Vấn đề về quyền chống lại cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

52 698 1
Vấn đề về quyền chống lại cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Vấn đề về quyền chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ MỤC LỤC 2 Bảng chữ viết tắt SHTT Sở hữu trí tuệ CTKLM Cạnh tranh không lành mạnh LCT Luật cạnh tranh TNHH Trách nhiệm hữu hạn 3 MỞ ĐẦU Ở nước ta, trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã trở thành một vấn đề nổi cộm, tuy chưa có một thống kê chính thức và toàn diện nào về tình trạng vi phạm song qua các phương tiện thông tin đại chúng có thể thấy sự vi phạm diễn ra ngày càng phổ biến, mức độ theo chiều hướng trầm trọng hơn và cách thức ngày càng tinh vi hơn. Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam đã tạo ra những cơ sở pháp lý cần thiết cho việc xử lý các hành vi vi phạm quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Theo các quy định hiện hành, chủ thể bị vi phạm có thể áp dụng hay đề nghị áp dụng các biện pháp dân sự, hình sự, hành chính nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Hiện tại, các chế định về quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005 là các chế định kế thừa nghị định 54 trước đây. Song song đó, các điều khoản có liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh nói chung và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng cũng được quy định trong luật Cạnh tranh 2004. Như vậy, sự tồn tại song song hai phương thức giải quyết vấn đề về hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo pháp luật cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ đã đặt ra một vấn đề cần giải quyết, đó chính là phân biệt hai phương thức giải quyết này, liệu rằng đây là hai chế định chồng chéo hay bổ sung cho nhau, cũng như nếu có vụ việc xảy ra thì giải quyết theo luật nào là hợp lý. Với đề tài “Vấn đề về quyền chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ”, nhóm thực hiện sẽ lần lượt làm rõ các vấn đề trên, làm sáng tỏ bản chất pháp lý của hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời có sự phân tích, nhận xét và đề ra một số kiến nghị để việc thực thi các chế định về quyền chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có thể hoàn thiện hơn trong tương lai. Nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy và các bạn! 4 Chương 1: Những vấn đề chung về quyền chống lại hành vi CTKLM 1.1 Những quy định của pháp luật về hành vi CTKLM 1.1.1 Khái niệm về hành vi cạnh tranh không lành mạnh 1.1.1.1. Theo các Điều ước quốc tế Trên thế giới, điều chỉnh pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đã bắt đầu từ thế kỷ XIX. Tại Điều 10bis của Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã có quy định: (2) “Bất cứ hành động nào trái với tập quán trung thực trong công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành động cạnh tranh không lành mạnh.” Theo đó, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại điều này bao gồm: “Cụ thể, những hành động sau đây phải bị ngăn cấm: 1. tất cả những hành động có khả năng gây nhầm lẫn dưới bất cứ hình thức nào đối với cơ sở, hàng hoá, hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh của người cạnh tranh; 2. những khẳng định sai lệch trong hoạt động thương mại có khả năng gây mất uy tín đối với cơ sở, hàng hoá, hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của người cạnh tranh; 3. những chỉ dẫn hoặc khẳng định mà việc sử dụng chúng trong hoạt động thương mại có thể gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, quá trình sản xuất, tính chất, tính thích hợp để sử dụng hoặc số lượng của hàng hoá.” Trong Hiệp định Trips cũng khẳng định lại, trong Điều 2: "đối với phần II, III và IV của Hiệp định này, các thành viên phải tuân thủ theo Điều 1 đến Điều 12, và Điều 19 của Công ước Paris." 1.1.1.2 Theo Luật Cạnh tranh Mặc dù không bao quan hết tất cả các hành vi CTKLM, tuy nhiên Khoản 4 Điều 3 LCT năm 2004 quy định: “Hành vi CTKLM là hành vi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng” Căn cứ điều 39 Luật Cạnh tranh 2004, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật này bao gồm: - Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn. 5 - Xâm phạm bí mật kinh doanh - Hành vi quảng cáo nhằm CTKLM - Hành vi ép buộc trong kinh doanh - Hành vi gièm pha doanh nghiệp khác - Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác - Khuyến mại nhằm CTKLM - Hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội - Hành vi bán hàng đa cấp bất chính . Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định. 1.1.1.3 Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Luật SHTT 2005 không đưa ra một định nghĩa như thế nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh mà chỉ liệt kê những hành vi nào là cạnh tranh không lành mạnh theo Điều 130 Luật SHTT. Theo điều 130, các hành vi sau đây bị coi là hành vi CTKLM: “a) Sử dụng chỉ dẫn thương mại 1 gây nhầm lẫn 2 về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ; b) Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ; c) Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng; d) Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.” Như vậy, luật SHTT cũng đã có những quy định về hành vi CTKLM, ngoài việc kế thừa phần lớn nội dung trong Công ước Paris, đồng thời còn quy định chi tiết, cụ thể 1 Xem khoản 2 Điều 130 Luật SHTT 2005 2 Xem khái niệm tại Điểm c Khoản 1 Điều 11 TT 37/2011/TT-BKHCN 6 hơn khái niệm chỉ dẫn thương mại và hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại. Tuy nhiên, chưa khái quát đầy đủ những hạn vi CTKLM trên thực tế, hay nói cách khác là phạm vi điều chỉnh hẹp hơn. Qua đó, có thể thấy một vài đặc điểm riêng của hành vi CTKLM liên quan đến quyền SHTT ngoài những đặc điểm cơ bản của hành vi CTKLM nói chung: Thứ nhất, thủ pháp CTKLM rất đa dạng, nhưng về cơ bản, theo cách phân loại của Công Ước Paris và Luật SHTT, những thủ pháp đặc biệt bị cấm bao gồm hành vi gây nhầm lẫn, lừa dối, làm mất uy tín của đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, hành vi này liên qua đến các đối tượng của quyền SHTT hoặc chuyển giao quyền SHTT, chủ yếu liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp. 1.1.2 So sánh một số chế định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong luật SHTT và luật cạnh tranh 1.1.2.1 So sánh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong luật SHTT và luật CT cụ thể là hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn Vì luật SHTT và luật CT đều có quy định về hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn nên nhóm chúng tôi sẽ phân biệt những điểm khác nhau cơ bản về quy định hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn giữa 2 luật. • Giống nhau: - Đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh - Chỉ dẫn bao gồm chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn đại lý. • Khác nhau: Tiêu chí Luật SHTT 2005 Luật CT 2004 Cơ sở pháp lý Điều 130 Luật SHTT Khoản 1 Điều 39, 40 Luật CT 2004 Khái niệm Tạo thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi mọi hành vi đi ngược lại các tập quán trung thực trong lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại (điều 10 bis Công ước Paris) Hành vi CTKLM là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp cua doanh nghiệp khác hoặc 7 của người tiêu dùng Hành vi - Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn (điểm a, b khoản 1 điều 130) “Chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá và nhãn hàng hoá” → đối tượng thuộc chỉ dẫn thương mại bị xâm phạm theo quy định của Luật SHTT “rộng” và cụ thể hơn so với Luật CT 2004. Bởi như đã trình bày ở trên, Luật SHTT 2005 còn quy định cả các chỉ dẫn gây nhầm lẫn về nhãn hiệu hàng hóa. - Ngoài ra, còn có các hành vi CTKLM khác quy định tại điểm c, d khoản 1 điều 130 Luật SHTT - Sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn (khoản 1 điều 39, 40) “Chỉ dẫn: chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ.” → Không có chỉ dẫn gây nhầm lẫn về nhãn hiệu hàng hóa. - Ngoài ra còn có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác quy định tại điều 41-48 LCT Chủ thể thực hiện hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn Chủ thể thực hiện hành vi CTKLM liên quan đến chỉ dẫn thương mại theo quy định của Luật SHTT 2005 rộng hơn so với Luật CT 2004 . Cụ thể là đối tượng áp dụng rộng bao gồm không chỉ các tổ chức, cá nhân Việt Nam mà gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều 2 Luật SHTT 2005 Chủ thể thực hiện hành vi phải là “doanh nghiệp”. Doanh nghiệp trrong Luật CT không chỉ bao gồm các tổ chức kinh doanh như quy định của Luật DN 2005, mà còn bao gồm cả cá nhân kinh doanh, trong đó gồm cá nhân có đăng ký kinh doanh và cá nhân không có đăng ký kinh doanh. Điều 4 khoản 1 Luật DN 2005 và điều 2 khoản 1 Luật CT 2004 8 1.1.2.2 So sánh về cơ chế giải quyết Bên cạnh những tiêu chí khác nhau về bản chất pháp lý, hành vi CTKLM được quy định trong LCT và hành vi vi phạm quyền SHTT được quy định trong Luật SHTT cũng có sự khác biệt về cơ chế giải quyết thông qua bảng so sánh sau đây. • Giống nhau: Khoản 3 Điều 211 và khoản 3 Điều 198 Luật SHTT quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền SHTT sẽ được điều chỉnh theo pháp luật cạnh tranh. • Khác nhau: Do hành vi CTKLM trong Luật SHTT có thể đồng thời là hành vi xâm phạm quyền SHTT nên tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi CTKLM tại điều 130 Luật SHTT còn có các biện pháp khác đó là tự bảo vệ và biện pháp dân sự được quy định tại Khoản 3 Điều 198 Luật SHTT. Cụ thể ở bảng dưới đây: CƠ CHẾ/BIỆN PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ LUẬT CẠNH TRANH Tự bảo vệ Do hành vi CTKLM này có thể đồng thời là hành vi xâm phạm quyền SHTT do đó chủ thể quyền SHTT có thể áp dụng các biện pháp tự bảo vệ theo quy định tại Điều 198 LSHTT Không có quy định Biện pháp dân sự Được quy định tại Điều 202 Luật SHTT gồm: Chấm dứt hành vi xâm phạm Xin lỗi, cải chính công khai Thực hiện nghĩa vụ dân sự Bồi thường thiệt hại Tiêu hủy, phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại Bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 6 NĐ 71/2014/NĐ- CP “1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường. 2. Việc bồi thường thiệt hại quy định tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo các quy định của pháp luật về dân sự.” 9 Biện pháp hành chính Vì hành vi này có thể là hành vi vi phạm quyền SHTT nên có thể áp dụng các biện pháp hành chính theo Luật SHTT tại Điều 214 Hình phạt chính Cảnh cáo Phạt tiền. Hình phạt bổ sung Tịch thu hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá. Nếu hành vi này không phát triển thành 1 vụ việc xâm phạm quyền SHTT mà chỉ là 1 hành vi CTKLM thì thông thường ta áp Điều 117 LCT Hình phạt chính: Cảnh cáo Phạt tiền Hình phạt bổ sung: Thu hồi giấu chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Biện pháp khắc phục hậu quả: Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; Cải chính công khai; Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; Các biện pháp cần thiết để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích họp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật 10 dụng Khoản 3 Điều 211 Luật SHTT để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của LCT Biện pháp hình sự Điều 212 Luật SHTT nếu hành vi xâm phạm có yếu tố cấu thành tội phạm Điều 94 LCT nếu vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu tội phạm. 1.2 Quyền chống lại hành vi CTKLM 1.2.1 Khái niệm quyền chống lại hành vi CTKLM Quyền sở hữu công nghiệp là tài sản vô hình chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, quyền sở hữu công nghiệp đang khẳng định vai trò to lớn, tạo nên giá trị và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì thế, các doanh nghiệp đã và đang tích cực thực hiện các hoạt động bảo vệ các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình, trong đó có quyền chống các hành vi CTKLM xuất hiện trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trên thế giới, tại Hội nghị ngoại giao Brusels về Sửa đổi Công ước Paris về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bằng việc bổ sung Điều 10 bis vào Công ước đã lần đầu tiên công nhận quyền chống CTKLM là một bộ phận cấu thành của bảo hộ Sở hữu công nghiệp vào năm 1900. Tại Điều 1, Công ước Paris quy định: “Đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm patent, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuất xứ, và chống CTKLM”. Tương tự như Công ước Paris, pháp luật về SHTT Việt Nam cũng xem quyền chống CTKLM được coi là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Luật SHTT 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã quy định tại Khoản 4, Điều 4 như sau: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống CTKLM”. Như vậy, quyền chống CTKLM được coi là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Có quy định như vậy là bởi đối tượng sở hữu công nghiệp là một yếu tổ thể hiện lợi thế cạnh tranh trong thương mại, nên đã có không ít các doanh nghiệp thực hiện hành vi CTKLM làm xâm hại đến các đối tượng sở hữu công nghiệp của đối thủ để thu [...]... giao quyền sở hữu công nghiệp Hạn chế cạnh tranh thể hiện ở ba dạng: thoả thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền; và tập trung kinh tế Nếu như LSHTT có quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp tại Điều 130 thì LCT lại không có quy định cụ thể nào về hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công... nước có thẩm quyền áp dụng để xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh Trên thực tế, phần lớn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều được giải quyết trước tiên bằng biện pháp hành chính Đây được xem là một biện pháp nhanh chóng, đơn giản và ít tốn kém Tại Khoản 3, Điều 211, Luật sở hữu trí tuệ quy định: “Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị... hành vi vi phạm” + Về thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh: Tại Điều 119, Luật cạnh tranh quy định về cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh bao gồm: Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Cơ quan quản lý cạnh tranh và Cơ quan khác có thẩm quyền + Về trình tự, thủ tục xử lý hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh được quy định cụ thể trong Luật cạnh tranh và Nghị định... định của pháp luật về cạnh tranh. ” Như vậy, khác với các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, được xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh được xử lý theo quy định của pháp luật về cạnh tranh Nếu trước đây, việc xử lý theo pháp luật cạnh tranh không gặp phải vướng mắc gì, tuy nhiên hiện nay, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành 13 chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp... hành vi cạnh tranh không lành mạnh, Nhà nước ta đã góp phần giúp cho các tổ chức, cá nhân tự bảo vệ mình khỏi những hành vi cạnh tranh không lành mạnh này, đồng thời bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng và lợi ích của toàn xã hội Cụ thể, tại Khoản 3, Điều 198, Luật sở hữu trí tuệ có quy định: “ Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền. .. sự liên kết về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa Luật sở hữu trí tuệ và Luật cạnh tranh, chẳng hạn như tại khoản 3 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ có sự dẫn chiếu đến pháp luật cạnh tranh khi quy định “Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh Tuy... hai nguồn văn bản xử lý hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh Pháp luật về cạnh tranh: Theo pháp luật cạnh tranh, cụ thể là Luật canh tranh năm 2004 quy định về xử lý hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tại Điều 117 quy định: “1 Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây: a) Cảnh... pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ Thứ hai, chủ thể tham gia hành vi cạnh tranh liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp ở đây không phải là mọi cá nhân tổ chức mà chỉ giới hạn ở những chủ thể kinh doanh nhất định • • Khác nhau 20 Cạnh tranh không lành mạnh Hạn chế cạnh tranh Khái niệm Hành vi CTKLM là hành vi của doanh nghiệp nhằm mục đích cạnh tranh trong quá trình kinh doanh trái với... phạm quyền SHTT cũng có thể đồng thời bị coi là hành vi CTKLM 1.4.2.2 Vai trò của các quy định về CTKLM trong các vụ việc về SHTT trong Luật SHTT Có thể dễ dàng nhận thấy trong Luật SHTT có 03 điều khoản đề cập đến hành vi cạnh trạnh không lành mạnh trong lĩnh vực SHTT, đó là: Quy định tại các Khoản 4 Điều 4 liên quan đến giải thích thuật ngữ Quyền sở hữu công nghiệp: “ Quyền sở hữu công nghiệp là quyền. .. hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật cạnh tranh 1.3.2 Phân biệt hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hành vi hạn chế cạnh tranh Giống nhau: Thứ nhất, chúng đều là hành vi xâm hại môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, có thể gây thiệt hại cho các doanh nghiệp khác hoặc cả người tiêu dùng Do đó, đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật liên quan, đặc biệt là pháp luật về cạnh tranh

Ngày đăng: 30/08/2015, 15:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 9. Th.s Nguyễn Thanh Tâm, Tạp chí thương mại số 42/2013, Về pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và kiểm soát độc quyền liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta, xem tại:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan