Đánh giá ảnh hưởng môi trường ở khu công nghiệp phúc yên đến sự biến động thành phần loài ve giáp (a cari oribatira) so với phụ cận thuộc thị xã phúc yên tỉnh vĩnh phúc

10 486 0
Đánh giá ảnh hưởng môi trường ở khu công nghiệp phúc yên đến sự biến động thành phần loài ve giáp (a cari oribatira) so với phụ cận thuộc thị xã phúc yên   tỉnh vĩnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

   -  Đào Duy Trinh 1 Nông Thị Kiều Hoa 2 Trần Văn Vinh 3 rong điều kiện môi trường sống tối ưu, mang tính chất tự nhiên, thông thường các loài ưu thế có số lượng cá thể riêng không vượt trội so với các loài khác trong quần xã. Ngược lại, khi điều kiện môi trường thay đổi, tác động đến từng cá thể, sinh vật phải tự điều chỉnh để thích ứng với điều kiện sống mới, dẫn đến kết quả: một số loài bị diệt vong, một số loài khác phát triển đột biến làm thay đổi hình ảnh tập hợp ưu thế trong quần xã. Nhóm Oribatida là như vậy, người ta có thể phán đoán được quá trình cũng như chiều hướng diễn thế của sự thay đổi điều kiện môi trường liên quan đến sự biến động thành phần loài.  Khu công nghiệp Phúc Yên - thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc là khu công nghiệp đa ngành, bao gồm các ngành nghề chính: Công nghiệp vật liệu xây dựng, trang trí nội thất; chế biến nông sản, thực phẩm; công nghiệp dệt, may, công nghiệp nhẹ; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp; các ngành công nghiệp điện tử, cơ khí lắp ráp và các ngành công nghiệp khác. Hoạt động sản xuất công nghiệp tại đây đang gây ảnh hưởng tới hệ động vật đất, mà trước tiên là các loài thuộc nhóm Oribatida. Oribatida nhạy cảm với sự thay đổi chất lượng môi trường khác nhau, có số lượng thành phần loài rất phong phú [3], [4], [5], [6].  2.1. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi tiến hành lấy mẫu từ tháng 9 năm 2012 ở 3 sinh cảnh: Tại khu công nghiệp Phúc Yên, khu đô thị Phúc Yên thị xã Phúc Yên nằm ngay cạnh khu công nghiệp, mẫu đối chứng thu tại đất ruộng thị xã Phúc Yên cách khu công nghiệp Phúc Yên 2 km về phía Đông. 1 TS, Trường ĐHSP Hà Nội 2 2 CN, Trường ĐHSP Hà Nội 2 3 Học viên Cao học, K16, Trường ĐHSP Hà Nội 2 T Tổng số mẫu thu 30 mẫu mỗi sinh cảnh 10 mẫu. Phương pháp thu mẫu và định loại Oribatida đều theo tài liệu chuyên môn [1], [2]. Toàn bộ mẫu thu được lưu giữ tại phòng thí nghiệm khoa Sinh - ĐHSP Hà Nội 2. 2.2. Xử lý số liệu Sử dụng phương pháp thống kê trong tính toán và xử lý số liệu, trên nền phần mềm Primer, 2001; phần mềm Microsoft Office Excell 2007 để tính các chỉ số: H’; J’; MĐTB; số lượng loài [3], [4], [5]. 2.3. Kết quả 2.3.1. DANH SÁCH THÀNH PHẦN HỌ, GIỐNG, LOÀI ORIBATIDA TẠI KHU CÔNG NGHIỆP PHÚC YÊN - THỊ XÃ PHÚC YÊN VÀ VÙNG PHỤ CẬN Bảng 3.1: Danh sách thành phần họ, giống, loài Oribatida tại khu công nghiệp Phúc Yên - thị xã Phúc Yên và vùng phụ cận STT Tên họ và loài ĐT KCN R Giống Họ/Loài I HYPOCHTHOIIDAE BERLESE, 1910 1 I1 Eniochthonius Berlese, 1910 1 Eniochthonius minutissimus Berlese, 1904 X II COSMOCHTHONIIDAE GRANDJEAN, 1947 2 II1 Cosmochthonius Berlese, 1910 2 Cosmochthonius lanatus (Michael, 1887) X III LOHMANNIIDAE BERLESE, 1916 3 III1 Papillacarus Kunst, 1959 3 Papilacarus aciculatus (Berlese, 1905) X IV NOTHRIDAE BERLESE, 1896 4 IV1 Nothrus C. L. Koch, 1836 4 Nothrus baviensis Krivolutsky, 1998 X 5 Nothrus shapensis Krivolutsky, 1998 X V ASTEGISTIDAE BALOGH, 1961 5 V1 Cultroribula Berlese, 1908 6 Cultroribula lata Aoki, 1961 X VI PELOPPIIDAE BALOGH, 1943 6 VI1 Furcoppia Balogh et Mahunka, 1966 7 Furcoppia parva Balogh et Mahunka, 1967 X VII OTOCEPHEIDAE BALOGH, 1961 7 VII1 Dolicheremaeus Jacot, 1938 8 Dolicheremaeus lineolatus Balogh et Mahunka, 1967 X X X VIII OPPIIDAE GRANDJEAN, 1954 8 VIII1 Pulchroppia Subias et Balogh, 1989 9 Pulchroppia vietnamica (Balogh et Mahunka, 1967) X 9 VIII2 Karenella Hammer, 1962 10 Karenella acuta (Csiszar, 1961) X 10 VIII3 Kokoppia Balogh, 1983 11 Kokoppia dendricola (Jeleva et Vu, 1987) X X 11 VIII4 Cryptoppia Csiszár, 1961 12 Cryptoppia elongata Csiszar, 1961 X IX SUCTOBELBIDAE JCOT, 1938 12 IX1 Suctobelbella Jacot, 1937 13 Suctobelbella vietnamica (Balogh et Mahunka, 1967) X X MOCHLOZETIDAE GRANDJEAN, 1960 13 X1 Unguizetes Sellnick, 1925 14 Unguizetes clavatus Aoki, 1967 X 14 X2 Uracrobates Balogh et Mahunka, 1967 15 Uracrobates magniporosus Balogh et Mahunka, 1967 X XI XYLOBATIDAE J. BALOGH ET P. BALOGH, 1984 15 XI1 Setoxylobates Balogh et Mahunka, 1967 16 Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka, 1967 X X 16 XI2 Perxylobates Hammer, 1972 17 Perxylobates vermiseta (Balogh et Mahunka, 1968) X X 17 XI3 Xylobates Jacot, 1929 18 Xylobates capucinus (Berlese, 1908) X X 19 Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904) X 20 Xylobates gracilis Aoki, 1962 X 21 Xylobates monodactylus (Haller, 1804) X XII PROTORIBATIDAE J. BALOGH ET P.BALOGH, 1984 18 XII1 Liebstadia Oudemans, 1906 22 Liebstadia humerata Sellnick, 1928 X XIII ORIBATULIDAE THOR, 1929 19 XIII1 Cordiozetes Mahunka, 1983 23 Cordiozetes olahi (Mahunka, 1987) X XIV HAPLOZETIDAE GRANDJEAN, 1936 20 XIV1 Cosmobates Balogh, 1959 24 Cosmobates nobilis Golosova, 1984 X 21 XIV2 Peloribates Berlese, 1908 25 Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 X X 22 XIV3 Rostrozetes Sellnick, 1925 26 Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958) X 27 Rostrozetes foveolatus Sellnick, 1925 X XV SCHELORIBATIDAE GRANDJEAN, 1953 23 XV1 Euscheloribates Kunst, 1958 28 Euscheloribates samsinaki Kunst, 1958 X 24 XV2 Scheloribates Berlese, 1908 29 Scheloribates cruciseta Vu et Jeleva, 1987 X 30 Scheloribates laevigatus (C. L. Koch, 1836) X X 31 Scheloribates latipes (C. L. Koch, 1841) X X X 32 Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) X X X XVI ORIPODIDAE JACOT, 1925 25 XVI1 Oripoda Bank, 1904 33 Oripoda excavata Mahunka, 1988 X XVII CERATOZETIDAE JACOT, 1925 26 XVII1 Ceratozetes Berlese, 1908 34 Ceratozetes mediocris Berlese, 1908 X 27 XVII2 Fuscozetes Sellnick, 1928 35 Fuscozetes fuscipes (C. L. Koch, 1844) X XVIII GALUMNIDAE JACOT, 1925 28 XVIII1 Galumna Heyden, 1826 36 Galumna flabellifera orientalis Aoki, 1965 X 37 Galumna lanceata Oudemans, 1900 X 29 XVIII2 Pergalumna Grandjean, 1936 38 Pergalumna altera (Oudemans, 1915) X 39 Pergalumna capilaris Aoki, 1961 X Số loài theo sinh cảnh 12 29 10 Ghi chú: X : Sự bắt gặp các loài ĐT: Sinh cảnh vườn khu đô thị KCN: Khu công nghiệp Phúc Yên R : Sinh cảnh ruộng gần khu công nghiệp Kết quả nghiên cứu bảng 3.1 cho thấy khu công nghiệp Phúc Yên - thị xã Phúc Yên và vùng phụ cận có tổng số 18 họ, 29 giống và 39 loài. Trong đó sinh cảnh khu công nghiệp có số lượng loài nhiều nhất 29 loài (chiếm 56,9% so với tổng số loài), tiếp theo đến sinh cảnh Vườn đô thị 12 loài (chiếm 23,5% so với tổng số loài) và cuối cùng là sinh cảnh Ruộng 10 loài (chiếm 19,6% so với tổng số loài). Các loài chỉ xuất hiện ở khu công nghiệp Phúc Yên - thị xã Phúc Yên: Eniochthonius minutissimus Berlese, 1904; Nothrus baviensis Krivolutsky, 1998; Nothrus shapensis Krivolutsky, 1998; Furcoppia parva Balogh et Mahunka, 1967; Pulchroppia vietnamica (Balogh et Mahunka, 1967; Cryptoppia elongata Csiszar, 1961; Suctobelbella vietnamica (Balogh et Mahunka, 1967); Unguizetes clavatus Aoki, 1967; Uracrobates magniporosus Balogh et Mahunka, 1967; Xylobates monodactylus (Haller, 1804) ; Liebstadia humerata Sellnick, 1928; Cordiozetes olahi (Mahunka, 1987); Cosmobates nobilis Golosova, 1984; Oripoda excavata Mahunka, 1988; Ceratozetes mediocris Berlese, 1908; Fuscozetes fuscipes (C. L. Koch, 1844); Galumna flabellifera orientalis Aoki, 1965; Galumna lanceata Oudemans, 1900; Pergalumna altera (Oudemans, 1915); Pergalumna capilaris Aoki, 1961. Các loài chỉ xuất hiện ở sinh cảnh Vườn khu đô thị là: Cosmochthonius lanatus (Michael, 1887); Papilacarus aciculatus (Berlese, 1905); Karenella acuta (Csiszar, 1961); Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958); Rostrozetes foveolatus Sellnick, 1925; Euscheloribates samsinaki Kunst, 1958. Các loài chỉ xuất hiện ở sinh cảnh Ruộng là: Cultroribula lata Aoki, 1961; Xylobates lophotrichus (Brerlese, 1904); Xylobates gracilis Aoki, 1962; Scheloribates cruciseta Vu et Jeleva, 1987. Thành phần loài biến động ở các sinh cảnh khác nhau cho thấy có những loài chỉ xuất hiện ở 1 sinh cảnh hoặc nhiều sinh cảnh. Rõ ràng khu công nghiệp Phúc Yên đã ít nhiều ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của nhóm Oribatida. 2.3.2. Phân bố theo tầng đất ở khu công nghiệp Phúc Yên - thị xã Phúc Yên và phụ cận Ngoài nghiên cứu sự phân bố loài theo sinh cảnh, chúng tôi còn nghiên cứu sự phân bố loài theo tầng đất: Ở sinh cảnh Vườn đô thị tầng -1 xác định được 9 loài, tầng -2 xác định được 8 loài. Khu công nghiệp tầng -1 xác định được 26 loài, tầng -2 xác định được 13 loài; sinh cảnh Ruộng tầng -1 xác định được 10 loài, tầng -2: 0 loài. Như vậy có thể thấy rằng số loài giảm theo độ sâu của tầng đất, nguyên nhân sự khác biệt này có thể là do độ ẩm của các tầng đất gây ra. 2.3.3. Một số chỉ số sinh học của Oribatida ở khu công nghiệp Phúc Yên- thị xã Phúc Yên và vùng phụ cận Bảng 3.2: Bảng chỉ số định lượng cấu trúc quần xã của Oribatida theo sinh cảnh ở Khu công nghiệp Phúc Yên - thị xã Phúc Yên và phụ cận Chỉ số Sinh cảnh ĐT KCN Ruộng Tầng -1 Tầng -2 Tầng -1 Tầng -2 Tầng -1 Tầng -2 N 20 16 146 66 17 0 S 9 8 26 13 10 0 S 2 12 29 10 J’ 0,916 0,9426 0,7697 0,8054 0,9558 **** H’ 2,013 1,96 2,508 2,066 2,201 0 Ghi chú: N: Số cá thể S: Số loài S 2 : Số loài theo sinh cảnh J ’ : Chỉ số đồng đều H ’ : Chỉ số đa dạng loài 2.3.2.1. Chỉ số đa dạng loài H ’ Giá trị H ’ ở 3 sinh cảnh nghiên cứu đều có chung xu hướng giảm giá trị khi chuyển từ sinh cảnh Khu công nghiệp sang sinh cảnh Vườn đô thị và sinh cảnh Ruộng giá trị H ’ có sự suy giảm khá rõ H ’ từ 2,508 > 2,261> 2,201. Tại sinh cảnh Khu công nghiệp, khi chuyển từ tầng -1 sang tầng -2 giá trị H ’ có sự suy giảm (H ’ từ 2,508 giảm còn 2,066). Sinh cảnh Vườn đô thị giá trị H ’ cũng có sự suy giảm khá rõ khi chuyển từ tầng -1 sang tầng -2 (H ’ từ 2,013 giảm còn 1,96). Sinh cảnh Ruộng giá trị H ’ cũng có sự suy giảm khi chuyển từ tầng -1 sang tầng -2 (H ’ từ 2,20 giảm còn 0). 2.3.2.2. Chỉ số đồng đều J ’ Trái với xu hướng giảm giá trị chỉ số lượng loài, giá trị H ’ , giá trị J ’ của Oribatida ở các sinh cảnh nghiên cứu có xu hướng giữ nguyên hay tăng lên khi chuyển từ Khu công nghiệp sang Vườn đô thị và Ruộng (từ 0,7448< 0,9098< 0,9558). Tại sinh cảnh Khu công nghiệp giá trị J ’ có xu hướng tăng lên khi chuyển từ tầng -1 sang tầng -2 (J ’ từ 0,7697 → 0,8054). Sinh cảnh Vườn đô thị giá trị J ’ cũng có xu hướng tăng lên ( J ’ từ 0,916→ 0,9426). Còn tại sinh cảnh Ruộng giá trị J ’ ở tầng -2 là không xác định. 2.3.4. Các loài Oribatida ưu thế ở ở khu công nghiệp Phúc Yên - thị xã Phúc Yên và vùng phụ cận tỉnh Vĩnh Phúc Loài ưu thế là loài có số lượng cá thể riêng chiếm từ 5% trong tổng số cá thể chung của quần xã trở lên. Ở mỗi sinh cảnh, mỗi tầng phân bố trong cùng một sinh cảnh có một tập hợp các loài ưu thế đặc trưng và tập hợp này thay đổi ở các sinh cảnh, ở mỗi tầng phân bố trong cùng 1 sinh cảnh khác nhau theo thời gian. Sự thay đổi các loài ưu thế phản ánh sự thay đổi của môi trường sống. Bảng 3.3: Tỷ lệ các loài Oribatida ưu thế trong các sinh cảnh ở khu công nghiệp Phúc Yên - thị xã Phúc Yên và vùng phụ cận tỉnh Vĩnh Phúc STT Loài ưu thế ĐT KCN R 1 Papilacarus aciculatus (Berlese, 1905) 13,88 2 Nothrus shapensis Krivolutsky, 1998 29,24 3 Cultroribula lata Aoki, 1961 5,88 4 Dolicheremaeuslineolatus Balogh et Mahunka, 1967 11,76 5 Karenella acuta (Csiszar, 1961) 5,55 6 Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka, 1967 8,96 11,76 7 Perxylobatesvermiseta (Balogh et Mahunka, 1968) 8,33 8 Xylobates capucinus (Berlese, 1908) 16,66 9 Xylobateslophotrichus(Brerlese, 1904) 11,76 10 Xylobates gracilis Aoki, 1962 5,88 11 Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 6,60 17,64 12 Rostrozetes areolatus (Balogh, 1958) 13,88 13 Scheloribates cruciseta Vu et Jeleva, 1987 5,88 14 Scheloribates latipes (C. L. Koch, 1841) 13,88 17,64 15 Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) 13,88 5,88 16 Pergalumna altera (Oudemans, 1915) 11,79 17 Pergalumna capilaris Aoki, 1961 13,67 Ghi chú: đơn vị: % Hình 3.1: Cấu trúc loài ưu thế ở sinh cảnh vườn khu đô thị gần khu công nghiệp Phúc Yên - thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc Ghi chú: Các số thứ tự từ 1-15 ở cột loài ưu thế là số tương ứng tên loài trong bảng tỉ lệ % Rất ưu thế ở sinh cảnh này là loài Xylobates capucinus (Berlese, 1908) chiếm 16,66%. Tiếp đến là các loài Papilacarus aciculatus (Berlese, 1905); Rostrozetes areolatus (Balogh, 16.66 13.88 13.88 13.88 13.88 8. 33 5. 55 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 8 1 12 14 15 7 5 1958); Scheloribates latipes (C. L. Koch, 1841); Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) cùng chiếm 13,88%. Ưu thế ở loài Perxylobatesvermiseta (Balogh et Mahunka, 1968) chiếm 8,33% và loài Karenella acuta (Csiszar, 1961) chiếm 5,55%. Hình 3.2: Cấu trúc loài ưu thế ở sinh cảnh khu công nghiệp Phúc Yên - thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc Ghi chú: Các số thứ tự từ 2-17 ở cột loài ưu thế là số tương ứng tên loài trong bảng tỉ lệ % Trong sinh cảnh khu công nghiệp loài rất ưu thế là các loài Nothrus shapensis Krivolutsky, 1998 chiếm 29,24%; Pergalumna capilaris Aoki, 1961 chiếm 13,67%; loài Pergalumna altera (Oudemans, 1915) chiếm 11,79%. Ưu thế là loài Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka, 1967 chiếm 8,96% ; Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967 chiếm 6,6%. 2 9.24 1 3.67 1 1.79 8 .96 6 .6 0 5 10 15 20 25 30 2 17 16 6 11 % Loài ưu thế Hình 3.3: Cấu trúc loài ưu thế ở sinh cảnh Ruộng thuộc gần khu công nghiệp Phúc Yên- thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc Ghi chú: Các số thứ tự từ 3 - 15 ở cột loài ưu thế là số tương ứng tên loài trong bảng tỉ lệ % Rất ưu thế có 5 loài là Peloribates pseudoporosus Balogh et Mahunka, 1967; Scheloribates latipes (C. L. Koch, 1841) đều chiếm tới 17,64%; Dolicheremaeuslineolatus Balogh et Mahunka, 1967; Setoxylobates foveolatus Balogh et Mahunka, 1967; Xylobateslophotrichus(Brerlese, 1904) cùng chiếm 11,76%. Loài ưu thế có 4 loài là Cultroribula lata Aoki, 1961; Xylobates gracilis Aoki, 1962; Scheloribates cruciseta Vu et Jeleva, 1987; Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840) đều chiếm 5,88%.  Ở khu công nghiệp Phúc Yên, thị xã Phúc Yên và vùng phụ cận tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện được 39 loài Ve giáp (Acari: Oribatida), thuộc 18 họ và 29 giống. Trong đó sinh cảnh khu công nghiệp có số lượng loài nhiều nhất 29 loài (chiếm 56,9% so với tổng số loài), tiếp theo đến vườn đô thị 12 loài (chiếm 23,5% so với tổng số loài) và cuối cùng sinh cảnh ruộng 10 loài (chiếm 19,6% so với tổng số loài). Các họ Ve giáp xác định được chỉ có 1 giống 1 loài riêng họ: Oppiidae Grandjean, 1954 có 4 giống và 4 loài; họ Xylobatidae J. Balogh et P. Balogh, 1984 có 3 giống và 6 loài; họ Haplozetidae Grandjean, 1936 có 3 giống và 4 loài. Trong 39 loài có 3 loài bắt gặp ở cả 3 sinh cảnh, đó là: Dolicheremaeuslineolatus Balogh et Mahunka, 1967; Scheloribates latipes (C. L. Koch, 1841); Scheloribates pallidulus (C. L. Koch, 1840), trong từng sinh cảnh có sự phân bố khác nhau. Số loài phân bố theo từng sinh cảnh giảm từ khu công nghiệp (29 loài) > Vườn đô thị (12 loài) > Ruộng (10 loài). Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở sinh cảnh Vườn đô thị tầng -1 xác định được 9 loài, tầng -2 xác định được 8 loài. Khu công nghiệp tầng -1 xác định được 26 loài, tầng -2 xác định 17.64 17.64 11.76 11.76 11.76 5.88 5.88 5.88 5.88 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 11 14 4 6 9 3 10 13 15 % được 13 loài; sinh cảnh Ruộng tầng -1 xác định được 10 loài, tầng -2: 0 loài. Như vậy có thể thấy rằng số loài giảm theo độ sâu của tầng đất. Đã xác định được 17 loài ưu thế, trong đó có 7 loài ưu thế ở sinh cảnh Vườn đô thị, 5 loài ưu thế ở sinh cảnh Khu công nghiệp, 9 loài ưu thế ở sinh cảnh Ruộng.  1. Balogh J. and Balogh P., The Oribatid Genera of the World, HNHM Press, Budapest, 1992, V.1 and 2, pp.1 - 263 and pp. 1 - 375. 2. Ghilarov M.C., Method of Soil zoogical studies, Nauka, Moscow, 1975, pp. 1 - 48. 3. Vũ Quang Mạnh, Sinh thái học đất, Nxb Đại học Sư Phạm, H., 2003, tr. 122 - 164. 4. Vũ Quang Mạnh, Động vật chí Việt Nam, Bộ Ve Giáp Oribatida, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, H., 2007, 21, tr. 15 - 346. 5. Đào Duy Trinh, Thành phần và cấu trúc quần xã Ve giáp (Acari: Oribatida) ở vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sĩ sinh học, 2011, tr. 8 - 17. 6. Đào Duy Trinh, Trịnh Thị Thu, Vũ Quang Mạnh, Dẫn liệu về thành phần loài, đặc điểm phân bố và địa động vật khu hệ Oribatida ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ, Tạp chí khoa học, ĐHQG HN, 2010, 26(01), tr. 49 - 56. THE ASSESSMENT ENVIRONMENTAL IMPACT IN INDUSTRIAL PARK PHUC YEN TO THE VARIATION SPECIES COMPOSITION MITE (ACARI: ORIBATIDA) COMPARE WITH HABITAT SURROUNDING OF PHUC YEN - VINH PHUC Dao Duy Trinh, Nong Kieu Hoa, Tran Van Vinh Abstract In terms optimal habitat, nature of natural, normally the dominant species has its individual is not superior to other species in the community. Conversely, when environmental conditions change, impact on individual, organism self-correcting to adapt to new living conditions, result: some species are extinct, some other species found this sudden the change image set of dominant communities in the community. Groups such as Oribatida, we can judge the process as well as show the direction of change of environmental conditions related to the variation in species composition . hướng diễn thế của sự thay đổi điều kiện môi trường liên quan đến sự biến động thành phần loài.  Khu công nghiệp Phúc Yên - thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc là khu công nghiệp đa ngành,. ở khu công nghiệp Phúc Yên- thị xã Phúc Yên và vùng phụ cận Bảng 3.2: Bảng chỉ số định lượng cấu trúc quần xã của Oribatida theo sinh cảnh ở Khu công nghiệp Phúc Yên - thị xã Phúc Yên và phụ.  Ở khu công nghiệp Phúc Yên, thị xã Phúc Yên và vùng phụ cận tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện được 39 loài Ve giáp (Acari: Oribatida), thuộc 18 họ và 29 giống. Trong đó sinh cảnh khu công nghiệp

Ngày đăng: 04/09/2015, 20:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan