Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng

67 564 2
Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện trùng khánh, tỉnh cao bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN HỒNG SẮC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi Trường Khóa học : 2013 – 2015 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Chí Hiểu Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp đóng một vai trò quan trọng, bởi lẽ đây là giai đoạn sinh viên có thể củng cố toàn bộ kiến thức đã học tập ở trường. Qua đó giúp cho sinh viên học hỏi và rút ra kinh nghiệm quý báu từ thực tế để khi ra trường trở thành một người có năng lực tốt, trình độ lý luận cao, chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu cấp thiết của xã hội. Với mục đích và tầm quan trọng nêu trên được sự phân công của khoa Môi trường đồng thời được sự tiếp nhận của Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng. Em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa Môi trường, bác Bùi Đào Diện – Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng, chị Bế Thị Ngọc Anh – cán bộ chi cục bảo vệ môi trường, cùng các cô, chú, anh, chị trong chi cục bảo vệ môi trường tỉnh Cao Bằng. Đặc biệt em xin chân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Chí Hiểu đã định hướng, chỉ bảo, dìu dắt em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế, bản thân còn thiếu kinh nghiệm nên khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1. Lượng mưa mùa và năm tỉnh Cao Bằng 12 Bảng 2.2. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt tại tỉnh Cao Bằng 13 Bảng 4.1. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Trùng Khánh giai đoạn 2000 – 2010 22 Bảng 4.2. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ năm 1994 đến năm 2013 28 Bảng 4.3. Tổng lượng mưa hàng năm từ năm 1994 đến 2013 30 Bảng 4.4. Cấu trúc thành phần hệ thực vật 36 Bảng 4.5. Số loài thực vật quý hiếm trong khu bảo tồn 37 Bảng 4.6. Cấu trúc thành phần loài thú 38 Bảng 4.7. Các nguồn gen nông nghiệp đặc sản tại huyện Trùng Khánh 38 Bảng 4.8. Tóm tắt tác động của BĐKH tới ĐDSH 39 Bảng 4.9. Kết quả điều tra tỷ lệ người dân đã nghe nói đến BĐKH 41 Bảng 4.10. BĐKH theo ý hiểu của người dân 42 Bảng 4.11. Nguyên nhân làm cho nhiệt độ tăng 43 Bảng 4.12. Thời tiết hiện giờ và trước đây có thay đổi không 44 Bảng 4.13. Thời tiết thay đổi thất thường có ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi 45 Bảng 4.14. Lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất của BĐKH 45 Bảng 4.15. BĐKH là tốt hay xấu 46 Bảng 4.16. Nhu cầu được đào tạo kiến thức về BĐKH của người dân 46 Bảng 4.17. Nội dung mà người dân mong muốn được đào tạo 47 Bảng 4.18. Hình thức đào tạo phù hợp nhất 48 Bảng 4.19. Số hộ dân đồng ý thay đổi giống cây trồng và vật nuôi có khả năng thích nghi tốt với sự thay đổi bất thường của khí hậu 49 Bảng 4.20. Biện pháp được người dân áp dụng trong sản xuất để thích ứng với BĐKH 49 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 4.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu 17 Hình 4.2. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ năm 1994 đến 2013 của huyện Trùng Khánh 29 Hình 4.3. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm từ năm 1994 đến 2013 của huyện Trùng Khánh 31 Hình 4.4. Tỷ lệ người dân đã nghe nói về BĐKH 42 Hình 4.5. Người dân thức về BĐKH 43 Hình 4.6. Nguyên nhân làm nhiệt độ tăng 44 Hình 4.7. Các lĩnh vực chịu ảnh hưởng của BĐKH 45 Hình 4.8. Nhu cầu đào tạo kiến thức về BĐKH của người dân 46 Hình 4.9. Nội dung đào tạo về BĐKH 47 Hình 4.10. Hình thức đào tạo về BĐKH 48 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khí hậu BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường ĐDSH Đa dạng sinh học FFI Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã quốc tế GDP Tổng sản phẩm nội địa HST Hệ sinh thái IPCC Ban liên chính phủ về BĐKH TNN Tài nguyên nước TTCN Tỷ trọng công nghiệp UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài: 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN CHUNG CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Một vài khái niệm cơ bản 4 2.1.2. Cơ sở pháp lí 5 2.2. Cơ sở thực tiễn 6 2.2.1. Xu hướng chung của Biến đổi khí hậu toàn cầu 6 2.2.2. Xu thế BĐKH tại Việt Nam 8 2.2.3. Xu thế BĐKH tại Cao Bằng 11 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15 3.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu 15 3.3. Nội dung nghiên cứu 15 3.4. Phương pháp nghiên cứu 15 PHẤN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Trùng Khánh 17 4.1.1. Điều kiện về tự nhiên 17 4.1.1.1. Vị trí địa lý 17 4.1.1.2.Đặc điểm địa hình, địa mạo 18 4.1.1.3.Đặc điểm khí hậu 18 4.1.1.4. Điều kiện thủy văn 18 4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 19 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 21 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế 21 4.1.2.2 Điều kiện xã hội 23 4.1.2.3. Thuận lợi 25 4.1.2.4. Những khó khăn, hạn chế 25 4.2. Ảnh hưởng BĐKH tới môi trường nước của huyện Trùng Khánh. 26 4.2.1. Hiện trạng môi trường nước 26 4.2.2. Ảnh hưởng của BĐKH tới Môi trường nước 27 4.2.3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó và thích ứng với BĐKH đối với môi trường nước trên địa bàn huyện Trùng Khánh. 34 4.3. Ảnh hưởng của BĐKH tới đa dạng sinh học 34 4.3.1. Hiện trạng đa dạng sinh học của tỉnh Cao Bằng và huyện Trùng Khánh 34 4.3.2. Ảnh hưởng của BĐKH tới đa dạng sinh học 39 4.3.3. Các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với BĐKH đối với đa dạng sinh học 41 4.4. Đánh giá chung ảnh hưởng của BĐKH đến môi trường và đa dạng sinh học theo kết quả điều tra 41 4.5. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả môi trường nước và ĐDSH thích ứng khi BĐKH 50 4.5.1. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ, quản lý và sử có hiệu quả môi trường nước thích ứng khi BĐKH 50 4.5.2. Đề xuất một số biện pháp bảo vệ, quản lý ĐDSH khi BĐKH 51 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Kiến nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại. Biến đổi khí hậu đã và đang tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Việt Nam được coi là một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi BĐKH, do có đường bờ biển trải dài 3.260 km (không kể các đảo). Hiện tượng thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến một vài hệ thống tự nhiên của Việt Nam, nền kinh tế và con người. Bằng chứng của hiện tượng BĐKH có thể thấy rõ ở Việt Nam. Nhiệt độ trung bình đã tăng 0,5 ○ C và mực nước biển dâng cao 20 cm so với 50 năm trước. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3 o C và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100 [2]. Những hiện tượng tiêu cực như mưa lớn, hạn hán và bão lụt ngày càng xuất hiện với cường độ lớn hơn ở Việt Nam. Theo cảnh báo của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và mực nước biển dâng cao. Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc, bao gồm 13 đơn vị hành chính là Thành phố Cao Bằng, huyện Hòa An, huyện Quảng Uyên, huyện Phục Hòa, huyện Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh , huyện Thạch An, huyện Nguyên Bình, huyện Bảo Lạc, huyện Bảo Lâm, huyện Hạ Lang, huyện Thông Nông, huyện Hà Quảng. Là tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng trong bảo vệ hệ sinh thái đầu nguồn. Tuy nhiên, Cao Bằng là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, đồng thời do địa hình đồi núi có độ dốc lớn, địa hình bị chia cắt mạnh mẽ nên có thể xem tỉnh Cao Bằng là điểm khá nhạy cảm với những hậu quả gây ra bởi BĐKH như: lũ lụt, lũ quét, khô hạn, cháy rừng, sạt lở, xói mòn, suy thoái kinh tế, dịch bệnh, mất đa dạng sinh học và phá hủy hệ sinh thái,… 2 Trên địa bàn huyện Trùng Khánh trong những năm qua, những biểu hiện của BĐKH đã biểu hiện rõ rệt, đó là lượng mưa trung bình năm có xu hướng suy giảm nhưng số ngày mưa lớn trung bình tháng đã có sự dịch chuyển rõ rệt từ tháng 7 sang tháng 8 trong vài năm gần đây; tần xuất và cường độ các trận lũ gia tăng; các hiện tượng cực đoan của thời tiết diễn biến bất thường, đặc biệt là số lượng và cường độ các đợt rét. Cùng với những tác động do thiên tai, ngoài đặc điểm khó khăn về điều kiện phát triển kinh tế nêu trên huyện Trùng Khánh còn là nơi sinh sống của dân tộc thiểu số (Tày, Nùng) . Số hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao, trình độ văn hóa và nhận thức của người dân đối với các hiện tượng tiêu cực của thời tiết còn thấp, nên vẫn chưa có những biện pháp phòng ngừa và ứng phó kịp thời với các hiện tượng bất thường của thời tiết. BĐKH cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện. Xuất phát từ những lý do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. 1.2. Mục đích nghiên cứu + Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường nước và đa dạng sinh học; Xu thế biến đổi khí hậu của huyện Trùng Khánh. + Đánh giá nhận thức của người dân về mức độ tác động của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện Trùng Khánh. + Đưa ra một số giải pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với các ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH tới môi trường nước và đa dạng sinh học trên địa bàn huyện. 1.3. Ý nghĩa của đề tài: 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu. - Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Khái quát các ảnh hưởng của BĐKH tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện Trùng Khánh, các biện pháp phòng ngừa, ứng phó và thích ứng với BĐKH Cung cấp những dẫn liệu khoa học cho việc nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân trên địa bàn huyện nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường. [...]... hội của huyện Trùng Khánh - Ảnh hưởng của BĐKH tới môi trường nước của huyện Trùng Khánh + Hiện trạng môi trường nước + Ảnh hưởng của BĐKH tới môi trường nước + Biện pháp phòng ngừa, ứng phó và thích ứng với BĐKH đối với môi trường nước trên địa bàn huyện Trùng Khánh - Ảnh hưởng của BĐKH tới đa dạng sinh học + Hiện trạng đa dạng sinh học của huyện Trùng Khánh + Ảnh hưởng của BĐKH tới đa dạng sinh học. .. số nhân khẩu,… của người cung cấp thông tin + Nhận thức của người dân về BĐKH + Ảnh hưởng của BĐKH tới môi trường nước + Ảnh hưởng của BĐKH tới ĐDSH + Biện pháp thích ứng của người dân địa phương với các hiện tượng bất thường của thời tiết * Phương pháp chuyên gia: tham khảo các ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực môi trường, môi trường nước, sinh thái và biến đổi khí hậu để đánh giá các tác động... tiết cực đoan 15 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH tới: + Môi trường nước + Đa dạng sinh học 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 3.2 Địa điểm và thời gian thực hiện - Địa điểm thực tập: Chi cục Bảo Vệ Môi Trường tỉnh Cao Bằng - Thời gian thực hiện: Từ ngày 05/05 /2014... dương và Bắc bán cầu đã tiếp tục giảm - Mực nước biển toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong thế kỷ 21 Do đại dương bị ấm lên và sự giảm lượng các sông băng và tảng băng 8 Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu trái đất gồm: - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên Trái đất - Sự dâng cao mực nước biển... những biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa và thích ứng khi biến đổi khí hậu xảy ra - Kế thừa các số liệu về môi trường nước và đa dạng sinh học của các đề tài đã nghiên cứu trước, những số liệu kế thừa được thể hiện dưới dạng bảng biểu, biểu đồ, qua đó đánh giá được các tác động của BĐKH đối với môi trường nước và ĐDSH, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa và thích ứng * Phương pháp xử lý số liệu:... đã thực sự đi vào cuộc sống làm thay đổi bộ mặt của cư dân nông thôn 4.2 Ảnh hưởng BĐKH tới môi trường nước của huyện Trùng Khánh 4.2.1 Hiện trạng môi trường nước Trong hệ thống sông suối, Trùng Khánh có hai con sông chính: sông Bắc Vọng và sông Quây Sơn - Sông Bắc Vọng, bắt nguồn từ Trung Quốc, chạy qua địa phận tỉnh Cao Bằng có độ dài 77 km, chảy ra phía Đông các huyện Trà Lĩnh, vào Trùng Khánh qua... của BĐKH tới Môi trường nước Biến đổi khí hậu sẽ tác động lên hàng loạt các yếu tố liên quan đến môi trường nước như chu trình nước (bao gồm: sự thay đổi lượng mưa, chế độ mưa; thay đổi lượng bốc thoát hơi; thay đổi dòng chảy; thay đổi mực nước sông, hồ; thay đổi quan hệ tương tác giữa nước mặt - nước ngầm; thay đổi chất lượng nước; ); ảnh hưởng đến việc cấp nước, nhu cầu sử dụng nước, chế độ tưới - tiêu... pháp phòng ngừa và ứng phó với BĐKH đối với đa dạng sinh học - Đánh giá chung về ảnh hưởng của BĐKH đến môi trường nước và ĐDSH theo kết quả điều tra - Đề xuất một số biện pháp bảo vệ, quản lý, sử dụng có hiệu quả môi trường nước và ĐDSH thích ứng khi BĐKH 3.4 Phương pháp nghiên cứu * Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp : Là thu thập thông tin cần thiết từ những tài liệu, bản đồ, ảnh, các công trình... dài 3 km, được đánh giá là những hang động đẹp của Việt Nam Hiện nay động đang được khai thác có hiệu quả đ Tài nguyên nhân văn Theo kết quả thống kê, dân số trung bình năm 2010 của huyện có 49.271 người, cư trú ở 19 xã và 1 thị trấn Tại Trùng Khánh có 3 dân tộc chính sinh sống là người Tày, người Nùng và người Kinh, trong đó đông nhất là người Tày (chiếm trên 65% dân số toàn huyện) Mỗi dân tộc đều có... địa bàn huyện Trùng Khánh có 43 trường học với 431 phòng học trong đó có 30 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở, và 03 trường trung học phổ thông Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một trung tâm giáo dục thường xuyên Tổng số cán bộ quản lý, giáo viên là 812 người (có 01 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề nhưng quy mô diện tích quá bé) Khối mầm non gồm 09 trường mẫu giáo với 84 lớp học, 156 giáo viên . môi trường tỉnh Cao Bằng. Em tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng sinh học của huyện Trùng Khánh, tỉnh. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN HỒNG SẮC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA. và đa dạng sinh học của huyện. Xuất phát từ những lý do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá nhận thức của người dân về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới môi trường nước và đa dạng

Ngày đăng: 04/09/2015, 10:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan