Kinh tế quản lý tài nguyên nước

23 213 0
Kinh tế quản lý tài nguyên nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh tế quản lý tài nguyên nước

Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước KINH TẾ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC, KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ LUẬT VỀ NƯỚC 1.1. GIỚI THIỆU Môn học này cung cấp góc nhìn của nhà kinh tế về việc phân phối tài nguyên nước và các chủ đề có liên quan. Trong chương 1 này sinh viên được giới thiệu về tài nguyên nước, luật nước và các khái niệm của kinh tế tài nguyên. Kinh tế là điều cực kì quan trọng trong việc xác định phân phối tài nguyên nước: nước chảy tới đâu, bằng cách nào và khi nào nước sẽ được trữ lại. Kinh tế học cũng hỗ trợ giải quyết vấn đề làm cách nào xã hội có thể dịch chuyển nước từ điểm A sang điểm B, đặc biệt là khi điểm B không phải là nơi có dòng nước tự nhiên chảy tới. Ngoài ra, vì xã hội có nhiều hoạt động kinh tế đang gây ra ô nhiễm, kinh tế học cũng có vai trò quan trọng trong việc xác định các tiêu chuẩn chất lượng cho nhiều loại nước và từ đó quyết định liệu ô nhiễm có cần được làm sạch không và làm sạch bao nhiêu với chi phí cho trước. Để hiểu rõ các vấn đề trong kinh tế tài nguyên nước, chúng ta phải luôn bắt đầu từ các quy luật của lực hấp dẫn hay vật lý của nước. Ngoài ra, chính trị, thể chế và pháp luật cũng dẫn tới việc bảo hộ một số nhóm lợi ích nhất định trong phân phối nước. Chẳng hạn tại Mỹ, nông nghiệp thường dùng nước cho các mục đích sử dụng có giá trị thấp hơn nhiều so với trong các lĩnh vực sử dụng khác, và điều này xảy ra là do các luật hiện hành và ảnh hưởng chính trị mà những người sử dụng nước trong nông nghiệp đạt được. Việc giải thích luật nước sẽ cho thấy rằng những người nắm giữ các quyền về nước đang có quyền hạn rất lớn, điều này sẽ được thấy rõ ở các phần sau. Ở nhiều nước trên thế giới, hệ thống thể chế và luật lệ cũng cực kì quan trọng trong phân phối nước. Tuy nhiên, để hiểu rõ sự liên hệ giữa thể chế và nước, ta cần biết tất cả các đặc điểm của địa phương. Ví dụ, vấn đề về chất lượng nước được quan tâm ở mọi quốc gia; nhưng ở từng quốc gia, bản chất của vấn đề này là khác nhau và nhận được 1 Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước sự ưu tiên khác nhau. Cũng có những quan ngại về vấn đề khối lượng nước, đặc biệt ở các nước khô hạn giống như vùng sa mạc miền tây nước Mỹ. Ví dụ: tại Uzbekistan, Turkmenistan, Tajikistan, Kyrgyzstan và Kazakhstan; đây là những nơi có dân số tăng và rác thải do tưới tiêu đã dẫn tới sự suy thoái của biển hồ Aral - được tạo nên từ hai dòng sông Amu và sông Syr (Wines, 2002). Dưới khung quản lý của Liên bang Sô Viết nhiều năm trước, các dòng sông được dẫn nước vào các kênh đào và tưới nước cho những vùng sa mạc, vì vậy gạo và ngũ cốc đã trồng được ở Kazakhstan. Ngày nay, vì không còn liên bang Sô Viết và nhiều điều đã thay đổi. Mỗi quốc gia kể trên đã tranh giành nguồn cung nước đang cạn kiệt, và luật lệ hay các chức năng thể chế không thể giúp giải quyết các vấn đề này. Biển hồ Aral 1989 -2008 (wikipedia.com) Một ví dụ khác là ở Ấn Độ năm 1992: chết chóc và hôi của xuất hiện sau khi bạo loạn nổ ra do các tranh chấp liên quan tới sông Cauvery. Người Tamil Nadu và người Karnataka đã tranh chấp nhiều năm nay về các quyền về nước trong dòng sông, tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn khi người Karnataka xây các đập nước để tưới tiêu, trong khi người Tamil Nadu tin rằng hành đồng này gây ra các ảnh hưởng tiêu cực lên việc tiếp cận nguồn cung nước của họ. Một ví dụ khác rõ ràng và nổi tiếng hơn cả là các vấn đề tranh chấp sông Jordan ở Trung Đông. 2 Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước Tranh chấp trên lưu vực sông Cauvery. Nguồn: http://www.rediff.com/ Những ví dụ trên cho thấy, luật về nước rất phức tạp. Và thể chế, các chức năng của thị trường và luật nước khác nhau ở từng quốc gia, từng bang trong nước Mỹ, thậm chí trong từng vùng ở một số bang, vì vậy phải xem xét thật kĩ lưỡng từng đặc điểm của vùng được nghiên cứu để có thể giải quyết vấn đề phân phối nước. 1.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC 1.2.1. Nguồn cung nước của Trái Đất Nguồn cung nước ngọt của thế giới chủ yếu nằm ở các chỏm băng và các dòng sông băng (74% tổng lượng nước ngọt trên thế giới). Một phần nhỏ hơn nằm ở các dòng sông và hồ (ít hơn 0.01%), trong khi 97.5% tổng lượng nước trên trái đất nằm ở đại dương. Sự phân bố mưa không đồng đều giữa các vùng trên thế giới. Ví dụ, lượng mưa trung bình năm tại 48 bang nằm ở vùng thấp của Mỹ là khoảng 30 inches/năm, nhưng có khác biệt lớn giữa từng bang. 3 Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước Nguồn cung nước trên thế giới 1.2.2. Sự khan hiếm Dù nước thường có chi phí hoặc giá thị trường rất thấp, nó lại mang tính khan hiếm tương đối so với nhu cầu của dân số trong vùng và trong các địa điểm nhất định (Revenga et al., 2000). Khi so sánh tài nguyên với cầu cho tài nguyên đó, các nhà kinh tế và khoa học thường dùng khái niệm khan hiếm tương đối, thay vì khan hiếm tuyệt đối. Miền Tây nước Mỹ cho chúng ta nhiều ví dụ về khái niệm khan hiếm tương đối: Các cuộc tranh giành nước đã trở nên phổ biến tại Mỹ khi người Châu Âu nhập cư vào từ phía đông và di cư sang phía tây. Việc tranh giành trở nên bạo lực khi cầu nước vượt xa cung. Thông thường, trong lịch sử miền Tây, người dân sẽ quay trở lại miền Đông khi hạn hán xảy ra hoặc khi có quá nhiều người tranh giành nguồn nước ít ỏi. Nhưng sau khi hạn hán kết thúc, chính quyền Liên Bang lại khuyến khích người dân định cư ở miền Tây. Và ngay khi người dân di chuyển về miền Tây, khan hiếm nước lại xảy ra, và hạn hán lại xuất hiện; mùa màng, gia súc bị chết và dòng người nhập cư lại quay trở về. 4 Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước Bản đồ quan trắc hạn hán ở Mỹ (US Department of Agriculture, 2014) Ngoài ra, khan hiếm nước là nguyên nhân của tình trạng sức khỏe nghèo nàn của người dân tại các nước Châu Phi. Ở các chương tiếp theo, sinh viên sẽ thấy rằng trong điều kiện khí hậu và nguồn cung nước tự nhiên giống nhau thì kinh tế là chìa khóa cho sự khác biệt giữa các vùng nông thôn Châu Phi không thể tiếp cận nguồn nước uống sạch và khả năng của các nước phát triển trong việc tiếp tục cung cấp nước cho dân số tăng trưởng nhanh chóng. Câu hỏi thảo luận: Nếu nước quý giá và quan trọng với xã hội, thì tại sao nó lại có giá thấp như vậy? Và, nếu nước là một tài nguyên có giới hạn thì tại sao chính quyền các nước phương tây lại có thể liên tục tìm ra nguồn cung nước thích hợp ngay cả ở những vùng khô hạn với dân số tăng nhanh? Câu trả lời các câu hỏi này là trung tâm của việc thấu hiểu các mâu thuẫn về nước và vai trò của kinh tế học. Để bắt đầu hiểu được những vấn đề này, trước hết ta phải làm quen với một số đặc điểm vật lý của nước, bao gồm việc nước được đo lường như thế nào? 5 Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước 1.2.3. Dòng chảy và trữ lượng nước Dòng chảy: sự di chuyển của nước trong sông, suối Dòng chảy sông ngòi luôn thay đổi từng ngày thậm chí từng phút. Mưa tác động tới các dòng chảy trong một lưu vực. Ngoài ra, dòng chảy mặt bị chi phối bởi các nhân tố khí tượng địa vật lý và địa hình. Chỉ khoảng 1/3 lượng nước mưa rơi trên bề mặt đất chảy vào sông suối và quay trở lại đại dương. 2/3 còn lại bị bốc thoát hơi hoặc thấm vào nước ngầm. Trữ lượng nước: lượng nước có trong sông, hồ, ao, tầng nước ngầm Lượng nước trong các sông và hồ luôn luôn thay đổi phụ thuộc vào lưu lượng vào và ra 1.2.4. Cung nước và lưu lượng Lưu lượng (Runoff): lượng cung ròng nước mà ta có thể lấy/khai thác được (Cech,2003). Lưu lượng không biểu thị lượng cung tiềm năng của nước, nó chỉ ước tính lượng cung ròng dưới điều kiện hiện tại (Hirshleifer et al., 1960 ). Bảng 1 thể hiện lượng nước sử dụng theo tỉ lệ lưu lượng tại 9 lưu vực sông. Câu hỏi : Tại sao lượng nước sử dụng lại có thể lớn hơn tổng lưu lượng? Bảng 1. Lượng nước sử dụng hàng năm theo tỷ lệ lưu lượng tại 9 lưu vực sông Vùng % Missouri 124.3 Arkansas, White, Red 225.3 Texac-Gulf 259.9 Rio Grande 180.6 Upper Colorado 112.3 Lower Colorado 238.3 Great Basin 158.1 Pacific Northwest 101.8 California 112.7 Nguồn: (Vaux, 1986 ) 6 Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước Đó là do khái niệm "dòng chảy trở lại (return flow)": khái niệm này có nghĩa là lượng nước sử dụng trong hoạt động A sẽ quay trở lại dòng sông sau khi sử dụng. Dòng chảy trở lại này có thể được sử dụng lại trong hoạt động B, C Nhờ có dòng chảy này mà lượng nước được sử dụng có thể lớn hơn tổng lưu lượng. 1.3. VIỆC TIÊU THỤ VÀ SỬ DỤNG NƯỚC CỦA CON NGƯỜI 1.3.1. Các hình thức sử dụng nước của con người Nước được con người sử dụng dưới nhiều cách khác nhau, và cho nhiều mục đích khác nhau. Trước hết, chúng ta cần nước để tồn tại, và thức ăn của con người cũng có nước làm nguyên liệu đầu vào. Chúng ta dùng nước trong nông nghiệp để trồng hoa màu và cho gia súc uống. Nước còn được dùng trong các quy trình công nghiệp và trong sản xuất, nước cũng được dùng để tắm gội và giặt giũ, chúng ta còn dùng nước để giải trí: ta tưới nước cho các sân gôn và thảm cỏ, bơm nước cho hồ bơi, và bơm nước vào các đài phun nước. Lượng nước tối thiểu một người cần uống mỗi ngày là khoảng 2 lít nước và lượng nước một người cần dùng mỗi ngày tương ứng với một tiêu chuẩn sống khỏe mạnh là khoảng 87 lít (23 gallons). Mục đích tiêu thụ cao nhất trong sinh hoạt gia đình là dành cho các mục đích ngoài trời (Gelt, 1996). 7 Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước Tỉ lệ sử dụng nước sinh hoạt (www.awwa.org) Lượng nước sử dụng trên đầu người tại Mỹ gấp 2 đến 4 lần một số nước ở Châu Âu (Frederick, 1991). Việc sử dụng nước phụ thuốc nhiều yếu tố, một trong số đó là giá nước người sử dùng phải trả. Giá nước khác nhau theo từng địa phương hay từng thời điểm, và một số nhà cung cấp nước có thể sử dụng các khung giá khá phức tạp, các loại giá nước sẽ được thảo luận tại chương 4. 1.3.2. Chuyển dòng (diversion): sự di chuyển không tự nhiên của nước mặt Con người ngày nay thường định cư tại những nơi có rất ít nước. Con người làm như vậy vì họ mong muốn những nơi định cư với nhiều lí do khác ngoài nguồn cung nước, bao gồm cơ hội việc làm tốt và lương cao, khí hậu ôn hòa, và gần bạn bè hoặc người thân. Con người từ lâu đã không thõa mãn với sự phân phối của các nguồn nước tự nhiên. Các thành tựu kĩ thuật đã dẫn tới kỹ thuật chuyển hướng dòng nước. Việc chuyển hướng có thể ở quy mô nhỏ như trong 1 lưu vực, hoặc có thể giữa các lưu vực. Ví dụ: dự án Colorado-Big Thompson, dự án này lấy nước từ đầu nguồn của sông Colorado gần hồ Granby, bơm lên đồi và vượt qua 20.9 km đường ống tới phía đông của núi Rocky. Sông Colorado có dòng chảy tự nhiên hướng về phía tây tiến tới Mexico, nhưng qua dự án này, nước được chuyển tới các thành phố phía đông như Boulder và Fort Collins. 8 Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước Dự án Colorado - Bigthompson (www.northernwater.org) Những sự đổi hướng dòng nước như vậy có thể dẫn tới mâu thuẫn giữa các nhóm người sử dụng nước trong lưu vực. Tất cả nông dân ở biên giới phía tây của Colorado và núi Rocky đều cho rằng thỏa dụng của họ phải ưu tiên trước những nông dân ở phía đông núi Rocky (nơi nước được bơm tới). Vì tình huống này mà một số bang đã ra luật nước rằng không cho phép vận chuyển nước ra ngoài lưu vực (Wilkinson, 1985 ). 1.4. LUẬT NƯỚC Bản chất của luật nước là để ngăn ngừa mâu thuẫn và thiết lập quyền sở hữu rõ ràng. Một đặc điểm rất căn bản của luật là các quyền được giao cho một bên nào đó, và nếu các quyền này bị vi phạm thì hình phạt sẽ được áp dụng. Rủi ro bị phạt có thể dùng để răn đe những người muốn phớt lờ quyền lợi của những người khác trên một dòng nước. 9 Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước Chúng ta sẽ bắt đầu với việc miêu tả mối liên hệ giữa luật pháp và kinh tế, vì một hàng hóa có thể trở thành tài sản sở hữu thì phải được định nghĩa rõ ràng. Đầu tiên, ta có thể xem nước là loại hàng hóa kinh tế nào? Về bản chất nước có giá trị vì ta sử dụng nó. Nhưng các nhà kinh tế phân biệt giữa hàng hóa tư nhân và hàng hóa không tư nhân. Hàng hóa tư có 2 đặc tính: tính cạnh tranh (rivalry) và tính loại trừ (exclusion). • Tính cạnh tranh có nghĩa là nếu tôi tiêu thụ một đơn vị hàng hóa thì người khác không tiêu thụ được đơn vị hàng hóa đó nữa. • Tính loại trừ có nghĩa là ta có thể ngăn một người sử dụng hàng hóa nếu họ chưa trả tiền cho hàng hóa đó, có nghĩa là không có ngoại tác. Hàng hóa công không có tính loại trừ: bạn tiêu thụ 1 đơn vị hàng hóa không dẫn tới việc tôi không được tiêu thụ cùng đơn vị hàng hóa đó. Hàng hóa công cũng bao gồm ngoại tác. Một công viên đầy hoa tạo ra lợi ích cho tất cả ai đi ngang qua và ngắm nhìn hoa. Một tài nguyên chung (common property resource) cũng bao gồm ngoại tác, nhưng ngoại tác ở đây có thể được hiểu linh động. Ví dụ: một tầng nước ngầm là tài nguyên chung và có thể bị khai thác nhanh quá mức làm cho những người sử dụng trong tương lai không nhận được lợi ích. Vậy nước là hàng hóa công cộng hay tư nhân? Nó có thể là cả hai, đặc biệt nếu ta suy nghĩ theo nghĩa rộng về các dòng nước và các dịch vụ môi trường mà nước cung cấp. 10 [...]... sử dụng nước, thu gom, sử dụng nước được khử muối từ nước lợ, nước mặn, đầu tư thiết bị, công nghệ tiết kiệm nước Luật này thay thế Luật Tài nguyên nước, số 08/1998/QH10 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 Luật Tài nguyên Nước bao gồm 10 chương và 79 điều Trong Luật Tài nguyên Nước không nêu rõ về quyền sở hữu Nước, thay vào đó, tài nguyên Nước được định nghĩa tại Điều 2 là: Tài nguyên nước bao... phí khi sử dụng tài nguyên nước một cách không hiệu quả Chiến lược Tài nguyên Nước tới năm 2020 Chiến lược tài nguyên nước tới năm 2020 nhằm mục đích đa dạng hóa các hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên nước thông qua các chương trình đa phương và song phương bằng cách tăng cường đối tác với các cơ quan tài trợ quốc tế và các Tổ chức phi chính phủ Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước thành viên... trường chiến lược Luật tài nguyên nước (LWR) 1998 Luật này cung cấp các cơ sở cho: Thiết lập các chính sách, nguyên tác và khuôn khổ cơ bản cho việc qui hoạch, khai thác, sử dụng, bảo tồn, bảo vệ, điều tiết và quản lý tất cả các tài nguyên nước cho phát triển toàn diện, tổng hợp và bền vững 14 Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước Xác định các quyền và trách nhiệm của Chính phủ, người sử dụng nước và công chúng... Luật tài nguyên nước (sửa đổi) 2012 Nhằm bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia, tạo động lực phát triển bền vững ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa…, ngày 21/06/2012, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước, số 17/2012/QH13 Trong đó, đáng chú ý là quy định tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên. .. mục đích sử dụng nước Bên cạnh đó, nhằm thực hiện chủ trương chống lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Luật cũng khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng tiết kiệm nước thông 15 Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước qua việc quy định ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả như: Miễn, giảm thuế và cho phép vay vốn ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư sử dụng nước tuần hoàn,... cấp định hướng về vai trò của Chính phủ trong ngành này 1.5 KINH TẾ, THỊ TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC Kinh tế học chủ yếu quan tâm tới sự khan hiếm tương đối và việc phân phối những gì xã hội muốn Sự khan hiếm tương đối bao gồm cung của bất kì tài nguyên hay hàng hóa nào, và mong muốn của xã hội đối với tài nguyên/ hàng hóa đó Ví dụ: rất nhiều tài nguyên quan trọng ở những năm 1800s, như kim loại hay khoáng... trang trí đài phun nước, thì nước có thể dễ dàng được thay thế Ở một số cách sử dụng khác như tưới tiêu thâm canh thì việc thay thế nước có thể khó hơn, nhưng vẫn khả thi nếu tìm ra giải pháp kỹ thuật Từ lâu kinh tế học đã được sử dụng để đánh giá chi phí và lợi ích của các dự án nước Đầu những năm 1950s, ủy viên của Cục khai hoang Mỹ, Micheal Straus, đã khai 18 Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước báo trước... công tác quản lý nước, cung cấp những cơ chế lập kế hoạch, qui hoạch, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên nước thông qua giấy phép sử dụng nước và giấy phép xả nước thải Luật cũng cung cấp những phương tiện để giám sát, đánh giá và cưỡng chế thi hành luật Tuy nhiên, các quyền về nước không được xác định và thiếu trầm trọng các dữ liệu về bảo vệ môi trường dẫn đến việc quản lý chất lượng nước không.. .Kinh Tế Quản Lý Tài Nguyên Nước Hàng hóa tư nhân có thể được áp dụng quyền sở hữu Ví dụ: ngôi nhà là một tài sản riêng được bảo vệ bằng quyền sở hữu thông qua luật pháp Tuy nhiên, quyền về nước không được định nghĩa cụ thể như quyền sở hữu một ngôi nhà Thông thường, quyền về nước là các quyền hợp pháp được sử dụng nước trong một thời gian nhất định Sự khác biệt giữa quyền sở hữu nhà với quyền nước. .. nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quyền sử dụng, khai thác Tài nguyên Nước được nêu tại Mục 2 Chương IV trong đó liệt kê các trường hợp được phép khai thác sử dụng hoặc phải đăng ký, xin phép để khai thác sử dụng Tài nguyên Nước Tuy nhiên, trong Luật không nêu rõ về thời hạn hay lượng nước được sử dụng khi

Ngày đăng: 29/08/2015, 12:59

Mục lục

  • KINH TẾ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC, KINH TẾ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ LUẬT VỀ NƯỚC

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan