Nghiên cứu ảnh hưởng của chất độn vô cơ Al2O3 đến tính chất cơ lý của vật liệu composite trên cơ sở nhựa polyeste không no gia cường bằng sợi thủy tinh

95 1K 2
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất độn vô cơ Al2O3 đến tính chất cơ lý của vật liệu composite trên cơ sở nhựa polyeste không no gia cường bằng sợi thủy tinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trên thế giới vật liệu composite trên cơ sở nhựa polyester gia cường sợi thủy tinh đã được phát triển từ lâu, song nước ta gần đây mới phát triển và được coi là vật liệu mới.Loại composite này có nhiều đặc tính ưu việt nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhược điểm chung của vật liệu composite là khả năng chịu nhiệt kém. Do đó để mở rộng ứng dụng của vật liệu này, người ta ngày càng cải tiến vật liệu theo nhiều chiều hướng khác nhau nhằm nâng cao tính chịu nhiệt của vật liệu. Trong đó việc bổ sung các loại chất độn ở dạng oxit kim loại được ứng dụng phổ biến.Oxit nhôm là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật cũng như trong đời sống. Việc bổ sung chất độn Al2O3 trong vật liệu composite là một hướng đi nhằm khắc phục những nhược điểm của loại vật liệu này. Do đó nó được chọn làm chất độn cho vật liệu composite trong đề tài nghiên cứu này, góp phần cải thiện tính chịu nhiệt đồng thời mở rộng ứng dụng của vật liệu này.

Đồ án tốt nghiệp 1 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập-Tự do-Hạnh phúc KHOA HÓA NGÀNH CÔNG NGHỆ POLYME o0o o0o NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Lê Ngọc Thường. Lê Thị Thu Trang. Lớp: 04H4. 1. Tên đề tài Nghiên cứu sử dụng chất độn vô cơ nhôm oxit nhằm nâng cao khả năng chịu nhiệt cho vật liệu composite trên cơ sở nhựa polyeste không no gia cường bằng sợi thủy tinh. 2. Nội dung thuyết minh Mở đầu Chương 1: Lý thuyết tổng quan - Vật liệu composite - Vật liệu composite trên cơ sở nhựa polyester gia cường bằng sợi thủy tinh Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu - Nội dụng nghiên cứu - Nguyên liệu, hóa chất và dụng cụ cần thiết - Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả và thảo luận Kết luận Tài liệu tham khảo 3. Ngày giao nhiệm vụ: 15/2/2009 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 08/06/2009 Giáo viên hướng dẫn ThS. Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 Đồ án tốt nghiệp 2 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng LỜI CẢM ƠN Mặc dù còn nhiều thiếu thốn về thiết bị nghiên cứu nhưng với sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và bạn bè chúng tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô Phan Thị Thúy Hằng trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp Tiếp đến tôi xin cảm ơn chú Nguyễn Hồng Sơn làm việc Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 2 đã giúp chúng tôi đo mẫu TP Đà Nẵng , và cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành đồ án này. Xin cảm ơn các thầy cô bộ môn đã chỉ dẫn tôi trong quá trình làm đồ án. Cuối cùng xin chân thành cảm ơn giáo viên duyệt, hội đồng bảo vệ đã dành thời gian đọc, đóng góp ý kiến cho đồ án của tôi. Đà Nẵng, ngày 30- 05- 2009. Sinh viên Lê Ngọc Thường Lê Thị Thu Trang SVTH: Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 Đồ án tốt nghiệp 3 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN 3 1.1.Vật liệu composite 3 1.1.1. Khái niệm vật liệu composite 3 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 3 1.1.3. Đặc điểm tính chất của vật liệu composite 5 1.1.4. Phân loại vật liệu composite 7 1.1.5. Thành phần chính cấu tạo nên vật liệu composite polyme 9 1.1.6. Cơ chế gia cường của vật liệu composite 16 1.1.7. Các phương pháp gia công vật liệu composite 18 1.2. Vật liệu composite trên cơ sở nhựa UPE gia cường sợi thủy tinh 20 1.2.1. Tổng quan 20 1.2.2. Nhựa nền cho vật liệu composite –Polyeste không no 21 1.2.3. Gelcoat 34 1.2.4. Sợi thủy tinh 36 1.2.5. Chất độn Al 2 O 3 42 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46 2.1. Nội dung nghiên cứu 46 2.2. Nguyên liệu, hóa chất, thiết bị nghiên cứu 46 2.2.1. Nguyên liệu 46 2.2.2. Hóa chất 49 2.2.3. Dụng cụ và thiết bị 49 2.3. Phương pháp nghiên cứu 49 2.3.1. Phương pháp gia công và chế tạo vật liệu composite 49 2.3.2. Phương pháp xác định dộ bền cơ học 57 SVTH: Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 Đồ án tốt nghiệp 4 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng 2.3.3. Phương pháp xác định độ bền môi trường 60 2.3.4. Phương pháp xác định độ bền nhiệt 61 2.3.5. Phương pháp đánh giá gelcoat bằng ngoại quan 61 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 65 3.1. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng sợi, hàm lượng độn đến tính chất cơ lý của vật liệu composite 65 3.1.1. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng sợi, hàm lượng độn đến độ bền kéo của vật liệu composite 65 3.1.2. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng sợi, hàm lượng độn đến độ bền uốn của vật liệu composite 66 3.2. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng sợi, hàm lượng độn đến độ bền của vật liệu trong các môi trường khác nhau 68 3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng sợi, hàm lượng độn đến độ trương trong môi trường nước biển 68 3.2.2. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng sợi, hàm lượng độn đến độ trương trong môi trường nước máy 68 3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng sợi, hàm lượng độn đến độ trương trong môi trường HCl 15% 68 3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng sợi, hàm lượng độn đến độ trương tan trong môi trường NaOH 15% 70 3.2.5. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng sợi, hàm lượng độn đến độ tan trong môi trường HCl 15% 70 3.3. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng sợi, hàm lượng độn đến độ lão hóa nhiệt của vật liệu composite 71 3.4. Tối ưu hóa các hàm mục tiêu 72 3.4.1. Tối ưu hóa hàm mục tiêu y 1 72 3.4.2. Tối ưu hóa hàm mục tiêu y 2 73 3.4.3. Tối ưu hóa hàm mục tiêu y 3 74 3.4.4. Tối ưu hóa hàm mục tiêu y 4 75 3.4.5. Tối ưu hóa hàm mục tiêu y 5 75 3.4.6. Tối ưu hóa hàm mục tiêu y 6 76 SVTH: Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 Đồ án tốt nghiệp 5 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng 3.4.7. Tối ưu hóa hàm mục tiêu y 7 76 3.4.8. Tối ưu hóa hàm mục tiêu y 8 77 3.5.So sánh tính chất cơ lý của mẫu không độn và mẫu có độn 77 3.5.1. So sánh độ bền cơ học của mẫu không độn và mẫu có độn 78 3.5.2. So sánh độ bền nhiệt của mẫu không độn và mẫu có độn 80 3.6. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm đến độ bền của vật liệu 82 3.6.1. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm đến độ bền vật liệu trong môi trường nước biển 82 3.6.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm đến độ bền vật liệu trong môi trường nước máy 83 3.6.3. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm đến độ bền vật liệu trong môi trường HCl 15% 84 3.6.4. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm đến độ bền vật liệu trong môi trường NaOH 15% 85 3.7. Khảo sát hình dạng bề mặt và sự phân bố độn trong cấu trúc vật liệu composite bằng kính hiển vi điện tử 85 3.7.1. Cấu trúc bề mặt của các tấm composite 86 3.7.2. Sự phân bố các hạt độn trong cấu trúc vật liệu composite 86 3.8. Khảo ảnh hưởng của chất tạo màu vô cơ và hữu cơ đến lớp gelcoat 86 3.8.1. Khảo sát ảnh hưởng của chất tạo màu đến độ bền xước của lớp gelcoat 86 3.8.2. Khảo sát ảnh hưởng của chất tạo màu đến độ độ mềm dẻo của lớp gelcoat 87 3.8.3. Thử tính bền màu và thử tính chịu nước bằng phương pháp thử sôi 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 SVTH: Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 Đồ án tốt nghiệp 6 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 Đồ án tốt nghiệp 7 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trên thế giới vật liệu composite trên cơ sở nhựa polyester gia cường sợi thủy tinh đã được phát triển từ lâu, song nước ta gần đây mới phát triển và được coi là vật liệu mới. Loại composite này có nhiều đặc tính ưu việt nên được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhược điểm chung của vật liệu composite là khả năng chịu nhiệt kém. Do đó để mở rộng ứng dụng của vật liệu này, người ta ngày càng cải tiến vật liệu theo nhiều chiều hướng khác nhau nhằm nâng cao tính chịu nhiệt của vật liệu. Trong đó việc bổ sung các loại chất độn ở dạng oxit kim loại được ứng dụng phổ biến. Oxit nhôm là loại vật liệu được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật cũng như trong đời sống. Việc bổ sung chất độn Al 2 O 3 trong vật liệu composite là một hướng đi nhằm khắc phục những nhược điểm của loại vật liệu này. Do đó nó được chọn làm chất độn cho vật liệu composite trong đề tài nghiên cứu này, góp phần cải thiện tính chịu nhiệt đồng thời mở rộng ứng dụng của vật liệu này. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất độn vô cơ Al 2 O 3 đến tính chất cơ lý của vật liệu composite trên cơ sở nhựa polyeste không no gia cường bằng sợi thủy tinh và đánh giá chất lượng lớp gelcoat sử dụng các chất tạo màu khác nhau. 3.Nội dung nghiên cứu: -Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng sợi, độn đến tính chất cơ lý của vật liệu composite. -Khảo sát độ bền trong các môi trường khác nhau của vật liệu composite. -Khảo sát ảnh hưởng của thời gian ngâm đến độ bền của vật liệu composite. - So sánh tính chất cơ lý của vật liệu composite không độn với loại vật liệu composite có độn. - Khảo sát cấu trúc bề mặt vật liệu và sự phân bố của độn trong thành phần của composite dưới kính hiển vi điện tử. SVTH: Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 Đồ án tốt nghiệp 8 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng - Khảo sát ảnh hưởng của một số loại chất màu đến tính chất của lớp gelcoat. 4. Mục tiêu nghiên cứu: - Xác định hàm lượng sợi, hàm lượng độn tối ưu để đạt độ bền cơ học cao nhất. - Xác định hàm lượng sợi, hàm lượng độn tối ưu để đạt độ bền nhiệt cao nhất. - Xác định hàm lượng sợi, hàm lượng độn tối ưu để đạt độ bền môi trường cao nhất. SVTH: Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 Đồ án tốt nghiệp 9 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN 1.1. VẬT LIỆU COMPOSITE: 1.1.1. Khái niệm về vật liệu composite: [2] Vật liệu composite là vật liệu được chế tạo tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau nhằm mục đích tạo ra một vật liệu mới có tính năng ưu việt hơn hẳn vật liệu ban đầu. Vật liệu composite được cấu tạo từ các thành phần cốt nhằm đảm bảo cho composite có được các đặc tính cơ học cần thiết và vật liệu nền đảm bảo cho các thành phần của composite liên kết, làm việc hài hòa với nhau. Vật liệu nền + Vật liệu thành phần = Vật liệu composite. 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển: Vật liệu Composite đã xuất hiện từ rất lâu trong cuộc sống, khoảng 5.000 năm trước Công nguyên người cổ đại đã biết vận dụng vật liệu composite vào cuộc sống ( ví dụ: sử dụng bột đá trộn với đất sét để đảm bảo sự dãn nở trong quá trình nung đồ gốm). Người Ai Cập đã biết vận dụng vật liệu composite từ khoảng 3.000 năm trước Công nguyên, sản phẩm điển hình là vỏ thuyền làm bằng lau, sậy tẩm pitum về sau này các thuyền đan bằng tre chất mùn cưa và nhựa thông hay các vách tường đan tre chát bùn với rơm, dạ là những sản phẩm composite được áp dụng rộng rãi trong đời sống xã hội. Sự phát triển của vật liệu composite đã được khẳng định và mang tính đột biến vào những năm 1930 khi mà Stayer và Thomat đã nghiên cứu, ứng dụng thành công sợi thuỷ tinh; Fillis và Foster dùng gia cường cho Polyeste không no và giải pháp này đã được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế tạo máy bay, tàu chiến phục vụ cho đại chiến thế giới lần thứ hai. Năm 1950 bước đột phá quan trọng trong ngành vật liệu composite đó là sự xuất hiện nhựa Epoxy và các sợi gia cường như Polyeste, nylon,… Từ năm 1970 đến nay vật liệu composite nền chất dẻo đã được đưa vào sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và dân dụng, y tế, thể thao, quân sự vv [5] SVTH: Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 Đồ án tốt nghiệp 10 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng Bảng 1.1: Lịch sử phát triển của vật liệu composite [10] Năm Vật liệu 5000 Tr CN Cây cối giấy/nhựa thông (tàu thuyền) 1500 Tr CN Tấm trang trí bằng gỗ 1909 Composite nền phenolic 1928 Composite nền ure formaldehit 1938 Composite nền melamin formaldehit 1942 Polyeste gia cường sợi thủy tinh 1946 Composite nền nhựa epoxy 1946 Nylon gia cường sợi thủy tinh 1951 Polystyrene gia cường sợi thủy tinh 1956 Composite Phenolic-sợi khoáng amiăng 1964 Nhựa gia cường sợi cacbon 1965 Nhựa gia cường sợi bo 1969 Composite gia cường hỗn hợp sợi cacbon/thủy tinh 1972 Nhựa gia cường sợi aramit 1975 Composite gia cường hỗn hợp sợi aramit/cacbon Với lịch sử phát triển phong phú của mình, vật liệu composite đã được nhiều nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới biết đến. Việc nghiên cứu và áp dụng thành công vật liệu này đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đại chiến thế giới thứ hai nhiều nước đã sản xuất mày bay, tàu chiến và vũ khí phục vụ cho cuộc chiến này. Cho đến nay thì vật liệu composite polyme đã được sử dụng để chế tạo nhiều chi tiết, linh kiện chế tạo ôtô. Dựa trên những ưu thế đặc biệt như giảm trọng lượng, tiết kiệm nhiên liệu, tăng độ chịu ăn mòn, giảm độ rung, tiếng ồn và tiết kiệm nhiên liệu cho máy móc. Ngành hàng không vũ trụ sử dụng vật liệu này vào việc cuốn cánh máy bay, mũi máy bay và một số linh kiện, máy móc khác của các hãng như Boing 757, 676 Airbus 310… Trong ngành công nghiệp điện tử được sử dụng để sản xuất các chi tiết, các bảng mạch và các linh kiện. Ngành công nghiệp đóng tàu, xuồng, ca nô; các ngành dân dụng như y tế (hệ thống chân, tay giả, răng giả, ghép sọ…, ngành thể thao, các đồ dùng thể thao như gậy gôn, vợt tennis… và các ngành dân dụng, quốc kế dân sinh khác. [5] SVTH: Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 [...]... 11,2 218 - 295 2÷3 Sợi thủy Polymetylen tinh σbn σbu δ 40% phenol tại 260oC 1.2.2 Nhựa nền cho vật liệu composite – Polyeste không no (UPE): Pha nền đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của vật liệu composite Cả hai loại nhựa nhiệt rắn và nhiệt dẻo đều có khả năng làm nền cho vật liệu composite Tuy nhiên vật liệu composite trên cơ sở nhựa nhiệt rắn cho tính chất cơ lý hóa hơn hẳn nhựa nhiệt dẻo, chi... kết nền – cốt xác định và sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến độ bền của composite b Lý thuyết kết dính trên bề mặt nhựa sợi: Vai trò của vật liệu gia cường dạng hạt cũng như dạng sợi là những điểm chịu ứng suất tập trung do nhựa truyền sang khi có ngoại lực tác dụng vì thế vật liệu gia cường thường có cơ lý tính cao hơn vật liệu nền rất nhiều, nên làm cho tính năng của vật liệu composite được cải thiện đáng... chu kì nhất định Sau đó nén khuôn trên Thời gian nén phụ thuộc vào quá trình đóng rắn của nhựa d Các phương pháp gia công khác Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp khác như phương pháp đúc li tâm, phương pháp quấn ống, … 1.2 VẬT LIỆU COMPOSITE TRÊN CƠ SỞ NHỰA UPE GIA CƯỜNG BẰNG SỢI THỦY TINH: 1.2.1 Tổng quan: Composite trên cơ sở nhựa UPE gia cường sợi thủy tinh đựợc sử dụng rộng rãi nhất... sợi polyester, sợi polyvinylalcol, sợi aramide - Sợi trên cơ sở các chất vô cơ: sợi thủy tinh, sợi gốm, sợi cacbon, sợi Bo… Chỉ có một vài loại sợi được sử dụng để chế tạo vật liệu composite Phổ biến nhất là sợi thủy tinh, ngoài ra còn có sợi cacbon, sợi aramide, sợi Bo cũng được dùng nhưng hạn chế hơn b Vật liệu gia cường dạng hạt Vật liệu gia cường dạng hạt thường được sử dụng như: Slica, CaCO3, cao... chọn vật liệu gia cường cho thích hợp, thường có hai dạng và dạng sợi a Vật liệu gia cường dạng sợi: Vật liệu gia cường dạng sợi có tính năng cơ lý cao hơn độn dạng hạt, tuy nhiên giá thành cũng cao hơn và thường dùng để chế tạo vật liệu cao cấp Theo nguồn gốc có thể phân loại sợi như sau:  Sợi tự nhiên: - Sợi thực vật: thành phần chủ yếu là xenluloza Ví dụ như sợi bông, lanh, đay, dứa… - Sợi gốc động... hình trụ Sợi dệt hỗn hợp hỗn độn sợi dệt chéo Cấu trúc mạng lưới thâm nhập 1.1.4.2 Phân loại theo bản chất vật liệu nền: Tùy thuộc vào bản chất của vật liệu nền, vật liệu composite được chia thành ba nhóm chính sau:  Composite nền polymer cùng với vật liệu gia cường dạng: - Sợi hữu cơ: polyamide, polyester - Sợi khoáng: thủy tinh, cacbon… - Sợi kim loại: Bo, nhôm…  Composite nền kim loại (hợp chất Titan,... yếu tố sau: - Bản chất vật liệu cốt - Bản chất vật liệu nền - Độ bền liên kết ở bề mặt tiếp xúc pha - Tỉ lệ vật liệu gia cường /vật liệu nền trong composite - Hình dạng, kích thước của vật liệu gia cường - Định hướng, sự phân bố của vật liệu gia cường 1.1.7 Các phương pháp gia công vật liệu composite [3], [8], [18] 1.1.7.1 Gia công ở áp suất thường a Gia công bằng tay (hand lay- up) Phương pháp này ra... động vật: thành phần chủ yếu là protein Ví dụ như len, lụa, vải nỉ, lông lạc đà, sơi casein, sợi aliginat… - Sợi gốc khoáng: sợi amiăng,  Sợi tổng hợp: - Sợi trên cơ sở polymer hữu cơ nhân tạo: tơ nhân tạo, sợi vitxcô, sợi nitroxenluloza, sợi axetatxenluloza, sợi triaxetatxenluloza… - Sợi trên cơ sở polymer hữu cơ tổng hợp: sợi acrylic, sơi nylon, sợi polyester, sợi polyvinylalcol, sợi aramide - Sợi trên. .. este hơn - Tính chất cơ lý cao hơn UPE * Nhược điểm: - Yêu cầu đóng rắn hoàn toàn trường hợp yêu cầu tính năng cao - Hàm lượng Styren cao - Co ngót khi đóng rắn cao 1.1.5.2 Vật liệu gia cường [2], [3] Vật liệu gia cường đóng vai trò là các điểm chịu ứng suất tập trung vì chúng thường có tính chất cơ lý cao hơn nhựa Người ta thường thêm vào nhựa một số vật liệu gia cường khi chế tạo vật liệu composite. .. loại vật liệu composite: Vật liệu composite được phân loại theo hình dạng và theo bản chất của các vật liệu thành phần SVTH: Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 Đồ án tốt nghiệp 1.1.4.1 13 GVHD: ThS Phan Thị Thúy Hằng Phân loại theo hình dạng:[2], [3] Theo hình dạng của vật liệu gia cường, vật liệu composite được phân thành hai loại lớn : + Vật liệu composite cốt sợi + Vật liệu composite cốt hạt a Vật . _04H4 Đồ án tốt nghiệp 3 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT TỔNG QUAN 3 1.1.Vật liệu composite 3 1.1.1 Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 Đồ án tốt nghiệp 6 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 Đồ án tốt nghiệp 7 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng MỞ ĐẦU 1. Tính. nhiệm vụ: 08/06/2009 Giáo viên hướng dẫn ThS. Phan Thị Thúy Hằng SVTH: Lê NgọcThường – Lê Thị Thu Trang _04H4 Đồ án tốt nghiệp 2 GVHD: ThS. Phan Thị Thúy Hằng LỜI CẢM ƠN Mặc dù còn nhiều thiếu

Ngày đăng: 06/09/2015, 16:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan