báo cáo kiểm toán nợ phải trả người bán công ty thương mại may sài gòn

92 568 0
báo cáo kiểm toán nợ phải trả người bán công ty thương mại may sài gòn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

báo cáo kiểm toán nợ phải trả người bán công ty thương mại may sài gòn

LỜI CAM KẾT Nhóm chúng tôi xin cam đoan đề tài này do chính nhóm chúng tôi thực hiện. Nếu có sao chép chúng tôi chấp nhận điểm 0. Ngày 15 tháng 04 năm 2014 Sinh viên thực hiện Nhóm 13 Trang 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1 CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA KIỂM TOÁN 1.1.1 Định nghĩa kiểm toán Vũ Hữu Đức và cộng sự (2011) đã viết: “Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán, nhưng hiện nay định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là: “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập.” 1.1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.2.1 Định nghiã Theo VSA 400.10 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ - định nghĩa: “Hệ thống kiểm soát nội bộ: Là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kiểm soát và các thủ tục kiểm soát.” 1.1.2.2 Trình tự nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ Để nghiên cứu HTKSNB, KTV cần tiến hành theo các bước sau  Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ Trước tiên, KTV cần tìm hiểu về những bộ phận của HTKSNB bao gồm: Tìm hiểu về môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Công việc này yêu cầu “Kiểm toán viên phải có sự hiểu biết đầy đủ về các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán. Sự hiểu biết này bao gồm hai phương diện, đó là hệ thống kiểm soát nội bộ có được thiết kế phù hợp không, và chúng có được đơn vị thực hiện trên thực tế hay không. ” (Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2011). Đoạn 22 VSA 400 có nêu “Để hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên phải dựa vào: - Kinh nghiệm và hiểu biết của mình trước đây về lĩnh vực hoạt động và về đơn vị; Trang 1 - Nội dung và kết quả trao đổi với Ban Giám đốc, với các phòng, ban và đối chiếu với các tài liệu liên quan; - Việc kiểm tra, xem xét các tài liệu, các thông tin do hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp; - Việc quan sát các hoạt động và nghiệp vụ của đơn vị, như: tổ chức hệ thống thông tin, quản lý nhân sự, hệ thống kiểm soát nội bộ, quá trình xử lý các nghiệp vụ kinh tế, giao dịch giữa các bộ phận trong đơn vị.” Sau khi đã tìm hiểu về HTKSNB, KTV cần phải lập hồ sơ về những thông tin đã thu thập để chứng minh đã tìm hiểu về kiểm soát nội bộ. Hồ sơ thường được thực hiện và hoàn thành dưới dạng bảng tường thuật, bảng câu hỏi về HTKSNB hoặc lưu đồ tùy theo sở thích của KTV. Ngoài ra, KTV nên sử dụng thêm phép thử walk – through để kiểm tra lại xem đã mô tả đúng hiện trạng của từng chu trình nghiệp vụ hay chưa sau khi đã tiến hành mô tả kiểm soát nội bộ bằng các công cụ nêu trên.  Bước 2: Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát “Đánh giá rủi ro kiểm soát là đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn chặn và phát hiện các sai sót trọng yếu. VSA 400.28 quy định: “Dựa trên sự hiểu biết hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.” “Cơ sở dẫn liệu là những giải trình (hoặc khẳng định) của các nhà quản lý để chứng minh về các dữ liệu được trình bày trên báo cáo tài chính. Cơ sở dẫn liệu được hình thành xuất phát từ trách nhiệm của các nhà quản lý đối với việc soạn thảo, trình bày và công bố báo cáo tài chính theo đúng với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành”. (Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2011). Cơ sở dẫn liệu của một BCTC bao gồm: Hiện hữu; quyền và nghĩa vụ; phát sinh; đầy đủ; đánh giá; chính xác; trình bày và công bố. Các bước thực hiện đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát - Nghiên cứu thông tin thu thập được qua việc tìm hiểu Kiểm toán viên tiến hành xác định những sai phạm tiềm tàng và xem xét các nhân tố ảnh hưởng có thể tạo rủi ro có những sai lệch trọng yếu. Đối với những hoạt động kiểm soát có liên quan đến từng cơ sở dẫn liệu, KTV nên nghiên cứu cẩn thận câu trả lời trên bảng câu hỏi cũng như quan tâm đến Trang 2 những điểm mạnh, điểm yếu được thể hiện trên lưu đồ hoặc trên bảng tường thuật. - Xác định các sai phạm tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếu Các sai phạm tiềm tàng và những thủ tục kiểm soát chủ yếu được KTV nhận biết khi tiến hành nghiên cứu các bảng mô tả. Tiếp theo, KTV sẽ trình bày các sai phạm tiềm tàng cũng như những thủ tục kiểm soát chủ yếu để ngăn chặn hoặc phát hiện các sai phạm tiềm tàng cụ thể trong bảng kiểm tra. - Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Dựa trên những bằng chứng thu thập được thông qua việc tìm hiểu HTKSNB cũng như thông qua phép thử walk – through, KTV tiến hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát. Mức rủi ro kiểm soát lúc này thường được đánh giá ở mức cao nhất có thể. Sau đó, từ những bằng chứng có được thông qua việc thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, KTV sẽ quyết định giữ nguyên mức rủi ro như đánh giá ban đầu hoặc đánh giá thấp hơn mức tối đa.  Bước 3: Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong chương trình kiểm toán Đoạn 06 VSA 300 có định nghĩa: “Chương trình kiểm toán: Là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành.” Thử nghiệm kiểm soát là thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của việc thiết kế và vận hành HTKSNB. Ngoài ra, VSA 400.33 có nêu: “Kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trên các phương diện: - Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết kế sao cho có đủ khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu; - Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.” Những thử nghiệm kiểm soát được sử dụng để kiểm tra sự hữu hiệu của HTKSNB gồm Trang 3 - “Kiểm tra chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế và các sự kiện để thu được bằng chứng kiểm toán về hoạt động hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra các chứng từ liên quan đến phiếu chi tiền có được phê duyệt đầy đủ hay không; - Phỏng vấn, quan sát thực tế việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát của những người thực thi công việc kiểm soát nội bộ xem có để lại bằng chứng kiểm soát hay không; - Kiểm tra lại việc thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ, ví dụ kiểm tra lại bảng đối chiếu tiền gửi của đơn vị với ngân hàng, xem xét lại biên bản kiểm kê quỹ, kiểm kê hàng tồn kho, đối chiếu lại công nợ để đảm bảo rằng chúng có được đơn vị thực hiện hay không.” (VSA 400, 36). Điều kiện để áp dụng thủ tục kiểm soát là đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát là không tối đa. Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá tối đa và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, KTV không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà tiến hành thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp.  Bước 4: Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản dự kiến “Để đưa ra kết luận về sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ, kiểm toán viên thường sử dụng bảng hướng dẫn về tỷ lệ sai phạm có thể bỏ qua (thường dùng theo tỷ lệ phần trăm) trong việc thực hiện thủ tục kiểm soát. Thông thường tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua được xác định ở các mức từ 2% đến 20% như sau Mức độ tin cậy dự kiến vào thủ tục kiểm soát Mức độ sai lệch có thể bỏ qua Cao 2% - 7% Trung bình 6% - 12% Thấp 11% - 20% Không tin cậy Không kiểm tra Nếu kết quả của thử nghiệm cho phép kiểm toán viên kết luận tỷ lệ sai phạm thấp hơn hoặc bằng với mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát được xem là hữu hiệu. Ngược lại nếu tỷ lệ sai phạm cao hơn mức có thể bỏ qua thì thủ tục kiểm soát là không hữu hiệu”. (Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2011). Kiểm toán viên cũng cần lưu ý trước khi đưa ra kết luận cuối cùng, KTV cần xem xét nguyên nhân của sai phạm. Đoạn 40 VSA 400 đã viết: “Dựa trên kết quả các thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xác định xem hệ thống kiểm soát nội bộ có được thiết kế và thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát hay không. Nếu có thay đổi lớn thì kiểm toán viên phải Trang 4 xem xét lại mức độ rủi ro kiểm soát và phải thay đổi nội dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản đã dự kiến.” 1.1.3 Bằng chứng kiểm toán 1.1.3.1 Định nghĩa Bằng chứng kiểm toán là tất cả tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình. (Vũ Hữu Đức và cộng sự, 2011). Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tài liệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ những nguồn khác. Theo như chuẩn mực kiểm toán quốc tế 500.02 “ Kiểm toán viên cần phải thu thập đủ các bằng chứng kiểm toán có hiệu lực để có căn cứ hợp lý khi đưa ra kết luận kiểm toán”. Bằng chứng là những minh chứng cụ thể cho những kết luận kiểm toán. Trong kiểm toán cùng những kết luận kiểm toán (báo cáo kiểm toán), bằng chứng kiểm toán là sản phẩm của hoạt động kiểm toán. Bằng chứng không chỉ là cơ sở pháp lý cho kết luận kiểm toán mà còn là cơ sở tạo niềm tin cho những người quan tâm. (Nguyễn Quang Quynh, 2005). 1.1.3.2 Các phương pháp thu thập Theo đoạn 20 VSA 500: “Kiểm toán viên thu thập bằng chứng kiểm toán bằng các phương pháp sau: kiểm tra, quan sát, điều tra, xác nhận, tính toán và quy trình phân tích. Việc thực hiện các phương pháp này một phần tuỳ thuộc vào thời gian thu thập được bằng chứng kiểm toán.” Trong từng trường hợp, để đạt được các mục tiêu kiểm toán, KTV tiến hành lựa chọn các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán khác nhau hoặc có thể phối hợp sử dụng nhiều phương pháp tùy theo sự xét đoán nghề nghiệp. - Kiểm tra: “Là việc soát xét chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan hoặc việc kiểm tra các tài sản hữu hình. Việc kiểm tra nói trên cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao hay thấp tuỳ thuộc vào nội dung, nguồn gốc của các bằng chứng và tuỳ thuộc vào hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy trình xử lý tài liệu đó. Bốn nhóm tài liệu chủ yếu sau đây cung cấp cho kiểm toán viên các bằng chứng với độ tin cậy khác nhau: . Tài liệu do bên thứ ba lập và lưu giữ; . Tài liệu do bên thứ ba lập và đơn vị được kiểm toán lưu giữ; . Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và bên thứ ba lưu giữ; . Tài liệu do đơn vị được kiểm toán lập và lưu giữ. Trang 5 Việc kiểm tra tài sản hữu hình cung cấp bằng chứng tin cậy về tính hiện hữu của tài sản, nhưng không hẳn là bằng chứng đủ tin cậy về quyền sở hữu và giá trị của tài sản đó.” (VSA 500.21) - Quan sát: “Là việc theo dõi một hiện tượng, một chu trình hoặc một thủ tục do người khác thực hiện…” (VSA 500.22) - Điều tra: “Là việc tìm kiếm thông tin từ những người có hiểu biết ở bên trong hoặc bên ngoài đơn vị. Điều tra được thực hiện bằng việc chính thức gửi văn bản, phỏng vấn hoặc trao đổi kết quả điều tra, sẽ cung cấp cho kiểm toán viên những thông tin chưa có, hoặc những thông tin bổ sung để củng cố các bằng chứng đã có.” (VSA 500.23) - Xác nhận: “Là sự trả lời cho một yêu cầu cung cấp thông tin nhằm xác minh lại những thông tin đã có trong các tài liệu kế toán…” (VSA 500.24) - Tính toán: “Là việc kiểm tra tính chính xác về mặt toán học của số liệu trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác hay việc thực hiện các tính toán độc lập của kiểm toán viên.” (VSA 500.25) Quy trình phân tích: “Là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến.” (VSA 500.26) 1.1.4 Xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán 1.1.4.1 Xác lập mức trọng yếu a) Khái niệm trọng yếu Theo VSA 330.04 – Trọng yếu – định ngĩa: “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng của thông tin và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điềm chia cắt chứ không phải là một nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét cả trên phương diện mặt định lượng và mặt định tính. (Võ Anh Dũng và cộng sự, 2011) a) Xác định mức trọng yếu Mức trọng yếu được xem xét ở hai mức độ: mức độ tổng thể của BCTC và mức độ từng khoản mục Trang 6 - Mức độ tổng thể của báo cáo tài chính (PM) Là ước tính của KTV về toàn bộ sai lệch có thể chập nhận được để đảm bảo BCTC không có sai lệch trọng yếu. Mức trọng yếu thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm so với tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận, nguồn vốn. - Mức độ từng khoản mục (TE) Ở mức độ từng khoản mục, mức trọng yếu chính là sai lệch tối đa được phép của khoản mục, được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếu tổng thể của BCTC. Trong thực tế, KTV sử dụng nhiều kỹ thuật để xác lập mức trọng yếu của khoản mục như: nhân mức trọng yếu của tổng thể với một hệ số (thường 1,5 - 2) trước khi phân bổ hoặc nhân với một tỷ lệ phần trăm của mức trọng yếu tổng thể (chẳng hạn 50% - 70%). 1.1.4.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán a) Khái niệm “Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện.” (VSA 400.07) b) Các bộ phận của rủi ro kiểm toán - Rủi ro tiềm tàng (Inherent Risk): Đoạn 04 VSA 400 định nghĩa: “Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.” Rủi ro kiểm soát (Control Risk): Theo đoạn 05 VSA 400: “Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời.” - Rủi ro phát hiện (Detection Risk): Đoạn 06 VSA 400 có viết: “Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán không phát hiện được.” Trang 7 c) Mối quan hệ giữa các loại rủi ro DRCRIRAR ××= Hoặc CRIR AR DR × = (2. 1) Trong đó: AR: Rủi ro kiểm toán IR: Rủi ro tiềm tàng CR: Rủi ro kiểm soát DR: Rủi ro phát hiện d) Ma trận xác định rủi ro phát hiện Sự biến động của rủi ro phát hiện dựa theo đánh giá của KTV về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được thể hiện trong bảng dưới đây Bảng 2.1 : Bảng ma trận xác định rủi ro phát hiện Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro tiềm tàng Cao Tối thiểu Thấp Trung bình Trung bình Thấp Trung bình Cao Thấp Trung bình Cao Tối đa Nguồn: VSA 400, Phụ lục số 01 1.2 NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN. 1.2.1 Nội dung khoản mục “Khoản phải trả cho người bán là khoản nợ phát sinh rất thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liên quan đến việc mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền cho người cung cấp”(Đặng Kim Cương và cộng sự, 2006) “Khoản phải trả cho người bán là khoản nợ phải trả về giá trị của vật tư, thiết bị, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ (điện, nước, gas, khí, sửa chữa…) mà doanh nghiệp đã mua chịu của người bán hàng hay người cung cấp; kể cả khoản phải trả cho người nhận thầu về XDCB hay sửa chữa lớn TSCĐ”. (Đặng Kim Cương và cộng sự, 2006) “Khoản phải trả cho người bán là giá trị các loại vật tư, thiết bị, công cụ, dụng cụ, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp nhận của người bán hay người cung cấp nhưng chưa thanh toán tiền hàng kể cả khoản phải trả cho người nhận thầu về XDCB hay sửa chữa TSCĐ”. (Nguyễn Văn Bảo, 2005) 1.2.2 Đặc điểm khoản mục Trang 8 Trong kiểm toán các khoản nợ phải trả, kiểm toán viên cần chú ý tới khả năng nợ phải trả bị khai thấp hoặc không được ghi chép đầy đủ. Việc khai thiếu nợ phải trả sẽ làm cải thiện tình hình báo cáo tài chính. Việc khai thiếu nợ phải trả người bán thường chỉ là sự bỏ sót các nghiệp vụ hình thành nợ phải trả nên thường khó phát hiện, nếu bị phát hiện cũng rất khó xác định là cố ý hay vô tình bỏ sót. Vì vậy có thể nói việc gian lận bằng cách không ghi chép các loại nghiệp vụ là khó phát hiện nhất đối với kiểm toán viên. Khoản mục nợ phải trả người bán thường liên quan đến các khoản mục khác như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, chi phí, … Do vậy, khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên cần kết hợp với các phần hành khác có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm toán. Tài liệu sử dụng bao gồm sổ cái, sổ chi tiết của các tài khoản trên, sổ chi tiết tài khoản nợ phải trả người bán theo từng đối tượng nợ, các biên bản đối chiếu công nợ định kì, cuối kì, hệ thống các chứng từ gốc như hợp đồng, hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, biên bản giao nhận hàng hoá dịch vụ, phiếu nhập kho,… 1.2.3 Mục tiêu kiểm toán của khoản mục Kiểm toán nợ phải trả người bán phải thoả mãn các mục tiêu sau: - Đầy đủ: Các khoản nợ phải trả người bán được ghi chép đầy đủ. - Hiện hữu và nghĩa vụ: Các khoản nợ phải trả người bán được ghi chép hiện hữu và thật sự là nghĩa vụ của đơn vị. - Ghi chép chính xác: Các khoản nợ phải trả người bán được cộng dồn chính xác thống nhất giữa sổ chi tiết với sổ cái. - Đánh giá: Các khoản nợ phải trả người bán được đánh giá đúng, phù hợp chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. - Trình bày và công bố: Các khoản nợ phải trả người bán được trình bày đúng đắn và khai báo đầy đủ. 1.2.4 Kiểm soát nội bộ về nợ phải trả cho người bán. “Kiểm soát nội bộ về nợ phải trả người bán cần được nghiên cứu trong mối quan hệ với các thủ tục kiểm soát khác trong chu trình mua hàng và trả tiền”. Mô tả một quy trình mẫu cho công việc này: • Kho hàng hoặc bộ phận kiểm soát hàng tồn kho chuẩn bị và lập phiếu đề nghị mua hàng để gửi cho bộ phận mua hàng. Một liên của chứng từ này Trang 9 [...]... chức kế toán KẾ TOÁN Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Thương mại May Sài Gòn TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán chi phí Kế toán Công nợ Bán hàng Xí nghiệp May An Nhơn Kế toán TSCĐThuế Xí nghiệp May An Phú Trang 2 Kế toán Nợ phải trả Xí nghiệp May Bình Tiên Nhân viên thủ qũy Chứng từ thanh toán Xí nghiệp May Tân Phú CHƯƠNG 3 TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN... nợ phải trả trọng yếu đối với các bên liên quan cần được công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính - Các khoản nợ phải trả được đảm bảo bằng tài sản thế chấp phải được công bố và tham chiếu với tài sản bị thế chấp Trang 16 CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN 2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN Công ty cổ phần Sản xuất - Thương. .. của Công ty Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn – gọi tắt là Công ty Thương mại May Sài gòn – được thành lập vào năm 1976, tiền thân là một doanh nghiệp quốc doanh Ban đầu Công ty lấy tên là Liên hiệp Các Xí Nghiệp May Thành phố Hồ Chí Minh, quản lý một số lượng khá lớn các xí nghiệp may xuất khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh Hiện nay, Công ty có 2 xí nghiệp trực thuộc gồm: Xí nghiệp May An... CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN 4.1 TÌM HIỂU HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ Để hiểu rõ về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng, nhóm kiểm toán đã tiến hành phỏng vấn Ban Giám Đốc và bộ phận kế toán cùng các bộ phận khác có liên quan của Công ty Thương mại May Sài Gòn về việc thực hiện các thủ tục kiểm soát gắn liền với chu trình mua hàng – trả tiền thông qua bảng câu hỏi... hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện tại Công ty Thương mại May Sài Gòn, nhóm kiểm toán đã tiến hành thiết kế các thử nghiệm kiểm soát để có đủ bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty Bảng dưới đây trình bày các thử nghiệm kiểm soát mà nhóm kiểm toán đề ra: Bảng 3.3: Bảng thiết kế các thử nghiệm kiểm soát Sai phạm tiềm tàng/ Thủ tục kiểm soát... Xí nghiệp May An Phú Giám đốc Kế hoạch Phòng Kế toán thống kê Xí nghiệp May Bình Tiên Phòng Tổ chức hành chánh Xí nghiệp May Tân Phú Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Kế hoạch Công ty TNHH May Sài Gòn Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Thương mại : Đơn vị không áp dụng hệ thống QLCL 9001: 2008 May Sài Gòn Trang 1 Giám đốc Kinh doanh Xuất khẩu Phòng Kinh doanh Xuất khẩu Công ty TNHH May Sài Tân Mỹ... 1.3.2.1 Thủ tục phân tích Kiểm toán viên có thể tính một số chỉ tiêu và so sánh với năm trước để nhận dạng các biến động bất thường, tìm hiểu nguyên nhân để đảm bảo tính hợp lý của nợ phải trả người bán: - Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng giá trị hàng mua trong kỳ - Tỷ lệ nợ phải trả người bán trên tổng nợ ngắn hạn Một thủ tục phân tích khác là so sánh số liệu của từng người bán so với số liệu của... Nợ trên các tài khoản Nợ phải trả như: trả thừa tiền cho người bán, ứng trước tiền cho người bán, trả lại hàng cho người bán sau khi đã thanh toán tiền … được trình bày trong khoản Trang 15 mục nợ phải thu của Bảng cân đối kế toán để đảm bảo trình bày đúng về tình hình tài chính của đơn vị Nếu đơn vị không thực hiện điều này và số tiền là trọng yếu, kiểm toán viên phải lập bút toán đề nghị sắp xếp lại... thuận cho công ty cổ phần Sản xuất Thương mại May Sài Gòn phát hành cổ phiếu thưởng và chi trả cổ tức đợt 03/2006 bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu Công ty đạt chứng nhận ISO 9001:2008 theo đánh giá của tổ chức Quarcert ngày 22/10/2009 Năm 2012 vừa qua, Công ty đã góp 51% vốn điều lệ hợp tác với Công Ty TNHH Một thành viên Blue Exchange để thành lập Công ty TNHH May Sài Gòn Xanh... nợ phải trả phải lập biên bản đối chiếu công nợ Định kỳ kiểm tra sổ chi tiết từng NCC với biên bản đối chiếu công nợ Kế toán nợ phải trả phải lập và lưu giữ một danh sách các ngày đến hạn thanh toán Khi Thanh toán nợ không đến hạn, kế toán phải trình đúng hạn với NCC bộ chứng từ bao gồm hóa đơn, đơn đặt hàng và biên bản nhận hàng cho Kế toán tiền để ký duyệt thanh toán Trang 12 Thử nghiệm kiểm soát KTV . bày và công bố: Các khoản nợ phải trả người bán được trình bày đúng đắn và khai báo đầy đủ. 1.2.4 Kiểm soát nội bộ về nợ phải trả cho người bán. Kiểm soát nội bộ về nợ phải trả người bán cần. của Công ty Công ty Cổ phần Sản xuất – Thương mại May Sài Gòn – gọi tắt là Công ty Thương mại May Sài gòn – được thành lập vào năm 1976, tiền thân là một doanh nghiệp quốc doanh. Ban đầu Công ty. MAY SÀI GÒN 2.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI MAY SÀI GÒN Công ty cổ phần Sản xuất - Thương mại May Sài Gòn là một trong những Công ty nổi tiếng ở Việt Nam, chuyên sản

Ngày đăng: 02/09/2015, 21:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan