Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246)

102 1.6K 1
Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học (LV01246)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN PHƯƠNG DUNG ĐỒNG DAO TRONG TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀ TÁC DỤNG GIÁO DỤC CỦA NÓ ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Có được kết quả này, trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Vũ Công Hảo, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Sau Đại học, các thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành cần thiết và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Tiểu học Trung Tự, quận Đống Đa đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm và giúp đỡ tôi thực hiện công trình nhỏ này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Tác giả Nguyễn Phương Dung LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học” được chúng tôi nghiên cứu và hoàn thành trên cơ sở kế thừa và phát huy những công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả khác cộng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân. Tôi xin cam đoan kết quả của đề tài này không trùng với bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác đã được công bố. Người thực hiện Nguyễn Phương Dung MỤC LỤC Mục lục Trang MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 8 Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đồng dao trong trò chơi dân gian 8 1.1. Cơ sở lý luận 8 1.1.1. Cơ sở tâm lý học 8 1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học 12 1.1.3. Cơ sở giáo dục học tiểu học 14 1.2. Cơ sở thực tiễn 16 1.2.1. Thực trạng tồn tại của trò chơi dân gian trong xã hội hiện nay 16 1.2.2. Thực trạng của việc tổ chức trò chơi dân gian trong nhà trường tiểu học hiện nay 18 1.2.3. Quan niệm của người Việt về trò chơi dân gian và những điều cần suy nghĩ 21 Chương 2. Đặc sắc của đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học 25 2.1. Khái niệm và đặc sắc của đồng dao trong trò chơi dân gian 25 2.1.1. Khái niệm đồng dao 25 2.1.2. Đặc sắc của đồng dao trong trò chơi dân gian 27 2.1.3. Bản chất của đồng dao trong trò chơi dân gian 34 2.2. Trò chơi dân gian của trẻ trong hệ thống trò chơi Việt 35 2.2.1. Phân loại trò chơi dân gian 37 2.2.2. Phân loại các trò chơi dân gian cho trẻ 38 2.3. Tác dụng giáo dục của đồng dao trong trò chơi dân gian đối với học sinh tiểu học 43 2.3.1. Phát triển ngôn ngữ 47 2.3.2. Phát triển tư duy 49 2.3.3. Phát triển vận động 51 2.3.4. Phát triển óc sáng tạo, trí tưởng tưởng và mối quan hệ hài hoà với thiên nhiên… 51 2.3.5. Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cái đẹp; tình cảm gia đình bạn bè,… 55 Chương 3. Đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao ý thức chơi trò chơi dân gian và vận dụng nó để mang lại hiệu quả giáo dục trong nhà trường tiểu học 57 3.1. Dạy hát đồng dao và phổ biến các trò chơi dân gian trong nhà trường tiểu học vào các giờ sinh hoạt ngoại khoá, các tiết học chuyên biệt: Âm nhạc, Thể 57 dục,… 3.2. Tổ chức chơi trò chơi dân gian cùng hát đồng dao theo nhiều hình thức 62 3.2.1. Chơi theo nhóm 62 3.2.2. Tổ chức các cuộc thi 64 3.2.3. Tổ chức chơi trò chơi dân gian xen kẽ trong giờ học: Chuyển giữa các hoạt động, chuyển tiết,… 64 3.2.4. Thành lập câu lạc bộ trò chơi dân gian 65 3.3. Sáng tạo trong chơi trò chơi dân gian và hát đồng dao 66 3.3.1. Sáng tạo trong lời hát 66 3.3.2. Sáng tạo trong cách chơi 72 3.4. Vận dụng đồng dao trong trò chơi dân gian vào dạy học một số môn học ở tiểu học 77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kho tàng văn học dân gian là vốn quý của dân tộc, có ý nghĩa giáo dục lớn đối với con người nói chung và trẻ em nói riêng, đặc biệt là trẻ tiểu học. Tính cách và tâm hồn người Việt đều được nuôi dưỡng và phát triển từ ấu thơ, trong đó có những khúc ca và trò chơi dân gian. Đồng dao là một bộ phận quan trọng trong kho tàng thơ ca dân gian gồm những lời hát thường gắn liền với hoạt động vui chơi và trò chơi của trẻ em, giúp cho các em tiếp xúc môi trường thiên nhiên, xã hội, đời sống gần gũi quanh các em, đem lại cho các em những cảm xúc tốt đẹp, những hiểu biết phù hợp với tâm lý trẻ lúc ấu thơ và suốt thời gian dài của tuổi vị thành niên, góp phần giáo dục các em thành những người lao động, người công dân có ích cho đất nước. Việc khai thác để phát huy giá trị của đồng dao và trò chơi dân gian sẽ góp phần tích cực cho công tác giáo dục học sinh tiểu học và cũng là nhiệm vụ cần thiết cho lứa tuổi còn non trẻ sớm được rèn luyện thể chất, trí thông minh, tính tự lập sáng tạo và có ý thức cộng đồng, góp phần xây đắp cơ sở hình thành nên nhân cách của con người trên bước đường học tập, rèn luyện thể chất của mình. Trước sự phát triển rất nhanh của khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại thì việc tổ chức các hoạt động văn hoá, các sân chơi trí tuệ mang tinh thần dân tộc đã dần mất đi, nhường chỗ cho những hoạt động vui chơi theo hơi thở thời đại mới. Theo đó, trẻ em giờ đây không còn “mặn mà” với việc hát đồng dao và chơi các trò chơi dân gian, đặc biệt là trẻ thành thị, nơi du nhập rất nhiều các trò chơi mới. Chưa kể nhiều trò chơi hiện đại này còn không có tác dụng giáo dục mà chỉ mang lại những bất cập như: bạo lực, kích thích gây cảm giác mạnh, ảo tưởng… không phù hợp với trẻ em nói chung và trẻ em Việt nói riêng. 2 Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chỉ thị số 40/2008/CT- BGDĐT, ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Một trong những nội dung của phong trào này là Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Ngoài ra, công văn 2764/BGDĐT-GDTH hướng dẫn xây dựng kế hoạch triển khai Mô hình VNEN, mô hình trường học mới ở Việt Nam, năm học 2013-2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành cũng khẳng định mô hình VNEN là mô hình phù hợp của phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nơi học sinh có thể tự học, tự quản, tự đánh giá, ưu điểm vượt trội so với các mô hình khác. Đến nay là năm học thứ ba Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thí điểm mô hình ở 1.447 trường tiểu học trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Từ những căn cứ trên, có thể nhận thấy con đường học tập của học sinh được định hướng rất rõ ràng theo hướng toàn diện, tích cực và chủ động. Như vậy, việc tổ chức trò chơi dân gian để khai thác có hiệu quả giá trị của đồng dao trong nhà trường Tiểu học không những góp phần tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện cho học sinh mà còn rất phù hợp với mục đích, yêu cầu của mô hình trường học mới. Từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. 2. Lịch sử vấn đề Ở nước ta, từ thế kỷ trước, một số nhà nghiên cứu văn hoá dân gian đã chú ý sưu tầm đồng dao và đã có những thành tựu nhất định. 3 Tuy nhiên, so với việc sưu tầm nghiên cứu các thể loại khác của văn học dân gian thì những sưu tầm nghiên cứu đồng dao chưa nhiều. Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, dưới ánh sáng của Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền của trẻ em (20-11-1989), của Luật trẻ em (20-11-1989), của Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em (12-8-1991), Nhà nước ta quan tâm nhiều hơn đến hoạt động vui chơi của trẻ em. Điều 31 của Công ước Liên Hiệp quốc ghi: “Trẻ em có quyền được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được tham gia vui chơi vào những hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi, được tự do tham gia các sinh hoạt văn hoá và nghệ thuật”; điều 11 của Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em ghi: “Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, văn nghệ thể dục thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi”. Việc nghiên cứu triển khai các hoạt động vui chơi, các trò chơi cho trẻ em, trong đó có hát đồng dao, trò chơi dân gian, đã được nơi này nơi khác quan tâm hơn trước. Một số sách báo cũng đã sưu tầm nghiên cứu về đồng dao. Đáng chú ý là năm 1996, Viện Văn hoá Dân gian đã sưu tầm, nghiên cứu và xuất bản cuốn “Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt”, một công trình tập thể với nhiều tư liệu và thư mục về đồng dao từ trước đến năm 1995 [14]. Gần đây, Viện Văn học cũng đã cho xuất bản tập 1, quyển 1 của “Tổng tập Văn học các Dân tộc thiểu số Việt Nam” trong đó đã tuyển chọn được khá nhiều đồng dao của một số các dân tộc anh em[26]. Bên cạnh đó, các tác giả Trần Gia Linh, Nguyễn Nghĩa Dân cũng đã có công trình nghiên cứu về đồng dao Việt Nam qua hai cuốn: “Đồng dao Việt Nam”; “Đồng dao và ca dao cho trẻ em” với những thành công nhất định… Các công trình nghiên cứu nói trên không đặt vấn đề trực tiếp nghiên cứu đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học nhưng qua các bài viết đã hé mở cho chúng ta đôi điều về ảnh hưởng của đồng dao trong việc giáo dục con người. 4 Song song với việc nghiên cứu về đồng dao cho trẻ em, nhiều nhà khoa học cũng quan tâm nghiên cứu trò chơi cho trẻ. Nghiên cứu về trò chơi và vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của học sinh nhỏ được một số nhà khoa học trong nước đề cập đến dưới góc độ nghiên cứu tâm lí học và giáo dục học, tiêu biểu là PGS.TS Nguyễn Ánh Tuyết với công trình “Trò chơi của trẻ em” [23]. Trong công trình này, tác giả đã giới thiệu về khái niệm chơi, đồ chơi và vai trò của đồ chơi, sự phân loại các trò chơi và tác dụng giáo dục của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Ngoài ra, khai thác trò chơi với tư cách là một phương pháp, phương tiện phát triển trí tuệ cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo có các tác giả: Nguyễn Thị Hoà; Nguyễn Thị Thu Hiền; Vũ Thị Ngân. Bên cạnh đó, nghiên cứu vận dụng trò chơi vào công tác giáo dục học sinh trong nhà trường tiểu học với tư cách là phương pháp và hình thức dạy học qua các môn học cụ thể còn có các tác giả Lưu Thu Thuỷ và Nguyễn Hữu Hợp, chẳng hạn cuốn “Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học” [7]. Nằm trong hệ thống phân loại trò chơi có trò chơi dân gian (TCDG). Thực tế TCDG tồn tại với nhiều tên gọi khác nhau nhưng trong hệ thống phân loại này, mỗi loại trò chơi được phân biệt bởi những dấu hiệu đặc trưng riêng, dựa trên cách tiếp cận khác nhau về phân loại trò chơi. TCDG và tổ chức cho học sinh chơi các TCDG có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách con người. TCDG trước hết thể hiện nét văn hoá dân tộc, phản ánh đời sống sinh hoạt của một cộng đồng người trong lịch sử phát triển, hơn nữa nó mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Từ trước đến nay việc nghiên cứu về TCDG, sử dụng TCDG đã thu hút các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên chủ yếu chỉ giới hạn trong lĩnh vực sưu tầm và giới thiệu. Tác giả Lê Anh Thơ trong công trình "Nghiên cứu sử dụng một số trò chơi vận động dân gian trong giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 3 - 5 tuổi" đã đề cập đến vấn đề sử dụng TCDG như là phương tiện phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo trên cơ sở thực nghiệm 5 một số TCDG cho trẻ mẫu giáo giai đoạn 3 – 5 tuổi; Tác giả Lê Thị Ninh với công trình "Thử cải tiến một số trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo" theo hướng nghiên cứu cải tiến cách thức tác động trong sử dụng một số TCDG đối với trẻ nhỏ kích thích hứng thú hoạt động ở trẻ. Tác giả Nguyễn Thị Vân Hương với bài viết "Tổ chức trò chơi dân gian nhằm giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học" đã đề cập tới công tác giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học thông qua tổ chức, sử dụng các TCDG; Tác giả Cao Thị Tâm Tình cũng nghiên cứu trò chơi dân gian ở góc độ giáo dục qua đề tài: “Trò chơi dân gian vùng châu thổ Bắc Bộ và khả năng khai thác phục vụ giáo dục học sinh Tiểu học”[22]. Ở khía cạnh tiếp cận văn hoá dân gian, tác giả Đỗ Thị Hòa đã mạnh dạn đưa ra một cách nhìn về vai trò của TCDG và việc bảo tồn loại hình trò chơi này trong giai đoạn hiện nay "Một vài kiến nghị về việc bảo tồn các trò chơi dân gian trẻ em trong nhà trường hiện nay" (Tạp chí văn hoá dân gian, số 6, năm 2004). Cùng với xu thế phát triển của kinh tế, xã hội, văn hoá và đặc biệt là sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, trẻ nhỏ ngày nay còn được tiếp cận với những trò chơi điện tử hiện đại. Ở những khu vực kinh tế phát triển, khu đô thị, thành phố…, các TCDG đang mất dần vị thế bởi sự thế chỗ của các trò chơi điện tử. Một số các em học sinh có thể ngồi bên máy vi tính hàng giờ đồng hồ liền để chơi các trò chơi điện tử hiện đại. TCDG đang dần mất đi vai trò và vị thế trong xã hội hiện đại, biểu hiện rõ nét nhất của vấn đề này là sự hiện diện của số đông học sinh tại các quán net ngoài cổng trường ngoài giờ học, thậm chí một số không ít các em trốn học để có thời gian chơi game. Khi tiến hành nghiên cứu TCDG, các nhà khoa học có chú ý khai thác yếu tố đồng dao đi kèm song việc khai thác đó chưa đúng mức. Ví dụ công trình “Sưu tầm và viết lời mới cho một số bài đồng dao phục vụ cho công tác giáo dục trẻ mầm non” của tác giả Nguyễn Thị Thu Trang chú trọng vào sáng tác những bài đồng dao mới; công trình “Sưu tầm và tổ chức một số trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non” cũng chỉ dừng lại ở [...]... và chỉ ra tác dụng giáo dục cũng như đánh giá được tác dụng của đồng dao trong các trò chơi dân gian đối với học sinh Tiểu học 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đồng dao trong trò chơi dân gian Chương 2: Đặc sắc của đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với. .. bảo tồn và phát huy việc chơi trò chơi dân gian trong hệ thống các trò chơi của trẻ cũng như tổ chức các hoạt động thiết thực này trong nhà trường Tiểu học để phát huy tối đa tính giáo dục của nó 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích tác dụng giáo dục của đồng dao trong trò chơi dân gian đối với học sinh Tiểu học Đề xuất một số biện pháp giúp phổ biến và tổ chức có hiệu quả các trò chơi dân gian trong nhà... thành nếp sinh hoạt gắn bó với cuộc sống, thu hút sự quan tâm của cộng đồng, đây cũng là cơ hội truyền dạy cho thế hệ trẻ ý thức gìn giữ nét văn hóa tốt đẹp 25 Chương 2 ĐẶC SẮC CỦA ĐỒNG DAO TRONG TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀ TÁC DỤNG GIÁO DỤC CỦA NÓ VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1 Khái niệm và đặc sắc của đồng dao trong trò chơi dân gian 2.1.1 Khái niệm về đồng dao Có nhiều ý kiến xung quanh khái niệm đồng dao Công... sử dụng vốn từ đã tích luỹ được Trò chơi dân gian kèm đồng dao nằm trong hệ thống trò chơi dân gian Việt Nam Có thể nói những lời đồng dao trong các trò chơi này phù hợp nhất với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ khi chơi bởi lẽ: Đồng dao có tác dụng tích cực trong phương thức chơi, tiếp đó chơi mà học rồi học mà chơi trong việc giáo dục trẻ ở độ tuổi nhi đồng, thiếu niên Quá trình hoạt động chơi học. .. trường Tiểu học 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó với học sinh Tiểu học 5.2 Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện khách quan, tôi chỉ lựa chọn nghiên cứu những bài đồng dao quen thuộc, gần gũi với học sinh Tiểu học để làm nổi bật nên vấn đề cần nghiên cứu thông qua một số tác phẩm viết về lĩnh vực này: Đồng dao và ca 7 dao. .. được kết hợp với hát, diễn xướng, bắt đầu từ nghe lời hát ru của mẹ, của chị, của bà bằng lời đồng dao, ca dao rồi tự hát đồng dao, vừa hát đồng dao vừa chơi trò chơi dân gian hợp với lứa tuổi hoặc vừa chơi vừa đố vui Các em hát đồng dao và sáng tạo đồng dao làm cho kho tàng đồng dao ngày thêm phong phú Các em sống và lớn lên trong thế giới tuổi thơ với văn hóa dân gian, văn học dân gian, với cổ tích,... gọi đồng dao trong trò chơi là đồng dao trẻ em hát – trẻ em chơi 28 Theo tác giả Nguyễn Nghĩa Dân, các bộ phận nói trên của đồng dao có mối quan hệ mật thiết với nhau về nội dung và thi pháp, do đó ranh giới giữa đồng dao trẻ em hát với hát ru và ca dao cho trẻ em chỉ là tương đối nhất là đối với các đồng dao theo thể thơ lục bát Điều có thể phân biệt dễ dàng giữa đồng dao trẻ em hát với đồng dao. .. cứu về một số bài đồng dao trong trò chơi dân gian khá cụ thể và chi tiết về cách chơi và những lời hát đồng dao khi chơi, tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở thống kê các trò chơi dân gian có đồng dao, vấn đề giáo dục của chúng chưa được đi sâu tìm hiểu 3 Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng dạy và học đồng dao thông qua trò chơi dân gian trong nhà trường tiểu học hiện nay Đề xuất một số giải... hoạt động vui chơi của học sinh tiểu học, các trò chơi được tổ chức bài bản và hiệu quả hơn bởi trong vui chơi, các em đã thể hiện rõ tính tự lực và chủ động Các em tự chơi theo ý thích của mình là chính đồng thời ở độ tuổi này, bạn chơi trở thành nhu cầu thường xuyên ở trẻ em Trò chơi dân gian cùng với hát đồng dao là một hoạt động vui chơi mang lại nhiều lợi ích Trò chơi dân gian kèm đồng dao bao giờ... học sinh cần tìm hiểu qua hoạt động và tổ chức hoạt động để tìm hiểu Căn cứ vào mục tiêu giáo dục tiểu học: “ Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” (Khoản 1, điều 27, Luật giáo dục – 2005); nội dung giáo dục tiểu học: “ Giáo dục tiểu . lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đồng dao trong trò chơi dân gian Chương 2: Đặc sắc của đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh Tiểu học Chương. cứu đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học nhưng qua các bài viết đã hé mở cho chúng ta đôi điều về ảnh hưởng của đồng dao trong việc giáo dục. dân gian và những điều cần suy nghĩ 21 Chương 2. Đặc sắc của đồng dao trong trò chơi dân gian và tác dụng giáo dục của nó đối với học sinh tiểu học 25 2.1. Khái niệm và đặc sắc của đồng

Ngày đăng: 04/09/2015, 16:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan