Nghiên cứu một số chỉ số thể lực của học sinh trường trung học cơ sở cao mại, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

9 3.2K 5
Nghiên cứu một số chỉ số thể lực của học sinh trường trung học cơ sở cao mại, huyện lâm thao, tỉnh phú thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CAO MẠI, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ Nguyễn Thị Thanh Hƣơng 1 Các chỉ số sinh học của con người thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, qua một khoảng thời gian nhất định cần phải tổng kết một lần. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi nhằm xác định một số chỉ số thể lực của học sinh trung học cơ sở hiện nay và so sánh với kết quả đã có cách đây 15 năm. Các phương pháp nghiên cứu về các chỉ tiêu tầm vóc thể lực chủ yếu dựa vào tài liệu "Nhân trắc học và sự ứng dụng trên người Việt Nam" và "Nhân trắc học Ecgonomi". Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: - Thể lực của học sinh trường trung học cơ sở Cao Mại vào loại trung bình, học sinh nữ có thể lực tốt hơn học sinh nam. Tuy nhiên, thể lực của các em có xu hướng ngày càng tốt hơn. - So với kết quả nghiên cứu cách đây 15 năm thì học sinh hiện nay có các chỉ số về chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực trung bình cao hơn rất nhiều. 1. Mở đầu Vấn đề chăm sóc sức khoẻ trẻ em ngày càng được nhà nước và xã hội quan tâm sâu sắc. Hướng nghiên cứu về thể trạng, tầm vóc của con người đã có điều kiện phát triển và trên thực tế phát triển rất mạnh mẽ. Hàng trăm đề tài nghiên cứu đã được ứng dụng trong đào tạo và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Lâm Thao là một huyện thuộc tỉnh Phú Thọ, với dân số khoảng 116.540 người. Cho đến nay có rất ít đề tài được nghiên cứu về thể trạng tầm vóc của học sinh trên địa bàn huyện Lâm Thao. Các chỉ tiêu về tầm vóc thể lực của con người luôn thay đổi, phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, di truyền, xã hội, cần phải thường xuyên điều tra nghiên cứu nhằm đưa ra được những phương pháp khoa học về cách sống, học tập, rèn luyện để giúp cho sự phát triển của cơ thể được toàn diện hơn. Vì vậy việc nghiên cứu xác định một số chỉ số thể lực của học sinh THCS hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Học sinh trường THCS Cao Mại, Thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ độ tuổi từ 11 đến 15, có sức khoẻ bình thường, không có dị tật bẩm sinh, không có bệnh mãn tính, trạng thái thần kinh ổn định, tâm sinh lí bình thường. 1 Trường Đại học Hùng Vương 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp tính tuổi học sinh được nghiên cứu: Số tuổi = số năm  6 tháng 2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu về các chỉ tiêu tầm vóc - thể lực: chủ yếu dựa vào tài liệu "Nhân trắc học và sự ứng dụng trên người việt nam" [6] và "Nhân trắc ecgonomi" [7] Các số đo về chiều cao, chiều ngang chúng tôi dùng thước dây mềm không co giãn, có vạch chia chính xác đến 0,1 cm. Cân khối lượng cơ thể bằng cân y học Trung Quốc, có vạch chia đến 0,1 kg, đo xa bữa ăn. 3. Kết quả và thảo luận 3. 1. Kết quả nghiên cứu về chiều cao đứng trung bình của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Kết quả nghiên cứu về chiều cao đứng trung bình của đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) Bảng 1: Chiều cao trung bình của ĐTNC (Đơn vị: cm) STT Tuổi Nam Nữ X 1 - X 2 p n 1 X 1 ± SD 1 Tăng n 2 X 2 ± SD 2 Tăng 1 11 34 136,77 ± 4,72 30 136,41 ± 6,30 0,63 >0,05 2 12 43 142,63 ± 7,40 5,86 40 142,77 ± 6,40 6,36 - 0,14 >0,05 3 13 46 146,74 ± 8,98 4,11 45 147,58 ± 7,31 4,81 - 0,84 >0,05 4 14 40 153,10 ± 8,73 6,46 44 152,16 ± 5,14 4,58 0,94 >0,05 5 15 31 156,35 ± 4,89 3,25 34 154,09 ± 5,78 1,93 2,26 >0,05 Kết quả ở bảng 1 cho thấy chiều cao trung bình của học sinh tăng dần theo tuổi, tốc độ tăng không đồng đều giữa các lứa tuổi. Giữa nam và nữ học sinh có sự chênh lệch về chiều cao đứng trong cùng lứa tuổi. Từ 12 - 13 tuổi, nữ có chiều cao đứng trung bình lớn hơn nam. Từ 14 - 15 tuổi, nam có chiều cao đứng trung bình lớn hơn nữ. 3.1.2. So sánh chiều cao đứng trung bình của ĐTNC với các nghiên cứu khác Bảng 2: So sánh chiều cao đứng trung bình của ĐTNC với các nghiên cứu khác (Đơn vị: cm) GT Tuổi Ng.T.T. Hương (2008) Ng.B.Ngọc (2001) T.V.Dần và CS (1993) Hằng số sinh học (1975) Nam 11 136,77 ± 4,72 137,37 ± 5,76 128,53 ± 4,81 126,98 ± 6,35 12 142,63 ± 7,40 140,16 ± 4,75 132,41 ± 5,50 130,02 ± 7,52 13 146,74 ± 8,98 145,94 ± 5,60 136,40 ± 4,51 133,95 ± 8,00 14 153,10 ± 8,73 152,32 ± 5,97 139,52 ± 4,61 137,51 ± 8,05 15 156,35 ± 4,89 157,14 ± 5,64 146,20 ± 7,92 Nữ 11 136,41 ± 6,30 137,52 ± 4,73 128,32 ± 4,12 126,39 ± 5,85 12 142,77 ± 6,40 140,22 ± 3,63 132,10 ± 6,44 130,59 ± 6,32 13 147,58 ± 7,31 145,87 ± 4,51 138,21 ± 6,31 135,02 ± 6,91 14 152,16 ± 5,14 150,72 ± 4,09 144,20 ± 6,52 138,95 ± 7,36 15 154,09 ± 5,78 153,75 ± 4,21 143,40 ± 5,97 Kết quả ở bảng 2 cho thấy chiều cao đứng trung bình của học sinh nghiên cứu cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc (2001) [5], Trần Văn Dần và cs[2] trên học sinh người dân tộc Kinh và HSSH (1975) [1]. Trải qua 15 năm chiều cao đứng trung bình của học sinh trên địa bàn thị trấn Lâm Thao đã được cải thiện rõ rệt, tăng trung bình 10,59 cm đối với học sinh nam; 9,02 cm đối với học sinh nữ. Điều này cho thấy chất lượng cuộc sống của người dân có sự thay đổi theo hướng ngày càng được nâng cao, người dân được chăm sóc tốt hơn đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. 3.2. Kết quả nghiên cứu cân nặng trung bình của ĐTNC 3.2.1. Cân nặng trung bình của ĐTNC Bảng 3: Cân nặng trung bình của học sinh nghiên cứu (Đơn vị: kg) STT Tuổi Nam Nữ X 1 - X 2 P n 1 X 1 ± SD 1 Tăng n 2 X 2 ± SD 2 Tăng 1 11 34 29,46 ± 4,39 30 29,18 ± 4,94 0,28 >0,05 2 12 43 32,52 ± 6,49 3,06 40 33,30 ± 5,35 4,21 - 0,78 >0,05 3 13 46 36,95 ± 6,78 4,43 45 38,62 ± 6,12 5,32 - 1,67 >0,05 4 14 40 43,17 ± 7,12 6,22 44 41,86 ± 7,25 3,24 1,13 >0,05 5 15 31 45,29 ± 8,53 2,21 34 43,82 ± 5,31 1,96 1,47 >0,05 Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy: Cân nặng trung bình của học sinh tăng dần theo tuổi. Tốc độ tăng cân nặng hàng năm theo tuổi là không đồng đều nhau. Trong đó, tốc độ tăng trưởng nhảy vọt của nam ở độ tuổi 13 - 14 (tăng 6,22kg), của nữ ở độ tuổi 12 - 13 (tăng 5,32 kg). 3.2.2. So sánh cân nặng trung bình của ĐTNC với các nghiên cứu khác Bảng 4: So sánh cân nặng trung bình của ĐTN với nghiên cứu khác (Đơn vị: kg) GT Nam Nữ Tuổi N.T.T Hương (2008) N.B. Ngọc (2001) T.V.Dần và cs (1993) Hằng số sinh học (1975) N.T.T Hương (2008) N.B. Ngọc (2001) T.V.Dần và cs (1993) Hằng số sinh học (1975) 11 29,46 ± 4,39 25,82 ± 7,93 24,06 ± 3,19 29,18 ± 4,94 23,60 ± 5,33 23,52 ± 3,13 12 32,52 ± 6,49 30,17 ± 3,83 26,33 ± 5,01 25,51 ± 3,81 33,30 ± 5,35 30,15 ± 3,63 26,22 ± 6,90 25,77 ± 3,80 13 36,95 ± 6,78 31,97 ± 3,41 27,44 ± 2,90 27,77 ± 4,62 38,62 ± 6,12 32,47 ± 3,15 28,62 ± 5,24 28,19 ± 5,79 14 43,17 ± 7,12 35,58 ± 4,53 29,24 ± 4,32 29,84 ± 5,74 41,86 ± 7,25 37,34 ±3,77 34,81 ± 6,81 30,76 ± 4,52 15 45,29 ± 8,53 41,02 ± 3,96 34,91 ± 6,08 43,82 ± 5,31 40,46 ±3,95 34,16 ± 5,09 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 4 cao hơn so với kết quả nghiên cứu của của Nguyễn Thị Bích Ngọc (2001) [5], Trần Văn Dần và cs [2] và HSSH (1975) [1]. Có lẽ điều này là do các nghiên cứu được tiến hành tại các thời điểm khác nhau, đồng thời hiện nay các điều kiện về dinh dưỡng được cải thiện nhiều cho nên có tác động đến khối lượng cơ thể của các em. 3.3. Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của ĐTNC 3.3.1. Vòng ngực trung bình của ĐTNC Các số liệu đã nghiên cứu được trình bày ở bảng 5: Bảng 5: Vòng ngực trung bình của học sinh nghiên cứu (Đơn vị: cm) ST T Tuổi Nam Nữ X 1 - X 2 p n 1 X 1 ± SD 1 Tăng n 2 X 2 ± SD 2 Tăng 1 11 34 62,88 ± 4,12 30 62,64 ± 7,97 0,24 >0,05 2 12 43 64,91 ± 5,13 2,03 40 66,17 ± 5,35 3,53 - 1,16 >0,05 3 13 46 67,54 ± 5,13 2,63 45 70,62 ± 5,46 4,45 - 3,08 <0,05 4 14 40 71,63 ± 5,40 4,09 44 74,25 ± 6,83 3,63 - 2,62 <0,05 5 15 31 71,71 ± 4,50 0,08 34 75,64 ± 5,12 1,93 - 3,93 <0,05 - Vòng ngực trung bình của học sinh tăng dần theo tuổi. - Tốc độ tăng vòng ngực trung bình không đồng đều ở cả nam và nữ. Trong đó, tốc độ tăng vòng ngực trung bình mạnh nhất ở nam là ở lứa tuổi 13 - 14 (tăng 4,09 cm), còn ở nữ là ở lứa tuổi 12 - 13 (tăng 4,45 cm). - Có sự khác nhau về vòng ngực trung bình của học sinh nam và nữ trong cùng một lứa tuổi. Từ 13 - 15 tuổi, nữ có vòng ngực trung bình lớn hơn nam và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê sinh học (p<0,05). Do các em nữ dậy thì sớm hơn các em nam, lớp mỡ dưới da dày hơn nên vòng ngực trung bình lớn hơn. 3.3.2. So sánh với kết quả của các nghiên cứu khác Sau khi nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành so sánh vòng ngực trung bình của học sinh nghiên cứu với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan (2002) [3], Trần Văn Dần và cs (1993)[2] và HSSH (1975) [1]. Kết quả so sánh được trình bày ở bảng : Bảng 6: So sánh vòng ngực trung bình của ĐTNC với nghiên cứu khác (Đơn vị: cm) GT Nam Nữ Tuổi N.T.T. Hương (2008) T.T. Loan (2002) T.V.Dần và cs (1993) Hằng số sinh học (1975) N.T.T. Hương (2008) T.T. Loan (2002) T.V.Dầ n và cs (1993) Hằng số sinh học (1975) 11 62,88 ± 4,12 62,63 ±3,74 59,20 ± 4,70 60,34 ± 2,92 62,64 ± 7,97 59,47 ± 3,86 58,98 ± 8,40 58,26 ± 2,77 12 64,91 ± 5,13 64,55 ± 4,12 61,30 ± 6,20 61,79 ± 3,15 66,17 ± 5,35 61,68 ± 3,63 62,85 ± 4,93 59,92 ± 2,98 13 67,54 ± 5,13 67,02 ±5,18 61,90 ± 4,80 63,08 ± 3,84 70,62 ± 5,46 64,52 ± 4,52 65,40 ± 7,10 61,15 ± 6,64 14 71,63 ± 5,40 69,48 ± 5,68 63,20 ± 3,30 64,17 ± 4,34 74,25 ± 6,83 69,79 ± 4,46 70,35 ± 6,32 62,66 ± 3,28 15 71,71 ± 4,50 72,07 ± 4,63 67,20 ± 4,22 75,64 ± 5,12 72,04 ± 4,75 64,75 ± 3,14 Qua các số liệu trên bảng 6 chúng tôi thấy : - Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan (2002) đối với học sinh nam nhưng cao hơn so với học sinh nữ. So với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Dần và cs (1993) [2] và HSSH (1975) [1] thì cao hơn. Điều đó chứng tỏ rằng các điều kiện dinh dưỡng và tập luyện của trẻ em ngày càng được cải thiện tốt hơn so với thời kỳ trước. - Đặc biệt khi so sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Trần Văn Dần và cs, thấy rằng học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có vòng ngực trung bình cao hơn hẳn, trong cùng một lứa tuổi, học sinh hiện nay có vòng ngực trung bình cao hơn cách đây 15 năm trung bình là 5,34 cm đối với học sinh nam và 5,41 cm đối với học sinh nữ. 3.4. Kết quả nghiên cứu chỉ số Pignet của ĐTNC 3.4.1 Chỉ số Pignet của ĐTNC Kết quả nghiên cứu chỉ số Pignet của học sinh được trình bày chi tiết ở bảng 7: Bảng 7: Chỉ số Pignet của ĐTNC ST T Tuổi Nam Nữ X 1 - X 2 p n 1 X 1 ± SD 1 Giảm n 2 X 2 ± SD 2 Giảm 1 11 34 44,42 ± 6,91 30 44,59 ± 11,73 - 0,17 >0,05 2 12 43 44,20 ± 8,88 0,22 40 43,30 ± 7,07 1,29 - 1,10 >0,05 3 13 46 44,06 ± 7,91 0,14 45 38,34 ± 7,97 4,96 5,72 <0,05 4 14 40 40,30 ± 8,13 3,76 44 36,04 ± 11,47 2,30 4,26 <0,05 5 15 31 39,35 ±11,55 0,95 34 34,64 ± 8,92 1,40 4,71 <0,05 - Chỉ số Pignet của học sinh từ 11 - 15 tuổi giảm dần, có sự chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh nữ, từ 11 - 12 tuổi sự sai này không có ý nghĩa thống kê sinh học, từ 13 - 15 tuổi sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). - Chỉ số Pignet của học sinh giảm dần theo sự tăng trưởng của lứa tuổi, bởi vì ở lứa tuổi 11 đến 15 khả năng tích luỹ lớp mỡ dưới da tăng nhanh đồng thời tốc độ tăng chiều cao lại giảm dần. - Chỉ số Pignet của ĐTNC ngày càng giảm dần, điều đó chứng tỏ rằng thể lực của các em ngày càng tốt dần lên, chuyển biến từ mức yếu đến trung bình. 3.4.2. So sánh chỉ số Pignet của ĐTNC với kết quả của các nghiên cứu khác Bảng 8: So sánh chỉ số Pignet của ĐTNC với các nghiên cứu khác G T Nam Nữ T uổ i N. T. T. Hư ơn g (20 08) T. T. Lo an (2 00 2) T. Đ. Lo ng (1 99 4) Hằ ng số sin h họ c (1 97 5) N.T .T. Hư ơng (20 08) T.T. Loa n (20 02) T.Đ. Lon g (199 4) Hằ ng số sin h học (19 75) 11 44, 42 ± 6,9 1 44, 05 ± 6,4 5 46, 80 ± 7,0 9 41, 35 ± 3,0 1 44,5 9 ± 11,7 3 48,6 8 ± 5,15 49,6 5 ± 6,79 43, 35 ± 5,6 9 12 44, 20 ± 8,8 8 44, 38 ± 5,0 4 47, 73 ± 5,6 9 43, 43 ± 4,1 6 43,3 0 ± 7,07 47,9 4 ± 5,78 48,8 5 ± 7.51 43, 99 ± 4,6 9 13 44, 06 43, 67 47, 29 42, 25 38,3 4 ± 47,1 7 48,8 6 43, 82 ± 7,9 1 ± 5,0 5 ± 8,3 2 ± 5,0 1 7,97 ± 5,47 ±7,5 1 ± 5,4 7 14 40, 30 ± 8,1 3 42, 83 ± 5,0 7 45, 97 ± 8,3 2 42, 90 ± 5,5 6 36,0 4 ± 11,4 7 42,4 0 ± 6,02 45,8 6 ±9,3 8 44, 16 ± 4,9 7 15 39, 35 ±1 1,5 5 40, 12 ±5, 82 43, 04 ±8, 67 42, 20 ± 5,2 6 34,6 4 ± 8,92 40,6 5 ± 5,37 48,7 8 ± 6,61 43, 35 ±5, 79 Chỉ số Pignet của học sinh trong diện nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 8 nhỏ hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Đình Long và Trần Thị Loan nhưng cao hơn so với HSSH. 3.5. Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của ĐTNC Chỉ số BMI được trình bày ở bảng 9 như sau: Bảng 9: Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của ĐTNC ST T Tuổi Nam Nữ X 1 - X 2 P n 1 X 1 ± SD 1 Tăng n 2 X 2 ± SD 2 Tăng 1 11 34 15,71 ± 1,82 30 15,46 ± 2,84 0,35 >0,05 2 12 43 16,39 ± 2,33 0,68 40 16,26 ± 1,77 0,80 0,13 >0,05 3 13 46 16,62 ± 2,01 0,32 45 17,65 ± 1,88 1,39 - 1,03 <0,05 4 14 40 17,87 ± 1,96 1,25 44 18,00 ± 2,37 0,35 - 0,13 >0,05 5 15 31 18,49 ± 1,85 0,57 34 18,44 ± 1,85 0,44 0,05 >0,05 - Chỉ số BMI của học sinh tăng dần theo tuổi và dao động trong khoảng từ 15,46 - 18,44 kg/m 2 . - Dựa theo thang phân loại của FAO và Hà Huy Khôi đưa ra thì chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu có xu hướng ngày càng tốt hơn. Chỉ số BMI biến đổi từ mức thiếu năng lượng trường diễn độ III (CED độ III) đến trường diễn độ I (CED độ I) hay nói cách khác thể lực của các em có xu hướng ngày càng tốt. - Giữa học sinh nam và học sinh nữ trong cùng một lứa tuổi có sự chênh lệch về chỉ số BMI. Tuy nhiên những sự sai khác này đều không rõ rệt. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận - Các chỉ số về chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình của học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng của các chỉ số này không đồng đều trong các năm, có thời điểm tăng nhanh, có thời điểm tăng chậm. - So với kết quả nghiên cứu cách đây 15 năm thì học sinh hiện nay có các chỉ số về chiều cao đứng, cân nặng và vòng ngực trung bình cao hơn. - Thể lực của học sinh trường THCS Cao Mại vào loại trung bình, học sinh nữ có thể lực tốt hơn học sinh nam. 4.2. Kiến nghị Các chỉ số thể lực của con người, đặc biệt là ở trẻ em thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống, do đó các chỉ số này cần được tiến hành nghiên cứu thường xuyên và qua một thời gian nhất định (khoảng 10 năm) cần được tổng kết một lần để cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao tầm vóc - thể lực của con người nói chung và của trẻ em nói riêng. tµi liÖu tham kh¶o 1. Bộ Y tế, HSSH người Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội, 1975. 2. Trần Văn Dần và CS, Về các chỉ tiêu hình thái trẻ em. Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội, 1996, tr.28. 3. Trần Thị Loan, Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Luận án Tiến sỹ Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 2002. 4. Trần Đình Long, Lê Nam Trà, Nguyễn Văn Tường, Trần Thu Thuỷ, Đỗ Bích Hằng, Lê Tiến Vinh và CS, Một số chỉ tiêu và chỉ số hình thái thể lực học sinh từ 6 - 15 tuổi tại quận Hoàn Kiếm - Hà Nội. Kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam, Nxb Y học Hà Nội, 1996, tr. 22 - 23. 5. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nghiên cứu một số chỉ tiêu tầm vóc - thể lực và sinh lí của học sinh miền núi từ 12 - 16 tuổi tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Luận văn thạc sỹ khoa học Sinh học, trường Đại học sư phạm Hà Nội, 2001. 6. Nguyễn Quang Quyền, Nhân trắc học và sự ứng dụng trên người Việt Nam, Nxb Y học, 1974. 7. Bùi Thụ, Lê Gia Khải, Nhân trắc học Ecgonomi, Nxb Y học, Hà Nội, 1983. STUDYING SOME PUPILS’ PHYSICAL FORCE INDEXES AT CAO MAI SECONDARY SCHOOL, LAM THAO DISTRICT, PHU THO PROVINCE Nguyen Thi Thanh Huong Abstract Indexes biology of Human always change, they depend on many different factors so it is needed to be sumed up indexes throughout limited time once. Our research aim to determine several indexes about physical force of secondary pupils nowadays and compare with resutls of researching 15 years ago. The mainly methods of our researching depend on "Athroupometry and applying on Vietnamese" and "Ecgonomi Athroupometry". Our envestigating results: Cao Mai Secondary pupils have an average physical force, the health of female pupils are better than the health of male pupils. Compare with results of researching had been done since 1993, the nowadays pupils′ indexes about average height, weigh and chest measurement are higher. . NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ THỂ LỰC CỦA HỌC SINH TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CAO MẠI, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ Nguyễn Thị Thanh Hƣơng 1 Các chỉ số sinh học của con người thay. của chúng tôi cho thấy: - Thể lực của học sinh trường trung học cơ sở Cao Mại vào loại trung bình, học sinh nữ có thể lực tốt hơn học sinh nam. Tuy nhiên, thể lực của các em có xu hướng ngày. Bích Ngọc, Nghiên cứu một số chỉ tiêu tầm vóc - thể lực và sinh lí của học sinh miền núi từ 12 - 16 tuổi tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Luận văn thạc sỹ khoa học Sinh học, trường Đại học sư phạm

Ngày đăng: 05/09/2015, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan