Kịch lưu quang vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới (LV1184)

113 738 3
Kịch lưu quang vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới (LV1184)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐỖ THỊ HẠNH KỊCH LƢU QUANG VŨ QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI Chuyên ngành : Lí luận văn học Mã số : 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Kiều Anh HÀ NỘI – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐỖ THỊ HẠNH KỊCH LƢU QUANG VŨ QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI Chuyên ngành : Lí luận văn học Mã số : 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. Nguyễn Thị Kiều Anh HÀ NỘI – 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Đóng góp của luận văn 7 7. Bố cục luận văn 8 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: XUNG ĐỘT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CỦA LƢU QUANG VŨ 1.1. Khái niệm xung đột kịch 9 1.2. Đặc điểm xung đột kịch Lưu Quang Vũ 11 1.3. Xung đột cơ bản trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ 15 1.3.1. Xung đột cái mới – cái cũ 15 1.3.2. Xung đột nội tâm 31 1.4. Phương thức giải quyết xung đột 35 1.4.1. Giải quyết xung đột bằng kiểu kết thúc mở 35 1.4.2. Giải quyết xung đột bằng kết thúc có hậu 37 CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CỦA LƢU QUANG VŨ 2.1. Lý thuyết chung về nhân vật 39 2.1.1. Nhân vật 39 2.1.2. Nhân vật kịch và đặc điểm của nhân vật kịch 42 2.2. Nhân vật trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu 44 Quang Vũ 44 2.2.1. Đặc điểm nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ 44 2.2.2.Các kiểu loại nhân vật trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ 46 2.2.2.1. Kiểu nhân vật tiên phong – nhân vật bảo thủ 46 2.2.2.2.Kiểu nhân vật thuần nhất – nhân vật lưỡng hoá 57 2.3. Thủ pháp xây dựng nhân vật trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ 65 2.3.1. Xây dựng nhân vật thông qua các biến cố 66 2.3.2. Xây dựng nhân vật bằng thủ pháp tương phản 68 2.3.3. Xây dựng nhân vật thông qua hành động 69 CHƢƠNG 3: NGÔN NGỮ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CỦA LƢU QUANG VŨ 3.1. Ngôn ngữ kịch 71 3.2. Ngôn ngữ trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ 74 3.2.1. Ngôn ngữ kịch giàu chất chính luận 74 3.2.2. Ngôn ngữ kịch hàm súc, triết lý 82 3.3.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ 90 3.3.4. Ngôn ngữ hài hước, dí dỏm 97 KẾT LUẬN 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đầu thế kỉ XX, cùng với những biến chuyển tích cực trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống văn hóa Việt Nam cũng có những khởi sắc và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Sau nhiều thế kỉ chịu ảnh hưởng và tác động của văn hóa Trung Hoa, trí thức Việt Nam trong đó có các văn nghệ sĩ đã từng bước thoát khỏi những ảnh hưởng cố hữu của văn hóa vùng để tiếp nhận những luồng tư tưởng văn minh phương Tây. Quá trình giao lưu văn hóa Đông – Tây đã tạo ra bước ngoặt lớn trên mọi mặt của đất nước. Xét trên bình diện đời sống văn học, cuộc tiếp biến giữa văn học truyền thống với văn học phương Tây đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình hiện đại hóa văn học nước nhà, đặc biệt về phương diện thể loại. Nhiều thể loại mới ra đời, trong đó có kịch. Trong lịch sử của nền sân khấu kịch nói Việt Nam, cái tên Lưu Quang Vũ đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Mặc dù chỉ mới kịp tốt nghiệp phổ thông, bằng con đường tự học, Lưu Quang Vũ đã có những tác phẩm xứng đáng xếp ở hàng đầu trong những tác phẩm được đánh giá là thành công trên văn đàn. Đúng như nhà thơ Tây Ban Nha Phêđôricô Gacxia Lorca từng nói – trong cuộc đời không có những bản đồ, cũng không có những kiến thức để dẫn con người đến tài năng và những thành công có sức hấp dẫn. Trong kí ức của nhiều người, tên tuổi Lưu Quang Vũ gắn liền với khởi sắc của kịch Việt Nam thập kỉ tám mươi của thế kỉ XX. Đặc biệt trong vòng năm năm cuối đời, Lưu Quang Vũ đã đem đến cho sân khấu một cuộc phục sinh mạnh mẽ, thậm chí “làm mưa làm gió trên sân khấu nhất là sân khấu hội diễn” (Tất Thắng). Ông đã chiếm lĩnh sân khấu và chinh phục khán giả khắp ba miền Bắc, Trung, Nam, đã giành được hàng chục Huy chương vàng và bạc cho các kịch bản của mình. Bằng tâm huyết và sức lao động của mình, Lưu Quang Vũ đã tạo nên một khối lượng tác phẩm vượt xa tất cả các tác gia sân khấu đi trước, tạo nên 2 “một thời hoàng kim chưa bao giờ trở lại của sân khấu”. Chọn cho mình con đường viết kịch, Lưu Quang Vũ đã tìm ra con đường ngắn nhất để đến với công chúng khán giả, để có dịp bộc lộ những gì mà con tim anh ấp ủ. Mỗi vở kịch là một mặt cắt của hiện thực, ở đó hiện lên những số phận, những cảnh đời khác nhau. Có niềm vui, có nỗi buồn, có khổ đau, hạnh phúc. Ngòi bút của Lưu Quang Vũ khi đau đớn, xót xa, lúc thâm trầm sâu lắng, khi mạnh mẽ đanh thép, lúc lại nghiệt ngã chua cay hoặc cao giọng phê phán. Anh gửi gắm trong đó những tâm tư, tình cảm, khát vọng, những trăn trở về tình yêu, hạnh phúc, những suy tư về lẽ sống, lẽ làm người, cả những dự cảm về sự sống và cái chết… Nét đặc sắc trong nghệ thuật viết kịch của Lưu Quang Vũ, trước hết đó là sự rộng rãi của đề tài. Hầu như không bị bất cứ một ràng buộc nào trong quá trình tìm chọn đề tài sáng tác, các tác phẩm của Lưu Quang Vũ tạo nên một thế giới nghệ thuật mênh mông: Từ cổ tích dân gian như Lời nói dối cuối cùng, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Linh hồn của đá… Từ lịch sử, dã sử như Ông vua hóa hổ, Ngọc Hân công chúa… Từ lịch sử hiện đại như Sống mãi tuổi 17, Hẹn ngày trở lại, Chết cho điều chưa có, Nữ kí giả… Và đặc biệt là loại sáng tác về đề tài hiện đại Mùa hạ cuối cùng, Thủ phạm là ai, Tôi và chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Hoa cúc xanh trên đầm lầy, Nguồn sáng trong đời, Lời thề thứ chín, Bệnh sĩ, Quyền được hạnh phúc, Điều không thể mất… Đây là phần chủ yếu, là điểm mạnh và chiếm một số lượng khá lớn trong gia tài kịch mục đồ sộ của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Khi hướng ngòi bút của mình về cuộc sống, Kịch Lưu Quang Vũ đã góp một tiếng nói thiết thực vào công cuộc đổi mới đất nước. Lưu Quang Vũ đã chứng tỏ một sự nhạy cảm đặc biệt, một khả năng phát hiện, nắm bắt cái lõi của hiện thực để phản ánh. Ngòi bút của ông đã xông xáo vào mọi ngõ ngách và tâm hồn con người. Ông không hạn chế mình trong bất cứ loại đề tài 3 nào bởi ở đâu ông cũng phát hiện ra vấn đề cần bàn luận, trao đổi. Kịch Lưu Quang Vũ là tiếng nói phản ánh cuộc sống đang diễn ra với một hiện thực tươi mới, gần gũi. Lưu Quang Vũ có khả năng biến những chi tiết đời thường thành những điển hình nghệ thuật để tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. Bằng cách ấy, Lưu Quang Vũ đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh và lí giải những vấn đề nóng bỏng, quan thiết của xã hội. Lưu Quang Vũ cũng là một trong số ít các kịch gia được các nhà biên soạn sách giáo khoa lựa chọn để giảng dạy trong chương trình phổ thông. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Kịch Lƣu Quang Vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới với mong muốn góp thêm chút công sức vào việc khẳng định những đóng góp của Lưu Quang Vũ với tiến trình văn học Việt Nam hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Lưu Quang Vũ đến với sân khấu đúng vào lúc sân khấu đã có những đòi hỏi khẩn thiết. Những năm cuối thập niên bảy mươi và đầu thập niên tám mươi của thế kỉ XX đất nước ta vừa bước qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc và đang phải đối mặt với những khó khăn của cuộc sống mới. Trong mỗi lĩnh vực mỗi con người đều chất chứa biết bao vấn đề gay gắt và nóng bỏng. Mẫn cảm nghệ sĩ và ý thức công dân đã thôi thúc Lưu Quang Vũ viết lên những vở kịch chứa đựng nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống. Mỗi vở kịch là một lát cắt của hiện thực, ở đó hiện lên những số phận, những cảnh đời khác nhau. Có niềm vui, nỗi buồn, có khổ đau, hạnh phúc. Đến những năm tám mươi, kịch của Lưu Quang Vũ xuất hiện đã làm thay đổi tư duy của người biểu diễn cũng như công chúng yêu sân khấu. Nhiều bài viết và nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, phê bình đã đánh giá cao tài năng, tâm huyết và những đóng góp của Lưu Quang Vũ nói riêng và đối với nền văn học nước nhà nói chung. Sau sự ra đi đột ngột của Lưu Quang Vũ vào năm 1988 thì báo chí đã không 4 ngừng nhắc đến tên ông. Nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình đã đánh giá cao tài năng, tâm huyết và những đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với nền sân khấu nói riêng và nền văn học nước nhà nói chung. Nhà nghiên cứu Ngô Thảo nhận xét: “Sự phát lộ tài năng ở Vũ không tuân theo quy luật của sự hội tụ mà như lan tỏa trên một mặt bằng rộng rãi.” [11, tr 62]. Rất nhiều các bài báo trên các tạp chí viết về kịch Lưu Quang Vũ, trong đó có nhiều bài viết về kịch đổi mới của ông. Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật số tháng 5 năm 1985 đã đăng bài viết của Nguyễn Quang Thọ. Tác giả bài viết nhắc đến vở Tôi và chúng ta và đã ví tác phẩm “như một mũi nhọn trong cuộc đấu tranh chống cung cách làm ăn trì trệ, bảo thủ”. Còn tạp chí “Sân khấu” tháng 7 năm 1985, Trần Trọng Đăng Đàn cho rằng có không ít tác phẩm giành giải cao tại các hội diễn rồi sau đó chìm nghỉm vì không hề gây được sự chú ý của công chúng, nhưng Tôi và chúng ta thì khác, công chúng xem kịch có lúc reo vui đồng cảm, nhiều lúc lại xúc động lắng im, biết bao tràng vỗ tay cổ vũ, ngợi khen nhiệt liệt. Trên tạp chí văn học số tháng 1 năm 1986, Tất Thắng nêu một trong những nguyên nhân thành công của vở kịch Tôi và chúng ta và một số vở kịch khác là “Sức hấp dẫn mà kịch đạt được là do sự nhạy bén, kịp thời mà có thể nói là đúng lúc của đề tài mà kịch diễn tả”. Tác giả cũng khẳng định vở kịch có sức âm vang mãi mãi và sẽ tồn tại với thời gian. Trên tạp chí Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật tháng 6 năm 1989, Hà Diệp, tác giả bài báo Về một mảng kịch của Lưu Quang Vũ đã nhận xét rằng ông là một tài năng nghệ thuật thực sự, một hiện tượng hiếm thấy trong lịch sử sân khấu dân tộc từ trước đến nay. Mười năm sau ngày Lưu Quang Vũ mất, trong cuốn sách Một số gương mặt văn chương học thuật Việt Nam hiện đại (xuất bản năm 1998), Phong Lê phác thảo chân dung và sự nghiệp của 54 tác giả có góp phần vào tiến trình hiện đại hóa văn chương và học 5 thuật của thế kỉ XX. Cũng theo Phong Lê: “Những năm 80 Vũ đạt được rất nhiều vinh quang trong kịch trường, Vũ liên tục giành được các đỉnh cao đến mức chóng mặt. Cũng có thể nói ngọn đuốc Lưu Quang Vũ trở nên rực sáng trên bầu trời sân khấu…” [23]. Cao Minh trong bài Kịch Lưu Quang Vũ và những vấn đề của đời sống có nhận xét về một số vở kịch của Lưu Quang Vũ, về những vấn đề của đời sống được đề cập đến. Trong đó Nếu anh không đốt lửa là bức tranh ngày mai được Lưu Quang Vũ chắt lọc từ đời sống và vẽ lên bằng những mảng hiện thực. Nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng trong bài viết Văn học thời kì 1975- 1985 và những vấn đề xã hội hậu chiến (in trong tạp chí văn học số 10/2003) đã điểm qua các kì hội diễn sân khấu toàn quốc trong khoảng mười năm và đã đưa ra những luận điểm tổng quát, khách quan. Theo nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng “Đội ngũ viết kịch (thời kì 1975 – 1985) tuy không nhiều nhưng lại mạnh. Họ tỏ ra có tư chất và tài năng”. Lưu Quang Vũ được xem là một trong số các tác giả nổi trội. Tác giả bài viết đã khẳng định “kịch của Lưu Quang Vũ hay bởi nó đáp ứng yêu cầu thời sự, được cả xã hội quan tâm, được đưa lên sân khấu những vấn đề quan thiết, nóng bỏng của thực tiễn đời sống… cũng có người từ góc độ sáng tác mà cho rằng Lưu Quang Vũ đã gặp đất” [52]. Nhiều bài viết của nhà nghiên cứu Phan Trọng Thưởng còn chỉ ra rằng, cảm hứng chủ đạo trong kịch Lưu Quang Vũ là cảm hứng về con người, về cái đẹp, cái thiện, cái tôi hòa tan trong cái ta. Ông còn đề cập đến triết lí nhân sinh được mở rộng trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ, tính thời sự kết hợp với những vấn đề muôn thưở của nhân loại và tóm lại, ông kết luận: “Kịch Lưu Quang Vũ, những trăn trở về lẽ sống, lẽ làm người” [47]. Hà Diệp khi tìm hiểu về một mảng kịch Lưu Quang Vũ thông qua ba tác phẩm: Tôi và chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Quyền được hạnh phúc, 6 tập trung khai thác mảng đề tài nổi bật trong kịch Lưu Quang Vũ là đề tài công nghiệp, xuyên suốt một chủ điểm bàn về cuộc đấu tranh chống quan liêu bao cấp và đòi dân chủ hóa mọi mặt cho đời sống công nhân. Không thể không kể đến cuốn Lưu Quang Vũ – về tác gia và tác phẩm (Lý Hoài Thu, Lưu Khánh Thơ tuyển chọn và giới thiệu) bước đầu đã tổng kết có 238 bài viết về tác giả và tác phẩm của Lưu Quang Vũ. Đây được coi là công trình mang tính tổ hợp và hoàn chỉnh nhất cho đến thời điểm này. Công trình đã tổng kết khá đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ. Mục Kịch Lưu Quang Vũ nằm trong phần Bản sắc con đường sáng tạo Lưu Quang Vũ mang đến cái nhìn khá toàn diện về sự nghiệp sáng tác kịch, đặc điểm cũng như đóng góp của kịch Lưu Quang Vũ cho nền kịch nước nhà. Bài viết Sức sáng tạo của một tài năng (Lý Hoài Thu) mở đầu công trình có ý nghĩa tổng kết chặng đường sáng tác và sự phát triển trong nhận thức, đời sống tình cảm của nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Cùng với việc mang đến cho bạn đọc những tri thức khái quát và sinh động về sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ, bài viết đã chỉ ra những đặc điểm quan trọng trong kịch của ông là xung đột, hành động, khắc họa thế giới nhân vật, thời gian, không gian và yếu tố ngôn ngữ. Như vậy, qua các công trình nghiên cứu về kịch Lưu Quang Vũ, chúng tôi nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu riêng về vấn đề đổi mới. Với đề tài Kịch Lƣu Quang Vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới, luận văn của chúng tôi tập trung khảo sát, nghiên cứu các vở kịch của Lưu Quang Vũ viết về vấn đề đổi mới trên một số phương diện nổi bật của thể loại: nhân vật, xung đột, ngôn ngữ. Qua đó khẳng định tài năng sáng tạo và sự đóng góp của Lưu Quang Vũ đối với sự phát triển của thể loại kịch trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 3. Mục đích nghiên cứu [...]... phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ - Chương 3: Ngôn ngữ trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ 9 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 XUNG ĐỘT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CỦA LƢU QUANG VŨ 1.1 Khái niệm xung đột kịch Nếu như ở thơ, đặc trưng đầu tiên, được coi là cơ sở là yếu tố cảm xúc, tâm trạng chủ quan; với tiểu thuyết là sự mô tả mang tính khách quan về đời sống xã... sắc về kịch của Lưu Quang Vũ chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của một số nhà viết kịch khác như: Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng… 6 Đóng góp của luận văn - Nghiên cứu một cách có hệ thống về một số viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ, chúng tôi hy vọng sẽ khẳng định những thành công về nghệ thuật tạo dựng xung đột, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ của 8 nhà văn, qua. .. viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ, chúng tôi nhận thấy xung đột nổi bật chính là xung đột giữa cái cũ và cái mới, cái tiên tiến với cái lạc hậu, trì trệ ; cái tốt – cái xấu và xung đột nội tâm 1.3 Xung đột cơ bản trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lƣu Quang Vũ 1.3.1 Xung đột cái mới – cái cũ Như chúng tôi đã trình bày trong phần đặc điểm xung đột kịch Lưu Quang Vũ, bối cảnh ra đời kịch. .. Chọn đề tài Kịch Lƣu Quang Vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới, chúng tôi mong muốn làm rõ những đặc sắc nổi bật trong kịch Lưu Quang Vũ viết về đề tài đổi mới như: nhân vật, xung đột, ngôn ngữ Từ đó khẳng định những đóng góp của nhà văn cho nền văn học Việt Nam nói chung và sự phát triển của nền kịch Việt Nam hiện đại nói riêng 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Kịch Lưu. .. của Lưu Quang Vũ trong nền kịch Việt Nam hiện đại - Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu về Lưu Quang Vũ ở bậc trung học phổ thông, đại học và sau đại học 7 Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính gồm 3 chương - Chương 1: Xung đột trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ - Chương 2: Nhân vật trong một số tác phẩm viết. .. các vấn đề thời sự một cách nhanh nhạy và kịp thời Với mảng kịch này, Lưu Quang Vũ đã thổi một luồng gió mới, một hơi thở mới cho cuộc sống lúc giao thời Lưu Quang Vũ quan tâm đến thực tế đời sống và phản ánh chân thực trong các sáng tác của mình Ông từng quan niệm: “Khi cuộc sống đã đổi thay, những vấn đề thời sự nóng bỏng hôm nay cũng sẽ không còn mới mẻ, sẽ bị chìm vào quên lãng Vậy mà các tác phẩm. .. Nam hiện đại nói riêng 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Kịch Lưu Quang Vũ qua một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới - Phạm vi nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi tiến hành thống kê, khảo sát, phân tích và lí giải vấn đề trong phạm vi 4 vở kịch tiêu biểu về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ: Tôi và chúng ta, Nếu anh không đốt lửa, Trái tim trong trắng, Khoảnh khắc và vô tận…... với một niềm hồ hởi dữ dội, một sự khinh bỉ mạnh mẽ Chủ đề ưa chuộng nhất là chủ đề: Chủ nghĩa quan liêu đến nghẹt thở, nạn tham nhũng, chủ nghĩa ô dù, sự yếu kém năng lực cán bộ” [20] Khi tìm hiểu xung đột trong một số vở kịch viết về vấn đề đổi mới, nhiều nhà nghiên cứu đều cho rằng Lưu Quang Vũ có biệt tài tạo ra tình huống kịch, tình huống xung đột “Đặc điểm khác dễ nhận thấy ở kịch Lưu Quang Vũ. .. Quang Vũ Chợt nhớ câu nói của A Sêkhốp (1860 – 1894) : “Nhà văn là một loại phóng viên, một nhà quan sát cuộc sống, có thể tạo dựng lại cuộc sống một cách chính xác nhất, không che giấu gì” Và Lưu Quang Vũ là nhà văn có phẩm chất tuyệt diệu ấy Nắm vững được những đòi hỏi bức thiết về nhận thức nghệ thuật từ phía đời sống, Lưu Quang Vũ đã đáp ứng nhanh nhu cầu đó bằng cách lựa chọn đưa vào tác phẩm của... hướng thiện Với mảng đề tài viết về vấn đề đổi mới, các vở kịch của ông vẫn xoay quanh xung đột này Lưu Quang Vũ đã thể hiện khả năng phân tích tâm lí nhân vật rất sắc sảo, một sự mẫn cảm đặc biệt trong việc tiếp cận vào thế giới tinh thần của con người bằng những nghiền ngẫm, suy tư, bằng những triết lí 32 đậm chất trữ tình Mỗi nhân vật trong kịch của Lưu Quang Vũ luôn diễn ra một quá trình tự nhận . viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ - Chương 2: Nhân vật trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ - Chương 3: Ngôn ngữ trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới. TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VIẾT VỀ VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CỦA LƢU QUANG VŨ 3.1. Ngôn ngữ kịch 71 3.2. Ngôn ngữ trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu Quang Vũ 74 3.2.1. Ngôn ngữ kịch giàu. trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới của Lưu 44 Quang Vũ 44 2.2.1. Đặc điểm nhân vật trong kịch Lưu Quang Vũ 44 2.2.2.Các kiểu loại nhân vật trong một số tác phẩm viết về vấn đề đổi mới

Ngày đăng: 03/09/2015, 10:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan