NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của một số yếu tố SINH THÁI lên sự PHÁT TRIỂN của QUẦN THỂ tảo CHROOMONAS SALINA và THỬ NGHIỆM NUÔI SINH KHỐI NGOÀI TRỜI

11 554 0
NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của một số yếu tố SINH THÁI lên sự PHÁT TRIỂN của QUẦN THỂ tảo CHROOMONAS SALINA và THỬ NGHIỆM NUÔI SINH KHỐI NGOÀI TRỜI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUẦN THỂ TẢO CHROOMONAS SALINA VÀ THỬ NGHIỆM NUÔI SINH KHỐI NGOÀI TRỜI Nguyễn Thị Hương và Hoàng Thị Châu Long Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Nghiên cứu này là một phần kết quả của đề tài “Thu thập và nhân giống các loài vi tảo biển làm thức ăn phục vụ cho các đối tượng thủy sản” được thực hiện tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III. Kết quả nghiên cứu cho thấy tảo Chroomonas salina phát triển tốt nhất trong môi trường Walne. Các chỉ tiêu sinh thái thích hợp cho tảo phát triển như sau: độ mặn 25 – 30 ppt, mật độ ban đầu từ 10 – 30 x 10 4 tế bào/ml, cường độ ánh sáng 3500 Lux. Nuôi sinh khối tảo ngoài trời ở thể tích 50 – 60 lít sau 8 ngày nuôi tảo đạt mật độ cực đại 492,7 ± 27,5 x 10 4 tế bào/ml, tảo đạt mật độ cực đại 312,3 ± 9,3 x 10 4 tế bào/ml ở thể tích 100 – 120 lít sau 7 ngày nuôi và đạt mật độ cực đại 203,7 ± 5,5 x 10 4 tế bào/ml ở bể nuôi 1000 lít sau 6 ngày nuôi. 1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở các nước ven biển. Trong đó, sản xuất giống cá biển và động vật thân mềm rất được chú trọng và thức ăn tươi sống là yếu tố quyết định sự thành bại của quá trình sản xuất giống nhân tạo. Mỗi giai đoạn phát triển ấu trùng cần được cung cấp các loại thức ăn khác nhau về kích cỡ, hàm lượng dinh dưỡng, đặc tính tiêu hóa, Do đó nhu cầu sử dụng các loài vi tảo biển có thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau ngày càng tăng nhằm đa dạng hóa khẩu phần thức ăn giúp tăng tỷ lệ sống và cải thiện chất lượng ấu trùng. Hiện nay, có khoảng 40 loài vi tảo được nuôi thử nghiệm làm thức ăn cho các giai đoạn phát triển của động thủy sản (Thịnh, 1999). Tuy nhiên, ở nước ta vẫn chủ yếu sử dụng các loài tảo truyền thống như : Nanochloropsis oculata., Isochrysis galbana., Tetraselmis sp., Chaetoceros sp. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng một số loài vi tảo mới phục vu cho sản xuất giống nhân tạo các đối tượng thủy sản là cần thiết. Tảo Chroomonas salina có kích thước 4 ÷ 20µm và là một trong những loài có giá trị dinh dưỡng cao (Chlorophyta : 0,8%; Protein : 29%; Carbonhydrate:9,1%; Lipid:12%; acid béo không no mạch dài (PUFA): 10,9 ÷ 11,9% hay 3,9 mg/ml tế bào (Brown,1991). Để góp phần vào việc lưu giữ, nhân giống và nuôi sinh khối tảo Chroomonas salina phục vụ sản xuất chúng tôi đã tiến hành: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ban đầu và một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể tảo Chroomonas salina và thử nghiệm nuôi sinh khối. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. Thí nghiệm được tiến hành từ Từ ngày 2/3/2009 đến ngày 13/6/2009 tại phòng tảo Viện Nghiên Cứu Nuôi trồng Thủy sản với đối tượng nghiên cứu là loài tảo Chroomonas salina. Hệ thống phân loại (Carmelo, 1997) Tảo giống Chroomonas salina. Môi trường dinh dưỡng phù hợp Thí nghiệm 1:Chọn môi trường dinh dưỡng (TT3, F2, Walne) TT3, F2, Walne Thí nghiệm 2: Về mật độ ban đầu (1,10,20,30 và 40 vạn tb/ml) Mật độ ban đầu thích hợp Ứng dụng các kết quả trên để nuôi thu sinh khối Chroomonas salina.ngoài trời Độ mặn phù hợp Thí nghiệm 3: Về độ mặn (15, 20, 25, 30 và 35ppt) Thí nghiệm 4: Về cường độ ánh sáng (1500, 2500, 3500, 4500 và 5000Lux Cường độ ánh sáng thích hợp Ngành: Chroomophyta Christensen,1962, 1966 Lớp: Cryptophyceae Fritsch, 1927 Bộ: Cryptomonadales Engler ,1903 Họ: Cryptomonadaceae Ehrenberg,1831; Pascher, 1913 Chi: Chroomonas Hansgirg, 1885 Loài: Chroomonas salina. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Sơ đồ nghiên cứu tổng quát: Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm. 2.2.2 Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm. Nguồn nước: Nước biển (độ mặn thích hợp cho từng loài) sử dụng cho các thí nghiệm trong bình tam giác được tiệt trùng bằng nồi thanh trùng ở 121 o C, 1.2 at trong thời gian 30 phút. Các dụng cụ nuôi: Các dụng cụ trong phòng thí nghiệm như 1000mL, 500mL; pipet, que cấy, cốc đong, đũa thủy tinh …được rửa sạch bằng xà phòng, để khô sau đố được sấy khô ở nhiệt độ 170 phút trong thời gian 15 phút. Các dụng cụ dùng trong nuôi sinh khối: bình thủy tinh 10L, thùng nhựa 120 lít, bể composite 1 m 3 , dụng cụ sục khí được rửa sạch bằng xà phòng sau đó ngâm bằng dung dịch chlorin 24h, rửa sạch lại bằng nước ngọt và phơi nắng cho khô trước khi sử dụng. Nước đã xử lý Sục khí 24/24 Độ mặn thích hợp Theo dõi sự phát triển của quần thể tảo Chroomonas salina. Ánh sáng tự nhiên Môi trường dinh dưỡng thích hợp Mật độ ban đầu thích hợp Nhiệt độ tự nhiên Tảo giống Chroomonas salina TÚI NILON 50 L, 120 lit VÀ BỂ 1M3 Chuẩn bị hóa chất: Các loại hóa chất sử dụng trong thí nghiệm: Môi trường F2 (Guillard,1975), Walne (1996)và TT3 (Thu và ctv, 2004). 2.2.3 Bố trí thí nghiệm: Phần 1:Trong phòng thí nghiệm: Thí nghiệm 1: Thí nghiệm chọn môi trường dinh dưỡng. Thí nghiệm tiến hành với 3 môi trường dinh dưỡng (TT3, F2,Walne), 3 lần lặp. Điều kiện nuôi: CĐAS: 3500Lux, MĐBĐ: 20 × 10 4 tb/ml, Độ mặn: 25ppt, Nhiệt độ: 25 -26 o C (có máy điều hòa), thể tích nuôi: bình 500 mL. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ ban đầu Thí nghiệm được bố trí ở 5 mức như sau: 1 × 10 4 tb/ml, 10 × 10 4 tb/ml, 20 × 10 4 tb/ml, 30 × 10 4 tb/ml, 40× 10 4 tb/ml. Thí nghiệm lặp lại 3 lần. Điều kiện nuôi: Điều kiện nuôi: MT nuôi được rút ra từ thí nghiệm 1, CĐAS: 3500Lux, MĐBĐ: 20 × 10 4 tb/ml, Độ mặn: 25ppt, Nhiệt độ: 25 -26 o C (có máy điều hòa), thể tích nuôi: bình 500 mL. Thí nghiệm 3: Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn. Thí nghiệm được bố trí ở 5 mức độ mặn: 15, 20, 25, 30, 35ppt . Thí nghiệm lặp lại 3 lần. Điều kiện nuôi: MT nuôi rút ra từ thí nghiệm 1, MĐBĐ: rút ra từ thí nghiệm 2, CĐAS: 3500Lux, Độ mặn: 25ppt, Nhiệt độ: 25 -26 o C (có máy điều hòa), thể tích nuôi: bình 500 mL. Thí nghiệm 4: Thí nghiệm ảnh hưởng của cường độ ánh sáng Thí nghiệm được bố trí ở 5 mức cường độ ánh sáng: 1500Lux, 2500Lux, 3500Lux, 4500Lux, 5000Lux. Lặp lại 3 lần. Điều kiện nuôi: MT nuôi rút ra từ thí nghiệm 1, MĐBĐ: rút ra từ thí nghiệm 2, Độ mặn: rút ra từ thí nghiệm 3, Nhiệt độ: 25 -26 o C (có máy điều hòa), thể tích nuôi: bình 500 mL. Phần 2: Nuôi sinh khối ngoài trời Ứng dụng các kết quả thu được ở phần 1 để nuôi thu sinh khối tảo Chroomonas salina. bằng túi nilon 50 L, thùng 120 lít và bể composite 1 m 3 . Hình 2: Sơ đồ nuôi thu sinh khối tảo Chroomonas salina ngoài trời 2.2.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu • Đếm tế bào Phương pháp lấy mẫu tảo Đối với thí nghiệm được bố trí trong phòng thí nghiệm, mẫu tảo được lấy 2 ngày 1 lần vào lúc 8h sáng. Đối với thí nghiệm ngoài trời (nuôi thu sinh khối) mẫu được lấy 1 lần mỗi ngày vào lúc 8h sáng. Lượng mẫu tảo được lấy 5 ml/lần và được cố định bằng dung dịch Neutral Lugol ’ s Phương pháp đếm Đếm tảo bằng buồng đếm hồng cầu thoma. Đếm ô lớn ở giữa có 25 ô lớn và mỗi ô lớn lại có 16 ô nhỏ Cách đếm: Đậy lamen lên trên buồng đếm, lắc đều mẫu tảo, dùng pipet hút một ít nước mẫu tảo cho vào khe buồng đếm cho dịch tảo tràn hết buồng đếm sau đó để lắng khoảng 1 phút rồi đưa vào thị trường kính hiển vi để đếm. Đếm ở vật kính × 40, thị kính × 10. Mỗi mẫu tảo được đếm 3 lần. Trường hợp mật độ tảo thưa ( ít hơn 5 × 10 6 tb/ml) đếm hết và công thức được tính như sau: Mật độ tảo (tb/ml) = Số tế bào tảo đếm được × 10 4 Trường hợp mật độ tảo dầy (nhiều hơn 5 × 10 6 tb/ml) đếm tảo trong 5 ô lớn (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở chính giữa) và công thức được tính như sau: Mật độ tảo (tb/ml) = Số tế bào tảo trong 5 ô/5 × 25 × 10 4 • Đo cường độ ánh sáng Dùng loại máy đo độ rọi (Illuminace metter) hiệu Ana-F 1 của Nhật. • Đo pH Dùng giấy quỳ để đo pH. Đo vào thời điểm bắt đầu bố trí thí nghiệm. • Đo độ mặn Dùng khúc xạ kế (refractometer), với độ chính xác 1 ppt. Độ mặn được kiểm tra trước khi bố trí thí nghiệm. • Đo nhiệt độ: Theo dõi nhiệt độ hàng ngày bằng nhiệt kế thủy ngân (0 ÷ 100 o C) 2.2.5.Xử lý số liệu: Các thông số (giá trị trung bình, độ lệch chuẩn) được xử lý bằng chương trình Data analysis trong excel 2003 (hàm average, hàm STDEV). Các giá trị mật độ cực đại được kiểm định thống kê bằng phần mềm SPSS 11.5. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của môi số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của tảo Chroomonas salina trong phòng thí nghiệm: 3.1.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi lên sự phát triển của tảo Chroomonas salina Thí nghiệm được tiến hành với 3 môi trường nuôi cấy F2, Walne, TT3 trong điều kiện nuôi: Độ mặn: 25 ppt, MĐBĐ: 20 vạn tb/ml, CĐAS: 3500 lux, thể tích nuôi 400 ml. Nhìn chung, tảo Chroomonas salina phát triển tốt ở cả 3 môi trường. Theo kết quả phân tích phương sai 1 yếu tố với độ tin cậy 95% thì mật độ cực đại của tảo ở cả 3 môi trường TT3, F2 và Walne không có sự khác nhau. Vậy, ta có thể chọn một trong ba môi trường để nuôi tảo Chroomonas salina. Tuy nhiên nhìn vào hình cho thấy tảo môi trường Walne cho mật độ đạt cực đại cao nhất (958,0 x 10 4 tb/ml) vào ngày thứ 21. Hơn nữa ở pha gia tốc dương tảo ở môi trường Walne phát triển nhanh hơn hẳn và pha cân bằng của tảo kéo dài. Như vậy thu sinh khối tảo sẽ cao và chất lượng tảo tốt. Điều này rất quan trọng trong sản xuất. Ngoài ra theo quan sát tảo trong quá trình nuôi, thấy dịch tảo nuôi bằng môi trường Walne có màu vàng đậm, kích thước tế bào to, sắc tố đậm hơn so với 2 môi trường TT3 và F2. Theo phân tích ở trên, chúng tôi chọn môi trường Walne để tiến hành tiếp các thí nghiệm sau cho tảo Chroomonas salina. Hình 3: Ảnh hưởng của môi trường nuôi lên sự phát triển của tảo Chroomonas salina 3.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển của tảo Chroomonas salina Hình 4: Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển của tảo Chroomonas salina Thí nghiệm được tiến hành với 5 mức độ mặn khác nhau: 15 ppt, 20 ppt, 25 ppt, 30 ppt và 35 ppt trong điều kiện nuôi: Môi trường Walne, MĐBĐ: 20 vạn tb/ml CĐAS: 3500 lux, thể tích nuôi 400 ml. Kết quả thu được ở hình cho thấy, tảo Chroomonas salina phát triển tốt ở các mức độ mặn từ15 ppt đến 35 ppt. Qua phân tích phương sai một yếu tố với độ tin cậy 95% ta có mật độ cực đại của tảo ở độ mặn 30 ppt (862,7 vạn tb/ml) không có sự sai khác với mật độ cực đại của tảo ở các lô có độ mặn 25 ppt, 35 ppt và có sự sai khác với mật độ cực đại của tảo ở các lô có độ mặn 15 ppt là 573,3 ±101,5 vạn tb/ml và 20 ppt là 718,3±25,3 vạn tb/ml. Vậy, độ mặn thích hợp cho sự phát triển của tảo Chroomonas salina từ 25 - 35 ppt. Tuy nhiên qua hình cho thấy, ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển tảo ở lô 30 ppt, 25 ppt và 35 ppt đều phát triển tốt với mật độ của tảo ngang nhau nhưng đến pha gia tốc âm tảo ở lô 30 ppt (từ ngày nuôi thứ 13 đến ngày nuôi thứ 21) tảo phát triển vượt hẳn lên và có pha cân bằng dài hơn (kéo dài từ ngày nuôi thứ 21 đến ngày nuôi thứ 25). Vậy độ mặn 30 ppt được chọn để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo. 3.1.3. Ảnh hưởng của mật độ gieo cấy ban đầu lên sự phát triển của tảo Chroomonas salina Hình 5: Ảnh hưởng của MĐBĐ lên sự phát triển của tảo Chroomonas salina Thí nghiệm tìm mật độ nuôi ban đầu thích hợp cho tảo Chroomonas salina phát triển được tiến hành với 5 mức mật độ khác nhau trong điều kiện nuôi: môi trường: Walne, độ mặn: 30 ppt, CĐAS: 3500 lux, pH: 7,2- 9,2; thể tích nuôi 400 ml. Kết quả ở hình cho thấy, trong khoảng mật độ ban đầu từ 1 vạn đến 20 vạn thì mật độ ban đầu tỉ lệ thuận với mật độ cực đại của tảo và tỉ lệ nghịch với thời gian đạt mật độ cực đại của tảo. Khi tăng mật độ ban đầu lên 30 và 40 vạn tb/ml, mật độ đạt cực đại ở 2 lô này lại thấp hơn lô có mật độ ban đầu 20 vạn tb/ml (900,0±21,2 vạn tb/ml) và chỉ cao hơn một chút so với lô 10 vạn tb/ml (801,7±68,2 vạn tb/ml) Vậy nếu ta nuôi tảo ở mật độ ban đầu 10 vạn tb/ml thì ta thu được mật độ cực đại của tảo thấp hơn một chút so với khi ta nuôi tảo ở mật độ ban đầu 20 hay 30 vạn tb/ml nhưng ta sẽ tiết kiệm được giống. Qua phân tích phương sai một yếu tố với mức tin cậy 95% thì mật độ cực đại ở mức mật độ ban đầu 20 vạn tb/ml không có sự sai khác với mật độ cực đại ở mức mật độ ban đầu 30 vạn tb/ml và có sự sai khác với các mức mật độ ban đầu còn lại. Do đó mật độ ban đầu thích hợp cho tảo Chroomonas salina là từ 10 – 30 vạn tb/ml. Tùy theo điều kiện nuôi, nhu cầu sản xuất ta có thể chọn mật độ ban đầu từ 10 - 30 vạn tb/ml. Để tiến hành tiếp các thí nghiệm tiếp theo chúng tôi chọn mật độ ban đầu 20 vạn tb/ml. 3.1.4. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng lên sự phát triển của tảo Chroomonas salina Với thí nghiệm này chúng tôi tiến hành bố trí thí nghiệm với 5 mức cường độ ánh sáng khác nhau: 1500 lux, 2500 lux, 3500 lux, 4500 lux và 5000 lux với điều kiện nuôi môi trường: Walne, độ mặn: 25 ppt, MĐBĐ: 20 vạn tb/ml, pH: 7,2- 9,2; thể tích nuôi 400 ml Hình 6: Ảnh hưởng của CĐAS lên sự phát triển của tảo Chroomonas salina Kết quả thu được từ hình cho thấy, khi cường độ ánh sáng tăng trong khoảng thích hợp (1500 ÷ 3500 Lux) thì mật độ cực đại của tảo cũng tăng theo. Mật độ cực đại của tảo lần lượt ở các lô như sau: 656,2 vạn tb/ml (lô 1500 Lux); 762,5 vạn tb/ml (lô 2500 Lux) và lô 3500 Lux đạt 847,5 vạn tb/ml. Vậy mật độ đạt cực đại của tảo tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng. Tuy nhiên khi cường độ ánh sáng tăng ngoài khoảng thích hợp thì mật độ cực đại lại không tuân theo quy luật này. Cụ thể ở lô 4500 Lux và 5000 Lux có giá trị mật độ cực đại thấp hơn lô 3500 Lux (mật độ cực đại của tảo ở lô 4500 lux là 797,8 vạn tb/ml; mật độ cực đại của tảo ở lô 5000 Lux là 768,5 vạn tb/ml còn mật độ cực đại của tảo ở lô 3500 Lux là 847,5 vạn tb/ml). Ngoài ra, cường độ ánh sáng còn tỉ lệ nghịch với thời gian đạt mật độ cực đại và tỉ lệ thuận với thời gian tàn lụi của tảo (ở cường độ ánh sáng 3500 Lux tảo đạt cực đại ở ngày nuôi thứ 19 còn ở cường độ ánh sáng 4500 Lux tảo đạt cực đại ở ngày nuôi thứ 17) vì cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy quá trình quang hợp của tảo làm tảo tăng lên về sinh khối một cách nhanh chóng. Qua phân tích phương sai yếu tố với độ tin cậy 95% ta có mật độ cực đại ở mức cường độ ánh sáng 3500 Lux không có sự sai khác với mật độ cực đại ở mức cường độ ánh sáng 4500 Lux và có sự sai khác với mật độ cực đại ở các mức cường độ ánh sáng còn lại. Như vậy, cường độ ánh sáng thích hợp cho tảo Chroomonas salina phát triển từ 2500 ÷ 4500 Lux nhưng tốt nhất là 3500 Lux. 3.2. Kết quả nuôi sinh khối tảo Chroomonas salina ngoài trời: Từ kết quả thu được trong phòng thí nghiệm, tôi đã chọn ra điều kiện nuôi thích hợp nhất cho việc nuôi sinh khối tảo Chroomonas salina. với 3lô thí nghiệm (túi nilon 50 L, thùng nhựa 120 lít, bể composite 1 m 3 ). Điều kiện nuôi: Môi trường dinh dưỡng: Môi trường Walne Mật độ ban đầu: 20 vạn tb/ml Độ mặn: 30 ppt Sục khí: 24/24h Kết quả được trình bày ở hình7 Hình 7: Nuôi sinh khối ngoài trời Qua hình cho thấy, khi nuôi tảo Chroomonas salina. ở túi nilon tảo phát triển nhanh hơn và đạt mật độ cực đại cao hơn nhiều. MĐCĐ của tảo khi nuôi trong túi nilon là (429,7±27,5 vạn tb/ml) sau 8 ngày nuôi cấy; ở thùng 120 lít (312,33±9,29 vạn tb/ml) sau 7 ngày nuôi cấy và thấp nhất là ở bể composis 1 m 3 ( 203,67±5,51 vạn tb/ml) sau 6 ngày nuôi cấy. Nguyên nhân có thể do khi nuôi tảo trong túi nilon thể tích nhỏ và kín nên nước nuôi sạch không bị nhiễm tạp trong quá trình nuôi còn khi nuôi tảo trong bể composite với thể tích nước nuôi lớn hơn nên không có sự đồng đều về các yếu tố môi trường trong bể nuôi và là bể hở nên nước nuôi không sạch dễ bị nhiễm tạp trong quá trình nuôi. Vậy thể tích nuôi tỉ lệ nghịch với mật độ cực đại và vòng đời của tảo Chroomonas sp. Nên nuôi tảo Chroomonas sp. trong thể tích nhỏ (túi nilon) để đạt mật độ cực đại cao và ta sẽ thu được tảo sạch hơn đồng thời giảm được chi phí trong quá trình nuôi. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 4.1 Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài rút ra một số kết luận sau:  Về môi trường nuôi: Cả ba môi trường dinh dưỡng (TT3, F2, Walne) đều thích hợp cho tảo Chroomonas salina phát triển nhưng môi trường Walne vẫn toots nhất.  Về độ mặn: Độ mặn thích hợp với sự phát triển của tảo Chroomonas salina là: 25 - 35 ppt (tốt nhất là 30 ppt)  Về mật độ ban đầu: Mật độ nuôi ban đầu ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo Chroomonas salina. Khi mật độ nuôi ban đầu càng tăng (trong khỏang thích hợp) thì MĐCĐ của tảo cũng tăng theo và thời gian tảo đạt MĐCĐ cũng được rút ngắn. MĐBĐ thích hợp cho tảo Chroomonas salina phát triển từ 10-30 vạn tb/ml.  Cường độ ánh sáng: Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo Chroomonas salina. Cường độ ánh sáng thích hợp cho tảo phát triển từ 2500 ÷ 4500 Lux song tốt nhất là 3500 Lux.  Nuôi thu sinh khối: Hình thức nuôi, dụng cụ và thể tích nước nuôi ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo Chroomonas salina. Khi nước nuôi được xử lý tốt thì tảo Chroomonas salina. sẽ phát triển tốt và ngược lại. Khi nuôi tảo Chroomonas salina. ở thể tích nước nuôi nhỏ và kín ta sẽ thu được mật độ tảo cực đại cao và thời gian phát triển của tảo Chroomonas salina. sẽ kéo dài hơn. 4.2 Đề xuất ý kiến  Cần tiến hành các phân tích thành phần sinh hóa của tảo Chroomonas salina. khi nuôi ở 3 môi trường TT3, F2, Walne để từ đó chọn được môi trường nuôi thích hợp nhất vừa cho mật độ cực đại cao vừa cho chất lượng tảo tốt  Tiến hành thêm nghiên cứu để xác định thời điểm thu hoạch, tỉ lệ thu hoạch, phương pháp thu hoạch trong nuôi thu sinh khối tảo Chroomonas salina để thu được lượng tảo cao nhất với chất lượng tốt TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Nguyễn Thị Xuân Thu, Nguyễn Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị Hương. Tảo đơn bào – cơ sở thức ăn của động vật thủy sản. Trong : Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ (1984 – 2004), trang 405 ÷ 421. Trung tâm nghiên cứu thủy sản 3 – Nha Trang. Nhà xuất bản Nông Nghiệp – TPHCM, 2004. Tài liệu tiếng anh [...]... CULTURE CHROOMONAS SALINA OUT DOOR Nguyen Thi Huong and Hoang Thi Chau Long Research Institute for Aquaculture No.3 This research is a part of project “collecting and inoculating marine microalgae Research Institute for Aquaculture No.3 used as food for aquaculture” being done at Research Institute for Aquaculture No.3 The study’s result presented that Walne’s medium is the best for Chroomonas salina . NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ SINH THÁI LÊN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUẦN THỂ TẢO CHROOMONAS SALINA VÀ THỬ NGHIỆM NUÔI SINH KHỐI NGOÀI TRỜI Nguyễn Thị Hương và Hoàng Thị Châu Long Viện Nghiên. NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của môi số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của tảo Chroomonas salina trong phòng thí nghiệm: 3.1.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi lên sự phát triển của. thí nghiệm sau cho tảo Chroomonas salina. Hình 3: Ảnh hưởng của môi trường nuôi lên sự phát triển của tảo Chroomonas salina 3.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phát triển của tảo Chroomonas salina

Ngày đăng: 06/09/2015, 17:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. MỞ ĐẦU

  • Trong những năm gần đây nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở các nước ven biển. Trong đó, sản xuất giống cá biển và động vật thân mềm rất được chú trọng và thức ăn tươi sống là yếu tố quyết định sự thành bại của quá trình sản xuất giống nhân tạo. Mỗi giai đoạn phát triển ấu trùng cần được cung cấp các loại thức ăn khác nhau về kích cỡ, hàm lượng dinh dưỡng, đặc tính tiêu hóa,...Do đó nhu cầu sử dụng các loài vi tảo biển có thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng khác nhau ngày càng tăng nhằm đa dạng hóa khẩu phần thức ăn giúp tăng tỷ lệ sống và cải thiện chất lượng ấu trùng.

  • Hiện nay, có khoảng 40 loài vi tảo được nuôi thử nghiệm làm thức ăn cho các giai đoạn phát triển của động thủy sản (Thịnh, 1999). Tuy nhiên, ở nước ta vẫn chủ yếu sử dụng các loài tảo truyền thống như : Nanochloropsis oculata., Isochrysis galbana., Tetraselmis sp., Chaetoceros sp. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng một số loài vi tảo mới phục vu cho sản xuất giống nhân tạo các đối tượng thủy sản là cần thiết. Tảo Chroomonas salina có kích thước 4 ÷ 20µm và là một trong những loài có giá trị dinh dưỡng cao (Chlorophyta : 0,8%; Protein : 29%; Carbonhydrate:9,1%; Lipid:12%; acid béo không no mạch dài (PUFA): 10,9 ÷ 11,9% hay 3,9 mg/ml tế bào.. (Brown,1991).

  • Để góp phần vào việc lưu giữ, nhân giống và nuôi sinh khối tảo Chroomonas salina phục vụ sản xuất chúng tôi đã tiến hành: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ban đầu và một số yếu tố sinh thái lên sự phát triển của quần thể tảo Chroomonas salina và thử nghiệm nuôi sinh khối.

  • 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.

    • 2.2.1 Sơ đồ nghiên cứu tổng quát:

      • Hình 1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm.

      • 2.2.2 Chuẩn bị các điều kiện thí nghiệm.

      • 2.2.3 Bố trí thí nghiệm:

        • Hình 2: Sơ đồ nuôi thu sinh khối tảo Chroomonas salina ngoài trời

        • 2.2.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu

        • 2.2.5.Xử lý số liệu:

        • 4.1 Kết luận

        • 4.2 Đề xuất ý kiến

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan