Tiểu luận thủ tục cấp tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

17 1.7K 2
Tiểu luận thủ tục cấp tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ ĐỀ TÀI : THỦ TỤC CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG THỜI HẠN, THỜI HIỆU. Nhóm 5 A. THỜI HẠN TỐ TỤNG DÂN SỰ,THỜI HIỆU KHỞI KIỆN,THỜI HIỆU YÊU CẦU: I.Thời hạn tố tụng dân sự: 1.Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của thời hạn tố tụng dân sự: 1.1.Khái niệm thời hạn tố tụng dân sự: Xã hội là một hệ thống các mối quan hệ phức tạp và đa dạng. Đặc biệt là các mối quan hệ ở lĩnh vực dân sự. Các quan hệ này sẽ phát sinh trong tố tụng dân sự. Từ khi người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến khi thi hành xong bản án, quyết định của Tòa án. Các chủ thể tham gia vào các quan hệ này với những động cơ, mục đích nhất định nhưng nhận thức của họ rất khác nhau dẫn đến cách cư xử của họ cũng có thể khác nhau. Chính vì vậy, để giải quyết các vụ việc dân sự được tiến hành nhanh chóng, rõ ràng, minh bạch và công khai thì một trong nhiều yếu tố phải đảm bảo thực hiện là mỗi hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đều phải được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian đó được gọi là thời hạn tố tụng. Như vậy thời hạn tố tụng là gì? Thời hạn tố tụng dân sự là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác để người tiến hành tố tụng,người tham gia tố tụng hoặc cá 1 nhân,cơ quan ,tổ chức có liên quan thực hiện hành vi theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. ( Khoản 1,Điều 157,Bộ luật tố tụng dân sự 2004-BLTTDS2004). 1.2.Phân loại thời hạn tố tụng dân sự: Thời hạn tố tụng dân sự gồm: -Thời hạn giao nộp chứng cứ,thời hạn xem xét đơn khởi kiện; chuẩn bị xét xử sơ thẩm,phúc thẩm,giám đốc thẩm,tái thẩm. -Thời hạn kháng cáo kháng nghị bản án,quyết định của tòa án. -Thời hạn cấp tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng. -Thời hạn khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong tố tụng dân sự.  Thời hạn tố tụng dân sự được pháp luật qui định cụ thể,ngoài ra,thời hạn cũng có thể được các cơ quan tiến hành tố tụng,người tiến hành tố tụng án định thời hạn trong khuôn khổ quy định của pháp luật tố tụng khi cần thiết như thời hạn giao nộp chứng cứ; thời hạn sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện,… 1.3. Ý nghĩa của thời hạn tố tụng dân sự: Việc xác định thời hạn tố tụng là rất cần thiết. Một mặt,nó có ý nghĩa trong việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng,người tham gia tố tụng và những người liên quan trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ làm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Mặt khác, việc xác định thời hạn tố tụng còn có ý nghĩa xác định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người liên quan trong trường hợp họ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ và quyền hạn của ho trong thời hạn tố tụng cụ thể. 2. Cách xác định thời hạn tố tụng dân sự: 2 Thời hạn tố tụng có thể được tính bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện cụ thể xảy ra. Thời hạn tố tụng cũng được tính theo dương lịch như thời hạn dân sự. Tại Điều 158 Bộ luật tố tụng dân sự quy định “cách tính thời hạn tố tụng, quy định về thời hạn tố tụng, thời điểm bắt đầu, kết thúc thời hạn tố tụng trong Bộ luật này được áp dụng theo các quy định tương ứng của Bộ luật dân sự”. 2.1. Cách thức tính thời hạn tố tụng dân sự: - Trong trường hợp thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau: + Một năm là 365 ngày + Nửa năm là 6 tháng + Một tháng là 30 ngày + Nửa tháng là 15 ngày + Một tuần là 7 ngày + Một ngày là 24 giờ + Một giờ là 60 phút + Một phút là 60 giây - Trong trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng thì thời điểm đó được quy định như sau: + Đầu tháng là ngày đầu tiên của tháng. + Giữa tháng là ngày thứ 15. + Cuối tháng là ngày cuối cùng của tháng. - Trong trường hợp các bên thỏa thuận về thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm thì thời điểm đó được quy định như sau: 3 + Đầu năm là ngày đầu tiên của tháng 1. + Giữa năm là ngày cuối cùng của tháng 6. + Cuối năm là ngày cuối cùng của tháng 12. 2.2. Thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn tố tụng dân sự: 2.2.1. Bắt đầu thời hạn: - Nếu thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu bằng thời điểm đã xác định. - Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày được xác định. - Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì không tính ngày xảy ra sự kiện mà tính ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện đó. 2.2.2. Thời điểm kết thúc thời hạn: - Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. - Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúcngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn. - Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn. - Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn. - Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo của ngày nghỉ đó… * Với cách quy định như trên ta thấy thời hạn trong luật tố tụng dân sự có những nét đặc trưng như sau: 4 - Thời hạn trong tố tụng dân sự có thể do pháp luật quy định hoặc do các người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng ấn định theo quy định của pháp luật. Điều này có nghĩa là các đương sự và những người khác nói chung không có quyền thỏa thuận xác lập thời hạn này. - Thời hạn trong tố tụng dân sự có thể bị gián đoạn bởi các ngày nghỉ của cán bộ, công chức. - Hoạt động tố tụng thường diễn ra vào ban ngày nhằm bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, ngoài việc phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng còn phải căn cứ vào những quy định tương ứng của Bộ luật dân sự để xác định thời hạn tố tụng. II. Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu : Theo Điều 154 của BLDS 2005 về thời hiệu: Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự. Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu (theo Điều 156 BLDS 2005) 1. Thời hiệu khởi kiện: 1.1. Khái niệm: Tại khoản 1 Điều 159 LSĐBSBLTTDS 2011: “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. ” 1.2 Cách tính thời hiệu khởi kiện: 5 Theo khoản 1 điều 159 BLDS 2005 thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong một số TH nhất định thì thời hiệu khởi kiện vụ án DS không được áp dụng. Việc này được quy định rõ trong Đ160 BLDS2005. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu TA giải quyết vụ án dân sự là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm; Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện và không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 159 của BLTTDS và hướng dẫn tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này, thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. 1.3 Các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự: Điều 161 BLDS 2005 qui định các trường hợp sau không áp dụng thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự: -Yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước; -Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; -Các trường hợp khác do pháp luật quy định. • Ngoài ra theo như Khoản 2 Điều 23 Nghị quyết 03/2012NQ-HĐTP : “2. Đối với các tranh chấp dân sự sau đây thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện: a) Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản là tranh chấp ai có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó; Ví dụ: Tranh chấp ai có quyền sở hữu nhà ở; nếu có khởi kiện thì Toà án thụ lý vụ án; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. 6 b) Tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu là tranh chấp về tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình nhưng do người khác quản lý, chiếm hữu tài sản đó; Ví dụ: Ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A nhưng do B đang quản lý; A có tài liệu chứng minh ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của A và khởi kiện đòi nhà thì Toà án thụ lý; việc chấp nhận hay không phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. c) Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó.” 1.4. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện: Theo Điều 162 BLDS 2005: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây: - Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện - Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện - Các bên đã tự hoà giải với nhau Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện. 2. Thời hiệu yêu cầu: 2.1 Khái niệm: Theo Điều 162 BLDS 2005: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây: - Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện - Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện - Các bên đã tự hoà giải với nhau Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra sự kiện. 7 2.2. Cách tính thời hiệu yêu cầu: Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chiếu theo Khoản 4 Điều 159 LSĐBSLTTDS 2011 và Theo Điều 24 Nghị quyết 03/2012 của HĐTP quy định: - Đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu yêu cầu thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó. - Đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự mà trong văn bản quy phạm pháp luật không quy định về thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 159 của LSĐBSBLTTDS 2011 và hướng dẫn tại khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 03/2012. - Ví dụ: Đối với yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu quy định tại khoản 6 Điều 26 của BLTTDS và Điều 45 của Luật Công chứng thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là một năm kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. 2.3 Các trường hợp không áp dụng thời hiệu yêu cầu trong giải quyết vụ việc dân sự: • Theo Khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 03/2012 : Đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự liên quan đến quyền dân sự về nhân thân của cá nhân sau đây, thì không áp dụng thời hiệu yêu cầu: - Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu hủy bỏ quyết định một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự quy định tại Điều 319 và Điều 322 của BLTTDS 2004; - Yêu cầu tuyên bố một người mất tích; hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích quy định tại Điều 330 và Điều 333 của BLTTDS 2004; 8 - Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết; yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết quy định tại Điều 335 và Điều 338 của BLTTDS 2004; - Yêu cầu hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định tại Điều 41 của Luật Hôn nhân và Gia đình; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 3.Thời hạn không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.(Điều 161 BLDS 2005) Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiên vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một tong các sự kiện sau đây: - Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. - Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình; - Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. - Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lí do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.  Các thời hiệu cụ thể: - Về hợp đồng dân sự: 02 năm (Điều 427 BLDS); - Yêu cầu bồi thường thiệt hại: 02 năm (Điều 607 BLDS); - Thời hiệu khởi kiện về thừa kế (Điều 645 BLDS): 9 + Yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm. + Yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm.  Ý nghĩa của việc pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu: • Trong việc giải quyết vụ việc dân sự: thời hiệu xác định rõ thời hạn chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền yêu cầu tòa án bảo vệ, bảo đảm cho việc giải quyết các tranh chấp được thuận tiện, đúng đắn. • Đối với kinh tế - xã hội: Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu còn hạn chế được việc lạm dụng quyền khởi kiện, yêu cầu tòa án bảo vệ góp phần ổn định các quan hệ xã hội, bảo đảm cho các quan hệ xã hội phát triển lành mạnh. B. THỦ TỤC CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VBTT I. Khái niệm, ý nghĩa của việc cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng: 1. Khái niệm, ý nghĩa: 1.1 Khái niệm: Trong tố tụng dân sự, việc chuyển giao, báo cho cá nhân, cơ quan tổ chức lien quan đến vụ việc dân sự… các văn bản tố tụng về vụ việc dân sự đang được giải quyết là rất cần thiết để họ biết mà thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. • Cấp văn bản tố tụng là hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng giao cho cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến văn bản tố tụng để họ sử dụng. • Tống đạt, văn bản tố tụng là hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng giao cho cá nhân cơ quan tổ chức liên quan văn bản tố tụng và buộc họ phải thực hiện. • Thông báo văn bản tố tụng là hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng báo cho cá nhân, cơ quan tổ chức lien quan biết về vấn đề lien quan đến họ. 1.2.Ý nghĩa : 10 [...]... pháp luật II Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo các văn bản tố tụng: Các văn bản tố tụng được cấp, tống đạt, thông báo và những người được cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng cũng rất đa dạng Tùy từng trường hợp việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng phải tiến hành theo một phương thức nhất định để được đảm bảo hiệu quả của việc cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng Theo điều... phương thức cấp, tống đạt và thông báo các văn bản tố tụng : Trực tiếp, qua bưu điện hoặc người thứ ba được ủy quyền; niêm yết công khai hoặc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng 1 Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp: 12 - Người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng phải trực tiếp chuyển giao cho người được cấp, tống đạt hoặc thông báo ăn bản tố tụng có liên... luật Trường hợp người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng không phải là người tiến hành tố tụng, người của cơ quan ban hành văn bản tố tụng thì người thực hiện phải thông báo ngay kết quả việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho Toà án hoặc cơ quan ban hành văn bản tố tụng đó Người có nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo nhưng không làm đúng trách nhiệm... được cấp, tống đạt hoặc thông báo phải ký nhận vào biên bản hoặc sổ giao nhận văn bản tố tụng - Thời điểm để tính thời hạn tố tụng là ngày họ được cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng. ( Điều 151 BLTTDS năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011) 1.1 Thủ tục cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp cho cá nhân: Điều 152 BLDS 2005 có qui định: 1 Người được cấp, tống đạt hoặc thông báo là cá nhân thì văn bản. .. tiếp 3 Thông báo kết quả việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng ( Điều 156 BLTTDS năm 2004 sửa đổ, bổ sung năm 2011) Trong trường hợp người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng không phải là Tòa án hoặc cơ quan ban hành văn bản tố tụng hoặc cán bộ của các cơ quan đó thì người thực hiện phải thông báo ngay kết quả việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho... ngay văn bản tố tụng cho người được 13 cấp, tống đạt hoặc thông báo Biên bản có chữ ký của người nhận chuyển văn bản tố tụng và người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo, người chứng kiến 4 Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo đã chuyển đến địa chỉ mới thì phải cấp, tống đạt hoặc thông báo theo địa chỉ mới của họ 5 Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo. .. Nghĩa vụ cấp tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng: Tòa án viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân cơ quan tổ chức có liên quan theo quy định của bộ luật này ( Điều 146) 3.2 Việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng do những người sau đây thực hiện: 11 a) Người tiến hành tố tụng, người... về hoặc không rõ địa chỉ thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo có chữ ký của người cung cấp thông tin 6 Trong trường hợp người được cấp, tống đạt hoặc thông báo từ chối nhận văn bản tố tụng thì người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo phải lập biên bản trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối, có xác... quan, tổ chức được cấp, tống đạt hoặc thông báo có người đại diện tham gia tố tụng hoặc cử người đại diện nhận văn bản tố tụng thì những người này ký nhận văn bản tố tụng đó Ngày ký nhận là ngày được cấp, tống đạt hoặc thông báo 2 Thủ tục niêm yết công khai ( Điều 154 BLTTDS năm 2004 sửa đổi bổ sung năm 2011) 2.1 Điều kiện niêm yết công khai: 14 Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng chỉ được thực... tích của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo hoặc không thể thực hiện được việc cấp, tống đạt hoặc thông báo trực tiếp 2.2 Thủ tục niêm yết công khai: Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do Tòa án trực tiếp hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được cấp, tống đạt hoặc thông báo được thực hiện theo thủ tục sau đây: + Niêm yết bản chính tại trụ

Ngày đăng: 31/08/2015, 13:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

  • ĐỀ TÀI : THỦ TỤC CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG

  • THỜI HẠN, THỜI HIỆU.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan