bài tập kinh tế quốc tế

4 16.2K 313
bài tập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

bài tập kinh tê quốc tế

1 BÀI TẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LÝ THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: Bài 1: Năng suất lao động sản xuất ra sản phẩm X và Y của Pháp và Đức như sau: Trường hợp A B C D E Sản phẩm Pháp Đức Pháp Đức Pháp Đức Pháp Đức Pháp Đức Sản phẩm X (Số lượng sp X/người-giờ) 7 5 9 7 6 6 3 9 5 9 Sản phẩm Y (Số lượng sp Y/người-giờ) 3 4 5 3 9 3 5 15 9 12 a) Xác định cơ sở, mô hình mậu dịch trong từng trường hợp b) Trường hợp nào Pháp có lợi thế tuyệt đối về 1 sản phẩm c) Trường hợp nào Pháp có lợi thế tuyệt đối về cả hai sản phẩm d) Trường hợp nào mỗi quốc gia có lợi thế tuyệt đối về 1 sản phẩm e) Trường hợp nào Pháp có lợi thế so sánh về cả hai sản phẩm Bài 2: Năng suất lao động sản xuất ra sản phẩm X và Y của Mỹ và Anh như sau: Trường hợp A B C Sản phẩm Mỹ Anh Mỹ Anh Mỹ Anh Sản phẩm X (Số lượng sp X/người-giờ) 8 4 6 2 9 3 Sản phẩm Y (Số lượng sp Y/người-giờ) 2 6 4 3 6 2 a) Xác định cơ sở, mô hình mậu dịch trong từng trường hợp. b) Tìm giá so sánh Px/Py (khung tỷ lệ trao đổi) để mậu dịch xảy ra trong từng trường hợp. c) Trường hợp B: Lợi ích từ mậu dịch (tiết kiệm chi phí lao động) khi Mỹ và Anh giao thương theo giá Px/Py = 1. Số lượng sản phẩm trao đổi: 6X và 6Y. d) Trường hợp B: tiền lương tại Mỹ $9/h; tại Anh £6. Xác định giới hạn tỷ giá hối đoái E (£1 đổi bao nhiêu $) để mậu dịch diễn ra. Bài 3: Chi phí lao động sản phẩm X và Y của Mỹ và Anh như sau: Trường hợp A B C Sản phẩm Mỹ Anh Mỹ Anh Mỹ Anh Sản phẩm X (Số giờ lao động/1 sp X) 1/8 1/4 1/6 1/2 1/9 1/3 Sản phẩm Y (Số giờ lao động/1 sp Y) 1/2 1/6 1/4 1/3 1/6 1/2 a) Xác định cơ sở, mô hình mậu dịch trong từng trường hợp. b) Tìm giá so sánh Px/Py (khung tỷ lệ trao đổi) để mậu dịch xảy ra trong từng trường hợp. c) Trường hợp B: Lợi ích từ mậu dịch (tiết kiệm chi phí lao động) khi Mỹ và Anh giao thương theo giá Px/Py = 1. Số lượng sản phẩm trao đổi: 6X và 6Y. d) Trường hợp B: tiền lương tại Mỹ $9/h; tại Anh £6. Xác định giới hạn tỷ giá hối đoái E (£1 đổi bao nhiêu $) để mậu dịch diễn ra. Bài 4: Chi phí lao động sản phẩm A và B của quốc gia 1 và 2 như sau: Sản phẩm Quốc gia 1 Quốc gia 2 Sản phẩm A (giờ/1 đơn vị sản phẩm) 9 5 Sản phẩm B (giờ/1 đơn vị sản phẩm) 8 6 a) Quốc gia nào có lợi thế tuyệt đối về sản phẩm A, sản phẩm B? b) Xác định cơ sở, mô hình mậu dịch. c) Tìm giá so sánh Pb/Pa (khung tỷ lệ trao đổi) để mậu dịch xảy ra. d) Lợi ích từ mậu dịch (tiết kiệm chi phí lao động) khi QG 1 và QG 2 trao đổi theo giá Pa/Pb = 1 và khối lượng trao đổi: 8A và 8B e) Tiền lương tại QG 1 là €4/h; QG 2 là $9/h. Xác định giới hạn tỷ giá hối đoái E (€1 đổi bao nhiêu $) để mậu dịch diễn ra. Bài 5: Cho số liệu như sau: Sản phẩm Chi phí lao động (giờ/1 đơn vị sản phẩm) Mỹ Pháp Lúa mỳ 4 3 Sữa 5 2 a) Xác định chi phí cơ hội lúa mì, sữa của Mỹ và Pháp. b) Xác định mô hình mậu dịch, miền giá trị giá trao đổi (giá so sánh lúa mỳ đối với sữa Pw/Pm). c) Vẽ đường giới hạn khả năng sản xuất của Mỹ và Pháp, biết rằng Mỹ có 400 giờ lao động, Pháp có 300 giờ lao động. d) Phân tích lợi ích mậu dịch nếu các điểm tự cung tự cấp của Mỹ là A(50W, 40M); Pháp là A’(40W, 90M), và giá trao đổi Pw/Pm = 1, số lượng sản phẩm trao đổi là 45 đơn vị lúa mì 45 đơn vị sữa. Bài 6: Cho số liệu như sau: Sản phẩm Năng suất lao động (số lượng sản phẩm/giờ) Mỹ Pháp Lúa mỳ 1/4 1/3 1 1 2 Sữa 1/5 1/2 Các câu hỏi a, b, c, d lặp lại giống bài 5 Bài 7: (câu 5 trang 39) Singapore và Việt Nam sản xuất máy tính và gạo với chi phí cơ hội gia tăng. Cả hai quốc gia có đường giới hạn khả năng sản xuất giống nhau. Tỷ lệ giữa tiêu thụ gạo và máy tính của Singapore thấp hơn so với Việt Nam, không phụ thuộc vào tỷ lệ giá giữa hai sản phẩm. a) Trong điều kiện tự cung tự cấp, ở nước nào giá so sánh (tương đối) của máy tính rẻ hơn? b) Khi có mậu dịch, nước nào sẽ xuất khẩu máy tính, gạo? c) Điều gì xảy ra với cơ cấu sản xuất của Việt Nam và Singapore? Diễn đạt kết luận bằng đồ thị. Bài 8: Cho số liệu như sau: Sản phẩm Chi phí sản xuất Quốc gia 1 Quốc gia 2 Lao động (L) Tư bản (K) Lao động (L) Tư bản (K) Sản phẩm X 10 5 10 5 Sản phẩm Y 2 4 2 4 w/r 3/2 1/2 w – tiền lương; r – lãi suất a) Xác định tính thâm dụng yếu tố của 2 sản phẩm, tính dư thừa yếu tố của 2 quốc gia b) Xác định mô hình mậu dịch khi thương mại tự do. c) Khi thương mại xảy ra, tại quốc gia 1 giá so sánh của tư bản (r1/w1) sẽ thay đổi như thế nào? d) Chính phủ quốc gia 1 đánh thuế với sản phẩm nhập khẩu từ quốc gia 2, mức tiền lương so sánh tại quốc gia 1 sẽ thay đổi như thế nào? e) Giả sử 1 là quốc gia nhỏ, trong điều kiện thương mại tự do. Giả sử cung tư bản tại quốc gia 1 tăng lên, điều gì sẽ xảy ra đối với sản lượng sản phẩm X và Y của quốc gia 1? Bài 9: Cho chi phí sản xuất của quốc gia 1 và quốc gia 2 giống như trong bài 8. Biết rằng số lượng lao động và tư bản của quốc gia 1 là 8000 và 7000, của quốc gia 2 là 6000 và 5000. Các câu hỏi a, b, c, d, e lặp lại giống trong bài tập 9. Bài 10: Cho số liệu như sau: Sản phẩm Chi phí sản xuất Quốc gia 1 Quốc gia 2 Lao động (L) Tư bản (K) Lao động (L) Tư bản (K) Sản phẩm X 3 6 4 8 Sản phẩm Y 4 5 5 6 w/r 5/4 7/8 a) Xác định tính thâm dụng yếu tố của 2 sản phẩm, tính dư thừa yếu tố của 2 quốc gia b) Xác định mô hình mậu dịch khi thương mại tự do. c) Khi thương mại xảy ra, tại quốc gia 2 giá so sánh của lao động (w2/r2) sẽ thay đổi như thế nào? d) Giả sử QG2 là quốc gia nhỏ, trong điều kiện thương mại tự do. Lao động tại quốc gia 2 tăng do nhập cư, điều gì sẽ xảy ra đối với sản lượng sản phẩm X và Y của quốc gia 2? e) Giả sử giá thế giới sản phẩm X tăng, tiền lương so sánh tại quốc gia 1 sẽ thay đổi như thế nào? THUẾ QUAN VÀ CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI Bài 11: Cho hàm cung và hàm cầu giày thể thao ở thị trường nội địa của Canada như sau: Qd = 500 – 5P Qs = 10P – 100 Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm). P là giá (tính bằng USD). Giá giày thể thao trên thị trường thế giới là 20 USD. Giả thiết Canada là quốc gia nhỏ. a) Xác định giá và lượng cân bằng của giày thể thao trong điều kiện tự cung tự cấp ở Canada. b) Xác định giá cân bằng, lượng tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu trong điều kiện tự do thương mại. c) Tính lượng thay đổi thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất do tự do thương mại đem lại so với tình trạng tự cung tự cấp. d) Chính phủ đánh thuế quan 10USD lên mỗi đơn vị giày thể thao. Xác định giá, số lượng tiêu thụ, sản xuất và nhập khẩu của Canada khi có thuế quan. e) Xác định thay đổi thặng dư sản xuất và thặng dư tiêu dùng f) Xác định thu nhập ngân sách từ thuế quan, tổn thất ròng. g) Chính phủ áp dụng thuế nhập khẩu $15; $22. Xác định giá trong nước, sản xuất trong nước. h) Giá trị tối thiểu của thuế quan là bao nhiêu thì thuế quan là ngăn cấm? i) Canada đang áp dụng thuế quan nhập khẩu. Nếu giá thế giới giảm, điều gì sẽ xảy ra với giá trong nước, lượng tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu của Canada? j) Tương tự, nếu cầu nội địa tăng (đường cầu dịch chuyển sang phải), điều gì sẽ xảy ra với giá trong nước, lượng tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu của Canada? Diễn tả các kết quả bằng đồ thị. Bài 12*: Câu hỏi giống bài 12 2 2 3 Qs = 15P – 200 Qd = 600 – 5P; Pw = 20 USD. Quốc gia nhỏ Bài 12: Giá thế giới sản phẩm A là $400. Khi tự do thương mại giá trị nguyên liệu nhập khẩu trên mỗi đơn vị sản phẩm A là $300. Quốc gia 1 là quốc gia nhỏ, áp dụng thuế quan nhập khẩu với sản phẩm A là 30%; thuế quan với nguyên liệu nhập khẩu là 10%. a) Tính tỷ lệ bảo hộ thực tế cho sản phẩm A b) Chính phủ tăng thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu lên 30%, 40%, 50%. Tính tỷ lệ bảo hộ thực tế trong từng trường hợp. Trường hợp nào nhà sản xuất không được lợi? Bài 13: Cho hàm cầu và cung cao su của Malaysia như sau: Qd = 100 – 15P Qs = 25P – 10 P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm). Malaysia là quốc gia nhỏ. Giá thế giới là 5 USD. a) Xác định giá và lượng cân bằng trong tình trạng tự cung tự cấp. b) Xác định số lượng sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu khi thương mại tự do. c) Chính phủ Malaysia đánh thuế xuất khẩu 1 USD lên mỗi đơn vị cao su xuất khẩu. Xác định giá trong nước, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. d) Tính lượng thay đổi thặng dư sản xuất, thặng dư tiêu dùng, thu ngân sách và thiệt hại dòng do thuế xuất khẩu. Diễn tả các kết quả bằng đồ thị. Bài 14*: Câu hỏi giống bài 14 Qs = 20P – 20 Qd = 120 – 20P; Pw = 5 USD. Quốc gia nhỏ Bài 14: Cho hàm cầu và cung sản phẩm X của một quốc gia như sau: Qd = 180 – 30P Qs = 20P – 20 P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm). Quốc gia là nhỏ. Giá thế giới là 2 USD. a) Xác định số lượng sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu khi thương mại tự do. b) Chính phủ ấn định hạn ngạch 50 đơn vị sản phẩm X. Xác định giá trong nước, tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu. c) Xác định mức thuế quan tương đương của hạn ngạch. d) Tính lượng thay đổi thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất. e) Tính thu nhập tối đa của ngân sách nếu chính phủ bán đấu giá số lượng hạn ngạch. f) Quốc gia đang áp dụng hạn ngạch. Nếu giá thế giới giảm xuống còn 1,5 USD. Điều gì sẽ xảy ra với giá trong nước, lượng tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu. g) Nếu cầu nội địa tăng (đường cầu dịch chuyển sang phải), điều gì sẽ xảy ra với giá trong nước, lượng tiêu dùng, sản xuất và nhập khẩu Diễn tả các kết quả bằng đồ thị. Bài 15: Cho hàm cầu và cung lúa mì của Argentina như sau: Qd = 75 – 10P Qs = 40P – 45 P là giá (tính bằng USD); Qd là lượng cầu, Qs là lượng cung (tính bằng đơn vị sản phẩm). Argentina là quốc gia nhỏ. Giá thế giới là 3 USD. a) Xác định giá và lượng cân bằng trong tình trạng tự cung tự cấp. b) Xác định giá cả, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu trong điều kiện thương mại tự do. c) Chính phủ trợ cấp 1 USD cho mỗi đơn vị lúa mì xuất khẩu. Tính giá cả trong nước, số lượng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. d) Xác định thay đổi thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất, chi ngân sách, thiệt hại ròng do trợ cấp. Diễn tả các kết quả bằng đồ thị. Bài 17*: Câu hỏi giống bài 17 Qs = 30P – 50 Qd = 80 – 10P; Pw = 4,5 USD. Quốc gia nhỏ LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ: Bài 16: Chi phí sản xuất vỏ xe tại Phần Lan là $100; tại Nga – $80; tại Ba Lan – $60. Phần Lan là quốc gia nhỏ so với Nga và Ba Lan. a) Phần Lan áp dụng thuế nhập khẩu 60% thì quốc gia có nhập khẩu vỏ xe hay không? Nếu nhập khẩu thì từ quốc gia nào? b) Phần Lan hạ thuế quan nhập khẩu còn 50%, hiệu ứng nào có thể xảy ra: tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? c) Phần Lan và Nga thành lập liên hiệp thuế quan, với thuế nhập khẩu 50% với bên ngoài. Hiệu ứng nào có thể xảy ra: tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? Liên hiệp thuế quan thuộc loại nào? d) Sau 1 năm, Liên hiệp thuế quan giảm thuế nhập khẩu với bên ngoài xuống 40%. Hiệu ứng nào xảy ra? e) Sau 3 năm, Liên hiệp thuế quan giảm thuế nhập khẩu với bên ngoài xuống 25%. Hiệu ứng nào xảy ra? Bài 17: (câu 2 trang 99) Giả sử chi phí cho mỗi chai rượu vang là $1,5 ở A; $2,0 ở B; $2,5 ở C; $2,6 ở D. Thuế nhập khẩu rượu vang đang là 25% ở A; 30% ở B; 100% ở C và 60% ở D. a) Nước nào nhập khẩu rượu vang? b) Nước nào xuất khẩu rượu vang? 3 3 4 c) C và D hình thành khu vực mậu dịch tự do. Các nước này xoá bỏ tất cả thuế nhập khẩu đối với mậu dịch qua lại giữa họ, nhưng giữ nguyên thuế quan đối với nhập khẩu từ các nước khác. Mô hình mậu dịch rượu vang bây giờ như thế nào? Sự hình thành khu vực mậu dịch tự do mang lại việc tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? Liệu có khả năng mậu dịch chuyển hướng? d) C và D chuyển khu vực mậu dịch tự do thành liên hiệp thuế quan bằng cách thông qua thuế quan chung đối với bên ngoài bằng 50%. Mô hình mậu dịch mới như thế nào? Sự hình hành liên hiệp thuế quan mang lại việc tạo lập mậu dịch hay chuyển hướng mậu dịch? e) Nếu B gia nhập liên hiệp này thì mô hình mậu dịch mới và tác động của việc mở rộng liên hiệp đối với mậu dịch như thế nào? 4 4

Ngày đăng: 16/04/2013, 21:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan