Hãy phân tích và chứng minh ảnh hưởng của việc đáp ứng nhu cầu về năng lực lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp thương mại cụ thể

22 691 0
Hãy phân tích và chứng minh ảnh hưởng của việc đáp ứng nhu cầu về năng lực lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp thương mại cụ thể

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hãy phân tích và chứng minh ảnh hưởng của việc đáp ứng nhu cầu về năng lực lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp thương mại cụ thể

BÀI THẢO LUẬN MÔN: TÂM LÝ QUẢN TRỊ Đề tài thảo luận: Đề tài 2: Hãy phân tích và chứng minh ảnh hưởng của việc đáp ứng nhu cầu về năng lực lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp thương mại cụ thể. Giáo viên hướng dẫn: Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 12. 1 LỜI MỞ ĐẦU Lãnh đạo là một chức năng quan trọng của quản lý kinh doanh. Năng lực lãnh đạo là tiêu chí để đánh giá trình độ và hiệu quả lãnh đạo, là tiền đề quan trọng để trở thành nhà kinh doanh giỏi. Thực chất của vấn đề để lãnh đạo là tạo ra sự tuân thủ, hay nói các khác là làm cho mọi người tự giác, tin tưởng trong quá tình thực hiện nhiệm vụ của tổ chức. Người lãnh đạo là người thường xuyên giao tiếp với con người, nên cần có những đặc điểm tâm lý cần thiết để tác động hiệu quả đến người khác. Lãnh đạo được xác định nư một nghệ thuật, một quá trình tác động đến con người, sao cho họ có ý thức và nhiệt huyết phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Đề thực hiện được hết các chức năng của mình cũng như tạo được uy tín, phong cách lãnh đạo riêng, đòi hỏi nhà quản trị phải có những năng lực nhất định đó là năng lực tổ chức và sư phạm. Trên cơ sở phát triển các năng lực đó giúp nhà quản trị quản lý tốt doanh nghiệp đồng thời tạo ra được các phẩm chất lãnh đạo của mình, góp phần tạo ra phong cách lãnh đạo riêng biệt, độc đáo. Nhà quản trị có đầy đủ các năng lực đó sẽ mang tới những hiệu quả trong công tác lãnh đạo, giúp doanh nghiệp có những bước tiến phát triển trong từng thời kì nhất định. Một trong những nhà quản trị trẻ tiêu biểu của doanh nhân Việt Nam là nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ – chủ tịch tập đoàn café Trung Nguyên. Cùng với sự phát triển lớn mạnh và bền vững của café Trung Nguyên là sự dẫn đường, chỉ đạo của nhà quản trị tài năng Đặng Lê Nguyên Vũ. Với những phẩm chất, năng lực và kĩ năng của một nhà lãnh đạo xuất sắc, ông đã cùng café Trung Nguyên trở thành một trong nhưng doanh nghiệp tiêu biểu của Việt Nam. 2 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Khái niệm năng lực lãnh đạo. Năng lực lãnh đạo là cả một quá trình mà trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu hoặc một hướng dẫn nào đó theo phong cách kết nối với các kỹ năng lãnh đạo của mình, chẳng hạn như long tin sự tôn trọng, cách ứng nhân sử thế, kiến thức, tính cách hoặc kỹ năng. Mặc dù vị trí của bạn với tư cách quản lý, giám sát, trưởng các phòng ban, sẽ đem lại cho bạn các thẩm quyền để chỉ đạo người khác hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của công ty, tuy nhiên, quyền lực này không khiến bạn trở thành nhà lãnh đạo theo đúng nghĩa của nó được. Đơn giản, nó chỉ giúp bạn ngồi vào vị trí xếp mà thôi. Còn năng lực lãnh đạo đem lại sự khác biệt vì nó khiến tự bản thân các nhân viên có mong muốn đạt được mục tiêu và hiệu quả cao hơn, trong khi làm xếp làm xếp thường chỉ đơn thuần là sai khiến người khác. 2. Cấu trúc của năng lực lãnh đạo. 2.1 Năng lực tổ chức. 2.1.1 Khái niệm. Năng lực tổ chức là 1 trong những đặc điểm tâm lý cá nhân quan trọng đảm bảo cho người lãnh đạo thành đạt trong mọi hoạt động quản lý. 2.1.2 Đặc điểm của năng lực tổ chức. Cấu trúc của năng lực tổ chức là tổng hòa các thuộc tính tâm lý hoàn chỉnh như chí tuệ , ý chí, tính sang tạo, linh hoạt, tự tin và sự đam mê, yêu thích công việc. Năng lực tổ chức của người lãnh đạo biểu hiện ở sự phản ứng nhanh chóng, chính xác và đầy đủ đối với các đặc điểm tâm lý của mọi người, xác định đúng những diễn biến tâm lý của mọi người, xác định đúng những diễn biến của họ trong những tình huống nhất định. Một nhà lãnh đạo giỏi là người có cái nhìn sắc bén, nhận định chính xác về tính khí, tính cách, năng lực của mỗi người và xác định được vị trí hợp lý của họ trong guồng máy hoạt đông của doanh nghiệp. 3 Một nhà tổ chức có tài, trong ý thức luôn có sẵn năng lực để dự đoán chính xác tâm lý của người khác qua những biểu hiện về hình thức bên ngoài, qua hành vi ứng xử trong giao tiếp…điều đó cho phép nhà quản lý có kêt luận tương đối chính xác về 1 con người, thậm chí chỉ qua những cuộc tiếp xúc ngắn ban đầu Người có năng lực tổ chức còn là người biết kết hợp nhuần nhuyễn khả năng tư duy thực tế, óc tưởng tượng với những đặc điểm quan trọng của tính cách như sự kiên trì, tính kiên quyết, kiên định, lòng dũng cảm,ý thức tự chủ để thắng lợi những ý đồ thực hiện của nhà tổ chức 2.1.3 Các nhóm của năng lực tổ chức. Nhóm 1: năng lực chuyên môn.  Quản lý tổ chức doanh nghiệp.  Quản lý các nguồn tài nguyên thông tin.  Áp dụng các công cụ và công nghệ thông tin. Nhóm 2: năng lực cá nhân. Nhóm năng lực cá nhân là 1 tập hợp những khía cạnh như thái độ (hành vi tổ chức), kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trôi chảy, phỏng vấn, làm việc nhóm, sử dụng các thiết bị văn phòng…và ngoại ngữ.  Kỹ năng phỏng vấn: nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm được những ứng viên có kiến thức, có kỹ năng tốt và quan trọng nhất là có thái độ tốt. Đa phần ứng viên thường không tự tin khi mình không có kinh nghiệm làm việc (sinh viên mới tốt nghiệp thì không thể có kinh nghiệm làm việc) nhưng sợ thiếu kinh nghiệm nên tự nghĩ ra kinh nghiệm, nhà tuyển dụng hỏi cụ thể kinh nghiệm nêu trong sơ yếu lý lịch thì lung tung và không trả lời được như vậy độ trung thực bị đánh giá thấp.  Những kỹ năng như thuyết trình, làm việc nhóm cũng là những kỹ năng cần thiết trong bất kỳ môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động nào.  Ngoại ngữ là rất quan trọng trong thời gian hiện nay, chúng ta hiển nhiên thấy rằng nguồn tài liệu có hàm lượng khoa học cao xuất phát từ các nước phát triển, trong đó phải kể đến các ngôn ngữ chính được sử dụng là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung và tiếng Nhật. Do vậy, trang bị cho mình ít 4 nhất một ngoại ngữ là điều hết sức cần thiết để có thể hiểu, đánh giá được nội dung tài liệu. Nhóm 3: năng lực cốt lõi  Nhóm năng lực này đảm bảo cho hai nhóm năng lực trên được phát huy có hiệu quả  Tính nguyên tắc của nhà người lãnh đạo: nhà quản trị phải biết kìm nén những cảm xúc nhất là những cảm xúc nhất thời để đánh giá 1 cách khách quan đối với công việc của người khác, khen chê đúng mức.  Tính nhạy cảm của nhà lãnh đạo:  Tính đúng mực, tự chủ, có văn hóa: nhà lãnh đạo cần phải tự chủ tránh tình trạng ba phải không quyết đoán. 2.2 Năng lực sư phạm. 2.2.1. Khái niệm. Năng lực sư phạm ở người lãnh đạo là hệ thống những đặc điểm tâm lý cá nhân đảm bảo cho họ có ảnh hưởng giáo dục hiệu quả đối với mọi thành viên trong tập thể. Mục đích chủ yếu của giáo dục là nhằm hình thành, củng cố và phát triển ở mỗi cá nhân những đặc điểm tâm lý, đọa đức cần thiết có lợi cho xã hôi, cho doanh nghiệp. 2.2.2 Đặc điểm của năng lực sư phạm. Đặc điểm cơ bản của năng lực sư phạm là sự quan sát đặc biệt tinh tế, từ đó nhà sư phạm hiểu được những mặt mạnh, mạnh yếu của mỗi cá nhân, những khó khăn mà mỗi người đang gặp phải, phát hiện năng lực cá nhân ở mỗi con người nhằm tiếp cận, gây tác động ảnh hưởng đến họ, hướng họ vào những mục tiêu chung của tập thể. Tuy nhiên, cần thấy rõ tính quảng giao giúp cho con người lãnh dạo dễ dàng hòa nhập với quần chúng, nắm bắt kịp thời mọi tâm sư nguyện vọng của họ tạo nên bầu không khí chan hòa gần gũi, tin yêu nhau. Bình tĩnh và lạc quan cũng góp phần hco người lãnh đạo sáng suốt trong tư duy, tránh được sai lầm trong ứng xử hàng ngày. Lạc quan giúp cho con người luôn vui tươi, yêu đời, có tác dụng động viên mọi người xung quanh hăng say làm việc, hướng tới tương lai. Thậm chí ngay cả nhưng khi gặp khó khăn, thất bại, sự lạc 5 quan sẽ giúp cho người lãnh đạo bình tĩnh tìm cách vượt qua cơn sóng gió, cổ vũ mọi người, tạo nên bầu không khí vui tươi, lành mạnh. 3. Mối quan hệ giữa năng lực tổ chức và năng lực sư phạm. Năng lực sư phạm và năng lực tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Một nhà sư phạm không thể thực hiện tốt chức năng giáo dục nếu không biết cách tổ chức, quản lý mọi thành viên cũng như nhà quản lý không thể tiến hành công tác tổ chức hiệu quả nếu không có tài năng sư phạm để giáo dục động viên quần chúng và mỗi cá nhân tập thể. Thông thường các nhà lãnh đạo luôn dành thời gian và tâm chí để nâng cao năng lực tổ chức mà ít quan tâm đến năng lực sư phạm, họ coi đó là nhiệm vụ của các nhà sư phạm. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động của tập thể lao động, các mối quan hệ không diễn ra một cách bình thường. Những vi phạm về đạo đức, luật pháp thường xuyên xảy ra ở một số người hay bộ phận nào đo, gây trở ngại, ách tắc trong quá trinh thực hiện kế hoạch chung của tập thể, đòi hỏi lãnh đạo phải phát huy cao đọ năng lục sư phạm để lập lại kỷ cương, đưa hoạt động của tập thể trở lại bình thường. 4. Hiệu quả của việc đáp ứng nhu cầu lãnh đạo của nhà quản trị. Ngày nay, với nền khoa học quản trị ngày càng phát triển, mọi người, đặc biệt và giới doanh nhân ngày càng ý thức rõ ràng rằng một nhà lãnh đạo thực thụ, ngoài những khả năng thuộc về “phần cứng” như thiết lập tầm nhìn, chiến lược cho tổ chức, xây dựng hệ thống, triển khai chiến lược và vận hành bộ máy hiệu quả… còn có những phẩm chất rất “mềm” nhưng lại có sức mạnh khiến những yếu tố như địa vị, chức danh, quyền lực không còn mấy quan trọng nữa. Đó là khả năng lãnh đạo bản thân, thấu hiểu những giá trị, nguyên tắc, động cơ của chính mình, và xây dựng được niềm tin, sự kính trọng đối với nhân viên, khách hàng, đối tác, và thậm chí là đối thủ không phải qua những lời nói, thông điệp truyền thông “có cánh”, mà bằng những hành động cụ thể, nhất quán, mạnh mẽ, dựa trên những giá trị, nguyên tắc và động cơ đúng đắn, tiến bộ. Trên nền tảng thấu hiểu và lãnh đạo được bản thân mình, nhà lãnh đạo có thể xây dựng và dẫn dắt đội ngũ nhờ khả năng giao tiếp đồng cảm, thấu cảm, thiết lập 6 một môi trường làm việc thúc đẩy tính đổi mới, sáng tạo, có văn hóa tiến bộ là nền tảng để công ty tăng trưởng bền vững, kể cả trong những giai đoạn khó khăn. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế ở Việt Nam cho thấy sự sụp đổ của hàng loạt công ty danh tiếng một thời. Điều này đã khẳng định một cách mạnh mẽ rằng chỉ những gì tạo ra giá trị thực mới có thể tồn tại bền vững qua những biến cố của thời cuộc. Và tựu trung, một nhà lãnh đạo thực thụ phải là người không chỉ có khả năng lãnh đạo người khác, lãnh đạo tổ chức, mà còn phải có khả năng lãnh đạo chính bản thân mình và lấy đó là nền tảng để tạo ra giá trị thực, tạo đà cho thành công bền vững của bản thân, của đội ngũ và của cả tổ chức. PHẦN II: ỨNG DỤNG THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐÁP ỨNG NHU CẦU VỀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ – CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN CAFÉ TRUNG NGUYÊN. 1. Giới thiệu chung về nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ và tập đoàn Café Trung Nguyên. 1.1 Giới thiệu chung về nhà quản trị Đặng Lê Nguyên Vũ. Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971) là một doanh nhân Việt Nam. Ông là người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc. Ông là người được National Geographic Traveller và Forbes Asia vinh danh là "Vua Cà phê Việt Nam". Ngoài ra, có người cho rằng ông Vũ còn được biết đến như một nhà tư tưởng và đồng thời là một nhà hoạt động cộng đồng không mệt mỏi. Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ngày 10 tháng 2 năm 1971 tại Nha Trang, Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo. - Năm 1979, gia đình ông chuyển đến sinh sống ở huyện miền núi M’drak, tỉnh Đăk Lak, Việt Nam. 7 - Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Trong giai đoạn này ông đã bắt đầu các hoạt động tìm tòi và nghiên cứu về lĩnh vực cà phê. Từ đó cho đến nay, các hoạt động của ông đều gắn liền và xoay quanh niềm đam mê cà phê. - Năm 1996, ông thành lập hãng Cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuật. - Năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, từ đó các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên xuất hiện khắp mọi nơi trên toàn quốc. - Năm 2003, cùng với việc phát triển thương hiệu cà phê hòa tan G7, Trung Nguyên dần dần chiếm lĩnh thị trường cà phê Việt Nam, vượt qua cả Vinacafe và Nestle (vốn đã thâm nhập thị trường Việt Nam 100 năm tính đến 2012). - Năm 2005, Trung Nguyên khánh thành nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương. Cà phê Trung Nguyên đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại sứ ngoại giao văn hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia. 1.2 Giới thiệu chung về tập đoàn café Trung Nguyên Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê; nhượng quyền thương hiệu; dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại và du lịch. Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam và đang có mặt tại hơn 60 quốc gia trên thế giới. 1.2.1 Lịch sử. - 16/06/1996: Trung Nguyên được thành lập tại thành phố Buôn Ma Thuột – thủ phủ cà phê Việt Nam. - 20/08/1998: Cửa hàng đầu tiên khai trương tại thành phố Hồ Chí Minh là nước khởi đầu cho việc hình thành hệ thống quán Trung Nguyên tại các tỉnh thành Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. - 2000: Nhượng quyền cửa hàng tại Nhật Bản. - 2001: Công bố khẩu hiệu: “ Khơi nguồn sáng tạo” và được chắt lọc từ những hạt café ngon nhất, công nghệ hiện đại, bí quyết Phương Đông độc đáo 8 không thể sao chép hòa cùng những đam mê tột bậc đã đưa Trung Nguyên chinh phục người tiêu dung trên khắp cả nước. - 9/2002: Nhượng quyền thành công tại Singapore. - 2003: Nhãn hiệu cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên ra đời vào ngày 23/11/2003 đã thu hút hàng ngàn lượt người tham gia và ghi dấu bằng cuộc thử mùi bình chọn trực tiếp sản phẩm cà phê hòa tan ưa thích nhất giữa G7 và thương hiệu cà phê lớn trên thế giới. Kết quả đã có 89% người chọn G7 là sản phẩm ưa thích nhất. - 2008: thành lập văn phòng tại Singapore nhằm mục đích phát triển thị trường này thành một cứ điểm để phát triển thị trường nội địa là Asean và chinh phục thị trường toàn cầu. - 2010: Trung Nguyên xuất khẩu cà phê ra thế giới với hơn 60 quốc gia treent oàn cầu, tiêu biểu như tại Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc, Asean,… - 2012: Trung Nguyên trở thành thương hiệu cà phê được người tiêu dùng Việt Nam yêu nhất với số lượng tiêu dùng cà phê lớn nhất . Có trên 11 triệu/17 triệu hô gia đình Việt Nam mua các sản phẩm cà phê Trung Nguyên. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina.Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc. 1.2.2 Tầm nhìn và sứ mạng: - Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục. 9 - Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt. 1.2.3 Giá trị cốt lõi: - Khơi nguồn sáng tạo. - Phát triển và bảo vệ thương hiệu. - Lấy người tiêu dùng làm tâm. - Gây dựng thành công cùng đối tác. - Phát triển nguồn nhân lực mạnh. - Lấy hiệu quả làm nền tảng. - Góp phần xây dựng cộng đồng. 1.2.4 Định hướng phát triển. - Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, chăn nuôi và truyền thông trong năm 2007. Hiện nay tập đoàn đã bao gồm các công ty: Công ty Cổ Phần TM&DV G7 (G7Mart), Công ty Vietnam Global Gateway (VGG) và các công ty sản xuất cà phê… - Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành từ nay đến 2010, song lĩnh vực chủ đạo của Tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê. - Công ty cổ phần Trung Nguyên và công ty Cổ phần TM&DV G7 (G7Mart) đang ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và Singapore. - Ngoài ra, Trung Nguyên sẽ xây dựng một trung tâm cà phê thế giới như một thiên đường cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột, dự án đã bắt đầu được khởi động trong năm 2007. 1.2.5 Hệ thống nhượng quyền: - Cà phê Trung Nguyên là Công ty Việt Nam đầu tiên áp dùng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu. Bằng sự năng động và sáng tạo, Trung Nguyên đã xây dựng được một hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp 10 [...]... năng suất cao nhất, bạn cần phải thể hiện, phải biết và phải thực hiện 3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của nhà quản trị Hoàn thiện và nâng cao năng lực lãnh đạo của nhà quản trị là một đòi hỏi khách quan và mang tính năng động Nó được hình thành thông qua quá trình tự rèn luyện, giáo dục, tự đào tạo của cá nhân, sự tích lũy kinh nghiệm trong công tác Điều trước tiên là người lãnh đạo. .. hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiêp Một doanh nghiệp thiếu người lãnh đạo có năng lực được vĩ như một đơn vị chiến đấu thiếu vì tướng tài chỉ huy hoặc một con thuyền vượt thác gềnh thiếu đi một người thuyền trưởng dũng cảm, mưu trí Đối với năng lực lãnh đạo, năng lực lãnh đạo là sự tổng hợp của kiến thức, kỹ năng và tố chất của một nhà lãnh đạo Bởi vậy, để đảm bảo cho sự thành công... thưởng mà cafe Trung Nguyên đạt được là: - Chứng nhận FSSC 22000 Giải thưởng Thương hiệu quốc gia Giải vàng chất lượng quốc gia năm 2011 Giải thưởng Sao vàng đất Việt 2010 Giải thưởng hàng Việt Nam chất lượng cao Cà phê Trung Nguyên được Bộ Ngoại giao chọn là "Đại sứ Ngoại giao Văn hóa" PHẦN III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA NHÀ QUẢN TRỊ 16 3.1 Bài học từ việc đáp ứng nhu cầu. .. nước ta và cho mỗi doanh nghiệp Một điều quan trọng đối với các nhà lãnh đạo là phải biết tiết kiệm và tranh thủ thời gian để tự học, học cách đọc, học cách bút ký, cahs thu thập và xử lý thông tin, biết tổng kết và phê phán để tìm ra phương pháp tối ưu nhất, áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản trị kinh doanh của bản thân KẾT LUẬN 19 Lãnh đạo và năng lực lãnh đạo có ỹ nghĩa to lớn và đóng góp một vai... trong dài hạn, doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một nhà lãnh đạo có năng lực thực sư, đủ sức chèo lái con thuyền doanh nghiệp đi đến bến thành công trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều thay đổi Muốn làm được điều đó, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải hội đủ cả hai yếu tố là năng lực lãnh đạo và năng lực sư phạm hay nói cách khác là hai yếu tố tầm nhìn chiến lược, tư duy chiến lược và khai thác yêu... tác lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp Khi một nhà lãnh đạo đã hội đủ hai yếu tố này thì thành công doanh nghiệp sẽ đến là điều tất yêu Bởi vậy, lãnh đạo có năng lực và năng lực lãnh đạo có ý nghĩa sống còn đối với mọi doanh nghiệp CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 20 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN HỌP NHÓM 12 Thời gian họp nhóm: Sau ca 1 thứ 5 ngày 3 tháng 10 năm 2014 Địa điểm họp nhóm : Nhà. .. tập thể, bạn sẽ có thể tận dụng toàn bộ năng lực của công ty, của các phòng ban, bộ phận và nhân viên 4 Không ai sinh ra đã có sẵn trong mình những tố chất lãnh đạo bẩm sinh Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải có ý chí, nỗ lực quyết tâm, có tích lũy kinh nghiệm, không ngừng trau dồi kiến thức và học hỏi để hoàn thiện mình Để 18 quản lý và truyền cảm hứng cho nhân viên của bạn làm việc. .. trọng trong công việc 6 Phải thấu hiểu nhân viên và tìm cách chăm lo cho phúc lợi của họ: người lãnh đạo giỏi cần thấu hiểu bản chất con người và tầm quan trọng của việc chân thành quan tâm đến nhân viên của mình 7 Hãy truyền tải thông tin đầy đủ cho nhân viên của bạn: bạn phải biết cách giao tiếp và hỗ trợ nhân viên chủ động trong việc liên lạc và cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo việc giao tiếp... trò là nhà lãnh đạo, bạn phải biết rõ về công việc của mình đồng thời có sự hiểu biết vững vàng về các công việc của bản nhân viên dưới quyền Tìm hiểu và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm đối với hành động của bạn: hãy tìm kiếm các cách để dẫn dắt công ty vươn tới tầm cao mới và khi gặp rắc rối, mà điều này thì sớm muộn gì chắc chắn cũng sẽ đến với bạn- không bao giờ đổ lỗi cho người khác Hãy phân tích tình... một tập thể gắn kết thực thụ: mặc dù nhiều nhà lãnh đạo tìm cách gọi công ty, các bộ phận phòng ban,… của mình là những tập thể đoàn kết, nhưng thực ra đó vẫn chưa phải là một đội ngũ tập thể thực thụ, mà chỉ đơn thuần là một nhóm người làm chung một công việc mà thôi Nhà lãnh đạo giỏi phải biết cách tạo ra một tập thể thực thụ 11 Hãy sử dụng một cách toàn diện mọi năng lực của công ty bạn: bằng việc

Ngày đăng: 29/08/2015, 13:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.2.2 Tầm nhìn và sứ mạng:

  • 1.2.3 Giá trị cốt lõi:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan