NGHIÊN cứu cải TIẾN LỒNG bẫy để NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH bắt và bảo vệ NGUỒN lợi THỦY sản tại TỈNH NINH THUẬN

12 661 7
NGHIÊN cứu cải TIẾN LỒNG bẫy để NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH bắt và bảo vệ NGUỒN lợi THỦY sản tại TỈNH NINH THUẬN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN LỒNG BẪY ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH BẮT VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI TỈNH NINH THUẬN Trần Đức Phú. Nguyễn Trọng Lương Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản Trường Đại học Nha Trang 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà, Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp biển Đông [5]. Ninh Thuận có bờ biển dài 105 km, ngư trường nằm trong vùng nước trồi, có NLTS phong phú và đa dạng với trên 500 loài thủy sản các loại. Ngoài ra, còn có hệ sinh thái san hô phong phú, đa dạng với trên 120 loài, trong đó có một số loài rùa biển đặc biệt quý hiếm. Vùng ven biển có diện tích mặt nước lớn, nhiều đầm vịnh, có vườn quốc gia Núi Chúa phù hợp cho phát triển kinh tế thủy sản, du lịch có tầm cỡ trong nước và quốc tế [4]. Mặc dù được thiên nhiên ưu đãi về nguồn lợi sinh vật biển, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản (NLTS). Tuy nhiên, tỉnh Ninh Thuận có 2.546 tàu thuyền, các phương tiện khai thác thủy sản có công suất nhỏ (<90 CV) chiếm khoảng trên 75%, hoạt động trong vùng nước ven bờ. Trong số đó, các tàu thuyền nghề lưới kéo hoạt động quanh năm, kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt không có chọn lọc đã tàn phá ngư trường và NLTS, thậm chí còn phá hủy môi trường sinh thái rạn san hô, thảm cỏ biển, rong biển, làm mất nơi sinh cư của các loài thủy sản [2]. Chính vì thế, NLTS đã suy giảm một cách nghiêm trọng trong những năm vừa qua. Theo số liệu thống kê của Chi cục Khai thác và Bảo vệ NLTS Ninh Thuận cho thấy, sản lượng khai thác thủy sản hàng năm tăng, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, năng suất đánh bắt trên một đơn vị cường lực lại giảm, nếu năm 1995 năng suất đạt 0,71 tấn/CV thì năm 2001 chỉ đạt 0,46 tấn/CV và con số này chỉ đạt 0,31 tấn/CV vào năm 2010 [2]. Các loài ghẹ là đối tượng thủy sản quý, có giá trị thương mại cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam nói chung và Ninh Thuận nói riêng. Ghẹ được phân bố ở khắp các vùng biển tới độ sâu 100m, vùng cửa sông, ven các đảo từ Bắc vào Nam, nguồn lợi khá phong phú [3]. Nghề đánh bắt ghẹ ở Ninh Thuận đã phát triển khá mạnh trong thời gian vừa qua như nghề lưới kéo, nghề lưới rê (lưới rê 3 lớp và lưới rê ghẹ), nghề lồng bẫy. Tuy nhiên, các nghề khác thác hiện có đang đứng trước thách thức lớn đó là năng suất giảm và giá trị sản phẩm thấp nên hiệu quả kinh kế mang lại không cao. Đối với nghề lồng bẫy, ngư dân chủ yếu sử dụng lồng truyền thống nên số lượng lồng khai thác trên mỗi tàu còn hạn chế, dẫn đến chưa tiết kiệm được chi phí nhiên liệu và nhân lực trên các tàu khai thác. Để đủ khả năng trang trải chi phí sản xuất, thông thường các chuyến biển khai thác được thực hiện trong thời gian dài, dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo. Bên cạnh đó, để trang trải đủ các khoản chi phí, ngư dân thường khai thác tận thu, sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ nên đã làm tăng nguy cơ suy giảm nguồn lợi thủy sản. Chính vì thế, việc nghiên cứu và cải tiến lồng bẫy nhằm nâng hiệu quả khai thác và góp phần vào bảo vệ nguồn lợi đã được quan tâm, đầu tư nghiên cứu và bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Cải tiến một số loại lồng bẫy truyền thống khai thác thủy sản tại vùng biển tỉnh Ninh Thuận. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp tiếp cận Để đảm bảo nội dung và đạt được mục tiêu đề ra, chúng tôi kết hợp tri thức khoa học, tri thức bản địa và nghiên cứu khảo nghiệm. Cụ thể như sau: - Tri thức khoa học: Kế thừa có tính chọn lọc kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã công bố. - Tri thức bản địa: Thu thập các mẫu lồng truyền thống khai thác thủy sản tại vùng biển Ninh Thuận để phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án thiết kế. - Nghiên cứu khảo nghiệm: Sau khi thiết kế và chế tạo các kiểu lồng, tiến hành đánh bắt thử nghiệm đối chứng với lồng bẫy truyền thống tại địa phương. 2.2.2. Phương án thiết kế - Điều tra, khảo sát các mẫu lồng bẫy truyền thống ngư dân đang sử dụng về một số yếu tố như sau: Kích thước, hình dạng, tuổi thọ, hiệu quả sử dụng, - Phân tích, đánh giá các mẫu lồng bẫy đang sử dụng khai thác thủy sản tại vùng biển Ninh Thuận để tìm ra nguyên nhân, ưu, nhược điểm từ đó đề xuất giải pháp cải tiến. - Thiết kế và chế tạo lồng bẫy theo mô hình tính toán để đưa vào đánh bắt thử nghiệm. 2.2.3. Tổ chức đánh bắt thử nghiệm a. Lựa chọn địa điểm và thời gian khai thác Căn cứ vào kết quả khảo sát ngư trường và đối tượng đánh bắt bằng nghề lồng bẫy, tiến hành đánh bắt thử nghiệm nhằm đánh giá kết quả thiết kế cải tiến lồng bẫy. - Khai thác thử nghiệm trên tàu của ngư dân tại 3 địa phương là Phước Diêm, Đông Hải và Thanh Hải. - Thực hiện 9 đợt khai thác thử nghiệm, mỗi đợt 5 ngày phân bố đều cho 3 địa phương, mỗi địa phương 15 ngày. b. Bố trí thử nghiệm - Nguyên tắc bố trí thử nghiệm + Thử nghiệm đối chứng các kiểu lồng cải tiến và các kiểu lồng truyền thống hiện có tại địa phương. + Bố trí xen kẽ lồng bẫy truyền thống và lồng bẫy cải tiến đánh bắt trên cùng ngư trường, thời gian. + Đánh bắt thử nghiệm trong cả mùa chính và mùa phụ. - Phương tiện đánh bắt thử nghiệm Chúng tôi đã sử dụng 3 tàu của ngư dân tại Phước Diêm, Đông Hải và Thanh Hải để đánh bắt thử nghiệm: - Ngư trường đánh bắt thử nghiệm Ngư trường đánh bắt thử nghiệm bằng nghề lồng bẫy cải tiến được thực hiện ở vùng biển tỉnh Ninh Thuận, được chia thành 3 khu vực tương ứng với 3 tàu đánh bắt thử nghiệm. Hình 1: Phân vùng đánh bắt thử nghiệm - Sắp xếp lồng bẫy thử nghiệm Để có cơ sở khoa học lựa chọn kiểu lồng phù hợp cho đối tượng và ngư trường ở vùng biển Ninh Thuận, các kiểu lồng bẫy đưa vào đánh bắt thử nghiệm được ráp xen kẽ nhau. Hình 2: Sơ đồ bố trí lồng thử nghiệm 2.2.4. Đánh giá kết quả đánh bắt thử nghiệm a. Đánh giá hiệu quả năng suất khai thác Năng suất trung bình của 01 mẻ khai thác tương ứng với mỗi kiểu lồng bẫy được tính toán theo công thức: N SL A = (1) Trong đó: A: Năng suất trung bình (kg/ lồng) SL: Sản lượng đánh bắt của từng loại lồng bẫy trong lần thử nghiệm (kg) N: Số lượt lồng bẫy từng loại đưa vào đánh bắt trong lần thử nghiệm(chiếc) b. Đánh giá khả năng khai thác chọn lọc So sánh tỷ lệ thủy sản chưa trưởng bị đánh bắt của các kiểu lồng bẫy cải tiến so với lồng bầy truyền thống so với quy định của Nhà nước. c. Đánh giá hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích lợi nhuận chung (LN c ) và lợi nhuận của chủ tàu (LN CT ) trong thời gian đánh bắt. Các chỉ số kinh tế được xác định như sau: - Chi phí sản xuất hay còn gọi là chi phí biến đổi (CP BĐ ): Là mức chi phí đầu tư để con tàu hoạt động trong thời gian đánh bắt thử nghiệm. CP = CP BĐ = CP (nhiên liệu + đá + mồi) (2) - Doanh thu (DT): Được xác định như sau: DT = ∑ = n i PiNi 1 * (3) Trong đó: Ni: Tổng sản lượng của sản phấm thứ i Pi: Giá bán của sản phẩm thứ i n: Số lượng loài thủy sản mà nghề lồng bẫy đánh bắt trong chuyến biển. - Lợi nhuận chung (LN c ) hay còn gọi là lợi nhuận trước lương: Chỉ số lợi nhuận chung được xác định theo công thức sau: LN c = DT - CP BĐ (4) Tuy nhiên, trong quá trình đánh bắt thử nghiệm lồng bẫy cải tiến và truyền thống được sử dụng đồng thời nên lợi nhuận chung theo các loại lồng bẫy được xác định như sau: LN C = (DT CT – CP CT ) + (DT TT – CP TT ) (5) Trong đó: DT CT : Doanh thu của lồng bẫy cải tiến DT TT : Doanh thu của lồng bẫy truyền thống CP CT : Chí phí của lồng bẫy cải tiến CP TT : Chi phí của lồng bẫy truyền thống - Lợi nhuận của chủ tàu (LN CT ): Là mức tiền thu được của chủ tàu trong chuyến biển sau khi đã chi trả tiền lương cho người lao động, theo tỷ lệ ăn chia của ngư dân thì khoản lợi nhuận của chủ tàu được tính như sau: LN CT = 40% * LN c (6) Phần còn lại (60%LN c ) được phân bổ vào 02 khoản chính như sau: + 10% LN c : Phân bổ cho chủ tàu chi vào khấu hao tài sản, sửa chữa tàu thuyền, ngư cụ, + 50% LN c : Là khoản tiền lương lao động của các thành viên làm việc trên tàu và số tiền này được chia đều cho các thuyền viên. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số yếu tố đầu vào để thiêt kế cải tiến lồng bẫy 3.1.1. Ngư trường khai thác thủy sản bằng nghề lồng bẫy Qua quá trình khảo sát ngư trường, cho thấy các vùng biển có sản lượng và năng suất đánh bắt khá cao, phù hợp với nghề lồng bẫy bao gồm [3]: Vùng 1: Giới hạn trong: Độ sâu 5m tính từ bờ biển Giới hạn ngoài: Vĩ độ 11 0 30’N – kinh độ 109 0 14’E Vĩ độ 11 0 40’N – kinh độ 109 0 16’E Vùng 2: Giới hạn trong: Độ sâu 5m tính từ bờ biển Giới hạn ngoài: Vĩ độ 11 0 40’N – kinh độ 109 0 16’E Vĩ độ 11 0 43’N – kinh độ 109 0 16’E Vùng 3: Giới hạn trong: Độ sâu 5m tính từ bờ biển Giới hạn ngoài: Vĩ độ 11 0 15’N – kinh độ 108 0 50’E Vĩ độ 11 0 25’N – kinh độ 109 0 05’E Đặc điểm chính của ngư trường khai thác như sau [3]: - Ngư trường khai thác là vùng lộng và ven bờ, phù hợp với tàu thuyền hoạt động nghề lồng bẫy khai thác thủy sản ở địa phương – là những tàu có kích thước và công suất nhỏ; - Các đối tượng khai thác chính của nghề lồng bẫy thường phân bố ở độ sâu không lớn, thông thường phân bố ở độ sâu < 30m, phù hợp với khả năng hoạt động của lồng bẫy; - Chất đáy chủ yếu là cát pha bùn, cát, cát sỏi, cát pha vỏ sò và rạn san hô. 3.1.2. Một số đối tượng khai thác chính của nghề lồng bẫy Ghẹ Xanh Mùa vụ khai thác: Từ tháng 5 đến tháng 2 năm sau. Kích thước khai thác thường gặp: Chiều rộng vỏ đầu ngực 40÷90 mm (kể cả gai). Năng suất khai thác trung bình: 4,3 kg/100 lồng bẫy, 1,6 kg/ 100 mét lưới rê 3 lớp. Ngư trường: Sống từ vùng cửa sông, gần bờ, độ sâu 2 ÷ 25 m, nhưng đánh bắt đạt năng suất cao từ 7 ÷ 25 m, chất đáy cát, bùn cát và san hô chết. Ghẹ Đốm Mùa vụ khai thác: Từ tháng 5 đến tháng 3 năm sau. Kích thước khai thác thường gặp: Chiều rộng vỏ đầu ngực 40÷140 mm. Năng suất khai thác trung bình: 2,2 kg/100 lồng bẫy, 1,1 kg/ 100 mét lưới rê 3 lớp. Ngư trường: Thường sống ở vùng ven biển, độ sâu 5 ÷ 25m, chất đáy là bùn cát, cát và cát sỏi. Ghẹ Ba chấm Mùa vụ khai thác: Từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau. Kích thước khai thác thường gặp: Chiều rộng vỏ đầu ngực 60÷115 mm. Năng suất khai thác trung bình: 2,4 kg/100 lồng bẫy, 1,75 kg/ 100 mét lưới rê 3 lớp. Ngư trường: Thường sống ở vùng biển ven bờ, độ sâu 3 ÷ 25m, chất đáy bùn cát. Ghẹ Chữ thập Mùa vụ khai thác: Từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau. Kích thước khai thác thường gặp: Chiều rộng vỏ đầu ngực 70÷ 40 mm. Năng suất khai thác trung bình: 1,2 kg/100 lồng bẫy, 1,95 kg/ 100 mét lưới rê 3 lớp. Ngư trường: Thường sống ở vùng biển ven bờ, độ sâu 5 ÷ 35m, gần các rạn đá, đáy cát đá, vỏ sinh vật. Mực Lá Mùa vụ khai thác: quanh năm, chính vụ vào các tháng 1-3 và tháng 6-9 Năng suất khai thác trung bình: 5,5 kg/100 lồng bẫy và 2,8 kg/ 100 mét lưới rê 3 lớp. Ngư trường: Sinh sống trên phạm vi rộng độ sâu từ 3 – 50 mét 3.1.3. Mùa vụ khai thác Hoạt động khai thác thủy sản bằng nghề lồng bẫy có thể diễn ra quanh năm. Tuy nhiên, trong mùa vụ chính năng suất đánh bắt được cao hơn mùa phụ. Mùa vụ chính diễn ra từ tháng 3 – 9 hàng năm và tùy theo điều kiện thời tiết của từng năm mà đến sớm hay muộn. Mùa vụ phụ từ tháng 10 – 2 năm sau. 3.2. Lựa chọn lồng mẫu 3.2.1. Lồng bẫy hình chữ nhật khai thác ghẹ a. Ưu điểm: - Dễ chế tạo, giá thành rẽ phù hợp với điều kiện kinh tế của ngư dân. - Chế tạo bằng phương thức thủ công, không sử dụng máy móc – phù hợp với điều kiện sản xuất nhỏ lẻ của ngư dân b. Nhược điểm: - Kích thước lồng nhỏ, trọng lượng nhẹ nên không ổn định khi khai thác trong môi trường nước biển. - Kích thước mắt lưới của lưới bao nhỏ, khai thác tận thu các đối tượng thủy sản, làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, có tới 64,73 % ghẹ chưa trưởng thành bị đánh bắt [3]. - Màu sắc hom lồng tối, không hấp dẫn được đối tượng đánh bắt, nên sản lượng thấp và hiệu quả không cao. 3.2.2. Lồng bẫy dạng hình trụ tròn khai thác ghẹ a. Ưu điểm: - Nhiều cửa hom, tạo nhiều cơ hội cho các đối tượng dễ vào lồng. - Chế tạo bằng bán thủ công, tiết kiệm được chi phí nhân công. b. Nhược điểm: - Kích thước lồng nhỏ, tạo ức chế cho đối tượng khai thác chui ra ngoài lồng qua cửa hom và làm giảm sản lượng đánh bắt. - Lồng cố định, số lượng lồng bẫy trang bị trên các tàu hạn chế, và không đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác. - Kích thước mắt lưới của lưới bao nhỏ, khai thác tận thu các đối tượng thủy sản, làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản, có tới 70.07 % ghẹ chưa trưởng thành bị đánh bắt [3]. - Màu sắc hom lồng tối, không hấp dẫn được đối tượng đánh bắt, nên sản lượng thấp và hiệu quả không cao. 3.3. Kết quả thiết kế và chế tạo lồng bẫy cải tiến Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thiết kế được 4 kiểu lồng bẫy, có hình dạng như sau: Hình 2: Lồng bẫy hình chữ nhật Hình 3: Lồng bẫy hình trụ tròn Hình 4: Vỉ ghẹ Hình 5: Lồng bẫy hình bán nguyệt Nhờ cơ cấu gập, các loại lồng bẫy cải tiến (chữ nhật, trụ tròn và bán nguyệt) cho phép tiết kiệm diện trên boong tàu từ 5-6 lần so với lồng bẫy truyền thống 3.4. Kết quả đánh bắt thử nghiệm 3.4.1. Sản lượng đánh bắt Bảng 1: Sản lượng đánh bắt thử nghiệm đối chứng Loại lồng bẫy Thử nghiệm lần 1 Thử nghiệm lần 2 Thử nghiệm lần 3 Số lồng (chiếc) Sản lượng (kg) Số lồng (chiếc) Sản lượng (kg) Số lồng (chiếc) Sản lượng (kg) Cải tiến 300 174,0 600 345,4 600 288,0 Truyền thống 300 100,7 300 105,4 300 92,4 Từ bảng trên cho thấy: - Sản lượng đánh bắt trung bình của các loại lồng cải tiến cao gấp 1,64 lần so với lồng bẫy truyền thống. - Sản lượng đánh bắt vào đầu mùa chính (thử nghiệm lần 1) của lồng bẫy cải tiến cao gấp 1,73 lần so với lồng bẫy truyền thống, tương ứng vào chính vụ (thử nghiệm lần 2) là 1,64 lần và mùa phụ (thử nghiệm lần 3) là 1,5 lần. 3.4.2. Năng suất đánh bắt a. Năng suất đánh bắt theo loại lồng bẫy Hình 6: Năng suất đánh bắt của các kiểu lồng bẫy Chú thích: TTCT: Trụ tròn cải tiến; CNCT: Chữ nhật cải tiến; BNCT: Bán nguyệt cải tiến; VGCT: Vỉ ghẹ cải tiến; TTTT: Trụ tròn truyền thống; CNTT: Chữ nhật truyền thống) Từ biểu đồ trên cho thấy: - Năng suất đánh bắt trung bình của lồng bẫy cải tiến cao hơn so với lồng bẫy truyền thống. - Năng suất của lồng bẫy TTCT cao nhất, gấp 2,26 lần so với lồng bẫy TTTT, tiếp đến là lồng bẫy CNCT, gấp 1,5 lần so với lồng bẫy CNTT. - Mặc dù năng suất đánh bắt của lồng bẫy BNCT và VGCT thấp hơn so với TTCT và CNCT nhưng vẫn cao hơn so với 2 kiểu lồng bẫy truyền thống đưa vào đánh bắt đối chứng. b. Năng suất đánh bắt theo màu sắc lưới hom Hình 7: Năng suất đánh bắt của các loại lồng theo màu sắc hom lồng bẫy Từ biểu đồ trên cho thấy: - Màu vào có khả năng hấp dẫn các đối tượng đánh bắt cao hơn so với màu xám (ngư dân thường dùng). - Hom lồng màu xám của lồng bẫy cải tiến nhìn chung cao hơn so với hom lồng màu xám của lồng bẫy truyền thống. c. Năng suất đánh bắt theo mồi nhữ Hình 8: Năng suất đánh bắt của các loại lồng bẫy theo mồi nhữ Từ biểu đồ trên cho thấy: - Năng suất đánh bắt có phụ thuộc vào tính hấp dẫn của mồi nhữ. Mồi cá hố cho năng suất đánh bắt cao nhất, tiếp đến là mồi cá nóc, còn mồi cá liệt và da cá có khả năng hấp dẫn đỗi tượng đánh bắt như nhau. - Đối với vỉ ghẹ, khi sử dụng da cá làm mồi thì năng suất đánh bắt thấp nhất và thấp hơn so với 2 loại lồng bẫy truyền thống. - Kết quả thử nghiệm cũng thể hiện rằng, nếu sử dụng cùng loại mồi da cá (loại mồi mà ngư dân thường sử dụng) thì các loại lồng bẫy cải tiến (trụ tròn, bán nguyệt và chữ nhật) cho năng suất cao hơn các loại lồng bẫy truyền thống. - Nếu so sánh độ tanh của các loại mồi nhữ thì cá nóc có độ tanh lớn nhất, song năng suất đánh bắt của loại mồi này không bằng cá hố. Tuy nhiên, cá hố có độ phát quang lớn hơn trong môi trường nước biển. Từ kết quả này cho phép kết luận rằng độ phát sáng của mồi nhữ có ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của các đối tượng khai thác. Hơn nữa, đặc tính phát quang của mồi nhữ phụ thuộc vào độ trong của nước biển, độ trong của nước càng lớn các đối tượng có khả năng phát hiện mồi dễ dàng hơn. Chính vì thế, độ trong của nước có ảnh hưởng đến năng suất đánh bắt. 3.4.3. Tính chọn lọc của các kiểu lồng bẫy Hình 9: Tỷ lệ chưa trưởng thành bị đánh bắt của các kiểu lồng theo kích thước mắt lưới Từ biểu đồ trên cho thấy: - Kích thước mắt lưới của lưới bao càng lớn, tỷ lệ ghẹ chưa trưởng thành bị đánh bắt càng giảm. - Đối với các kiểu lồng bẫy cải tiến, nếu sử dụng kích thước mắt lưới của lưới bao 2a = 80 mm thì số lượng ghẹ chưa trưởng thành bị đánh bắt < 15% - phù hợp với quy định của Chính phủ Việt Nam [1]. - Tính chọn lọc của các kiểu lồng bẫy cải tiến cao hơn lồng bẫy truyền thống khi sử dụng mắt lưới của lưới bao 2a = 25 mm (ngư dân hiện đang sử dụng). - Nếu sử dụng kích thước mắt lưới như nhau, khả năng chọn lọc của các loại lồng bẫy khác nhau là không giống nhau. Cụ thể, lồng bẫy CNCT có khả năng chọn lọc cao nhất, lồng TTCT và BNCT có khả năng chọn lọc tương đương nhau. 3.4.4. Hiệu quả kinh tế [...]... Qua 45 ngày đánh bắt thử nghiệm đối chứng thì lồng bẫy cải tiến khai thác có hiệu quả cao hơn 9,8 lần so với lồng bẫy truyền thống - Mặc dù chi phí đầu tư vào nghề lồng bẫy cải tiến cao hơn 1,27 lần nhưng lợi nhuận và thu thập của thuyền viên ở nghề lồng bẫy cải tiến cải tiến cao hơn 9,8 lần so với lồng bẫy truyền thống Điều này nói lên rằng, lồng bẫy cải tiến hiệu quả cao so với lồng bẫy truyền thống... kiểu lồng bẫy cải tiến sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận 1 Đề tài đã nghiên cứu, cải tiến được 2 kiểu lồng bẫy truyền thống (lồng trụ tròn và chữ nhật) và chế tạo mới được 2 kiểu lồng (lồng bán nguyệt và vỉ ghẹ) phù hợp với điều kiện tư nhiên, ngư trường và nguồn lợi thủy sản tại vùng biển Ninh Thuận 2 Kết quả nghiên đã chỉ ra rằng: - Về cấu trúc lồng bầy: Các kiểu lồng có... của Bộ Thủy sản - Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản) 2 Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Ninh Thuận, 2010 Báo cáo thường niên ngành khai thác thủy Ninh Thuận 3 Trần Đức Phú và ctv, 2011 Báo cáo tổng hợp đề tài Nghiên cứu cải tiến lồng bẫy tại Ninh Thuận để nâng cao hiệu quả khai... nên cũng góp phần vào việc tạo áp lực lên các đối tượng khai thác Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm ở các vùng biển xa bờ nhằm nâng cao khả năng khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đảm bảo an ninh quốc phòng biển đảo 3 Mặc dù nghề lồng bẫy khai thác khá hiệu quả, bảo đảm sản phẩm có chất lượng cao, thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản Tuy nhiên, nghề lồng bẫy hoạt động thụ... định 4 Hiệu quả kinh tế của lồng bẫy cải tiến cao hơn lồng bẫy truyền thống Kiến nghị 1 Cần tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm khai thác ghẹ bằng mồi nhân tạo nhằm chủ động nguyên liệu mồi trong sản xuất, đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe cho người lao động, góp phần giảm thiểu ô nhiểm môi trường biển cũng như tiết kiệm được sản lượng cá tạp dùng làm mồi 2 Hầu hết các tàu nghề lồng bẫy tại Ninh Thuận hoạt...Bảng 2: So sánh giữa lồng bẫy cải tiến và lồng bẫy truyền thống Lồng bẫy truyền TT Các chỉ số kinh tế Ký hiệu Lồng bẫy cải tiến thống 1 Chi phí mua lồng bẫy 250,7 197,0 2 Doanh thu DT 55.774,5 13.705,0 3 Chi phí biến đổi CPBĐ 20.170,0 10.085,0 4 Lợi nhuận chung LNc 35.604,5 3.620,0 5 Lợi nhuận của chủ tàu LNCT 14.241,8 1.448,0 6 Khấu hao tài sản 3.560,5 362,0 7 Thu nhập của thuyền... định cao, tuổi thọ lớn đáp ứng được yêu cầu hoạt động trong môi trường nước biển Bên cạnh đó, kỹ thuật khai thác đơn giản, thao tác nhanh gọn và thu sếp gọn gàng trên boong tàu - Về lưới màu sắc lưới hom: Màu sắc lưới hom lồng phù hợp với nguồn lợi thủy sản tại vùng biển Ninh Thuận là màu vàng - Về mồi nhữ: Sử dụng cá hố làm mồi thì sản lượng và năng suất đánh bắt cao hơn các loại mồi khác và cao hơn... (da cá) 3 Tính chọn lọc của các kiểu lồng: Các kiểu lồng cải tiến (trụ tròn, chữ nhật và bán nguyệt) cao hơn các kiểu lồng truyền thống khi sử dụng lưới bao có kích thước mắt lưới như nhau Lồng chữ nhật cải tiến có tính chọn lọc cao nhất khi sử dụng lưới bao có kích thước mắt lưới giống nhau Khi sử dụng lưới bao có kích thước mắt lưới 2a = 80 mm, sản phẩm đánh bắt được đáp ứng các quy định của Nhà... dân rất e ngại, do dự và thậm chí không giám đầu tư phát triển nghề này Để ngư dân yên tâm đầu tư phát triển nghề lồng bẫy, giảm sự xung đột trong hoạt động sản xuất, tỉnh cần có chính sách đầu tư nghiên cứu, quy hoạch nghề, thiết lập ngư trường khai thác cho từng nghề phù hợp với tập quán sản xuất của địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Thủy sản, 2006 Thông tư số... quả khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản 4 Vườn Quốc gia Núi Chúa, 2003 Khái quát tài nguyên biển vườn quốc gia Núi Chúa 5 http://www.ninhthuan.gov.vn/Pages/Dieu-kien-tu-nhien1.aspx ABSTRACT The paper presents the result of research on traditional fishing traps in Ninh Thuan province for improving the productivity and marine resources protection Base of traditional fishing traps in Ninh Thuan province, . NGHIÊN CỨU CẢI TIẾN LỒNG BẪY ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÁNH BẮT VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TẠI TỈNH NINH THUẬN Trần Đức Phú. Nguyễn Trọng Lương Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản. việc nghiên cứu và cải tiến lồng bẫy nhằm nâng hiệu quả khai thác và góp phần vào bảo vệ nguồn lợi đã được quan tâm, đầu tư nghiên cứu và bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ. Đức Phú và ctv, 2011. Báo cáo tổng hợp đề tài Nghiên cứu cải tiến lồng bẫy tại Ninh Thuận để nâng cao hiệu quả khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản . 4. Vườn Quốc gia Núi Chúa, 2003. Khái quát

Ngày đăng: 06/09/2015, 18:27

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

  • 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

  • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

    • 2.2.1. Phương pháp tiếp cận

    • 2.2.2. Phương án thiết kế

    • 2.2.3. Tổ chức đánh bắt thử nghiệm

    • 2.2.4. Đánh giá kết quả đánh bắt thử nghiệm

    • c. Đánh giá hiệu quả kinh tế

    • 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

    • 3.1. Một số yếu tố đầu vào để thiêt kế cải tiến lồng bẫy

      • 3.1.1. Ngư trường khai thác thủy sản bằng nghề lồng bẫy

      • 3.1.2. Một số đối tượng khai thác chính của nghề lồng bẫy

      • 3.1.3. Mùa vụ khai thác

      • 3.2. Lựa chọn lồng mẫu

        • 3.2.1. Lồng bẫy hình chữ nhật khai thác ghẹ

        • 3.2.2. Lồng bẫy dạng hình trụ tròn khai thác ghẹ

        • 3.3. Kết quả thiết kế và chế tạo lồng bẫy cải tiến

        • 3.4. Kết quả đánh bắt thử nghiệm

        • 3.4.1. Sản lượng đánh bắt

        • 3.4.2. Năng suất đánh bắt

        • 3.4.3. Tính chọn lọc của các kiểu lồng bẫy

        • 3.4.4. Hiệu quả kinh tế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan