Phong cách lãnh đạo của doanh nhân đặng lê nguyên vũ

14 11.6K 126
Phong cách lãnh đạo của doanh nhân đặng lê nguyên vũ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phong cách lãnh đạo của doanh nhân đặng lê nguyên vũ

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ  BÀI TIỂU LUẬN Giáo Viên Hướng Dẫn: Sinh Viên Thực Hiện: Lê Thị Phương Thảo Trương Quốc Tấn Đề tài: “Phong cách lãnh đạo của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ” Huế,09/11 năm 2012 I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh đất nước hội nhập nền kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng ngành cà phê Việt Nam có nhiều vận hội mới đồng thời có nhiều thách thức lớn. Ngành cà phê nước ta phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác mạnh hơn trên thế giới, đặc biệt là khi rào cản thuế quan không còn giá trị, thì sự cạnh tranh càng diễn ra khốc liệt hơn. Tăng năng suất và sản lượng cà phê là đòi hỏi cấp thiết của ngành cà phê Việt Nam, đồng thời chúng ta phải xây dựng cho được chiến lược phát triển bền vững cây cà phê, xây dựng thương hiệu ra toàn thế giới để văn hóa cà phê Việt mãi được vinh danh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu phong cách lãnh đạo của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Việt Nam. Để hiểu được quá trình khởi nghiệp từ khi còn là sinh viên, những gì ông đã mang lại cho Trung Nguyên Group. Những mặt hạn chế trong phong cách lãnh đạo của ông. 3. Thời gian, địa điểm, và tư liệu phục vụ việc nghiên cứu  Ngày 07/11/2012  Trường Đại học Kinh Tế, Hồ Đắc Di, TP.Huế  Vn.wikipedia.org/wiki/Đặng_Lê_Nguyên_vũ  http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bai-thuyet-trinh-cong-ty-trung- nguyen.402296.html và ngoài ra còn một số tư liệu liên quan. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 1.1. Khái niệm Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về phong cách lãnh đạo:  Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiện các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.  Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt khoa học và tổ chức lãnh đạo, quản lý mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác động người khác của người lãnh đạo  Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.  Phong cách lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt và động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.  Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện, và được biểu hiện bằng công thức: Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường.  Phong cách lãnh đạo là tổng thể các biện pháp, các thói quen, các cách thức cư xử mang tính đặc trưng, điển hình và tương đối ổn định mà người lãnh đạo sử dụng trong việc giải quyết các công việc hàng ngày với tư cách là nhà lãnh đạo. 1.2. Các yếu tố hình thành nên phong cách lãnh đạo Phong cách lãnh đạo chịu sự chi phối của các yếu tố khách quan như cơ chế xã hội, pháp luật, truyền thống, tập quán, môi trường của tổ chức, bầu không khí nội bộ, lẫn các yếu tố chủ quan như cá tính, trình độ, phẩm chất, đạo đức, tính cách, của chính bản thân nhà lãnh đạo. 1.3. Các lý thuyết về phong cách lãnh đạo Hiện nay có nhiều lý thuyết về phong cách lãnh đạo 1.3.1. Các phong cách lãnh đạo dựa trên việc sử dụng quyền lực Có 3 phong cách lãnh đạo cơ bản: Phong cách lãnh đạo chuyên quyền: Người lãnh đạo chuyên quyền là người thích ra lệnh và chờ đợi sự phục tùng, là người quyết đoán, ít có lòng tin vào cấp dưới. Họ thúc đẩy nhân viên chủ yếu bằng đe doạ và trừng phạt. Phong cách lãnh đạo dân chủ: Người lãnh đạo theo phong cách dân chủ thường tham khảo ý kiến của cấp dưới về các hành động và quyết định được đề xuất và khuyến khích sự tham gia của họ. Loại người lãnh đạo này bao gồm những nhà lãnh đạo không hành động nếu không có sự đồng tình của cấp dưới và những nhà lãnh đạo tự quyết định nhưng có tham khảo ý kiến của cấp dưới trước khi hành động. Người lãnh đạo dân chủ luôn có lòng tin và hy vọng vào cấp dưới. Phong cách lãnh đạo tự do: Người lãnh đạo theo phong cách tự do rất ít sử dụng quyền lực của họ và dành cho cấp dưới mức độ tự do cao. Họ xem vai trò của họ chỉ là người giúp đỡ các hoạt động của thuộc cấp bằng cách cung cấp thông tin và hành động như một đầu mối liên hệ với môi trường bên ngoài. 1.3.2. Thuyết bốn hệ thống phong cách lãnh đạo của Rensis Likert 1.3.3. Lưới lãnh đạo của Robert Blake và Jean Mouton 1.3.4. Lý thuyết về dòng lãnh đạo của liên tục của Tannenbaum và Schmidt 1.3.5. Lý thuyết về hiệu quả lãnh đạo theo đường lối - mục tiêu của Robert House 1.3.6. Thuyết ‘‘Lãnh đạo cộng sinh’’ của ADizes CHƯƠNG 2 : PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH HĐQT KIÊM TỔNG GIÁM DỐC TẬP ĐOÀN CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN, VIỆT NAM. 2.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Trung Nguyên 2.1.1 Vài nét chính về công ty  Trung Nguyên là Công ty cà phê lớn, một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam, với lĩnh vực kinh doanh chủ đạo là sản xuất và phân phối cà phê đã chế biến. Hiện tập đoàn này có 6 thành viên, đó là: Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên, Công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, Công ty Cổ Phần Cà Phê Trung Nguyên, Công ty Cổ Phần Thương mại và Dịch vụ G7 Mart, Công Ty TNHH Du lịch Đặng Lê , và Công ty Trung Nguyen Singapore PTE.  Công ty Trung nguyên có tên quốc tế là Trung Nguyên Group. Vào 16/06/1996, ông cùng với sự hợp tác ban đầu của 3 người bạn, lập nên "Hãng Cà phê Trung Nguyên", bấy giờ chỉ là một cơ sở rang xay với diện tích vài m 2 và chiếc máy rang bằng tay cũ kỹ, một quán cà phê nhỏ ở Buôn Ma Thuột và công việc giao cà phê rang xay cho các quán khác (sản xuất và kinh doanh trà, cà phê).  Công ty có trụ sở chính tại: 82-84 Bùi Thị Xuân, Q.1,Tp. HCM, Việt Nam. Cơ cấu tổ chức gồm 6 công ty thành viên, hiện nay, Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty CP Trung Nguyên, công ty CP TM&DV G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với công ty liên doanh Việt Nam Global Gateway (VGG) hoạt động tại Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho 15000 lao động qua hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước.  Ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại, trồng, chăn nuôi, kinh doanh bất động sản, xuất khẩu cà phê và truyền thông. 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mạng, giá trị cốt lõi a. Tầm nhìn “Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trổi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vựng sự tự chủ về nền kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục” b. Sứ mệnh “Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt. Kết nối và phát triển những người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới” c. Giá trị cốt lõi và giá trị niềm tin  Giá trị cốt lõi. 1. Khơi nguồn sáng tạo và khát vọng lớn. 2. Phát triển và bảo vệ thương hiệu. 3. Lấy người tiêu dùng làm tâm. 4. Gầy dựng thành công cùng đối tác. 5. Phát triển nguồn nhân lực mạnh. 6. Lấy hiệu quả làm nền tảng. 7. Góp phần xây dựng cộng đồng.  Giá trị niềm tin. 1. Cà phê đem lại sáng tạo và làm cho thế giới tốt đẹp hơn. 2. Cà phê là năng lượng của nền kinh tế tri thức. 3. Cà phê mang lại sự sáng tạo, hài hòa và phát triển bền vững. 2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần cà phê Trung nguyên Việt nam được khái quát trong 3 giai đọan chính : Giai đoạn 1996 – 2000  V ào 16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Mê Thuột (Sản xuất và kinh doanh trà, cà phê)  Năm 1998: Trung Nguyên xuất hiện tại TP.HCM với khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên.  Năm 2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản. Giai đoạn 2000 – 2009 • Năm 2001: Trung Nguyên có mặt trên toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan • Năm 2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời • Năm 2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển • Năm 2004: Mở them quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại Việt Nam, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm • Năm 2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là 10,000 tấn/năm và cà phê hòa tan là 3000 tấn/năm. Đạt chứng nhận AUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà phê ngon) của thế giới. Chính thức khai trương khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Phát triển hệ thống quán cà phê lên tới 1000 quán và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên có mặt tại các nước Nhật Bản, Singapore, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan. Là thương hiệu cà phê Việt Nam duy nhất được chọn phục vụ các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị ASEM5 và APEC năm 2006. • Năm 2006: Định hình cơ cấu của một tập đoàn với việc thành lập và đưa vào hoạt động các công ty mới, đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế ra mắt công ty liên doanhVietnam Global GateWay (VGG) có trụ sở đặt tại Singapore. Sự ra đời của hệ thống cửa hàng tiện lợi G7Mart ngày 05/08/2006 tại Dinh Thống Nhất đã đánh hồi chuông đầu tiên cảnh báo cho hệ thống phân phối Việt Nam trước nguy cơ xâm nhập của hệ thống phân phối nước ngoài khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Xuất khẩu sản phẩm đến hơn 43 quốc gia trên thế giới. • Năm 2007: Công bố triết lý cà phê và khởi động dự án “Thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Buôn Ma Thuột. Tháng 12/2007 kết hợp cùng UBND tỉnh Đak Lak tổ chức thành công Tuần lễ văn hóa cà phê tại 2 đầu cầu của đất nước là Hà Nội và TP.HCM. Sự thành công của tuần lễ văn hóa cà phê năm 2007 đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của cà phê, là tiền đề cho các lễ hội cà phê trong tương lai. • Năm 2008: Khai trương hệ thống nhượng quyền mới ở Việt Nam và quốc tế, khánh thành Làng cà phê Trung Nguyên tại BMT. • Năm 2009: Khai trương hội quán sáng tạo Trung Nguyên tại Hà Nội, đầu tư trên 40 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế giới tại Buôn Ma Thuột. Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Thống lĩnh thị trường nội địa, chinh phục thị trường thế giới: - Dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu - Đầu tư về ngành - Phát triển hệ thống nhượng quyền trong nước và quốc tế Giai đoạn 2009 đến nay. Trung Nguyên group cạnh tranh sang thị trường Mỹ cùng starbucks coffee company, đưa sản phẩm Trung Nguyên vươn xa ra thế giới và sánh tầm với thương hiệu nổi tiếng. Sản phẩm của Trung Nguyên group đã xuất khẩu đến hơn 43 quốc gia trên thế giới và là “Thiên đường cà phê toàn cầu” hay “Thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Việt Nam. 2.2. Phong cách lãnh đạo của ông Đặng Lê Nguyên Vũ 2.2.1. Giới thiệu về ông Đặng Lê Nguyên Vũ Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971) là một doanh nhân Việt Nam. Ông là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Việt Nam. Theo giới doanh nhân phương Tây, tài sản cá nhân của ông Vũ có thể lên tới 100 triệu USD. Khi được Forbes vinh danh “vua cafe Việt”, ông, cùng với Chủ tịch Vinamilk Mai Kiều Liên, là một trong số những doanh nhân Việt được Forbes ca ngợi. a. Tiểu sử - Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại Ninh Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo. - Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Trải qua tuổi thơ thiếu thốn. - Năm 1981, bố ông gặp trọng bệnh, gia cảnh sa sút, hình thành ý chí làm giàu trong ông. - Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Từ xã Madrăk hẻo lánh, mẹ tôi phải bán đi nhiều tạ lúa và nhiều thứ khác trong nhà để tôi lên Buôn Ma Thuột nhập học. Vừa đi học, ông vừa đi làm thêm kiếm sống. - Năm 1996, ông cùng với sự hợp tác ban đầu của 3 người bạn, lập nên “Hãng Cà phê Trung Nguyên”, bấy giờ chỉ là một cơ sở rang xay với diện tích vài m 2 và chiếc máy rang bằng tay cũ kỹ, một quán cà phê nhỏ ở Buôn Mê Thuột và công việc giao cà phê rang xay cho các quán khác. - Năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh, được nhắc đến như là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu và bắt đầu xuất hiện các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên. - Năm 2000, thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ được nhiều người biết đến. - Không dừng lại, ông cùng các cộng sự phát triển thương hiệu cà phê hòa tan 3 in 1 G7 và 8 năm sau đã đứng đầu thị phần này trên cả Vinacafe và Nestlé (vốn đã thâm nhập thị trường Việt Nam 100 năm tính đến 2012). Năm 2005, Hãng cà phê Trung Nguyên được xem là nhà chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam, vượt qua tất cả đối thủ nước ngoài. Cà phê Trung Nguyên đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia. b.Danh hiệu đạt được • Nhà doanh nghiệp trẻ Sao đỏ Đặng Lê Nguyên Vũ - Tổng giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên vừa được trao giải “Nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc ASEAN 2004”. • Sáng 17/4/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm và trao Huân chương Lao động hạng III cho Cty Cà phê Trung Nguyên (CPTN). c. Gia đình Đã lập gia đình. 2.2.2 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO a. Trong công việc, ông là người là người rất tâm huyết và có tính quyết đoán cao. - Ông Vũ không ngừng trằn trọc về “một Việt Nam hùng cường, vĩ đại và ảnh hưởng”… Ông có thể nói liên tục hàng giờ đồng hồ, nói say sưa về cà phê, về thứ “vàng đen” mà cả đời ông nguyện sống chết, về sự nghiệp cứu quốc, về tầng lớp thanh niên hiện đại. [...]... bắt đầu gọi ông là Vua Cà phê một cách chính thức  Tháng 10/2012, ông được bạn đọc báo điện tử VnExpress bình chọn là "Người tiên phong" trong năm Tờ báo này giới thiệu: "Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ được mệnh danh là "vua cafe Việt", đi tiên phong trong việc phát triển mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam  Ông là một doanh nhân thành đạt đi lên từ hai bàn tay trắng, và hoàn... Trung Nguyên luôn lấy hiệu quả làm nền tảng trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để từ đó giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh  Góp phần xây dựng cộng đồng: Trung Nguyên cho rằng, lợi ích của công ty không chỉ là lợi ích của người tiêu dùng, đối tác,… mà còn là của toàn xã hội c Ông luôn đề cao và gây dựng tình đoàn kết trong nội bộ công ty Sứ mệnh của Trung Nguyên phản ánh tầm nhìn của. .. phê Trung Nguyên xuất hiện trên tờ báo danh tiếng Financial Times (Thời báo Tài chính) như một trường hợp nghiên cứu điển hình về mô hình doanh nghiệp thành công và được bình chọn là một trong những doanh nghiệp thành công nhất Bài báo có đoạn viết: "Ông Vũ khơi dậy khát vọng của người dân Việt Nam Một tầng lớp trung lưu đang nổi lên đã chấp nhận thương hiệu này và các quán cà phê Trung Nguyên trở...b Ông là người lãnh đạo có cách nhìn và tư duy mới  Khơi nguồn sáng tạo: Điều này thể hiện rõ nét qua việc Trung Nguyên đưa ra câu slogan của mình là “Khơi nguồn sáng tạo” Trung Nguyên cho rằng cà phê là cảm hứng sáng tạo, giúp phát minh ra những ý tưởng và khơi nguồn cho những sự thành công  Phát triển và bảo vệ thương hiệu: Trung Nguyên rất chú trọng đến việc xây dựng,... ra con đường sự nghiệp của chính mình III KẾT LUẬN: Quan điểm người sáng lập thương hiệu cà phê Trung Nguyên là "chỉ có tranh đua với những người đi đầu thì ta mới có cơ hội đi đầu", với tham vọng công ty Trung Nguyên sẽ là là nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới Xuyên suốt quá trình lãnh đạo Trung Nguyên vươn ra thế giới ông luôn là người sáng suốt quyết định và thực hiện một cách tốt nhất Thương hiệu... bỏng Tham gia các chương trình từ thiện… Là người lãnh đạo có ”tầm” : Khi starbucks nhảy vào thị trường Việt Nam ông đã không ngừng lên tiếng để bảo vệ thương hiệu Việt, và táo bạo hơn là Trung Nguyên group đã có bước đi chiến lược tại thị trường Mỹ, ngăn chặn mọi nguy cơ dẫn đến mất thương hiệu Ông đã thực hiện được những gì ông dự báo, ông là một doanh nhân có tầm nhìn sâu rộng f Ông luôn đề cao công... cùng đối tác: Trong suốt quá trình hoạt động, Trung Nguyên luôn quan tâm đến việc xây dựng các mối quan hệ bền vững với đối tác dựa trên uy tín và hài hòa về lợi ích · Phát triển nguồn nhân lực mạnh: Với nguồn nhân lực lớn, Trung Nguyên luôn chú trọng đến việc phát triển nhân lực để có thể tạo ra được những nguồn lực mới hướng đến sự thành công chung của công ty  Lấy hiệu quả làm nền tảng: Không chỉ... trở thành những trung tâm xã hội quan trọng"  Tháng 2 năm 2012, Đặng Lê Nguyên Vũ lần đầu tiên được vinh danh là “Vua Cà phê Việt” một cách chính thức trên tạp chí uy tín National Geographic Traveller  Tháng 8 năm 2012, một tờ báo Mỹ uy tín khác, Forbes, lại khắc họa chân dung về ông như một “Vua Cà phê Việt” trong đó ca ngợi ông là nhân vật "zero to hero" (từ vô danh thành anh hùng)  Sau đó, báo... thương hiệu trong suốt quá trình hoạt động của mình để vươn đến một thương hiệu cà phê Việt mang tính toàn cầu  Lấy người tiêu dùng làm tâm điểm: Đối với công ty, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng luôn là tôn chỉ của mọi chiến lược hành động Trung Nguyên nhanh chóng nắm bắt nhu cầu của khách hàng, để từ đó mang đến cho họ những hương vị thơm ngon, là cội nguồn của những ý tưởng sáng tạo và thành công... đam mê cà phê trên toàn thế giới Trung Nguyên có tham vọng rất lớn là làm cách nào để có thể “kết nối và phát triển những người đam mê cà phê trên toàn thế giới” d Ông là người rất yêu công việc và đam mê thứ “vàng đen’’ Bất cứ ai đã từng gặp ông đều thấy ông nói về công việc rất say sưa e Ông là người được đánh giá là lãnh đạo có “tâm” và ”tầm” Là người lãnh đạo có “tâm”: Ông luôn quan tâm tới tầng

Ngày đăng: 29/08/2015, 13:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. ĐẶT VẤN ĐỀ.

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • Trong bối cảnh đất nước hội nhập nền kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng ngành cà phê Việt Nam có nhiều vận hội mới đồng thời có nhiều thách thức lớn. Ngành cà phê nước ta phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác mạnh hơn trên thế giới, đặc biệt là khi rào cản thuế quan không còn giá trị, thì sự cạnh tranh càng diễn ra khốc liệt hơn. Tăng năng suất và sản lượng cà phê là đòi hỏi cấp thiết của ngành cà phê Việt Nam, đồng thời chúng ta phải xây dựng cho được chiến lược phát triển bền vững cây cà phê, xây dựng thương hiệu ra toàn thế giới để văn hóa cà phê Việt mãi được vinh danh.

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • Nghiên cứu phong cách lãnh đạo của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Việt Nam. Để hiểu được quá trình khởi nghiệp từ khi còn là sinh viên, những gì ông đã mang lại cho Trung Nguyên Group. Những mặt hạn chế trong phong cách lãnh đạo của ông.

  • 3. Thời gian, địa điểm, và tư liệu phục vụ việc nghiên cứu

  •  Ngày 07/11/2012

  • II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

  • 1.1. Khái niệm

  • 1.2. Các yếu tố hình thành nên phong cách lãnh đạo

  • 1.3. Các lý thuyết về phong cách lãnh đạo

  • Giai đoạn 2000 – 2009

  • • Năm 2001: Trung Nguyên có mặt trên toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan

  • • Năm 2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời

  • • Năm 2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển

  • • Năm 2004: Mở them quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại Việt Nam, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm

  • • Năm 2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là 10,000 tấn/năm và cà phê hòa tan là 3000 tấn/năm. Đạt chứng nhận AUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà phê ngon) của thế giới. Chính thức khai trương khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Phát triển hệ thống quán cà phê lên tới 1000 quán và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên có mặt tại các nước Nhật Bản, Singapore, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan. Là thương hiệu cà phê Việt Nam duy nhất được chọn phục vụ các nguyên thủ quốc gia trong hội nghị ASEM5 và APEC năm 2006.

  • • Năm 2006: Định hình cơ cấu của một tập đoàn với việc thành lập và đưa vào hoạt động các công ty mới, đầu tư, xây dựng và phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế ra mắt công ty liên doanhVietnam Global GateWay (VGG) có trụ sở đặt tại Singapore.

  • Sự ra đời của hệ thống cửa hàng tiện lợi G7Mart ngày 05/08/2006 tại Dinh Thống Nhất đã đánh hồi chuông đầu tiên cảnh báo cho hệ thống phân phối Việt Nam trước nguy cơ xâm nhập của hệ thống phân phối nước ngoài khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Xuất khẩu sản phẩm đến hơn 43 quốc gia trên thế giới.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan