TÌM HIỀU một số CHỈ TIÊU SINH lý của cá TRA NGHỆ

9 680 5
TÌM HIỀU một số CHỈ TIÊU SINH lý của cá TRA NGHỆ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÌM HIỀU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA CÁ TRA NGHỆ (Pangasius kunyit) GIỐNG Lê Thị Bảo Ngừng, Trịnh Thị Lan Trường Đại học An Giang 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Nghiên cứu của Pouyaud et al., (1999) cho thấy cá tra nghệ là loài cá da trơn nước ngọt có khả năng thích nghi với điều kiện lợ mặn, chịu được điều kiện sống khắc nghiệt do có sức đề kháng cao. Tuy nhiên, vì cá tra nghệ là loài mới nên chưa được nghiên cứu nhiều. Ở nước ta hiện nay, tình trạng khai thác quá mức nên nguồn lợi thủy sản ngày càng bị cạn kiệt. Do đó, việc duy trì nguồn lợi loài cá này đáng được quan tâm. Vì đây là loài có giá trị kinh tế nên việc nghiên cứu và phát triển loài cá này là rất cần thiết. Ngoài ra, theo kịch bản biển đổi khí hậu của Bộ tài nguyên và môi trường (2009) thì ở Việt Nam vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ có thể tăng lên 2,3 o C và mực nước biển có thể dâng thêm khoảng 75 cm ứng với diện tích ngập của khu vực ĐBSCL là 7.580 km 2 (19 %) so với cùng kỳ (1980 - 1999). Vì vậy, những vùng ở khu vực ĐBSCL bị nước biển xâm nhập mặn cần chuyển dịch cơ cấu nuôi thủy sản sang hướng nước lợ để đáp ứng nhu cầu lương thực nội địa và xuất khẩu. Với phẩm chất thịt săn chắc, thơm ngon và có khả năng thích nghi trong điều kiện nước lợ nên cá tra nghệ trở thành một trong những loài có tiềm năng thay thế cá tra và basa trong tương lai. Từ các yêu cầu thực tiễn trên mà đề tài “Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý của cá tra nghệ (Pangasius kunyit) giống” được thực hiện. 1.2. Mục tiêu của đề tài Cung cấp thêm một số thông tin về các chỉ tiêu sinh lý của cá tra nghệ để hỗ trợ quá trình ương, nuôi cá đạt hiệu quả tốt hơn. 1.3. Nội dung nghiên cứu Xác định một số chỉ tiêu sinh lý của cá tra nghệ như: ngưỡng nhiệt độ, ngưỡng pH, ngưỡng độ mặn, ngưỡng oxy, tần số hô hấp và tiêu hao oxy ở giai đoạn cá 45 ngày tuổi và 60 ngày tuổi. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu tại: Trại thực nghiệm Thủy sản, Trường Đại học An Giang. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2011. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Xác định ngưỡng nhiệt độ Thí nghiệm được bố trí trong thùng xốp với thể tích 10 lit.thùng -1 , mật độ 10 con.thùng -1 được lặp lại 3 lần. Sau 15 phút tăng hoặc giảm 0,5 o C cho đến khi cá chết 50 % thì ghi lại (làm tăng nhiệt độ bằng nước nóng và hạ nhiệt độ bằng nước đá) sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ. 2.2.2. Xác định ngưỡng pH Hình 1: Thí nghiệm xác định ngưỡng pH Thí nghiệm được bố trí trong thùng xốp với thể tích 10 lit.thùng -1 , mật độ 10 con.thùng -1 (ở pH nước máy) và được lặp lại 3 lần. Sau 1 giờ tăng hoặc giảm 0,5 đơn vị, đến khi cá chết 50 % ghi nhận lại (tăng pH bằng nước vôi để lắng trong Ca(OH) 2 có pH = 12,5 và hạ pH bằng dung dịch dấm ăn (CH 3 COOH) với pH = 2,9). Trong quá trình thực hiện thí nghiệm sử dụng máy đo pH. 2.2.3. Xác định ngưỡng độ mặn 1 Thí nghiệm được bố trí trong thùng xốp với thể tích 10 lit.thùng -1 , mật độ 10 con.thùng -1 ở 0 ‰ và được lặp lại 3 lần. Sau 1 giờ tăng 1 ‰ khi đạt độ mặn 12 ‰ thì cứ sau 1 giờ tăng 0,5 ‰ cho đến khi cá chết 50 % thì ghi nhận lại ngưỡng độ mặn (độ mặn được đo bằng khúc xạ kế). 2.2.4. Xác định ngưỡng oxy Thí nghiệm được bố trí trong bình tam giác (2 lit) chuyên dùng cho thí nghiệm sinh lý có 2 vòi, sau khi thả cá vào và đậy kín miệng bình lại bằng nút cao su có gắn 2 vòi, phải đảm bảo không có bọt khí bên trong và không cho oxy xâm nhập vào, mật độ 10 con.bình -1 , lặp lại 3 lần. Đến lúc cá chết 50 % rồi tiến hành thu mẫu nước đem phân tích hàm lượng oxy hòa tan (DO) bằng phương pháp Winkler. Công thức tính DO V tb x N x 8 x 100050 50 DO = Trong đó: DO: Ngưỡng oxy (mg.L -1 ) V tb : thể tích dung dịch Na 2 S 2 O 3 N: nồng độ Na 2 S 2 O 3 là 0,01 N 2.2.5. Xác định tần số hô hấp Bố trí thí nghiệm tương tự như xác định ngưỡng oxy, nhưng sau 15 phút đếm số lần hô hấp của cá trong = một phút đến khi cá chết. 2.2.6. Xác định tiêu hao oxy Bố trí thí nghiệm tương tự như xác định ngưỡng oxy nhưng sau 1 giờ thu mẫu nước phân tích. (O 2 đ - O 2 c) x (V b - V c ) (W c x t) Công thức tính tiêu hao oxy: THO = Trong đó: THO: tiêu hao O 2 (mg.kg -1 .h -1 ) O 2 đ: oxy đầu và O 2 c: oxy cuối (mg.L -1 ) V b : thể tích bình kín, V c : thể tích cá (L) W: khối lượng cá thí nghiệm (kg) t: thời gian cá thí nghiệm (1 giờ 2 Hình 2: Bố trí thí nghiệm xác định ngưỡng oxy 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm MS Excel để nhập và xử lý số liệu. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kích thước của cá tra nghệ giống Bảng: Kích thước cá tra nghệ giống ở 2 giai đoạn thí nghiệm Chỉ tiêu 45 ngày tuổi 60 ngày tuổi Khối lượng (g) 0,99 ± 0,16 2,62 ± 0,39 Chiều dài (mm) 50,13 ± 2,42 65,23 ± 3,45 Chiều cao (mm) 8,8 ± 0,85 13,17 ± 1,34 3.2. Ngưỡng nhiệt độ của cá tra nghệ giống Hình 3: Ngưỡng nhiệt độ trên của cá tra nghệ giống 3.2.1. Ngưỡng nhiệt độ trên Ngưỡng nhiệt độ của cá tra nghệ ở giai đoạn 45 ngày tuổi và 60 ngày tuổi là tương đương nhau lần lượt là 39 o C và 39,3 o C. So với ngưỡng nhiệt độ trên của cá tra và cá basa ở giai đoạn (30 ngày tuổi) thì ngưỡng nhiệt độ trên của cá tra nghệ ở giai đoạn 45 ngày tuổi và 60 ngày tuổi tương đương với cá basa là 39,13 o C nhưng lại thấp hơn so với cá tra là 41,6 o C. Đồng thời, ngưỡng nhiệt độ trên của cá tra nghệ giống cũng thấp hơn ngưỡng nhiệt độ trên của cá lăng nha giống 40 - 40,66 o và thấp hơn so với ngưỡng nhiệt độ trên của cá trê vàng ở giai đoạn (5 ngày tuổi) là 42,1 o C (được trích bởi Nguyễn Thị Hồng Phượng, 2010). Hình 4: Ngưỡng nhiệt độ dưới của cá tra nghệ giống Khi nhiệt độ nước tăng vượt quá ngưỡng thích ứng đối với cá thì cường độ trao đổi chất giảm (Nguyễn Văn Tư, 2005). Theo Weerd and Verreth (1993) nhiệt độ càng cao thì cá vận động càng nhiều, quá trình trao đổi chất diễn ra càng nhanh, cá tốn nhiều năng lượng cho quá trình trao đổi chất và duy trì thân nhiệt. Cá chết nhanh khi nhiệt độ tăng cao là do cường độ trao đổi chất của cá tăng nhanh, từ đó nhu cầu oxy của cá tăng lên làm thay đổi kiểu trao đổi chất của cá và cá chết do không thể tự điều chỉnh được. Khi nhiệt độ tăng quá cao thì cá chết vì không lấy đủ oxy (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). 3.2.2. Ngưỡng nhiệt độ dưới Kết quả thí nghiệm đã nghi nhận ngưỡng nhiệt độ dưới của cá tra nghệ ở giai đoạn 45 ngày tuổi và 60 ngày tuổi tương đương nhau lần lượt là 12 o C và 11,67 o C. So ngưỡng nhiệt độ dưới của cá tra nghệ ở giai đoạn 45 ngày tuổi cao hơn ngưỡng nhiệt độ dưới của cá lăng nha ở giai đoạn 30 ngày tuổi là 9 o C (Nguyễn Thị Hồng Phượng, 2010). Sự giảm nhiệt độ có tác động đến nhịp thở của cá. Khi nhiệt độ môi trường giảm thấp quá mức, hầu hết cá không chỉ sử dụng năng lượng cho quá trình duy trì thân nhiệt vì nhiệt độ cơ thể giảm mà quá trình trao đổi chất cũng giảm. Với nhiệt độ giảm thấp hoạt tính enzyme tiêu hoá của động vật biến nhiệt thay đổi rất lớn khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Khi thân nhiệt vượt quá mức độ nhất định thì các protein, enzym bị biến tính khiến cho cơ thể không thể tồn tại được (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). Khi nhiệt độ giảm phản ứng xảy ra chậm hơn, các liên kết yếu có thể bị gãy, làm các enzym phân rã và ngưng hoạt động, lipid và màng sinh chất bị đông cứng lại cản trở quá trình trao đổi chất làm cho cơ thể lờ đờ, ít cử động, hôn mê rồi chết (Nguyễn Đình Giậu và ctv, 1999). 3.3. Ngưỡng pH của cá tra nghệ giống 3.3.1. Ngưỡng pH trên Kết quả thí nghiệm ngưỡng pH trên của cá tra nghệ ở giai đoạn 45 ngày tuổi và 60 ngày tuổi là tương đương nhau lần lượt là 11,21; 11,23. Theo Boyd C.E. (1990) thì ngưỡng chết base của cá ở mức pH > 11 như vậy kết quả này phù hợp với kết quả từ Boyd C.E. (1990). Ngưỡng pH trên của cá tra nghệ 45 ngày tuổi là 11,21 cao hơn so với ngưỡng pH trên của cá lăng nha ở giai đoạn 30 ngày tuổi là 10,83 (Nguyễn Thị Hồng Phượng, 2010). Hình 6: Ngưỡng pH dưới của cá tra nghệ giống Khi pH tăng có ảnh hưởng đến sắc tố trên da cá làm cá bị chuyển sang màu nhạt hơn màu bình thường của cá tra nghệ ở cả giai đoạn 45 ngày tuổi và 60 ngày tuổi. Theo Nguyễn Đình Trung (2004) pH > 9 sẽ làm cho các tế bào ở mang và các mô bị phá hủy. Do pH càng tăng làm tăng quá trình tiết chất nhầy bám trên mang gây cản trở quá trình đưa nước qua mang trong khi cá tăng cường độ hô hấp dẫn đến mang cá bị tổn thương. Ngoài ra, cá có biểu hiện bơi lội lờ đờ hay cá bị rung mình hoặc bơi đâm đầu vào thành do trung tâm điều khiển mọi hoạt động là hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng, khi hệ thần kinh bị rối loạn hoặc tê liệt do ảnh hưởng của các ion có trong môi trường pH cao hoặc thấp, chúng sẽ mất khả năng kiểm soát và khó có thể phục hồi mọi hoạt động lại bình thường. Do đó, cá hoạt động yếu đi và chết ở pH cao hoặc thấp (Võ Thị Thùy Trang, 2009). 3.3.2. Ngưỡng pH dưới Ngưỡng pH dưới của cá tra nghệ cũng thay đổi theo giai đoạn phát triển vì cá càng lớn thì cấu tạo cơ thể càng hoàn chỉnh nên khả năng chịu đựng với điều kiện khắc nghiệt của môi trường càng cao. Đối với cá ở giai đoạn 45 ngày tuổi chịu được môi trường có pH thấp kém hơn cá ở giai đoạn 60 ngày tuổi với giá trị tương ứng lần lượt là 3,39 và 2,6. Ngoài ra, cá tra nghệ có sức chịu đựng cao hơn cá tra khi ở môi trường có pH thấp. Vì theo Nguyễn Chung (2007) cá tra có thể sống trong môi trường nước nhiễm phèn pH = 4 - 5. Ngưỡng pH dưới của cá tra nghệ ở giai đoạn 45 ngày tuổi là 3,39 thấp hơn ngưỡng pH dưới của cá lăng nha ở giai đoạn 30 ngày tuổi là 4 (Nguyễn Thị Hồng Phượng, 2010). pH biến đổi về phía acid hay kiềm làm tăng quá trình tiết chất nhầy. Chất nhầy bám trên bề mặt mang sẽ làm ngăn cản quá trình trao đổi khí giữa máu và môi trường. Ở pH quá thấp mang cá bị tổn thương và cá không còn khả năng hô hấp (Nguyễn văn Tư, 2005). Khi pH giảm xuống thấp pH < 5 sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy của Hemoglobin, hậu quả là mang tiết ra nhiều Hình 5: Ngưỡng pH trên của cá tra nghệ giống chất nhầy, da và phần ngoài cơ thể tiết ra nhiều nhớt, một số vùng da trở nên đỏ, đồng thời làm giảm khả năng đề kháng của cá (Nguyễn Đình Trung, 2004). Trong môi trường nước ngọt, quá trình hấp thụ nước xảy ra thụ động, nước xâm nhập vào cơ thể và ion sẽ bị thất thoát ra ngoài (Wood and Mcdonald, 1982). Cá sẽ hấp thụ ion để bù đắp hàm lượng ion bị mất đi tuy nhiên trong môi trường có pH = 5 thì quá trình hấp thụ ion Na + và Cl - bị giảm nhưng quá trình thất thoát ion tăng, kết quả dẫn đến làm mất cả hai ion này (Wood and Mcdonald, 1982). Theo Havas (1981) trong môi trường có pH thấp sẽ nguy hại cho sinh vật bởi vì hàm lượng ion Na + thấp. Quá trình ion thất thoát ra ngoài tăng là sự thay thế Ca ++ và các anion ở vị trí màng tế bào thì lại được thay thế bởi ion H + làm tăng acid (Wood and Mcdonald, 1982). Đồng thời, theo Wood (1989) cho rằng trong môi trường acid nồng độ Ca ++ thấp, hàm lượng ion Na + và K + bị mất cũng tương đương với hàm lượng Cl - bị mất và khi hàm lượng ion Na + và Cl - bị mất vượt quá 30 % thì cá sẽ chết trong vòng vài giờ. Cũng trong môi trường acid thì các ion Ca ++ , K + , PO 4 2- cũng bị mất trong nước tiểu (Wood and Mcdonald, 1982). Hình 7: Ngưỡng độ mặn của cá tra nghệ giống 3.4. Ngưỡng độ mặn của cá tra nghệ giống Ngưỡng độ mặn của cá tra nghệ giống ở 2 giai đoạn có khác biệt rõ, đối với cá 45 ngày tuổi là 36 ‰ có ngưỡng độ mặn thấp hơn cá 60 ngày tuổi là 40,5 ‰. Cá tra nghệ có ngưỡng độ mặn cao hơn so với ngưỡng độ mặn của cá lăng nha ở giai đoạn 30 ngày tuổi là 19,66 ‰ (Nguyễn Thị Hồng Phượng, 2010). So với cá tra thì ngưỡng độ mặn của cá tra nghệ cao hơn nhiều. Vì theo Nguyễn Chung (2007) và Nguyễn Thị Bạch Loan (2003) cá tra sống chủ yếu trong vùng nước ngọt và có thể sống được ở những vùng nước lợ 7 - 10 ‰. Điều này cho thấy cá tra nghệ có khả năng sống trong môi trường có độ mặn tương đối cao. Theo Nguyễn Văn Thường (1999) khi nồng độ muối bên ngoài tăng cao, nước có xu hướng thoát ra ngoài cơ thể. Khi đó, cơ thể tìm cách giảm lượng nước thải ra, đồng thời tăng cường thải muối ra ngoài qua cơ quan thận (dưới hình thức nước tiểu mặn và ít) và các cơ qua ngoài thận, quá trình này chỉ duy trì trong thời gian ngắn, nếu xảy ra trong thời gian dài thì lượng ion đi vào tế bào sẽ quá khả năng điều hòa của cơ thể làm cho nồng độ muối trong tế bào tăng lên. Hiện tượng này sẽ làm tế bào bị mất nước vì thế mà thiếu nước phục vụ cho quá trình trao đổi chất dẫn đến cá chết (Đặng Ngọc Thanh, 1974). 3.5. Ngưỡng oxy của cá tra nghệ giống Hình 8: Ngưỡng oxy của cá tra nghệ giống 3.5.1. Ngưỡng oxy của cá tra nghệ giống Từ kết quả nghiên cứu đã ghi nhận ngưỡng oxy của cá tra nghệ giống giảm theo ngày tuổi và có sự khác biệt rõ như cá ở giai đoạn 45 ngày tuổi là 1,41 mg.L -1 còn cá ở giai đoạn 60 ngày tuổi là 1,13 mg.L -1 . Vì qua quá trình phát triển thì cơ thể cá có cấu tạo hoàn chỉnh dần nên khả năng chống chịu với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường cũng tăng theo sự phát triển của cơ thể. So sánh ngưỡng oxy của cá tra nghệ giống với cá tra ở giai đoạn 30 ngày tuổi thì ngưỡng oxy của cá tra nghệ ở giai đoạn 45 ngày tuổi cao gấp 4,5 lần so với cá tra có các giá trị tương ứng lần lượt là 1,41 mg.L -1 và 0,319 mg.L -1 và gấp 2 lần ngưỡng oxy của cá basa là 0,767 mg.L -1 (được trích bởi Nguyễn Thành Nguyên, 1996). Đồng thời, Cá tra nghệ ở giai đoạn 45 ngày tuổi có ngưỡng oxy cao gấp 1,5 lần so với cá lăng nha ở giai đoạn 30 ngày tuổi với giá trị lần lượt là 1,41 mg.L -1 và 0,96 mg.L -1 (Nguyễn Thị Hồng Phượng, 2010). Vì vậy, cá tra nghệ có khả năng chịu đựng trong điều kiện thiếu oxy kém hơn cá tra và cá lăng nha. Theo Huỳnh Hiếu Lộc (2003) ngưỡng oxy của cá phụ thuộc vào môi trường nước mà cá sống trước đó một thời gian, đồng thời còn phụ thuộc vào kích thước, khối lượng và tuổi của cá. Cá thể trưởng thành có khả năng sống trong môi trường thiếu oxy tốt hơn cá thể non nên cá thể non sẽ có ngưỡng oxy cao hơn cá thể trưởng thành. Nguyên nhân là do nhu cầu oxy liên quan cường độ trao đổi chất, cá có cường độ trao đổi chất cao thì ngưỡng oxy sẽ cao, cá thể nhỏ các cơ quan bên trong cơ thể cấu tạo chưa hoàn chỉnh vì thế quá trình trao đổi chất chịu sự tác động lớn khi thiếu oxy hơn cá thể trưởng thành (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền (2000). Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), khi hàm lượng oxy trong nước giảm thấp thì quá trình trao đổi chất và hô hấp của cá sẽ không còn bình thường. Cá sẽ tăng TSHH, tiêu tốn nhiều năng lượng và lấy nhiều oxy hơn nữa để phục vụ cho quá trình hô hấp. Nếu môi trường không đáp ứng đủ nhu cầu oxy cho cơ thể cá thì cá sẽ bị chết ngạt. 3.5.2. Tần số hô hấp của cá tra nghệ giống TSHH của cá tra nghệ giống cũng thay đổi theo ngày tuổi như ở 15 phút đầu cá ở giai đoạn 45 ngày tuổi có TSHH thấp hơn TSHH của cá ở giai đoạn 60 ngày tuổi lần lượt là 93,33 lần.phút -1 và 98,33 lần.phút -1 .Nhưng TSHH của cá tra nghệ cao nhất đối với cá 45 ngày tuổi là 140,67 lần.phút -1 ở phút 120 và đối với cá 60 ngày tuổi là 131 lần.phút -1 ở phút 60. Sau đó, TSHH giảm dần còn 82,67 lần.phút -1 đối với cá 45 ngày tuổi và 85,33 lần.phút -1 đối với cá 60 ngày tuổi vào lúc 15 phút trước khi cá chết. TSHH của cá tiếp tục giảm cho đến khi cá bắt đầu chết là 43 lần.phút -1 đối với cá 45 ngày tuổi và 57,67 lần.phút -1 đối với cá 60 ngày tuổi. Hình 9: Biến động TSHH ở ngưỡng oxy của cá tra nghệ giống Theo Nguyễn Văn Kiểm (2004) đối với cá ở các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu về oxy cũng khác nhau, ở giai đoạn càng nhỏ thì nhu cầu oxy càng cao và ngược lại. Theo Bùi Lai và ctv (1985) đối với cùng một loài thì cường độ hô hấp của cá sẽ biến đổi theo quy luật tăng trưởng của cơ thể và cả trạng thái sinh lý của chúng. Ở giai đoạn nhỏ cá hô hấp nhiều hơn, khoảng cách giữa hai lần hô hấp nhanh hơn ở cá lớn. Khi hàm lượng oxy bị giảm thấp thì quá trình trao đổi chất của cá sẽ không còn ổn định, cá hoạt động nhanh tiêu hao năng lượng nhiều: TSHH tăng, tiêu thụ oxy nhiều, nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu oxy, sau một thời gian cá sẽ chết ngạt (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). TSHH của cá tăng cao nhất trước khi oxy đạt tới giá trị thấp nhất có thể gây cá chết là do nhu cầu oxy của cá cao, trong khi đó lượng oxy hòa tan trong nước giảm dần, để cung cấp đủ oxy cho quá trình trao đổi chất thì cá phải tăng cường hô hấp (đóng mở nắp mang). Nhưng oxy giảm liên tục thì quá trình trao đổi chất của cá bị rối loạn và cá không còn khả năng điều chỉnh nữa. Cá bắt đầu bơi hoảng loạn, hô hấp nhanh và mạnh để tăng cường đưa nước qua mang lấy oxy vào và bơi tập trung lên tầng mặt vì oxy hòa tan ở tầng mặt cao hơn. Khi đó, cá yếu hô hấp giảm và chết nhanh chóng do không cung cấp được lượng oxy cần thiết cho cơ thể (Nguyễn Thị Hồng Phượng, 2010). Hình 10: Ngưỡng oxy của cá tra nghệ giống 3.6. Tiêu hao oxy cá tra nghệ giống. Kết quả cho thấy lượng tiêu hao oxy ở 2 giai đoạn phát triển của cá tra nghệ giống có khác biệt. Cá nhỏ có lượng tiêu hao oxy cao hơn cá lớn, đối với cá 45 ngày tuổi có tiêu hao oxy là 680,03 mg.kg -1 .h -1 còn cá 60 ngày tuổi là 596,07 mg.kg -1 .h -1 . So với lượng tiêu hao oxy của cá lăng nha ở giai đoạn 30 ngày tuổi là 318,77 mg.kg -1 .h -1 thì lượng tiêu hao oxy của cá tra nghệ cao hơn. Đồng thời, lượng tiêu hao oxy của cá tra nghệ cao hơn nhiều so với cá tra là 189 mg.kg -1 .h -1 và cá basa là 159 mg.kg -1 .h -1 (được trích bởi Nguyễn Thị Hồng Phượng, 2010). Qua đó, cho thấy cá tra nghệ là loài tiêu hao oxy cao, thường sống trong môi trường nước sạch có dòng chảy. Theo Tom (1998) cho rằng nhu cầu oxy trên một đơn vị trọng lượng cá sẽ giảm theo quá trình phát triển. Kết quả này phù hợp với quy luật phát triển của cơ thể cá, cá có trọng lượng lớn có TSHH thấp còn cá có trọng lượng nhỏ có TSHH cao, cá con có TSHH cao hơn cá trưởng thành, có cường độ trao đổi chất lớn, do đó tiêu hao oxy lớn hơn cá trưởng thành (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Qua quá trình thí nghiệm một số chỉ tiêu sinh lý của cá tra nghệ ở giai đoạn 45 ngày tuổi và 60 ngày tuổi cho thấy: Ngưỡng nhiệt độ của cá tra nghệ ở 2 giai đoạn tương đương nhau, đối với cá 45 ngày tuổi là 12 - 39 °C và cá 60 ngày tuổi là 11,67 - 39,3 °C. Ngưỡng pH trên của cá tra nghệ ở giai đoạn 45 ngày tuổi và 60 ngày tuổi là tương đương nhau lần lượt là 11,21 và 11,23. Nhưng ngưỡng pH dưới thì cá tra nghệ ở giai đoạn 45 ngày tuổi chịu được môi trường có pH thấp kém hơn cá ở giai đoạn 60 ngày tuổi với giá trị tương ứng lần lượt là 3,39 và 2,6. Ngưỡng độ mặn của cá tra nghệ ở 2 giai đoạn cá khác biệt rõ, đối với cá 45 ngày tuổi có ngưỡng độ mặn là 36 ‰ thấp hơn cá 60 ngày tuổi có ngưỡng độ mặn là 40,5 ‰. Ngưỡng oxy của cá tra nghệ giống giảm theo ngày tuổi, cá 45 ngày tuổi có ngưỡng oxy là 1,41 mg.L -1 cao hơn ngưỡng oxy của cá 60 ngày tuổi là 1,13 mg.L -1 . TSHH của cá tra nghệ cao nhất ở cá 45 ngày tuổi là 140,67 lần.phút -1 ở phút thứ 120 và đối với cá 60 ngày tuổi là 131 lần.phút -1 ở phút thứ 60. Sau đó, TSHH giảm dần còn 82,67 lần.phút -1 đối với cá 45 ngày tuổi và 85,33 lần.phút -1 đối với cá 60 ngày tuổi vào lúc 15 phút trước khi cá chết. TSHH của cá tiếp tục giảm cho đến khi cá bắt đầu chết là 43 lần.phút -1 đối với cá 45 ngày tuổi và 57,67 lần.phút -1 đối với cá 60 ngày tuổi. Cá nhỏ có lượng tiêu hao oxy cao hơn cá lớn, cá ở giai đoạn 45 ngày tuổi có tiêu hao oxy là 680,03 mg.kg -1 .h -1 cao hơn cá 60 ngày tuổi có lượng tiêu hao oxy là 596,07 mg.kg -1 .h -1 . 4.2. Khuyến nghị Tìm hiểu các chỉ tiêu sinh lý của cá tra nghệ ở giai đoạn cá bột lên cá hương. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng, biến đổi ASTT của cá tra nghệ. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý của cá tra nghệ ở giai đoạn hương lên giống. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ lên khả năng tiêu hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá tra nghệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ tài nguyên môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, NXB Hà Nội. Bùi Lai, Nguyễn Quốc Khang, Nguyễn Mộng Hùng, Lê Quang Long và Mai Đình Yên (1985), Cơ sở sinh lý sinh thái cá, NXB Nông nghiệp, 178 trang. Đặng Ngọc Thanh (1974), Thủy sinh học đại cương, NXB Đại học, Trung học Chuyên Nghiệp, 214 trang. Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền (2000), Bài giảng Sinh lý động vật thủy sinh, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Huỳnh Hiếu Lộc (2003), Tìm hiểu một vài chỉ tiêu sinh lý cá lóc bông (Channa micropeltes) giai đoạn hương và giống, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Chung (2007), Kỹ thuật sản xuất và nuôi cá tra, NXB Nông nghiệp Tp. HCM. Nguyễn Đình Giậu, Nguyễn Chi Mai và Trần Thị Việt Hồng (1999), Sinh lý học người và động vật, Đại học quốc gia Tp. HCM - Trường Đại học Khoa học tự nhiên. Nguyễn Đình Trung (2004), Quản lý chất lượng nước trong NTTS, NXB Nông Nghiệp. Nguyễn Thị Bạch Loan (2003), Giáo trình Ngư loại I, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thị Hồng Phượng (2010), Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý cá lăng nha, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Thành Nguyên (1996), Khảo sát hình thái phân loại và một số chỉ tiêu sinh lý cá basa, cá tra và cá lai, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Kiểm (2004), Một số đặc trưng hình thái, sinh thái - sinh hóa và di truyền ba loại hình cá chép (chép vàng, chép trắng và chép hung) ở đồng bằng sông Cửu Long, Luận án tiến sĩ Nông Nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Thường (1999), Sinh thái thủy sinh vật, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Văn Tư (2005), Bài giảng Sinh lý cá và giáp xác, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM . Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thanh Phương và Huỳnh Thị Tú (2004), Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2009), Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống, NXB Nông nghiệp, 215 trang. Võ Thị Thùy Trang (2009), Ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, oxy, pH đến sự phát triển phôi, cá bột Thác Lác Cườm & Trê Vàng, Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Boyd, C.E. (1990), Water quality in ponds for aquaculture, Ala. Agr. Exp. Sta., Auburn Univer., Alabama 36894 Amerian. Havas M., (1981), Physiological response of aquatic animals to low pH. In: Singer R (ed) Effects of acidic precipitation on benthos, North Amercian Benthological Society, Hamilton, NY. Tom L. (1998), Nutri and feeding of fish. Kluwer Academic Publisher, Second edition. Pouyaud, L., G.G. Teugels and M. Legendre (1999), Description of a new pangasiid catfish from south-east Asia (Siluriformes). Cybium 23(3):247-258. Weerd, H.V and J.Verreth, (1993), Fish Nutrition, Guest lecturers, Department of Fish Culture and Fisheries, Wageingen Agricutural University. Wood, C. M and D. G. Mcdonald, (1982), Physiological mechanisms of acid toxicity to fish. P. 197 - 226, American Fisheries Society, 5410 Grosvenor lane. Wood, C., (1989), The physiological prolems of fish in acid water, P. 125 - 152, Acid toxicity and aquatic animals, Cambridge, Cambridge University Press, Cambridge. ASBTRACT This experiment was conducted at the experimental farm of An Giang University, Long Xuyen City, An Giang, Sounthern Vietnam from November to December in 2011. The indicators threshold of temperature, pH, salinity, oxygen, as well as respiratory frequency and oxygen consumption of fish in the stage 45 days old and 60 days old were determined with 3 replicates for each of them. Experiments results showed that the temperature threshold of fish in 45 days old was 12 - 39 °C and 60 days old was 11.67 - 39.3 °C. pH threshold of fish 45 and 60 days old was 3.39 - 11.21 and 2.6 - 11.23, respectively. Salinity threshold of Pangasius Kunyit at 45 days old was 36 ‰ lower than 60 days old was 40 ‰. Oxygen threshold of fish 45 days old was 1.41 mg.L -1 higher than fish 60 days old was 1.13 mg.L -1 . The highest respiratory frequency of fish 45 days old was 140.67 times.min -1 at the 120 minutes as well as 131 times.min -1 at the 60 minute for fish 60 days old. Then, respiratory frequency reduced to 82.67 times.min -1 for fish 45 days old and 85.33 times.min -1 for fish 60 days old at 15 minutes before the fish death. Respiratory frequency of fish continue reduced until the fish started death was 43 times.min -1 for fish 45 days old times.min -1 and 57.67 times.min -1 for fish 60 days old. Oxygen consumption of fish 45 days old was 680.03 mg.kg -1 .h 1 and fish 60 days old was 596.07 mg.kg -1 .h -1 . Key words: Pangasius kunyit, fish physiology, physiological indicators, environmental factors . nên cá tra nghệ trở thành một trong những loài có tiềm năng thay thế cá tra và basa trong tương lai. Từ các yêu cầu thực tiễn trên mà đề tài Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý của cá tra nghệ. Mục tiêu của đề tài Cung cấp thêm một số thông tin về các chỉ tiêu sinh lý của cá tra nghệ để hỗ trợ quá trình ương, nuôi cá đạt hiệu quả tốt hơn. 1.3. Nội dung nghiên cứu Xác định một số chỉ tiêu. nghị Tìm hiểu các chỉ tiêu sinh lý của cá tra nghệ ở giai đoạn cá bột lên cá hương. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng, biến đổi ASTT của cá tra nghệ. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt

Ngày đăng: 06/09/2015, 08:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan