LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA

118 462 0
LUẬN VĂN: KHẢO SÁT BÀI CA LÀM VÍA CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU1 1. Lí do chọn đề tài:1 2. Lịch sử vấn đề:2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:5 5.Những đóng góp mới của luận văn8 6. Bố cục luận văn:8 NỘI DUNG9 Chương 1: NGƯỜI MƯỜNG Ở THẠCH THÀNH VÀ DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ “ BÀI CA LÀM VÍA” CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA9 1.1. Tổng quan về tộc người Mường9 1.1.1. Quá trình hình thành dân tộc Mường9 1.1.2. Nền kinh tế- văn hóa- xã hội Mường Thạch Thành11 1.1.2.1. Kinh tế:12 1.1.2.2. Hôn nhân gia đình:13 1.1.2.3. Văn hóa14 1.2.2 Giới thiệu chung về nghi lễ làm vía của người Mường Thạch Thành19 1.2.2.1. Vai trò của ông Mo19 1.2.2.2. Diễn xướng các nghi lễ làm vía của người Mường Thạch Thành22 1.2.2.2.1. Làm vía cho trẻ nhỏ ( gọi vía lạc)22 1.2.2.2.2 Làm vía hết năm27 1.2.2.2.3 Làm vía kéo si31 Chương 2: NỘI DUNG CỦA NHỮNG BÀI CA LÀM VÍA42 2.1. Bài ca làm vía phản ánh nhận thức về thế giới của người Mường xưa42 2.1.1.Quan niệm về vía con người42 2.1.2. Quan niệm về các tầng vũ trụ45 2.1.2.1. Mường Trời:46 2.1.2.2. Thế giới bên Âm:46 2.1.2.3. Thế giới Âm Phủ:48 2.1.2.4. Thế giới Dương Gian:49 2.2. Bài ca làm vía phản ánh cuộc sống, phong tục tập quán của người dân bản Mường52 2.2.1.Bài ca làm vía phản ánh cuộc sống lao động của người dân bản Mường.52 2.2.2. Cuộc sống sinh hoạt, phong tục tập quán của người dân bản Mường57 2.2.2.1. Cuộc sống sinh hoạt57 2.2.2.2. Phong tục tập quán60 2.3. Bài ca làm vía thể hiện ước mong về sự an lành của vía, ước mong về sức khỏe và sự trường tồn.70 Tiểu kết chương 279 Chương 3: NGHỆ THUẬT CỦA NHỮNG BÀI CA LÀM VÍA80 3.1. Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong lối biểu hiện80 3.2. Kết cấu:83 3.3.Ngôn ngữ87 3.3.1Cách dùng từ giàu tính biểu cảm với cách diễn đạt rất riêng88 3.3.2. Hình ảnh ví von, so sánh độc đáo89 3.3.3. Ngôn từ thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người Mường91 3.3.4. Ngôn từ thể hiện lối tư duy vừa huyền bí vừa trực cảm của người Mường93 3.4. Thể thơ95 3.5 .Biểu tượng và hình ảnh99 3.5.1.Biểu tượng cây si100 3.5.2.Hình ảnh cây mía mật:103 3.5.3.Hình ảnh con gà trống chân lớn, cổ dài:104 Tiểu kết chương 3106 PHẦN KẾT LUẬN107 TÀI LIỆU THAM KHẢO110

   BÀI CA LÀM VÍA !"#$%& Chuyên ngành: '()*+,-(./0( 1!23453 678 19 Tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư-Tiến sĩ Phạm Thu Yến suốt thời gian qua đã nhiệt tình, chu đáo chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong tổ bộ môn Văn học dân gian đã tận tâm hướng dẫn, giảng dạy chúng tôi trong suốt thời gian qua. Xin cảm ơn văn phòng khoa Văn; phòng Sau Đại học trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội; gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn. Tác giả luận văn 2 1 Trang 3  :! 7;1<,+)*(=>?@/A 1.Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc mang dầy đủ những đặc trưng riêng của từng vùng, từng miền. Dân tộc Mường là một trong 54 dân tộc thiểu số ở nước ta có nét đặc trưng riêng trong văn hóa dân tộc biểu hiện qua ngôn ngữ, trang phục, dân ca, phong tục tập quán, tín ngưỡng Trong số các dân tộc thiểu số ở Thanh Hoá, dân tộc Mường có dân số đông nhất. Đồng thời, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá xã hội và an ninh quốc phòng ở miền núi Thanh Hoá. Cư dân Mường thường cư trú ở vùng thung lũng chân núi, làm ăn sinh tồn chủ yếu dựa vào các tài nguyên rừng. Địa bàn cư trú của người Mường Thanh Hoá tiếp giáp người Kinh, đồng thời cũng là vùng giao lưu, tiếp xúc văn hoá với nhiều tộc người khác như Dao, Thái, Mông, Thổ, Khơ Mú… Dưới góc độ địa lý học, dân tộc học có thể nhận thấy rằng: Người Mường ở Việt Nam là một dân tộc thống nhất nhưng cũng có sự khác biệt mang tính địa phương khá rõ nét. Người Mường Thanh Hoá trong quá trình phát triển của lịch sử đã tạo nên những nét đặc sắc văn hoá của riêng mình. 2.Tìm hiểu về văn hóa Mường đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng nghiên cứu về nghi lễ và bài dân ca làm vía vẫn đang còn là một mảnh đất sơ khai, mới mẻ chưa được chú ý. . Dân ca làm vía là một hiện tượng độc đáo gắn với phong tục và nghi lễ làm vía của người Mường. Chính vì vậy việc đi tìm hiểu về văn học dân gian của người Mường nói chung cũng như những “Bài ca làm vía” của người Mường Thạch Thành nói riêng là công việc hữu ích, góp phần phát huy bản sắc văn hóa và giữ gìn những nét văn hóa cổ xưa của dân tộc. Khi đi tìm hiểu về vấn đề này một số nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở góc độ là một nghi lễ phục vụ cho đời sống tín ngưỡng mà chưa thực sự quan tâm đến những giá trị văn học được lưu giữ trong bài dân ca. Vì vậy người viết quyết định chọn đề tài B)CDE?Bài ca làm vía+F0(.GH/GH(.I)JKL()M+))@()$ ?N())0()O0Pđể tập trung làm nổi bật lên những giá trị đặc sắc của cả nghi lễ và của cả 3 bài dân ca nghi lễ này. 1 3.Tìm hiểu dân ca nghi lễ làm vía , chúng tôi muốn tìm hiểu thế giới tâm hồn, tình cảm của người Mường và hiểu sâu sắc hơn những giá trị nghệ thuật của nó trong kho tàng dân ca dân tộc Mường. Hơn thế nữa Dân ca làm vía là một loại hình tổng hợp của nghệ thuật ngôn từ và phương thức diễn xướng dân gian gắn với phong tục nghi lễ làm vía của người Mường, trong đó thành tố đóng vai trò quan trọng là nghệ thuật ngôn từ. Khi thực hiện đề tài, người viết có thuận lợi là được sinh ra trên mảnh đất Thạch Thành và là một người con của dân tộc Mường. Nói được tiếng nói của dân tộc Mường và đặc biệt là từ nhỏ đã được lớn lên trong một nền văn hóa Mường với những nghi lễ và lễ hội đặc biệt.Với việc triển khai đề tài này người viết hi vọng có thể đem đến cho mọi người những hiểu biết cụ thể về một nghi lễ mang những nét văn hóa của địa phương mình, và hơn thế nữa làm nổi bật lên những giá trị văn học về cả nội dung và nghệ thuật trong bài dân ca Làm vía - Mường . Với việc triển khai đề tài này người viết mong muốn có thể đóng góp một phần nhỏ bé vào công việc nghiên cứu cũng như sưu tầm nét văn hóa làm Vía đặc sắc của người Mường Thạch Thành. 6;1Q+)DRST(=>A Dân tộc Mường trên đất nước Việt Nam là một tộc người mang những nét văn hóa đặc sắc. Những nét văn hóa đó hiện nay đang được Đảng và nhà nước quan tâm sưu tầm, phát triển và lưu giữ. Hội văn nghệ dân gian Việt Nam được thành lập ( 01/01/1976) chính là một tổ chức của nhà nước giữ trọng trách này. Mục đích của hội là “ Sưu tầm nghiên cứu, phổ biến và truyền dạy vốn văn hóa, văn nghệ dân gian các tộc người Việt Nam”. Nền văn hóa Mường đã được tìm hiểu từ rất lâu, ở cả những người nghiên cứu sưu tầm trong nước và cả những người nghiên cứu nước ngoài. Vùng đất mà các nhà dân tộc học quan tâm khảo sát đó là Hòa Bình, bởi vùng đất này được mệnh danh là đất cổ, là cái nôi sinh ra họ. Tuy nhiên người Mường không chỉ cư trú ở Hòa Bình mà còn sống ở rất nhiều các vùng đất khác đó là Phú Thọ,Thanh Hóa,Sơn La Thanh Hóa là một trong những nơi tập trung đông người Mường với những nét văn hóa riêng so với người Mường ở Hòa Bình hay Phú Thọ. Và cho đến giai đoạn hiện nay, bắt đầu từ những năm 1980 bản sắc văn hóa của người Mường Thanh Hóa mới được quan tâm, tìm hiểu. 2 Nghi lễ làm vía và “ bài ca làm vía” của người Mường ở Thanh Hóa thuộc tín ngưỡng vía của dân tộc Mường. Khi nghiên cứu về vấn đề này đã có một số công trình như sau: 1. Năm 2010, nhà nghiên cứu Hoàng Anh Nhân của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam đã cho xuất bản cuốn “ Tín ngưỡng vía trù của người Mường” ( do nhà xuất bản Dân Trí in năm 2010). Đây là cuốn sách giới thiệu về nghi lễ “ Vía trù” của người Mường, bên cạnh phần lễ là bài dân ca được sử dụng trong nghi lễ đặc biệt này. Cuốn sách đã cho chúng ta thấy quan niệm của người Mường về “Vía”. Theo sự tìm hiểu của Hoàng Anh Nhân : “ Vía là một thứ vô hình, phi vật chất, sống trong cơ thể của mọi sinh vật, vía có sức mạnh siêu nhiên, có khả năng chi phối mọi ý nghĩa, hành vi sự sống, sự chết của sinh vật (trong đó có con người) vía là tinh thần, là trí tuệ của con người”. Trong cuốn sách này ông cũng phân biệt quan niệm “ ma” và “ vía”. Khi con người ta chết đi vía thoát khỏi xác người , xác ấy được đặt trong quan tài gỗ và được chôn vào lòng đất, thì xác trở thành cát bụi hòa tan vào đất trời, sông núi còn vía vẫn là một cơ thể sống nhưng vô hình, thường xuất hiện thoáng qua như bóng ma và từ đây Ma làm ăn sinh sống ở thế giới Mường Ma. Vậy “ Ma” chính là vía sau khi đã thoát khỏi xác người chết. 2. Công trình thứ hai mà người viết tìm hiểu được đó là công trình “ Văn hóa dân gian Mường” của nhà nghiên cứu Bùi Thiện ( do nhà xuất bản Văn hóa Dân Tộc phát hành vào năm 2010). Cuốn sách này là một công trình nghiên cứu đồ sộ, cho người đọc những hiểu biết về văn hóa dân gian của dân tộc Mường . Tác giả chia công trình nghiên cứu của mình thành năm mục lớn với rất nhiều mục nhỏ. Ông nghiên cứu từ thiên nhiên, đất nước, con người của vùng Mường cho đến những nét huyền thoại, vũ trụ quan – thế giới quan , về văn hóa vật chất cũng như tinh thần của người Mường. Vì vậy nghi lễ “ Làm vía kéo si” là một phần rất nhỏ trong công trình nghiên cứu này. Có khoảng hai trang giấy viết về nghi lễ , cho chúng ta biết những hiểu biết sơ bộ về nguồn gốc, về các thủ tục khi ông Mo thực hiện nghi lễ. Tuy nhiên đây mới chỉ là những hiểu biết rất chung về một nghi lễ còn nhiều nét đặc sắc mà chúng ta phải bàn đến. 3 3.Công trình thứ ba và thứ tư mà người viết tìm hiểu được cũng là của nhà nghiên cứu Bùi Thiện, có thể nói đây là một nhà nghiên cứu rất tâm huyết với văn hóa Mường. Cuốn sách này tác giả đưa đến người đọc những bài “ Dân Ca Mường” với những nét đặc sắc riêng có của dân tộc Mường. Công trình nghiên cứu được nhà xuất bản Văn Hóa Dân tộc in thành hai quyển sách “ Dân Ca Mường, phần Tiếng Việt” và “ Dân Ca Mường, phần tiếng Mường”. “ Bài ca làm Vía kéo si” hay còn gọi là “ vía Mụ” được nhà nghiên cứu Bùi Thiện xếp vào phần Dân Ca hát Mo khấn phong tục. Công trình nghiên cứu này cho ta biết phần văn bản bài ca nghi lễ “ Vái Mụ”. Phần văn bản này gồm có bài “ Mo vái Mụ” và bài “ Thức Si dậy” cùng với 15 bài Khu làm trò. 4. Công trình thứ năm mà theo người viết công trình này đã phần nào thể hiện được những nét đặc sắc trong tín ngưỡng dân gian Mường Thanh Hóa. Đó là công trình “ Tín ngưỡng dân gian Mường Thanh Hóa” phần “ Tín ngưỡng Vía” của tác giả Hoàng Anh Nhân. Công trình này đã giới thiệu ba nghi lễ và ba bài ca làm vía của người Thanh Hóa: - Thứ nhất đó là lễ gọi vía trẻ bị lạc - Thứ hai là lễ cầu vía hết năm - Thứ ba là lễ cầu vía cho con gái Các nghi lễ này được giới thiệu về cả phần lễ và phần lời ca, cả phần Tiếng Mường và phần Tiếng Việt. Tuy nhiên nghi lễ làm vía vẫn chưa thực sự cụ thể. Đây chính là lí do để người viết lựa chọn nghiên cứu nghi lễ cũng như bài ca làm vía kéo si để triển khai làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 5. Công trình thứ 6 chính là Khóa luận tốt nghiệp của tác giả vào năm 2012 với đề tài: “ Khảo sát bài ca làm vía kéo si” của người Mường ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Trong công trình này người viết đã giới thiệu khá cụ thể về nghi lễ làm vía kéo si và phân tích những nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của “ bài ca làm vía kéo si”. Thông qua quá trình đi khảo sát thực tế người viết nhận thấy rằng nghi lễ “ và bài ca làm vía ” đã tồn tại rất lâu đời trong đời sống tín ngưỡng của người dân Mường Thạch Thành chứng tỏ nét tâm linh này đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân 4 dân. Nhìn nhận vấn đề, người viết thấy rằng cần phải bảo lưu những nét văn hóa tinh thần mang đậm bản sắc dân tộc ở địa phương. U;V+=<+)S@()/LWSV(.)/X(+YJ 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm nổi bật lên vai trò của những nghi lễ làm vía trong đời sống tinh thần của người dân Mường Thạch Thành. - Cho mọi người thấy được những cái hay trong nội dung cũng như đặc sắc trong nghệ thuật của những bài ca làm vía. Từ đó mọi người có thể hiểu được cuộc sống lao động, cuộc sống sinh hoạt cũng như những phong tục tập quán của cư dân Mường. - Góp phần vào việc bảo tồn, lưu giữ các giá trị của dân ca làm vía của người Mường ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về bài ca làm vía và các nghi lễ làm vía: làm vía cho trẻ em, làm vía hết năm và làm vía kéo si của người Mường Thạch Thành, Thanh Hóa. - Khảo tả cách tổ chức và hình thức diễn xướng cơ bản của các nghi lễ và bài ca nghi lễ làm vía ở huyện Thạch Thành. - Vận dụng các phương pháp nghiên cứu để chỉ ra giá trị, ý nghĩa về mặt nội dung và nghệ thuật của các bài ca làm vía. Từ đó hiểu được giá trị của những nghi lễ làm vía trong đời sống tinh thần của người Mường và thấy được hết những cái hay, cái đẹp của tiểu loại dân ca nghi lễ làm vía khi đặt trong tổng quan nền văn học dân gian dân tộc Mường. Z;[/?G\(.S@])MWS/(.)/X(+YJA 4.1. Đối tượng nghiên cứu: - Ba tiểu loại nghi lễ làm vía trong tín ngưỡng vía của người Mường A^@WS<0 +) ?_`aW$^@WS<0)b?('WS@^@WS<0cdD/; - Ba bài dân ca gắn với 3 tiểu loại nghi lễ kể trên của dân tộc Mường Thạch Thành. 4.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu: Khi bắt tay vào thực hiện đề tài, chúng tôi đã có quá trình khảo sát trong cả một năm từ tháng 5/ 2014 đến tháng 5/2015. Sau một thời gian dài nghiên cứu thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng, những nghi lễ diễn xướng và bài ca làm vía vẫn tồn tại 5 rất nhiều trong đời sống tinh thần của người dân Mường Thạch Thành. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 2 nghi lễ làm vía cho trẻ em, 2 nghi lễ làm vía hết năm và 2 nghi lễ làm vía cho người già, cụ thể như sau: - Làm vía cho trẻ em: 1. Nghi lễ làm vía tại gia đình cháu: Quách Thị Anh Thơ, 7 tháng tuổi, ở thôn Sơn Để, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, do thầy Mo Bùi Văn Dung thực hiện. ( diễn ra vào 15/10/2014). 2. Nghi lễ làm vía tại gia đình cháu Nguyễn Văn Nam, 4 tuổi, ở thôn Yên Lão, xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa.( 30/11/2014). - Làm vía hết năm: 1. Nghi lễ làm vía hết năm tại gia đình ông Quách Văn Quyền, thôn Phù Bản xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. ( 25/12/2014 âm lịch) 2. Nghi lễ làm vía hết năm tại gia đình ông Bùi Văn Quân thôn Yên Lão, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. (28/12/2014 âm lịch). - Làm vía cho người già( làm vía kéo si) 1. Nghi lễ làm vía kéo si tại gia đình ông Bùi Văn Mợ, ở thôn Tiên Quang, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. ( 25/3/2015). 2. Nghi lễ làm vía kéo si tại gia đình bà Bùi Thị Tám ở thôn Sồi, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. ( 26.5/2015). - Chúng tôi đã tiến hành ghi âm, quay phim và chụp ảnh các nghi lễ diễn ra kể trên. Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy: hai bài ca nghi lễ “ làm vía gọi trẻ lạc, làm vía hết năm” mà chúng tôi khảo sát ở huyện Thạch Thành là hai bài ca đã được tác giả Hoàng Anh Nhân sưu tầm và tuyển chọn trong công trình “ Tín ngưỡng dân gian Mường Thanh Hóa”, vì vậy chúng tôi sử dụng tài liệu nghiên cứu là công trình: “Tư liệu tín ngưỡng dân gian Mường Thanh Hóa, Tín ngưỡng vía. NXB Lao động” - Cụ thể là chúng tôi nghiên cứu hai bài ca “ Làm vía gọi trẻ lạc và làm vía hết năm” và những nghi lễ cụ thể diễn ra tại huyện Thạch Thành. - “Bài ca làm vía kéo si” và nghi lễ làm vía cho người già được chúng tôi tiến hành ghi âm, chụp ảnh. Phần lời chúng tôi nhờ ông thầy Mo Bùi Văn Dung dịch lại sang tiếng Việt. 6 - Ngoài ra chúng tôi còn tìm hiểu thêm một số tài liệu viết về dân ca của dân tộc Mường để so sánh về nội dung và một số phần trong kết cấu văn bản của các bài ca làm vía, cụ thể là: 1. Dân ca Mường. Phần tiếng Mường 2. Dân ca Mường. Phần tiếng Việt U; 8;)Ge(.])E](.)/X(+YJA - Phương pháp điền dã Dân ca nghi lễ làm vía gắn liền với đời sống tín ngưỡng của nhân dân Mường Thạch Thành, cho nên khi tìm hiểu nội dung và giá trị của bài dân ca chúng ta phải đặt trong môi trường diễn xướng của nó. Vì thế chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã, quan sát, ghi chép và khảo sát một số trường hợp cụ thể như đã trình bày ở phần trên. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành Trên cơ sở quan sát thực tế các buổi lễ của người Mường, tìm hiểu đặc điểm của bài ca trong quá trình diễn xướng và tìm hiểu văn bản của bài ca, chúng tôi sử dụng rất nhiều phương pháp nghiên cứu. Ở đây chúng tôi áp dụng các phương pháp nghiên cứu văn học với phương pháp nghiên cứu một hiện tượng văn học nói chung: Lịch sử, phong tục, tập quán, tín ngưỡng… - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Chúng tôi đi vào phân tích từng khía cạnh trong nội dung và nghệ thuật của “ Những bài ca làm vía”, từ đó tổng hợp lại để có cái nhìn toàn diện về quan niệm và cuộc sống của những người dân ở bản Mường. - Phương pháp so sánh- đối chiếu: Phương pháp so sánh- đối chiếu được vận dụng trong luận văn nhằm làm nổi bật lên sự khác nhau ở mỗi nghi lễ: về cách thức tổ chức, về trình tự diễn ra mỗi nghi lễ, về kết cấu của những bài ca làm vía. Ngoài ra chúng tôi còn so sánh những phong tục tập quán của người Mường với những dân tộc khác để thấy rõ được nét bản sắc độc đáo riêng của dân tộc Mường. - Phương pháp nghiên cứu văn hóa học- dân tộc học. Dựa trên nền tảng kiến thức về văn hóa học, dân tộc học cụ thể là nhũng phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Mường để nghiên cứu văn học, nghĩa là xuất phát từ những hiểu biết về những đặc điểm đặc trưng nhất của dân tộc Mường để tìm hiểu về tiểu loại dân ca nghi lễ: cụ thể là nội dung của những bài ca làm vía. 7 [...]... luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, Thư mục tham khảo, luận văn có kết cấu 3 chương cụ thể như sau: Chương I: Nghi lễ và diễn xướng nghi lễ “ Bài ca làm vía của người Mường ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa Chương II: Nội dung của những Bài ca làm vía Chương III: Nghệ thuật của những Bài ca làm vía 8 NỘI DUNG Chương 1 NGƯỜI MƯỜNG Ở THẠCH THÀNH VÀ DIỄN XƯỚNG NGHI LỄ “BÀI CA LÀM VÍA” CỦA... Mường Bắc Thanh Hoá hiện là một khối có nền tảng lâu đời so với các cư dân ở miền núi trong tỉnh" [37, tr40] Còn trong quan niệm của người Mường ở Thanh Hóa, bộ phận người Mường có mặt từ lâu đời ở vùng núi xứ Thanh gọi là "người Mường Trong", bộ phận người Mường từ các tỉnh khác di cư vào gọi là "người Mường Ngoài " Người Mường xứ Thanh được cấu thành ít nhất từ ba dòng chính: gốc người Mường từ tỉnh. .. nghi lễ làm vía: làm vía cho trẻ em ( gọi vía trẻ lạc); làm vía hết năm; làm vía kéo si vẫn tồn tại thường xuyên trong đời sống của người Mường Thạch Thành Chúng tôi tiến hành khảo sát 6 buổi lễ ở 6 gia đình Mường Thạch Thành, với niềm tự hào dân tộc sâu sắc mỗi nghi lễ truyền thống này ăn sâu trong đời sống tâm thức của bản làng Mường Chúng tôi khảo sát quá trình diễn xướng của mỗi nghi lễ làm vía, trong... các nghi lễ làm vía của người Mường Thạch Thành Trong tín ngưỡng dân gian của người Mường Thạch Thành tồn tại rất nhiều nghi lễ làm vía: như làm vía cầu an lành, làm vía cho trẻ nhỏ, làm vía hết năm, làm vía kéo si Mỗi loại nghi lễ có một chức năng và tính chất riêng, vì vậy mỗi bài dân ca chính là một nội dung độc đáo làm nên nét đặc sắc cho những tín ngưỡng dân gian Qua quá trình khảo sát thực tế,... là người) Người Mường tập trung chủ yếu ở phía Tây Thanh Hóa thuộc các huyện miền núi Khảo sát về nguồn gốc người Mường ở Thanh Hóa, Robequain viết: "Trong nhóm người Mường ở Thanh Hoá, có một bộ phận tự cho là cư dân bản địa, tuy vậy cũng phân biệt được trong nhóm người Mường ở Thanh Hoá một vài yếu tố Bắc kỳ vào nhất là từ Thạch Bi hay phổ biến hơn là Lạc Thổ Cũng theo tác giả thì hình như người Mường. .. động của bất cứ hình thức nào khác trong văn học dân gian nói chung Kho tàng dân ca nghi lễ - phong tục của dân tộc Mường rất phong phú Tuỳ theo chức năng của chúng, có thể chia các bài dân ca này thành nhiều nhóm khác nhau: Những bài ca nông lễ, những bài ca tang lễ, những bài ca hôn lễ… Những bài ca làm vía là những bài hát được dùng trong các nghi lễ thuộc tín ngưỡng vía của người Mường Loại dân ca. .. tuổi), ở thôn Yên Lão, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa ( 25/3/2015) 2 Nghi lễ làm vía kéo si tại gia đình bà Bùi Thị Tám ( 76 tuổi) ở thôn Sồi, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa ( 26.5/2015) Hai buổi lễ này đều kéo dài từ sáng đến chiều, bắt đầu từ 8 giờ sáng cho đến 3 giờ chiều và được thực hiện bởi ông Mo Quách Văn Dung ở thôn Phù Bản, xã Thành Tân, Huyện Thạch Thành, tỉnh. .. con cháu Mâm vía: Quần áo của ông hoặc bà gấp lại đặt vào mâm, nếu là làm vía cho người đàn ông thì là quần áo đỏ, nếu là làm vía cho người phụ nữ thì mâm vía này có váy và áo còng đỏ ( một loại áo truyền thống của người phụ nữ Mường) Theo quan niệm của người Mường bản mệnh của con người nằm trong quần áo vì vậy nghi lễ làm vía diễn ra chính là gọi gốc vía đang lạc lõng ở những nơi xa xôi trở về để nhập... trên từ tiếng nói, trang phục của bộ nữ phục" [37, tr60] Người Mường tập trung khá đông đúc ở huyện Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóa, chiếm 50,4 % dân số trên địa bàn toàn huyện ( 1999) Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa với các dân tộc khác, người Mường vẫn giữ nguyên được những nét văn hóa đặc sắc của mình 1.1.2 Nền kinh tế- văn hóa- xã hội Mường Thạch Thành Huyện Thạch Thành thành lập năm Minh... cứu bài ca này.5.Những đóng góp mới của luận văn - Lần đầu tiên bài dân ca nghi lễ làm vía của người Mường Thạch Thành được nghiên cứu một cách độc lập và hệ thống dựa vào tính nguyên hợp của nó, và một số phương diện về nội dung và nghệ thuật - Luận văn đang và sẽ bước đầu lí giải được mối quan hệ trong nội dung của bài ca làm vía với những quan niệm về thế giới, về phong tục tập quán của người Mường . trị của dân ca làm vía của người Mường ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu về bài ca làm vía và các nghi lễ làm vía: làm vía cho trẻ em, làm vía hết năm và làm. năm 1980 bản sắc văn hóa của người Mường Thanh Hóa mới được quan tâm, tìm hiểu. 2 Nghi lễ làm vía và “ bài ca làm vía của người Mường ở Thanh Hóa thuộc tín ngưỡng vía của dân tộc Mường. Khi nghiên. luận văn thạc sĩ của mình. 5. Công trình thứ 6 chính là Khóa luận tốt nghiệp của tác giả vào năm 2012 với đề tài: “ Khảo sát bài ca làm vía kéo si” của người Mường ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh

Ngày đăng: 05/09/2015, 10:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan