TÌM HIỂU CÁC TRANH CHẤP TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT

197 432 0
TÌM HIỂU CÁC TRANH CHẤP TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật ĐỀ ÁN 2- CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH PHỦ 2008-2012 BỘ TƯ PHÁP TÌM HIỂU CÁC TRANH CHẤP TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC PHÁP LUẬT NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP NĂM 2012 1 2 VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN: Nguyễn Thúy Hiền Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án TỔ CHỨC BIÊN SOẠN: Nguyễn Duy Lãm Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp Phạm Thị Hòa Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL, Bộ Tư pháp THAM GIA BIÊN SOẠN: 1. TS. Lê Thu Hằng, Học viện Tư pháp 2. ThS. Vũ Thị Thu Hiền, Học viện Tư pháp 3. ThS. Nguyễn Thị Hạnh, Học viện Tư pháp 4. ThS. Nguyễn Thị Hằng Nga, Học viện Tư pháp 5. TS. Đỗ Thị Ngọc Tuyết, Học viện Tư pháp 6. ThS. Tống Thị Thanh Thanh, Học viện Tư pháp 7. ThS. Ngô Ngọc Vân, Học viện Tư pháp. LỜI GIỚI THIỆU Ngày 27/02/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 270/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án: “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước” thuộc Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ từ năm 2008 đến năm 2012. Một trong các hoạt động của Đề án là cung cấp, hỗ trợ tài liệu nghiệp vụ, tài liệu pháp luật cho các đối tượng của Đề án, góp phần nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ thực hiện công tác này trong thời kỳ mới. Nhằm đáp ứng nhu cầu về bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật đối với những người trực tiếp thực hiện công tác này, đặc biệt là đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Ban chỉ đạo Đề án tổ chức biên soạn và phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn: “Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật”. Cuốn sách cung cấp cho báo cáo viên các vụ việc liên quan tới pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, hình sự, dân sự, hành chính, lao động,… đã diễn ra trên thực tế, quyết định của Tòa án và những bình luận pháp luật của các tác giả về những vụ việc trên. 1 2 VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật Ban chỉ đạo Đề án trân trọng cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của tập thể tác giả và sự phối hợp tích cực của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - thường trực Ban chỉ đạo Đề án để hoàn thành cuốn sách này. Xin trân trọng giới thiệu và mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của bạn đọc về nội dung cuốn sách. BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN I. BÌNH LUẬN MỘT SỐ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH Vụ việc số 1 Ngày 15 tháng 9 năm 2010, bà Th ký với Công ty CBTHSXK - Việt Ph, hai hợp đồng không số, tên gọi là “Hợp đồng vay vốn để sản xuất kinh doanh” cùng do ông Trần Văn K nguyên giám đốc đại diện ký, cho Công ty vay 20.000 USD/1 hợp đồng, lãi suất 4,5%/tháng, thời hạn 06 tháng và 12 tháng. Trong hợp đồng, bên cho vay có ghi là bà Nguyễn Thị Th, địa chỉ 35 Nguyễn An N, quận 1 - Thành phố H; bên đi vay là Công ty CBTHSXK - Việt Ph, do ông Trần Văn K - Giám đốc, địa chỉ 57 Nguyễn T, quận 1, Thành phố H đại diện. Hợp đồng chỉ có chữ ký của ông K, không đóng dấu Công ty. Thực hiện hợp đồng, bà Th đã giao cho ông K 38.000 USD, ông K đã trả được 3.353 USD nên vốn gốc chỉ còn là 34.647 USD. Khi bà Th giao USD cho ông K không có biên lai ký nhận của Kế toán trưởng hay Thủ quỹ của Công ty CBTHSXK - Việt Ph. Công ty CBTHSXK- Việt Ph không có lưu hợp đồng hoặc các chứng từ liên quan trong hồ sơ tại Phòng tài vụ - kế toán của Công ty CBTHSXK - Việt Ph. Ông 1 2 VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật Trần Văn K không báo việc ký kết, thực hiện hợp đồng với bà Th trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty CBTHSXK - Việt Ph. Hết hạn thanh toán, bà Th kiện Công ty CBTHSXK - Việt Ph; yêu cầu Công ty CBTHSXK - Việt Ph phải trả cho bà Th các khoản tiền sau: - Vốn gốc là 34.647 USD tương đương 557.123.760 đồng; - Lãi là 733.354.928 đồng. Tổng cộng tính tròn hai khoản là: 1.290.000.000 đồng. Bình luận - Thứ nhất: Về hình thức, hai “Hợp đồng vay vốn để kinh doanh” cùng ký ngày 15/9/2010 được xác lập giữa bà Th với Công ty CBTHSXK - Việt Ph. Tuy nhiên, thực tế thực hiện hợp đồng lại thể hiện đây là quan hệ cho vay giữa cá nhân với cá nhân (bà Th và ông K), với những tình tiết để chứng minh là việc giao tiền được thực hiện giữa cá nhân bà Th với ông K, không qua tài khoản Công ty, nội bộ Công ty không được biết về việc vay tiền này, hợp đồng không theo biểu mẫu hợp đồng của Công ty và không được đóng con dấu Công ty. Vì vậy, việc bà Th khởi kiện đề nghị Tòa án buộc chính Công ty CBTHSXK - Việt Ph trả nợ sẽ không được Tòa án chấp nhận. Có quan điểm cho rằng, nếu hợp đồng được đóng dấu của Công ty, thì cho dù ông K đứng ra nhận tiền, không chuyển tiền cho Công ty, Công ty vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ. Còn việc ông K sử dụng danh nghĩa của Công ty vay tiền, không trả được nợ, gây thiệt hại cho Công ty sẽ được xem xét ở quan hệ pháp luật khác. Quan điểm này cũng đã gây nhiều tranh cãi trong thực tiễn xét xử. Vấn đề mấu chốt không phải là hợp đồng được đóng dấu Công ty hay không được đóng dấu Công ty vì xét cho cùng con dấu không làm thay đổi bản chất và hiệu lực của hợp đồng. Việc đóng dấu chỉ là sự xác thực về mặt hành chính chữ ký của người có thẩm quyền đại diện cho một tổ chức. Quan trọng là để làm rõ bản chất quan hệ cho vay được xác lập giữa bà Th với Công ty hay với cá nhân ông K, cần phải xác định: + Ý chí cho vay của bà Th là cho Công ty hay cá nhân ông K vay? Tại sao bà Th chuyển tiền cho cá nhân ông K mà không qua tài khoản, kế toán Công ty? + Ý chí của ông K là vay với danh nghĩa cá nhân hay dưới danh nghĩa đại diện cho Công ty? Tại sao ông K trực tiếp nhận tiền, trả tiền, không qua sổ sách kế toán Công ty, không thông báo việc vay nợ trong nội bộ Công ty? Việc làm rõ ý chí của các bên, một mặt để xác định rõ bản chất quan hệ hợp đồng, mặt khác còn làm rõ hiệu lực của giao dịch (hợp đồng sẽ vô hiệu do bị lừa dối nếu ý chí bà Th là cho 1 2 VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật Công ty vay nhưng ông K đã lừa dối bà Th để bà Th giao tiền trực tiếp cho ông K) và làm rõ lỗi trong việc ông K lợi dụng danh nghĩa của Công ty để vay tiền, từ đó xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. - Thứ hai: Mặc dù khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, bà Th đã quy đổi giá trị đòi nợ bằng tiền Việt, tuy nhiên việc cho vay bằng USD là đã vi phạm pháp luật nên hợp đồng sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu. Theo quy định của Điều 22 Pháp lệnh Quản lý ngoại hối năm 2005 thì các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam phải được thực hiện bằng đồng tiền nội tệ. Vi phạm quy định này được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật và là một trong những căn cứ để tuyên hợp đồng vô hiệu theo Điều 122 Bộ luật Dân sự. Điều 22 Pháp lệnh Quản lý ngoại hối quy định: Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng, các trường hợp thanh toán thông qua trung gian gồm thu hộ, uỷ thác, đại lý và các trường hợp cần thiết khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch: “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.” Và Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 122 của Bộ luật này thì vô hiệu.” Thực tiễn xét xử hiện nay cho thấy, các giao dịch được xác lập bằng ngoại tệ khi giải quyết Tòa án sẽ tuyên giao dịch vô hiệu vì cho rằng nội dung của hợp đồng đã vi phạm điều cấm của pháp luật (không được phép giao dịch bằng ngoại hối). Tuy nhiên, cũng có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh vấn đề giao dịch được xác lập bằng ngoại tệ. Có quan điểm cho rằng việc vi phạm quy định về quản lý ngoại hối chỉ là sự vi phạm về quản lý hành chính và vì vậy các chủ thể chỉ phải chịu chế tài xử phạt vi phạm hành chính mà không làm vô hiệu hợp đồng. Tác giả cho rằng cần thiết phải làm rõ đối tượng của hợp đồng là gì, nếu đối tượng của hợp đồng là giao dịch cho vay thì lúc này nội 1 2 VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật dung của hợp đồng được coi là vi phạm điều cấm của pháp luật, còn nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hóa mua bán, dịch vụ thuê, mượn thì việc các bên thỏa thuận đồng tiền thanh toán bằng ngoại tệ chỉ làm vô hiệu điều khoản về thanh toán chứ không làm cho nội dung của hợp đồng bị vi phạm điều cấm như cách hiểu hiện nay. Vì vậy, đối với những hợp đồng mua bán, thuê mà các bên thỏa thuận thanh toán bằng ngoại tệ thì Tòa án chỉ tuyên vô hiệu điều khoản này và buộc các bên phải khôi phục tình trạng đã thực hiện cho đúng quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Vụ việc số 2 Ngày 01/8/2010, Công ty điện máy, xe máy, xe đạp TTD (bên A - không có chức năng cho thuê nhà xưởng) và Công ty trách nhiệm hữu hạn T (bên B) có ký hợp đồng thuê nhà xưởng với nội dung: Bên A cho bên B thuê 01 nhà 02 tầng và 03 dãy nhà xưởng trên diện tích 2000 m 2 đất tại số 42Q ngõ 67 phố Đ, quận L, thành phố H. Thời hạn thuê từ 01/9/2010 đến 30/8/2012. Giá cho thuê là 140.000.000 đồng/tháng. Bên B thanh toán cho bên A 03 tháng một lần. Nếu chậm thanh toán sẽ bị phạt với mức lãi suất 05%/tháng cho số tiền và thời gian chậm thanh toán. Sau khi thanh lý hợp đồng, bên B phải giao lại cho bên A toàn bộ mặt bằng, tài sản của bên A và cả phần sửa chữa của bên B (được bên A cho phép). Ngoài ra, các bên còn thỏa thuận về trách nhiệm của các bên và chọn cơ quan tài phán. Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty trách nhiệm hữu hạn T đã trả tiền thuê đến hết tháng 3/2011. Sau đó bị đơn không trả tiền thuê nhà nữa, mặc dù phía nguyên đơn đã có nhiều công văn nhắc nhở, bị đơn vẫn không thực hiện. Do đó đến ngày 11/6/2011, nguyên đơn đã có công văn số 71/ĐM-XĐXM thông báo cho bị đơn về việc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bị đơn trả lại toàn bộ diện tích nhà xưởng đang thuê. Đến ngày 24/8/2011, nguyên đơn có đơn khởi kiện yêu cầu: - Bị đơn trả lại toàn bộ diện tích thuê. - Hoàn trả số tiền thuê nhà còn thiếu là 308.000.000 đồng và lãi là 50.976.875 đồng. Bình luận - Thứ nhất, Hợp đồng cho thuê nhà xưởng của các bên sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu do bên A không có chức năng cho thuê nhà xưởng để thực hiện hợp đồng, vi phạm Điều 9 Luật Doanh nghiệp năm 2005, Điều 122 và Điều 127 Bộ luật Dân sự năm 2005. 1 2 VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp: “Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.” Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng hợp đồng trên là hợp đồng cho thuê tài sản (là hợp đồng dân sự) nên Bên A không nhất thiết phải có chức năng kinh doanh trong việc cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình. Quan điểm này cũng gây nhiều tranh cãi trong thực tiễn xét xử. - Thứ hai: Về việc xử lý hậu quả của hợp đồng nêu trên khi bị tuyên vô hiệu cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Theo quy định của Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì hợp đồng bị vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của hai bên, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng tiền thì hoàn trả bằng hiện vật và bên nào có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. 2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.” Thực tiễn xét xử cho thấy, khi hợp đồng cho thuê nhà xưởng bị vô hiệu thì các bên chấm dứt việc thực hiện hợp đồng và bên đi thuê phải thanh toán tiền thuê cho thời gian đã thuê (vì việc sử dụng không thể hoàn trả nên hoàn trả bằng tiền) vì không có quy định và giải thích cụ thể trường hợp nào thì “lợi tức, hoa lợi” thu được phải bị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Tuy nhiên, việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu như vậy vô hình trung là đã thừa nhận hợp đồng, đặc biệt là trong trường hợp thời hạn hợp đồng thuê đã hết, các bên đã thực hiện xong hợp đồng và chỉ còn nợ tiền thuê. Theo quan điểm của tác giả, tiền thuê trong trường hợp mà bên cho thuê không có chức năng mà lại cho thuê là khoản lợi tức không hợp pháp và bên cho thuê không được hưởng mà phải sung quỹ Nhà nước. Mặt khác, quy định “bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường” cần phải thống nhất hiểu “lỗi” ở đây là lỗi làm cho hợp đồng bị vô hiệu chứ không phải lỗi trong thực hiện hợp đồng vì khi hợp đồng bị vô hiệu thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên. Và tác giả cũng cho rằng, nếu đã là lỗi làm cho hợp đồng bị vô hiệu thì chỉ có khả 1 2 VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật năng cả hai bên cùng có lỗi (50/50) hoặc một bên có lỗi (100%) chứ không thể cân nhắc lỗi theo mức 70/30 hay 40/60 v.v… phù hợp với mức độ thiệt hại được. Tuy nhiên, thực tế xét xử hiện nay cho thấy việc xem xét lỗi trong việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu còn rất khác nhau. Vụ việc số 3 Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại TL và Công ty cổ phần đầu tư sản xuất động cơ phụ tùng và lắp ráp ô tô, xe máy T cùng thỏa thuận và ký kết một số hợp đồng kinh tế. Theo các hợp đồng kinh tế số 01/XNTL-L1/HĐKT ngày 01/10/2009, số 02/XNTL-L1/HĐKT ngày 12/7/2009, số 03/XNTL-L1/HĐKT ngày 01/10/2009, hai bên thỏa thuận: Công ty TL bán cho Công ty T vành xe máy gồm: vành trước là 60.000 cái, vành sau là 60.000 cái. Tổng giá trị cả 03 hợp đồng là 4.909.080.000 đồng, kèm theo thỏa thuận thanh toán theo từng hóa đơn xuất hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày Công ty TL giao hàng. Hợp đồng số 01/MTL-L1/HĐKT ngày 12/11/2009, Công ty TL bán cho Công ty T 15.000 mặt nạ nhựa, tổng giá trị hợp đồng là 67.500.000 đồng và thỏa thuận thanh toán trong vòng 20 ngày kể từ ngày giao nhận hàng. Việc giao nhận hàng và trả tiền giữa hai bên được thực hiện như sau: - Về loại hàng vành xe máy tính đến thời điểm cuối cùng là ngày 24/10/2010, Công ty TL đã giao số lượng hàng trị giá 4.473.644.252 đồng, Công ty T đã trả 3.875.713.918 đồng, còn nợ là 597.930.334 đồng. - Về loại hàng mặt nạ nhựa tính đến ngày 10/9/2010, Công ty TL đã giao trị giá 125.613.000 đồng, tính trừ một số hàng phải trả lại thì giá trị còn lại là 125.263.000 đồng, Công ty T chưa trả được đồng nào. Tại biên bản đối chiếu công nợ này 17/11/2010, hai bên xác nhận: Tổng số tiền Công ty T còn nợ của Công ty TL là 729.193.334 đồng, trong đó nợ tiền vành xe máy là 597.930.334 đồng; tiền mặt nạ nhựa là 125.263.000 đồng và 6.000.000 đồng tiền khuôn đúc phía Công ty TL đã ứng trả thay cho Công ty T. Sau khi chốt nhận nợ, Công ty TL đã nhiều lần đôn đốc, nhắc nợ; ngày 02/4/2011 Công ty T trả tiếp 50.000.000 đồng. Ngày 17/10/2011 Công ty TL đã có công văn số 101/2011/CV gửi Công ty T yêu cầu trả nốt số nợ gốc 679.193.334 đồng trước ngày 25/10/2011; mặc dù đã nhận được văn bản nhưng Công ty T không trả lời và cũng không thanh toán nợ. Do vậy, ngày 06/12/2011 Công ty TL đã có đơn khởi kiện yêu cầu buộc Công ty T phải trả số nợ gốc là 679.193.334 đồng. Ngoài ra, Công ty TL còn yêu cầu Công ty T phải hoàn trả lãi phát sinh trong thời gian chậm thanh toán là 208.947.323 1 2 VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật đồng (theo thỏa thuận trong hợp đồng là 05%/tháng trên số tiền chậm trả, thời gian chậm trả và lãi được tính lũy tiến, cộng lãi vào gốc để tính). Tòa án đã thụ lý vụ việc và nhận định cách tính lãi lũy tiến lấy lãi cộng gốc để tính và lãi suất 05%/tháng là không phù hợp với quy định về lãi suất cho vay được quy định tại Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005. Bình luận - Thứ nhất: Sau ngày Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế hết hiệu lực thì không còn tồn tại khái niệm hợp đồng kinh tế. Vì vậy, việc các bên vẫn còn sử dụng thuật ngữ hợp đồng kinh tế trong giao kết hợp đồng là không chính xác. - Thứ hai: Việc Tòa án áp dụng Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 để xem xét thỏa thuận của các bên về việc phạt lãi do vi phạm nghĩa vụ thanh toán gây nhiều băn khoăn bởi Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định về lãi suất của hợp đồng vay. Quy định này có đương nhiên được áp dụng cho việc thỏa thuận về lãi suất phạt chậm thanh toán trong các hợp đồng thương mại theo Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 hay không cũng chưa thực sự rõ ràng. Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. 2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.” Điều 306 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.” Có quan điểm cho rằng, trong tình huống này hai bên đã có thỏa thuận khác nên thỏa thuận phạt này hoàn toàn phù hợp Điều 306 Luật Thương mại năm 2005, cần phải được chấp nhận. Tuy nhiên có quan điểm khác cho rằng dù các bên có thỏa thuận khác thì mức lãi phạt cũng không được cao hơn mức 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định. Như đã đề cập ở trên, liệu Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 về lãi suất trong hợp đồng vay có đương nhiên áp dụng cho các hợp đồng khác hay không? Quan điểm của tác giả là không áp dụng, bởi bản chất của thỏa thuận phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong các 1 2 VI. Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật hợp đồng thương mại là một chế tài để răn đe và trừng phạt các chủ thể cố tình vi phạm nghĩa vụ, không thuộc phạm vi điều chỉnh về lãi suất cho vay để kiểm soát hoạt động cho vay, thực hiện chính sách về tiền tệ của Nhà nước. Do đó, không nhất thiết phải điều chỉnh bởi mức tỷ lệ do pháp luật quy định để tạo sự ổn định và cân bằng trong quản lý tiền tệ. Vậy nên, theo chúng tôi, trên thực tế xét xử các thẩm phán vẫn áp dụng Điều 476 Bộ luật Dân sự năm 2005 để xem xét về thỏa thuận phạt lãi trong các hợp đồng thương mại là không hợp lý. - Thứ ba: Theo hợp đồng thì việc thanh toán phải thực hiện không quá 20 ngày đối với mặt nạ nhựa, không quá 30 ngày đối với vành xe máy kể từ ngày bên A giao hàng theo từng hóa đơn; ngoài thời hạn trên được coi là chậm trả. Như vậy, hết thời hạn này mà bên có nghĩa vụ vẫn không thanh toán là đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu phía Công ty TL không có ý kiến gì; các văn bản đối chiếu nợ cũng chỉ ghi nhận khoản nợ gốc mà không đề cập đến lãi quá hạn thì coi như Công ty TL đã mặc nhiên chấp nhận việc vi phạm. Do vậy, thời điểm tính lãi suất chậm thanh toán được lấy mốc từ ngày đối chiếu xác nhận công nợ chứ không phải tính từ mốc vi phạm theo thỏa thuận trong hợp đồng. Vụ việc số 4 Ngày 01/3/2011, Hợp tác xã ĐT và Công ty cổ phần MT ký hợp đồng số 03/HĐ-CT liên doanh kinh tế với nội dung chính là: Hợp tác xã ĐT đồng ý liên doanh với Công ty cổ phần MT. Công ty cổ phần MT đồng ý đầu tư liên doanh của Hợp tác xã ĐT để chăn nuôi lợn siêu nạc xuất khẩu với hình thức góp vốn, khoán gọn, thu lợi nhuận (lãi suất 0,7%/tháng). Công ty cổ phần MT phải thanh toán lãi cho Hợp tác xã ĐT vào ngày cuối tháng hoặc cuối quý. Hợp tác xã ĐT chỉ đầu tư lượng tài chính để liên doanh là 500 triệu đồng trong thời gian 05 năm. Hết thời hạn, Công ty cổ phần MT phải thanh toán hết gốc và lãi cho Hợp tác xã ĐT. Tài sản Công ty cổ phần MT làm thế chấp cho Hợp tác xã ĐT là hệ thống cây xăng đang hoạt động với trị giá 1,4 tỷ đồng. Ngày 14/3/2011, Hợp tác xã ĐT đã chuyển cho Công ty cổ phần MT 150 triệu đồng (phiếu chi số 41) căn cứ vào văn bản đề nghị tạm ứng vốn số 01/VBĐN-CT ngày 06/3/2011 của Công ty cổ phần MT. Ngày 28/4/2011, Hợp tác xã ĐT đã chuyển cho Công ty cổ phần MT 100 triệu đồng (phiếu chi số 70). Công ty cổ phần MT sau khi ký hợp đồng với Hợp tác xã ĐT đã ký 03 hợp đồng về lợn giống, thiết bị chuồng lợn với Xí nghiệp tập thể BH, Công ty cổ phần Hùng S, Công ty trách 1 2 [...]... không thuộc thẩm quyền của Tòa Kinh tế, bởi để tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa Kinh tế thì chủ thể 2 VI Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật của tranh chấp phải là các thành viên công ty với công ty, các thành viên công ty với nhau Trong một số trường hợp đặc biệt, Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng... án chấp nhận yêu cầu phản tố này là khó khả thi Như vậy, tình huống trên cho thấy các Ngân hàng khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay phải nắm vững các quy định của pháp luật để đảm bảo sự chủ động của Ngân hàng đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng được pháp 2 VI Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật luật... đồng cho vay vốn vẫn 1 2 VI Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật 3 Khế ước số 9500034 ngày 29/11/2009 vay 3.000.000 đồng (ba tỷ đồng), chưa trả được gốc và lãi quá hạn II BÌNH LUẬN MỘT SỐ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Vụ việc số 1 Ngày 07/3/2009, Công ty thương mại xây dựng có thư bảo lãnh số 142 cho Chi nhánh Sài Gòn V là... luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật 3.5 này, nếu giữa công ty với các thành viên của công ty hoặc giữa các thành viên của công ty có tranh chấp với nhau, nhưng tranh chấp đó không liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty mà chỉ liên quan đến các. .. phạm các quy định của pháp luật nên yêu cầu khởi kiện của Ngân hàng sẽ không được Tòa án xem xét chấp nhận Mặc dù việc Ngân hàng và Công ty TTĐN bàn 2 VI Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật giao tài sản thế chấp và xác định giá trị tài sản bàn giao để thu hồi nợ trước hạn là phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số. .. Internet Ngày 07/4/2011, các thành viên gồm ông L, ông T và bà 1 Chúng tôi gọi tắt các tranh chấp phát sinh giữa thành viên công ty với công ty, thành viên công ty với nhau liên quan đến tổ chức, hoạt động và giải thể doanh nghiệp là tranh chấp công ty” 1 2 VI Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật Kiều Ch, có cả ông M,... vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân 2 VI Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật 3 Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện.” Như vậy, mặc dù các Khế ước vay nợ được lập giữa Chi nhánh Ngân hàng Công thương... quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật số 4 HĐ/BLTS ngày 14/02/2009 và hợp đồng bổ sung số 05 HĐ/BS ngày 21/4/2009, thế chấp nhà ở của gia đình mình để bảo lãnh cho số tiền vay là 85 triệu đồng cả gốc và lãi của ông Nguyễn Tiến Tr + Ngày 25/4/2009, nhận 110 triệu đồng; + Bà Nguyễn Thị H ký “Hợp đồng bảo lãnh bằng tài sản” số 03/HĐ-BLTS ngày 24/4/2009, thế chấp nhà và đất... nghĩa vụ bảo lãnh với lý do trong văn bản hoạt động của Công ty 2 VI Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật có quy định Chi nhánh tự chịu trách nhiệm pháp lý đối với các khoản nợ mà Chi nhánh đã vay và sử dụng không hiệu quả Bình luận - Thứ nhất, việc Ngân hàng khởi kiện Chi nhánh Sài Gòn V với tư cách bị đơn và xác định Công... hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác 2 VI Bình luận một số vụ việc về khiếu nại và giải quyết khiếu nại Tìm hiểu các tranh chấp trong một số lĩnh vực pháp luật 4 Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Toà án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện

Ngày đăng: 30/08/2015, 22:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Điều 144. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước

  • Về hành vi của Phan Kỳ Th: Là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã BL, đồng thời là Trưởng Ban quản các công trình xây dựng cơ bản thị xã BL, tuy đã làm tờ trình gửi Ủy ban nhân dân và Sở Tài chính tỉnh MH, xin cho Ban quản lý công trình xây dựng cơ bản thị xã BL được áp dụng đơn giá vật tư tại thị trường thị xã BL để thanh toán cho các công trình xây dựng cơ bản thị xã BL. Mặc dù chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền nhưng Phan Kỳ Th đã phê duyệt cho Võ Đình Th thanh toán 5 công trình được áp dụng đơn giá vật tư tại thị trường thị xã BL, gây thiệt hại cho Nhà nước 157.430.468 đồng. Hành vi này của Phan Kỳ Th đã phạm vào Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tội danh và hình phạt được qui định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự.

  • Điều 165. Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

  • Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

  • Điều 61. Hoãn chấp hành hình phạt tù

  • Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan