Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà

101 1.5K 9
Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của võ thị xuân hà

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2  NGUYỄN THỊ THU HÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA VÕ THỊ XUÂN HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ THU HÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA VÕ THỊ XUÂN HÀ Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60.22.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. PHÙNG GIA THẾ HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện và hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các tổ chức và cá nhân. Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Phòng Sau đại học, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn và nhà trường đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS. Phùng Gia Thế, người thầy đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn nhà văn Võ Thị Xuân Hà, các nhà văn, nhà phê bình văn học đã đăng tải bài viết, giúp đỡ tư liệu. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hà LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Phùng Gia Thế. - Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không trùng lặp với các đề tài khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi chịu trách nhiệm trước lời cam đoan của mình. Hà Nội, tháng 6 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do lựa chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5.1. Đối tượng nghiên cứu 7 5.2. Phạm vi nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 8 7. Đóng góp của luận văn 8 8. Cấu trúc luận văn 8 NỘI DUNG 9 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 9 1.1. Khái quát về nhân vật văn học 9 1.1.1. Khái quát về nhân vật văn học và nhân vật truyện ngắn 9 1.1.1.1. Phương diện từ ngữ, thuật ngữ 9 1.1.1.2. Một số quan niệm về nhân vật trong nghiên cứu, phê bình văn học 10 1.1.1.3. Khái niệm về thế giới nhân vật 12 1.1.2.Vai trò của nhân vật văn học 13 1.2. Một số đổi mới về nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986 15 1.2.1. Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và đặc điểm cấu trúc nhân vật 15 1.2.2. Đổi mới về thi pháp xây dựng nhân vật 19 1.2.2.1.Về không gian nghệ thuật 19 1.2.2.2. Về thời gian nghệ thuật 22 1.2.2.3. Về ngôn ngữ 23 CHƯƠNG 2. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ XUÂN HÀ 26 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà 26 2.1.1. Con người luôn luôn đi tìm cái Đẹp và hướng tới cái Thiện 27 2.1.2. Con người phức tạp bí ẩn 29 2.1.3. Con người luôn tự nhận thức 36 2.1.4. Con người với sự trải nghiệm nỗi đau 36 2.2. Các loại nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà 37 2.2.1. Nhân vật bi kịch 37 2.2.2 Nhân vật cô đơn 49 2.2.3. Nhân vật tha hóa 60 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ XUÂN HÀ 69 3.1. Nghệ thuật khắc họa tâm lí nhân vật 69 3.2. Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện 78 3.3. Nghệ thuật "phi điển hình hóa" 83 3.4. Nghệ thuật thể hiện đối thoại 84 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do lựa chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam từ sau năm 1975, đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng VI (1986) đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Góp phần không nhỏ vào sự thành công này phải kể đến một đội ngũ ngày càng đông đảo các nhà văn nữ. Trong số họ không ít người đã sống và sáng tác từ trước năm 1975 (như Dạ Ngân, Lê Minh Khuê, Đoàn Lê…) song có lẽ phải kể đến một số lượng ngày càng lớn những cây bút nữ trưởng thành từ sau 1975, đặc biệt là từ sau 1986. Có thể nhắc đến những cái tên nổi bật như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Thùy Dương, Trầm Hương, Võ Thị Xuân Hà hay những tác giả còn rất trẻ thuộc thế hệ sau này như Phong Điệp, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Di Li, Phan Việt Có thể nói, chính họ đã góp phần quan trọng mang lại những thành công cho văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới với sự tìm tòi đổi mới không ngừng trên nhiều mặt, từ đề tài, chủ đề đến cách thức thể hiện. 1.2. Võ Thị Xuân Hà một trong những cây bút nữ đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại với một phong cách riêng, độc đáo. Dù mới chỉ xuất hiện trên văn đàn vào cuối những năm tám mươi của thế kỷ trước song với niềm đam mê văn chương cháy bỏng và một năng khiếu vốn có, hiện Võ Thị Xuân Hà đã có một sự nghiệp sáng tác khá dày dặn. Ngoài một tập truyện dài và hai cuốn tiểu thuyết đã xuất bản, Võ Thị Xuân Hà chủ yếu sáng tác truyện ngắn và cũng chính thể loại này đã mang lại cho chị thành công nhiều hơn cả. Văn chương Võ Thị Xuân Hà có cái đằm thắm, tinh tế của người phụ nữ gốc Huế, cái nhân hậu của một người vốn xuất thân là giáo viên, cái sắc sảo của một nhà báo chuyên nghiệp, tầm bao quát, khả năng tổ chức nghệ 2 thuật của một nhà biên kịch điện ảnh, cộng với tài năng và tình yêu nghề nghiệp, tất cả những điều này đã góp phần tạo nên những trang viết ấn tượng, tạo được sự hấp dẫn lớn. Đọc Võ Thị Xuân Hà, thấy một hiện thực cuộc sống bề bộn với sự pha trộn của các gam màu sáng, tối, một thế giới nhân vật vô cùng phong phú, đa dạng và trên hết, đó là những con người hiện đại, mạnh mẽ, dám sống trung thực với mình. 1.3. Qua khảo sát thực tiễn, chúng tôi nhận thấy, những bài viết, công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà chưa nhiều. Đặc biệt, trong số đó chưa có công trình nào đi sâu, tìm hiểu về thế giới nhân vật - một trong những điểm nhấn nổi bật nhất trong truyện ngắn của chị. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà”. Theo chúng tôi, đây là con đường đúng đắn, hợp lí nhất để tìm hiểu những nét đặc sắc trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà và qua đó ghi nhận những đóng góp của nhà văn vào đời sống văn xuôi Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề Võ Thị Xuân Hà xuất hiện trên văn đàn từ khá sớm. Cho đến nay, chị đã gặt hái được những thành công nhất định. Tác phẩm của chị đã có một vị trí trên văn đàn cũng như trong lòng bạn đọc. Trên thực tế, đã có không ít những bài nghiên cứu về tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà nói chung, truyện ngắn của nhà văn nói riêng. Phần lớn trong số đó là các bài cảm nhận chung hoặc phân tích những tác phẩm riêng lẻ của nhà văn. Nhận xét về sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, tác giả Hàn Thủy Giang trong bài “Võ Thị Xuân Hà - người sống trên đất lặng lẽ” cho rằng một nguyên nhân quan trọng khiến cho truyện của chị hấp dẫn chính là dấu ấn chủ quan của tác giả trong sáng tác: “Nghĩ về chị tôi cứ nghĩ đến một người sống trên đất mà như đi trên dây, tất nhiên không phải đang làm xiếc. Nếu đứng lại 3 nhìn ngó xung quanh sẽ ngã lộn cổ. Bởi vậy chị cứ đi, đi một cách đầy chủ quan, vì nếu chị khách quan - đó sẽ là một cú ngã. Và có lẽ tôi yêu mến chị, yêu văn chị chính bởi vì nét chủ quan ấy” [12]. Phân tích sáng tác của Võ Thị Xuân Hà, Hàn Thủy Giang cũng khẳng định vẻ đẹp của lòng nhân hậu trong sáng tác của nữ nhà văn: “Có một điều, tôi nghĩ, đã giúp văn của chị được người ta chú ý. Đó là chị đã tìm được cách thể hiện tình nhân ái qua những chi tiết nhỏ, tinh tế, những chi tiết đôi khi nhiều người không chú ý tới" [12]. Trong bài “Võ Thị Xuân Hà: Viết để đỡ đau đớn hơn khi nhìn thực tế”, tác giả Hiền Hòa cho rằng truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà có một sự đa dạng với những chiều đối lập thật thú vị: “Những trang viết của chị cũng lóng lánh y hệt như một thứ nhà gương mà người ta có thể nhận diện đủ loại gương mặt mình, để rồi lúc thì bật cười, lúc lại sợ hãi” [22]. Hiền Hòa khẳng định: “Thế giới nhân vật của chị chủ yếu là những người đàn bà (…). Những người đàn bà của Võ Thị Xuân Hà dù ngoan ngoãn hay vụng trộm, phá phách cũng đều có một đặc điểm giống nhau: mặc kệ cuộc sống nghèo khó hay sung túc, họ luôn bị trộn lẫn giữa thực tại và mộng tưởng. Họ xáo trộn giữa cái tốt và cái xấu, đầy lòng vị tha nhưng cũng ích kỷ, rất tự tin nhưng cũng bị cám dỗ. Bởi họ bị ám ảnh bởi một quá khứ mông lung, một tương lai đầy bất trắc” [22]. Nhà phê bình sân khấu Trần Minh Phượng đã nhìn ra chất Huế đậm đà của Võ Thị Xuân Hà qua truyện ngắn Chuyện của con gái người hát rong. Nhà thơ Trần Ninh Hồ “thực sự ngạc nhiên về cách mô tả hiện thực của Võ Thị Xuân Hà thông qua những không gian đa chiều, những hình tượng ẩn chứa nội lực lớn khi đọc truyện ngắn như Chuyện của con gái người hát rong, Thế giới tối đen [48]. Bên cạnh đó, cũng có một số tiểu luận, bài phân tích, nhận xét được về một trong số các tập truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà. Thông qua việc chỉ ra những bi kịch con người cá nhân trong tập truyện ngắn Thế giới tối đen, tác 4 giả Trần Thị Mai kết luận: "Thế giới tối đen của Võ Thị Xuân Hà là một thế giới đầy bi kịch và trong tác phẩm của mình, nhà văn đã cắt nghĩa rằng mình muốn đặt tên tác phẩm là Thế giới tối đen để lật ngược lại cách nhìn của người đời" [31]. Nhà văn Hà Phạm Phú ví việc đọc truyện Võ Thị Xuân Hà “giống như đi vào nhà gương để nhận được đủ thứ gương mặt của mình, lúc thì bật cười, lúc thì sợ hãi…” [39]. Nhận xét về tập truyện ngắn Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí, tác giả Thủy Bình nhận thấy ở tập truyện ngắn này “những mảnh ghép đa chiều về con người và những khía cạnh bí ẩn của đời sống tâm linh”, “16 truyện ngắn in trong tập truyện này là dòng chảy cô đơn trong từng câu chữ, mang nặng hơi thở tình yêu và những khát khao cháy bỏng thiếu phụ. Như đất khát khao sinh sôi nảy nở dâng hiến mỡ màu cho cây, người đàn bà dâng hiến tình yêu. Tình yêu tìm đến người đàn bà như hạt giống tìm về với đất” [4]. Trên cơ sở tổng hợp rộng hơn từ các tập truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà, nhà văn Thiên Sơn cho rằng: “Sáng tác của Võ Thị Xuân Hà theo ba hướng chính: đi vào bí ẩn nội tâm, với bút pháp phân tích tâm lý sắc sảo; đi vào hiện thực xã hội với những vấn đề bức xúc và những phận người bất hạnh; đi vào tâm linh với những huyền bí của tiền kiếp, của luân hồi, những dự cảm về nhân quả kiếp người. Và càng ngày chị càng tiếp tục mở rộng đề tài, không ngại thể nghiệm những hình thức mới, dấn sâu vào tâm linh và tiềm thức” [40] . Bàn về hình tượng nhân vật phụ nữ trong sáng tác Võ Thị Xuân Hà, nhà văn Hà Phạm Phú trong bài Ngôi nhà gương của Võ Thị Xuân Hà viết: "Những người đàn bà của Võ Thị Xuân Hà không có một làng quê chung rõ rệt, kẻ thì ở miền biển, người thì ở miền rừng, người thì trong thành phố… Những người đàn bà ấy cười nói, đi đứng, yêu đương vụng trộm, sung sướng và căm giận không hiểu sao lại làm cho lòng ta xáo động, đánh thức nỗi buồn chìm sâu và ngủ yên trong đáy tim mình từ bao năm, êm ái lan tỏa, thấm dần [...]... dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 Khái quát về nhân vật văn học và một số đặc điểm của nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại Chương 2 Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà Chương 3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN... của người đi trước, trong luận văn này, chúng tôi sẽ tập trung khảo sát những đặc sắc của thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, trong đó nhấn mạnh vào việc chỉ ra mối tương quan giữa quan niệm nghệ thuật về con người với cách thiết tạo thế giới nhân vật của nhà văn 3 Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu những nét đặc sắc của thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà - Khẳng định tài... góp của Võ Thị Xuân Hà vào tiến trình văn xuôi Việt Nam từ sau 1986 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những vấn đề lí luận cơ bản về nhân vật văn học, nhân vật truyện ngắn, nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại - Vận dụng những kiến thức lý luận và lịch sử văn học vào việc tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà (quan niệm nghệ thuật về con người, các kiểu dạng nhân vật, ... quát giới thiệu các tập truyện, việc nghiên cứu truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà đến thời điểm này đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu Có thể kể đến 7 các luận văn thạc sĩ như: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà của Bùi Tuấn Ninh (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2011), “Thi pháp truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà của Phan Thị Huyền (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2012) Kế thừa những ý kiến của người... bằng tham vọng, bằng sự xô đẩy của cuộc đời Nhưng trong tập truyện ngắn này, nhà văn nhìn sâu vào những bí ẩn của thế giới tâm linh, của những thế lực vô hình đeo bám đời sống con người Và thế giới tâm linh chưa bao giờ là dễ lý giải” [4] Trong lời giới thiệu cuốn Thế giới tối đen của Võ Thị Xuân Hà, Thanh Huyền nhận định: “Phần hấp dẫn của tập truyện là cách Võ Thị Xuân Hà sử dụng ngôn từ kể chuyện... dựng nhân vật ) 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Thế giới nhân vật trong truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà 5.2 Phạm vi nghiên cứu - Truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà, NXB Phụ nữ, 2002 - Chuyện của con gái người hát rong, NXB Hội nhà văn, 2006 8 - Thế giới tối đen, NXB Phụ nữ, 2008 - Cái vạc vàng có đòn khiêng bằng kim khí, NXB Hội nhà văn, 2009 - Vàng son thạch thủy khí, NXB Hội nhà... chữ của dân tộc Võ Thị Xuân Hà, với Lúa hát đã làm nên được kỳ tích đó” [48] Có thể khẳng định, những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã đề cập đến khá nhiều phương diện đặc sắc trong tác phẩm của Võ Thị Xuân Hà Tuy nhiên, hầu hết trong số đó vẫn chưa nghiên cứu có hệ thống về thế giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà hay đánh giá một cách tổng quát về sự nghiệp sáng tác của. .. lịch sử; - Phương pháp so sánh 7 Đóng góp của luận văn - Vận dụng lí thuyết về nhân vật văn học và phương pháp luận nghiên cứu văn học để loại hình hoá các kiểu nhân vật và phân tích một số thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà - Khẳng định sự độc đáo của Võ Thị Xuân Hà trong truyện ngắn đồng thời chỉ ra vị trí của nhà văn trong tiến trình văn xuôi Việt Nam đương đại... trưng Trong thế giới nhân vật, người ta có thể chia thành các kiểu nhân vật nhỏ hơn dựa vào những tiêu chí nhất định Nhiệm vụ của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước qua cánh của và bước vào khám phá thế giới nhân vật đó Do đó, nghiên cứu thế giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng nhân vật Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng... có thế giới nhân vật với qui luật riêng của nó 1.1.2.Vai trò của nhân vật văn học Có thể nói, nhân vật văn học chính là hình ảnh thu nhỏ của con người trong đời sống Dưới lăng kính chủ quan của nhà văn, tính cách nhân vật được nhào nặn ở mức độ nào đó, nhân vật sẽ trở thành hình tượng về con người và cao hơn, nếu tính cách được khắc họa ở những nét điển hình thì nhân vật sẽ 14 trở thành điển hình của . loại nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà 37 2.2.1. Nhân vật bi kịch 37 2.2.2 Nhân vật cô đơn 49 2.2.3. Nhân vật tha hóa 60 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÕ THỊ. Bàn về hình tượng nhân vật phụ nữ trong sáng tác Võ Thị Xuân Hà, nhà văn Hà Phạm Phú trong bài Ngôi nhà gương của Võ Thị Xuân Hà viết: "Những người đàn bà của Võ Thị Xuân Hà không có một. giới nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà Chương 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NHÂN VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA

Ngày đăng: 04/09/2015, 10:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan