2006) Ảnh hưởng của việc đầu tư và quản lý đối với nghề nuôi tôm ven biển của tỉnh Sóc Trăng Tạp chí khoa học, trường Đại học Cần Thơ, trang 106 – 114 ANALYSING SOME TECHNICAL-ECONOMIC ASPECTS OF BLACK TIGER SHRIMP (PENAUES MONODON) INTENSIVE CULTURE IN BAC LIEU PROVINCE Huỳnh Văn Hiền2 & Trần Thị Mỹ Trinh2 2 Bộ môn Quản lý & Kinh tế Nghề cá - Khoa Thủy sản - Đại học Cần... Thị Ngọc Khuyên, 2006 Ngành hàng tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long: nhìn từ góc độ cung cấp tôm nguyên liệu cho CBXK Hội thảo quốc tế “Công nghiệp hoá & hiện đại hoá ngành thuỷ sản”, tổ chức ngày 16-17/11/2006 tại Đại học Nha Trang 9 trang Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Nguyễn Thanh Toàn và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011 Phân tích chuỗi giá trị tôm sú (Penaneus monodon) ở đồng bằng song Cửu Long Kỷ yếu hội nghị . PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ Penaues monodon THÂM CANH Ở BẠC LIÊU Huỳnh Văn Hiền 1 & Trần Thị Mỹ Trinh 2 TÓM TẮT Việc phân tích các chỉ tiêu về kinh tế. thấp hơn so với nuôi qui mô lớn. 3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại Bạc Liêu Lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú thâm canh tại Bạc Liêu có 4 biến. Phân tích khía cạnh tài chính của mô hình nuôi tôm sú ở Bạc Liêu Tổng chi phí đầu tư nuôi tôm sú thâm canh tại Bạc liêu trung bình là 197,0±125,1 triệu đồng/ha/vụ, trong đó nuôi tôm sú qui mô nhỏ

Ngày đăng: 06/09/2015, 18:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÓM TẮT

  • 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 3.2 Phân tích khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú ở Bạc Liêu

  • Kết quả khảo sát cho thấy hệ số FCR của mô hình nuôi tôm sú trung bình là 1,6, trong đó các hộ nuôi qui mô lớn thì có hệ số FCR (1,6) thấp hơn so với FCR của các hộ nuôi qui mô nhỏ (1,8) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

  • Kết quả khảo sát cho thấy, bệnh đốm trắng xảy ra nhiều nhất là 39,7%, kế đến lần lượt là bệnh gan (26,5%), bệnh đường ruột (22,1%), bệnh đầu vàng (20,6) và một số loại bệnh khác xảy ra với tỷ lệ thấp như: đứt râu, đen mang và phân trắng (11,8%). Bệnh đốm trắng rất nguy hiểm do tôm chết với tỷ lệ cao trong thời gian ngắn (Đặng Thị Hoàng Oanh và csv., 2005), bệnh MBV làm tăng hệ số FCR, tôm có kích cỡ thu hoạch nhỏ, năng suất giảm ảnh hưởng lớn lợi nhuận. Tuy nhiên, trong nghề nuôi tôm bất kỳ một loại bệnh nào xảy ra là điều không mong muốn và dẫn đến thiệt hại kinh tế cho người nuôi.

  • 3.3 Phân tích khía cạnh tài chính của mô hình nuôi tôm sú ở Bạc Liêu

  • Đặng Thị Hoàng Oanh, Từ Thanh Dung, Trần Thị Tuyết Hoa, 2005. Giáo trình bệnh học thủy sản. Khoa Thủy Sản - Đại học Cần Thơ. 157 trang.

  • FAO, 2010. The state of world fisheries and aquaculture 2010. FAO Fisheries and Aquaculture Department. Food and agriculture organization of the united nations, Rome, 2010. 197p.

  • Lê Xuân Sinh, Đỗ Minh Chung, Nguyễn Thanh Toàn và Nguyễn Thị Kim Quyên, 2011. Phân tích chuỗi giá trị tôm sú (Penaneus monodon) ở đồng bằng song Cửu Long. Kỷ yếu hội nghị khoa học thủy sản lần 4. Đại học Cần Thơ. Trang 524-536.

  • Nguyễn Thanh Phương, Vũ Nam Sơn, Võ Văn Bé, 2008. Phân tích các khía cạnh kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh rải vụ ở tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2008, số chuyên đề thủy sản, quyển 2.ISSN: 1859-2333. Trang 157-167.

  • ANALYSING SOME TECHNICAL-ECONOMIC ASPECTS OF BLACK TIGER SHRIMP (PENAUES MONODON) INTENSIVE CULTURE IN BAC LIEU PROVINCE

  • Huỳnh Văn Hiền2 & Trần Thị Mỹ Trinh2

  • ABSTRACT

  • Key words: black tiger shrimp intensive culture, profit, technical-economic aspects

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan