kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

64 1.7K 43
kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tài liệu tham khảo bài giảng kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I .8 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP 8 1. GIỚI THIỆU CHUNG 8 1.1. Một số khái niệm .8 1.2. Vị trí, vai trò của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp .9 1.3. Nguyên tắc hợp tác 9 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hợp tác trong nông nghiệp .10 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC 11 2.1. Đối tượng .11 2.2. Nội dung .12 2.3. Nhiệm vụ 12 2.4. Phương pháp nghiên cứu 12 CHƯƠNG II .14 HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP 14 1. CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC CHỦ YẾU TRONG NÔNG NGHIỆP 14 1.1. Xét theo mức độ tiến hành hợp tác 14 1.2. Xét theo cách thức hợp tác 15 1.3. Xét theo chủ thể tham gia hợp tác 17 2. MỘT SỐ HÌNH THỨC HỢP TÁC PHỨC TẠP HIỆN NAY 17 2.1. Hợp tác gián tiếp thông qua trao đổi trên thị trường 18 2.2. Quan hệ hợp tác trực tiếp dựa trên cơ sở hợp đồng .18 3. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ .20 3.1. Thành phần kinh tế Nhà nước 21 3.2. Kinh tế tập thể 37 3.3. Kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông nghiệp 38 3.4. Kinh tế tư bản tư nhân 41 3.5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài .41 3.6. Sự hợp tác giữa các thành phần kinh tế .42 4. TOÀN CẦU HÓA NỀN KINH TẾ VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP 42 4.1.Khái niệm và cấu trúc toàn cầu hoá .42 4.2. Đặc trưng của nền kinh tế mới toàn cầu hoá .43 4.3. Ảnh hưởng của toàn cầu hoá 45 4.4. Cơ hội và thách thức với các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hoá .46 4.5. Nông nghiệp trong quá trình toàn cầu hoá 46 4.6. Hội nhập kinh tế khu vực .47 CHƯƠNG III .50 NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP .50 6 Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết 1. NHIỆM VỤ, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP. .50 1.1. Nhiệm vụ, nội dung hoạt động của hình thức kinh tế tập thể (HTX) 50 1.2. Nhiệm vụ, nội dung hoạt động của hình thức kinh tế nhà nước 50 2. LIÊN KẾT KINH TẾ TRONG NÔNG NGHIỆP 51 2.1. Khái niệm và nguyên tắc liên kết kinh tế 51 2.2. Phương thức liên kết kinh tế 51 2.3. Hình thức liên kết kinh tế .52 3. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH, THEO LÃNH THỔ .55 3.1. Xác định cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hợp lí .55 3.2. Tăng cường quan hệ hợp tác giữa các tổ chức, cá nhân trong mọi thành phần kinh tế, ở mọi vùng lãnh thổ .58 3.3. Đổi mới chính sách vĩ mô của Nhà nước 58 .59 CHƯƠNG IV .60 CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 60 1. SỰ CẦN THIẾT VỀ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC. 60 2. NỘI DUNG VỀ VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. .61 3. QUAN ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC KINH HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP .63 3.1. Quan điểm hoàn thiện các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp 63 3.2. Biện pháp hoàn thiện các hình thức kinh tế hợp tác mới 66 4. MỘT SỐ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ VĨ MÔ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ HỢP TÁC .67 4.1. Chính sách xóa nợ đối với hợp tác xã 67 4.2. Chính sách đầu tư tài chính .67 4.3. Chính sách thuế 68 4.4. Chính sách ruộng đất .68 4.5. Chính sách khuyến nông, khoa học và công nghệ 68 4.6. Chính sách kiểm sóat thị trường, giá cả 69 7 Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết Chương I ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP 1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Khái niệm về hợp tác Hợp tác là sự kết hợp sức mạnh của các cá nhân hoặc các đơn vị để tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân,mỗi đơn vị hoạt động riêng rẽ sẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được, hoặc thực hiện kém hiệu quả. Trong cuộc sống, có nhiều lĩnh vực cần có sự hợp tác như sự hợp tác trong trong lao động sản xuất, kinh doanh; hợp tác trong nghiên cứu khoa học; hợp tác trong quân sự, văn hóa, thể thao, đời sống . Tuy nhiên, hợp tác trong lao đọng sản xuất là phổ biến nhất. Mặc dù có nhiều lĩnh vực hợp tác nhưng trong phạm vi môn học này, chúng ta chỉ tập trung nghiên cứu về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Hợp tác trong nông nghiệp cũng đa dạng, phong phú bởi nông nghiệp luôn diễn ra trong nông thôn và trong nông thôn lại có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực luôn tồn tại. Chúng ta không nghiên cứu sự hợp tác riêng rẽ của riêng lĩnh vực nông nghiệp mà nghiên cứu sự hợp tác cả trong nông thôn, cụ thể hơn, cũng có thể coi là sự hợp tác giữa các ngành, các vùng trong nông thôn, trong đó sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Sự hợp tác có thể tiến hành từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, từ hẹp sang rộng, từ thấp đến cao . Tuy nhiên, trong xã hội luôn tồn tại các lĩnh vực hợp tác khác nhau, trình độ hợp tác khác nhau. Khi nhu cầu hợp tác ngày càng cao thì mối quan hệ hợp tác ngày càng chặt chẽ và mở rộng. Ngày nay, trong xu thế mới của nền kinh tế toàn cầu, sự hợp tác đã không còn bó hẹp trong phạm vi của từng quốc gia, từng khu vực mà đã là sự hợp tác toàn thế giới. Nội dung của sự hợp tác cũng đa dạng, không chỉ là sự hợp tác trong từng lĩnh vực riêng rẽ, trong một vài vùng nhỏ lẻ mà sự hợp tác diễn ra trong nhiều lĩnh vực trong nhiều quốc gia. 1.1.2. Khái niệm về kinh tế hơp tác Kinh tế hợp tác là một phạm trù về lợi ích kinh tế do hợp tác mang lại nói lên sự liên kết tự nguyện của những người lao động, của các tôt chức, dưới nhiều hình thức, kết hợp sức mạnh của các thành viên, các tập thể để thực hiện có hiệu quả hơn các vấn đề trong sản xuất - kinh doanh và đời sống. Có nhiều tổ chức kinh tế hợp tác khác nhau ở những lĩnh vực hợp tác khác nhau với những nội dung khác nhau, thành phần khác nhau và hình thức khác 8 Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của môn học, chúng ta chỉ nghiên cứu về kinh tế hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. 1.1.3. Khái niệm về kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Là phạm trù kinh tế nói lên lợi ích kinh tế do hợp tác giữa các đơn vị kinh tế trong các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế trong nông nghiệp để cùng nhau tiến hành sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp một cách có hiệu quả. Cần chú ý rằng kinh tế hợp tác trong nông nghiệp bao hàm kinh tế hợp tác của nông dân, của những người làm nông nghiệp, của các cùng và của các thành phần khác trong và ngoài nông nghiệp 1.2. Vị trí, vai trò của kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp có vị trí rất quan trọng không chỉ trong nội bộ ngành mà còn có vị trí quan trong trong nền kinh tế quốc dân. Ngành sản xuất nông nghiệp không những sản xuất ra tư liệu tiêu dùng mà còn sản xuất ra nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Chính vì vậy, kinh tế hợp tác trong nông nghiệp là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và các ngành khác của nền kinh tế quốc dân. Thông qua hợp tác những việc mà từng người hay từng nông hộ, từng đơn vị không làm được hoặc làm được nhưng không hiệu quả. Hợp tác đã góp phần nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, huy động được nhiều nhân lực, vật lực cho sản xuất. Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp góp phần khai thác, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng sản xuất, từ đó có sự bổ sung giưac các vùng, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa, tập trung hóa, hiện đại hóa sản xuất. Bên cạnh đó, kinh tế hợp tác còn tạo cơ hội cho việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người quản lý nói riêng và người lao động nói chung, đồng thời góp phần mở rộng thị trường. 1.3. Nguyên tắc hợp tác. 1.3.1. Tự nguyện. Tự nguyện hợp tác với nhau, không bị ràng buộc bởi yếu tố nào, tự nguyện cả khi hợp tác và cả khi không hợptác. 1.3.2. Cùng có lợi. Khi hợp tác các nhân hay tổ chức đều muốn có thể mạnh của cá nhân hay tập thể khác, khắc phục được các tồn tại của cá nhân hay tổ chức, chính vì thấy có lợi ích mới hợp tác với nhau, đây chính là yếu tố kinh tế để hợp tác 9 Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế hợp tác trong nông nghiệp 1.4.1. Đặc điểm nền kinh tế nước ta xuất phát từ nền sản xuất nhỏ - Nền về cơ sở vật chất - Về tư duy của sản xuất nhỏ 1.4.2. Yếu tố tự nhiên Bao gồm khí hậu, thời tiết, mưa, nắng, gió, bão .Các yếu tố này càng khó khăn, phức tạp thì nhu cầu hợp tác càng lớn. Thông thường, các cá nhân hay doanh nghiệp (đơn vị kinh tế) không tự giải quyết được những tình huống phức tạp như xây dựng hệ thống thuỷ nông để tưới tiêu, đường xã phục vụ sản xuất, xây dựng đường điện, tiêu thụ sản phẩm Do đó, cần hình thành các tổ chức kinh tế hợp tác để cùng nhau giải quyết những khó khăn trên. 1.4.3. Yếu tố kinh tế Đó là khả năng tài chính, thu nhập của các thành viên . Các điều diện này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. Kinh tế phát triển, nhu cầu về sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng. Để có những sản phẩm hàng hóa đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng về số lượng, chất lượng, mẫu mã, chủng loại, giá cả . thì các đơn vị cần hợp tác với nhau để có đủ tiền vốn, sức lao động, công nghệ sản xuất, thông tin thị trường .và do đó, cần chủ động hợp tác chặt chẽ giữa các cá nhân, đơn vị kể cả trong và ngoài nước. 1.4.4. Yếu tố văn hóa - xã hội. Trình độ dân trí là yếu tố rất quan trọng thúc đẩy tiến trình kinh tế hợp tác. Dân trí cao sẽ dễ dàng tiếp cận nền văn minh nhân loại và biết ứng dụng chúng trong sản xuất, đời sống và ngược lại. Dân trí cao và xã hội ổn định sẽ là điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác. Mọi sự hợp tác, đặc biệt hợp tác với nước ngoài chỉ có thể thuận lợi nếu xã hội tạo mọi cơ hội đón nhận nó, và như vậy nếu nhận thức của người dân chưa đáp ứng kịp thì các mối quan hệ kinh tế hợp tác sẽ không phát huy được tác dụng của nó. Văn hóa-xã hội là những yếu tố luôn tồn tại và chi phối thường xuyên đến kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nói riêng và trong kinh tế hợp tác nói chung. Cụ thể, khi dân trí cao, người nông dân biết tìm đối tác để liên kết sản xuất, có thể đối tác này sẽ chịu trách nhiệm cung cấp đầu vào hoặc tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho họ, cũng có thể đối tác này cùng họ chế biến sản phẩm sau thu hoạch rồi mới tiêu thụ. Như vậy, xã hội ổn định sẽ là xúc tác quan trọng cho sự hợp tác, liên kết thành công. 10 Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết 1.4.5. Yếu tố khoa học và công nghệ Sự phát triển ngày càng cao của máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến, vận chuyển nông sản . là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hợp tác. Bên cạnh đó, công nghệ sinh học phát triển đã tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh, bệnh dịch tốt . cũng chính là kết quả của sự hợp tác giữa nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế và là động lực của sự hợp tác. 1.4.6. Yếu tố chính trị-pháp luật Sự ổn định về chính trị, hoàn thiện về pháp luật đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế hợp tác hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt, khi hợp tác vượt khỏi phạm vi lãnh thổ thì yếu tố này càng có ý nghĩa quyết định bởi không một đối tác nào muốn hợp tác với những đối tác ở một đất nước mà mọi thứ còn trong tình trạng rối ren. 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC. 2.1. Đối tượng Môn học này nhằm nghiên cứu tính quy luật, các nguyên tắc hình thành và phát triển của các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, mối quan hệ hợp tác giữa các hình thức kinh tế hợp tác với các chủ thể khác có liên quan, mối quan hệ giữa các đơn vị kinh tế, các vùng lãnh thổ, các thành phần kinh tế trong nông nghiệp và thậm chí mối quan hệ hợp tác còn vượt ra khỏi ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, môn học còn đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm hợp tác trong sản xuất kinh doanh và quản lý của các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp của các nước khác trên thế giới. Trong điều kiện nền kinh tế mở, 11 KINH TẾ HỢP TÁC Yếu tố tự nhiên Yếu tố kinh tế Yếu tố văn hóa xã hội Yếu tố khoa học công nghệ Yếu tố chính trị pháp luật Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết còn nghiên cứu quan hệ hợp tác vượt khỏi phạm vi quốc gia tới quan hệ khu vực và toàn cầu. 2.2. Nội dung - Chương 1: Đối tượng, nhiệm vụ, nội dung và phương pháp nghiên cứu - Chương 2: Các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp - Chương 3: Nhiệm vụ, nội dung và phương thức hoạt động của các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp - Chương 4: Các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt nam 2.3. Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. - Nghiên cứu thực trạng các hình thức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và hướng đổi mới, phát triển các hình thức hợp tác đó cho phù hợp với điều kiện thực tế. - Thúc đẩy các hình thức kinh tế hợp tác theo ngành, theo lãnh thổ, theo các thành phần kinh tế .trong phạm vi ngành nông nghiệp và các ngành khác sao cho hiệu quả nhất. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Giống như các môn khoa học xã hội khác, môn kinh tế hợp tác cũng sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm công cụ cơ bản để nghiên cứu. Sự phát triển các hình thức kinh tế hợp tác luôn gắn liền với các hình thái xã hội. Do đó, để hiểu rõ các hình thái kinh tế hợp tác về mọi phương diện, chúng ta luôn phải dựa vào mối quan hệ qua lại giữa các sự vật cũng như dựa vào sự tiến triển của tiến trình lịch sử để có cái nhìn khách quan, có hệ thống trong quá trình phát triển của chúng. Ngoài ra, môn học còn sử dụng một số phương pháp khác để nghiên cứu, đó là: Phương pháp thống kê kinh tế: để thống kê các số liệu thu thập được, sau đó tổng hợp, phân tổ so sánh để có những kết luận chính xác. Phương pháp thực nghiệm: dùng để nghiên cứu các mô hình thực tế, đối chiếu với lý thuyết, rút kinh nghiệm để hạn chế những thiếu sót, khắc phục những tồn tại, chấn chỉnh các mô hình đó cũng như tổ chức những mô hình mới có hiệu quả Phương pháp điều tra nhanh: nhằm đối thoại cùng những thành viên của tổ chức kinh tế hợp tác, lắng nghe tiếng nói của người trong cuộc để hiểu rõ hơn những thuận lợi, khó khăn của họ, từ đó tìm cách tháo gỡ có hiệu quả. Phương pháp chuyên khảo: đi sâu khảo cứu các mô hình tiên tiến, từ đó rút kinh nghiệm và mở rộng ở những nơi có điều kiện tuơng tự. 12 Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết Câu hỏi ôn tập 1. Phân biệt các khái niệm Hợp tác; Kinh tế hợp tác; Hợp tác kinh tế; Hợp tác xã ? Cho ví dụ minh họa? 2. Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa- xã hội, chính trị- pháp luật, công nghệ - khoa học đến hình thức hợp tác và quy mô hợp tác. 3. Trình bày các phương pháp nghiên cứu môn học kinh tế hợp tác trong nông nghiệp? 13 Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết Chương II HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP 1. CÁC HÌNH THỨC KINH TẾ HỢP TÁC CHỦ YẾU TRONG NÔNG NGHIỆP Có nhiều góc độ để xem xét các hình thức kinh tế hợp tác, tùy theo quan hệ các chủ thể hợp tác, tính phức tạp của sự hợp tác hay phương thức hợp tác mà ta có thể có các tên gọi của các hình thức hợp tác khác nhau. 1.1. Xét theo mức độ tiến hành hợp tác 1.1.1. Hợp tác giản đơn Hình thức này xuất hiện khi sản xuất hàng hóa chưa phát triển, lực lượng sản xuất còn thô sơ, sản xuất chủ yếu tự cung tự cấp. Ưu điểm: hình thức này có ưu điểm là linh hoạt, phong phú, có thể tổ chức ở mọi nơi. Hình thức này có tính tương trợ và giúp đỡ nhau cao (chủ yếu xây dựng dựa trên quan hệ tình cảm) Nhược điểm: Không ổn định, không có tư cách pháp nhân, không có bộ máy quản lí, không có điều lệ hoạt động. Hình thức hợp tác giản đơn thể hiện ở 2 dạng sau: Dạng 1: Tổ, hội nghề nghiệp - Là tổ chức hình thành trên cơ sở tự nguyện của các chủ thể kinh tế độc lập có hình thức hoạt động kinh doanh giống nhau. Mục đích của tổ, hội nghề nghiệp nhằm cộng tác, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mỗi thành viên tham gia. Hiện nay, nông nghiệp, nông thôn nước ta đang tồn tại các loại tổ, hội nghề nghiệp như: tổ nuôi ong, tổ làm vườn, tổ nuôi cá, tổ nuôi tôm, tổ trồng rừng . - Tổ, hội hoạt động không có điều lệ, không có tư cách pháp nhân. Quan hệ giữa các thành viên chủ yếu được xây dựng trên cơ sở quan hệ tình cảm, tập quán, cộng đồng, không mang tính pháp lý. Do đó, hình thức này rất linh hoạt, dễ thành lập cũng như giải thể. Tuy nhiên, do không có tư cách pháp nhân nên nếu thành viên nào đó không giữ chữ „tín“ thì tổ, hội cũng khó có căn cứ để xử lí. - Tổ, hội không có sự trợ giúp tài chính nào của Nhà nước. Quỹ cho tổ, hội hoạt động là do các thành viên đóng góp trên cơ sở tự thỏa thuận, quy mô tự định, thường từ 5-10 người, có tổ lên tới 30 người. Hiện nay, hình thức này đang phát triển và có tác dụng tốt trong nông nghiệp, nông thôn vì nó có tác dụng rất rõ rệt nhằm giúp nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tạo sự ổn định giá cả trên thị trường. Dạng 2: Tổ, nhóm hợp tác 14 Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết Là loại hình kinh tế hợp tác giản đơn do các chủ thể kinh tế độc lập tự nguyện thành lập, xuất phát từ nhu cầu của các thành viên, nó hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện gia nhập, ra khỏi, quản lý dân chủ, cùng có lợi. Ở loại hình kinh tế hợp tác này, đặc trưng rất quan trọng là quan hệ hợp tác không mang tính ổn định thường xuyên, không mang tính pháp lý, không xây dựng quy chế hoạt động thành văn bản, không có tư cách pháp nhân. Quan hệ hợp tác được xây dựng trên quan hệ tình cảm, cộng đồng và thường chỉ hợp tác khi có nhu cầu nên nó mang tính thời vụ. Do đó, khi có sự tranh chấp, bất tín xảy ra, các cơ quan có thẩm quyền khó có căn cứ pháp lí để bảo vệ quyền lợi cho nó. Tuy vậy, hình thức hợp tác này vẫn phát huy tác dụng tốt trong nhiều lĩnh vực, ở mọi điều kiện đặc biệt là ở những nơi sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cấp tự túc. Hiện nay hình thức hợp tác này cũng đang phát triển và có tác dụng tốt. Hình thức này có thể là „đơn mục đích“ tức là các chủ thể có thể có mục đích hoạt động kinh doanh giống nhau nhưng cũng có thể là „đa mục đích“ tức là các chủ thể có nhiều mục đích hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng hợp tác với nhau. Ví dụ tổ nuôi ba ba, tổ nuôi rắn, tổ trồng chè .là tổ „đơn mục đích“ Ví dụ: trồng trọt kết hợp với chăn nuôi, chế biến, dịch vụ .là tổ „đa mục đích“ 1.1.2. Hợp tác phức tạp Là hình thức tổ chức do các ngành, các thành phần kinh tế (các chủ thể kinh tế) cùng góp vốn, sức lao động để sản xuất kinh doanh. Hình thức này được thể hiện như các Hợp tác xã, các NTQD, các trạm, trại, các tập đoàn sản xuất, các Xí nghiệp liên hiệp hoặc Liên hiệp xí nghiệp . với sự hợp tác đa ngành, đa thành phần kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rõ hơn, đó là ngay trong các tổ chức hợp tác phức tạp này vẫn chứa đựng sự hợp tác giản đơn vì những lí do tất yếu của sự hợp tác. Hình thức này được tổ chức có bộ máy quản lí để điều hành công việc chung, có vốn, quỹ chung để hoạt động. Vốn này ban đầu là do các thành viên góp theo quy định khi vào hợp tác, sau đó tăng dần theo khả năng tích lũy. Những tổ chức kinh tế hợp tác này có tư cách pháp nhân, do đó, Nhà nước có vai trò, trách nhiệm bảo vệ chúng. Tuy nhiên, hình thức này lại rất kém linh hoạt cả trong quản lí và trong tổ chức điều hành. Để được thành lập, cần có những điều kiện nhất định (với mỗi tổ chức có quy định riêng), và do đó nó cần có thời gian nhất định. 1.2. Xét theo cách thức hợp tác 1.2.1. Hợp tác theo ngành: Đây là sự hợp tác theo chiều dọc của sản phẩm, tức là sự hợp tác giữa các chủ thể từ khi sản xuất cho đến khi tiêu thụ sản phẩm. Các chủ thể sản xuất hợp 15 [...]... vì vậy kinh tế tập thể trong nông nghiệp là bộ phận chủ yếu nền kinh tế tập thể nước ta Kinh tế tập thể trong nông nghiệp thu hút được gần hầu hết nông dân ở nông thôn tham gia và đã có thành quả nhất định trong quá trình phát triển HTX Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng khu vực kinh thế tập thể trong nông nghiệp, có nhiều nghị quyết về phát triển kinh tế hợp tác trong nông thôn, có Luật hợp tác xã... thêm các tập đoàn kinh tế (TĐKT) - một hình thức doanh nghiệp đặc biệt 21 Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết 3.1.1 Các doanh nghiệp Nhà nước trong nông nghiệp (bao gồm các NTQD, trạm trại, công ty) 3.1.1.1 Đặc trưng của doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước trước hết phải là doanh nghiệp nông nghiệp, đó là đơn vị kinh doanh nông nghiệp bao gồm một... trong thời hạn 5 năm 39 Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết 3.3.2 Những thuận lợi khó khăn phát triển kinh tề hộ và trang trại trong nông nghiệp 3.3.3 Những biện pháp thức đẩy kinh tế hộ và trang trại trong nông nghiệp Trong nông thôn có DN nhà nước, HTX nông nghiệp, hộ nông dân, trang trại, vì vậy để tiến hành hợp tác giữa các bộ phận này cần thực hiện các định hướng trong. .. xã hội, đến nay Kinh tế hộ là một bộ phân không thể không công nhận khi Hộ nông dân được coi là Đơn vị kinh tế tự chủ Từ sự phát triển kinh tế hộ nông dân, một hình thức sản xuất hàng hóa trong nông nhiệp ra đời là Kinh tế trang trại 38 Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết Nhìn chung, trên thế giới, trang trại gia đình được hình thành từ các hộ tiểu nông sản xuất... các loại hình doanh nghiệp nông thôn, nhất là các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sử dụng nguyên liệu và thu hút nhiều lao động nông nghiệp tại chỗ, doanh nghiệp dịch vụ vật tư, tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản cho nông dân Phát triển mạnh doanh nghiệp công nghiệp chế tạo máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ nông nghiệp. ” 40 Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30... phần kinh tế Nhà nước còn ngại hợp tác với các thành phần kinh tế tập thể hoặc tư nhân vì các thành phần kinh tế này rất dễ bị thị trường lung lạc, dễ phá vỡ hợp đồng mà xử lí họ theo pháp luật cũng không hề dễ dàng Như vậy, nhiều khi các chủ thể thuộc thành phần kinh tế Nhà nước lại chịu nhiều thiệt thòi nhất sau khi mang lại lợi ích cho các thành phần kinh tế khác 16 Bài giảng Kinh tế hợp tác trong nông. .. giảng Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Thời gian 30 tiết sự ban hành Luật HTX có sửa đổi, kinh tế tập thể đã có sự chuyển biến tích cực Mô hình Hợp tác xã kiểu mới đã tạo điều kiện để người lao động có cơ hội phát huy thế mạnh và khắc phục khó khăn của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh Nhiều mô hình liên doanh liên kết giữa các hợp tác xã với các tổ chức kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong. .. thực hiện hợp tác trong thành phần kinh tế tập thể Đáp ứng được nguyện vọng của những người nông dân là lực lượng cách mạng trong cách mạng dân tộc dân chủ đi lên chủ nghĩa xã hội Sự đầu tư, giúp đỡ của Nhà nước Chưa thực hiện tốt quy luật quân hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất trong nông nghiệpnông thôn 3.2.3 Phương hướng đẩy mạnh kinh tế hợp tác trong thành phần kinh tế tập thể... sức mạnh riêng Việc hợp tác giữa các thành phần kinh tế sẽ khai thác được thế mạnh tổng hợp cho tổ chức kinh tế hợp tác Ở một số địa phương, hình thức này đã được chú ý khai thác vì nông dân đã thấy được thế mạnh của nó: các hợp táchợp tác với các nông trường, trạm trại để giải quyết khó khăn về hạt giống hay khoa học kỹ thuật cho các hộ nông dân Ví dụ ở Thanh hóa có sự hợp tác giữa Công ty mía... thức hợp tác cho phù hợp (Thực hiện tốt quy luật QHSX phù hợp với LLSX) Tăng cương vai trò của Nhà nước trong sự phát triển các hình thức hợp tác trong nông thôn Thực hiện tốt Luật HTX Nâng cao trình độ của cán bộ HTX 3.3 Kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nông nghiệp Thành phần kinh tế này mới thực sự được công nhận tồn tại bình đẳng với các thành phần kinh tế khác kể từ sau „Đổi mới“ Lực lượng kinh . tập đoàn kinh tế (TĐKT) - một hình thức doanh nghiệp đặc biệt. KTQD Kinh tế tập thể Kinh tế cá thể, tiểu chủ Kinh tế liên doanh Kinh tế Nhà nước Kinh tế. THỨC KINH TẾ HỢP TÁC TRONG CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Đại hội Đảng thứ X đã xác định nước ta hiện nay có 5 thành phần kinh tế: - Thành phần kinh

Ngày đăng: 16/04/2013, 21:07

Hình ảnh liên quan

Nhìn chung, các hình thức hợptác này có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển sản xuất nông nghiệp - kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

h.

ìn chung, các hình thức hợptác này có ý nghĩa rất lớn trong sự phát triển sản xuất nông nghiệp Xem tại trang 14 của tài liệu.
Các Tổng côngty Nhà nước tính đến 2002 được thể hiện qua bảng 1.4 - kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

c.

Tổng côngty Nhà nước tính đến 2002 được thể hiện qua bảng 1.4 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Sơ đồ 4.1. Mô hình tổ chức các TĐKT ở Việt Nam - kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

Sơ đồ 4.1..

Mô hình tổ chức các TĐKT ở Việt Nam Xem tại trang 31 của tài liệu.
Mô hình hỗn hợp: Tập đoàn là một pháp nhân đồng thời có đơn vị thành viên là pháp nhân độc lập vừa có đơn vị thành viên là pháp nhân phụ thuộc.Tính  đến năm 2005, chúng ta đã có 5 tập đoàn kinh tế đã đạt được những tiêu chí trên,  đó là tập đoàn Bưu chính - kinh tế hợp tác trong nông nghiệp

h.

ình hỗn hợp: Tập đoàn là một pháp nhân đồng thời có đơn vị thành viên là pháp nhân độc lập vừa có đơn vị thành viên là pháp nhân phụ thuộc.Tính đến năm 2005, chúng ta đã có 5 tập đoàn kinh tế đã đạt được những tiêu chí trên, đó là tập đoàn Bưu chính Xem tại trang 32 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan