Con đường đi tới tự do tài chính nhờ JARS

15 646 2
Con đường đi tới tự do tài chính nhờ JARS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chúng ta đã biết có những cuốn sách làm thay đổi cuộc đời của nhiều người. Đối với tôi cuốn sách làm thay đổi cuộc đời tôi là Con đường đi tới tự do tài chính nhờ cách quản lý tiền theo phương pháp JARS. Đối với hầu hết học sinh việt nam, kiến thức về tài chính ở trường hay ở nhà đều không được đào tạo.Vì thế khi bước vào cuộc sống gia đình nhiều cặp vợ chồng trẻ gặp nhiều khó khăn. Tôi cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Sau khi áp dụng Jars, tôi đã thành công. Với mong muốn mọi gia đình Việt Nam thay đổi được đời sống, tôi quyết định viết lại cách tôi áp dụng phương pháp Jars

1 Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính Table of Contents Con đường đi tới tự do tài chính bằng cách thực hiện quản lý tiền đúng theo phương pháp quản lý tài tính cá nhân Jars. 2 Lời mở đầu 2 Nội dung chính của phương pháp Jars 3 1. NEC - TÀI KHOẢN CHI TIÊU CẦN THIẾT 55% 4 2. LTSS - TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM TIÊU DÙNG CHO TƯƠNG LAI 10% 4 3. EDU - TÀI KHOẢN GIÁO DỤC 10% 4 4. FFA - TÀI KHOẢN TỰ DO TÀI CHÍNH 10% 5 5. PLAY – TÀI KHOẢN HƯỞNG THỤ 10% 5 6. GIVE – TÀI KHOẢN TỪ THIỆN 5% 5 VẬY BÂY GIỜ LÀM SAO ĐỂ BẮT ĐẦU LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP JARS? 6 Cách tôi áp dụng Jars 6 1. xác định các khoản chi tiết cho các mục 6 2. Lập bảng tính tổng tiền thu chi hàng tháng của 2 vợ chồng và lập kế hoạch chi tiêu theo Jars 8 3. Lập nhật ký ghi lại các khoản thu chi thực tế hàng tháng 10 4. Điều chỉnh các hệ số của Jars cho sát với thực tế 13 6. Tìm hiểu để sử dụng phần tự do tài chính (FFA) hiệu quả 13 7. Kết quả thực tế tôi thu được 14 2 Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính Con đường đi tới tự do tài chính bằng cách thực hiện quản lý tiền đúng theo phương pháp quản lý tài tính cá nhân Jars. Lời mở đầu Tôi là những người tỉnh lẻ. Sau khi tốt nghiệp cấp III, Tôi ra thủ đô Hà Nội học đại học. Sau 4.5 năm học đại học, Tôi ra trường và rất may mắn kiếm được công văn việc làm ổn định. Tuy nhiên mức thu nhập của mỗi người cũng không cao, chỉ 3 - 5 triệu/1 tháng vào những năm 2004. Sau khi ra trường và đi làm được 3 năm tôi lập gia đình. Chồng tôi cũng là người tỉnh lẻ. Ngày cưới 2 vợ chồng tôi còn phải vay bạn bè tiền thì mới đủ để tổ chức đám cưới. Năm đầu tiên, chưa con cái gì nên với số tiền 3-5 triệu/1 người thì chúng tôi tiêu không có kế hoạch, thích gì tiêu nấy… Khi chuẩn bị chào đón đứa con đầu đời, thì chúng tôi phải đi thuê nhà to hơn để đón bà ra ở cùng để chăm cháu. Và rồi cũng đến ngày đứa con đầu tiên chào đời. Kế từ ngày có bé, cuộc sống kinh tế của hai vợ chồng tôi gặp rất nhiều khó khắn. Có thể nói tiền lương hàng tháng rất khó để chi tiêu cho cuộc sống gia đình. Càng lao vào làm việc, lương tăng lên được chút ít thì sự trượt giá còn cao hơn. Vì thế cảnh túng thiếu tiền luôn cuốn lấy chúng tôi. Cứ chờ đến ngày nhận lương, nhưng chỉ sau một ngày nhận lương thì tiền đi đâu không biết. Hai vợ chồng tôi rất là đau đầu, câu hỏi lớn đặt ra cho 2 vợ chồng tôi là làm sao để thoát khỏi cảnh này. Tại sao hai vợ chồng tôi học hành không thua các bạn, thu nhập cũng không đến nỗi nào so với mọi người trong công ty, sao mình vẫn túng thiếu thế này? Câu hỏi này cứ dai dẵng theo tôi ngày này qua ngày khác. Tôi lại làm việc về lĩnh vực công nghệ thông tin. Nên tôi được tiếp cận internet hàng ngày. Và rồi tình cờ một hôm ở lại cơ quan tôi mở google ra search và tìm ra được trang web dạy cách quản lý tài chính cá nhân JARs. Đọc xong trang web tự dưng đầu óc bừng tỉnh. Đúng là có một tia sáng cho cuộc sống của chúng tôi rồi. Về nhà tôi kể chuyện này cho chồng nghe, và rất may là chồng tôi cũng rất ủng hộ việc này. Thế là hai vợ chồng quyết tâm lên kế hoạch thực hiện. Tuy nhiên thời gian đầu chúng tôi rất là bở ngở khi thực hiện kế hoạch này. Sẽ đưa những phần chi tiêu nào vào khoản nào? Với thói quen chi tiêu không kế hoạch giờ theo kế hoạch nên cũng thấy bí bách,… 3 Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính Tuy nhiên với quyết tâm và lòng kiên nhẫn, chúng tôi đã thực hiện áp dụng từ năm 2008 đến nay chúng tôi đã thay đổi hẳn cuộc đời. Cụ thể là từ việc chúng tôi phải đi thuê nhà giờ chúng tôi đã có 2 cái nhà, 2 đứa con và có công ty riêng,…. Vậy các bạn có biết tôi đã áp dụng Phương pháp quản lý tài chính cá nhân JARs như thế nào không? Với mục đích mong muốn những người có xuất phát điểm như mình thay đổi được cuộc sống, mình quyết định viết lại cách thức mà mình đã áp dụng phương pháp JARs. Nội dung chính của phương pháp Jars Phương pháp Quản lý Tài chính cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind) là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khoá học ngắn và dài hạn về phát triển cá nhân. Ông được mệnh danh là “Trainer Of Trainers” Phương pháp JARS là phương pháp những cái hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân. Hãy hình dung khi bạn nhận được thu nhập mỗi tháng (có thể là tiền lương, hoặc tiền từ bố mẹ, hoặc bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng). Số tiền đó sẽ được chia cho các hũ được dánh dấu như sau với số phần trăm tương ứng.  NEC (Neccessities) - Tài khoản chi tiêu cần thiết - 55% 4 Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính  LTSS (Long Term Saving for Spending) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai - 10%  EDU (Education) – Tài khoản giáo dục - 10%  FFA (Financial Freedom) – Tài khoản tự do tài chính - 10%  PLAY - Tài khoản hưởng thụ - 10%  GIVE - Tài khoản từ thiện - 5% Khi bạn nhìn vào những tài khoản trên, có thể bạn sẽ thắc mắc là có vẻ 1 số tài khoản nó hơi trùng lập với nhau, nhưng thật sự thì mỗi tài khoản đều có mục đích và tác dụng riêng đấy. 1. NEC - TÀI KHOẢN CHI TIÊU CẦN THIẾT 55% Đây là tài khoản tiêu dùng cho những chi phí cần thiết của bạn, như là ăn uống, đi lại, kể cả mua sắm những thứ cần thiết cho bản thân. Có thể bạn sẽ thắc mắc là nhu cầu mỗi người khác nhau, liệu 55% có thể đủ hay không. Thật sự là thống kê cho thấy thì 55 - 60% này sẽ là đủ đối với thu nhập của bạn, nếu bạn thấy bạn cần nhiều hơn nữa, chứng tỏ việc chi tiêu của bạn chưa hợp lý. Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn biết được giới hạn chi tiêu của mình là bao nhiêu, từ đó bạn sẽ thay đổi lối sống cho phù hợp với điều kiện của mình. Còn khi bạn chưa bao giờ lên kế hoạch rõ ràng, bạn sẽ thường xuyên chi tiêu vô tội vạ và lấn vào các tài khoản khác. 2. LTSS - TÀI KHOẢN TIẾT KIỆM TIÊU DÙNG CHO TƯƠNG LAI 10% Tài khoản này bạn sẽ phải để dành một khoảng thời gian khá lâu để cho những chi tiêu lớn trong tương lai. Ví dụ như khi còn đi học, bạn muốn sắm chiếc điện thoại mới, hay mua chiếc laptop, thì đây là khoản mà bạn để dành cho những chi tiêu đó (vì nó lớn đối với bạn). Hoặc khi bạn đã đi làm, thì khoản này để cho bạn dành dụm mua những món lớn hơn như là sắm xe, mua nhà, dành dụm cho đám cưới v.v… Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình đang nhắm tới là gì, và sẽ tiết kiệm tiền từ từ cho việc đó. Những khoản chi tiêu lớn như này, bạn cần có kế hoạch lâu dài chứ không nên để tới lúc đó mới mang hết tiền của mình ra mua, khi đó sẽ ảnh hưởng tới những khoản chi tiêu khác của bạn. 3. EDU - TÀI KHOẢN GIÁO DỤC 10% Đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, tức là để cho bạn nâng cấp bản thân. Tài khoản này có thể được chi tiêu vào các khoản như tham gia các khoá học nâng cấp bản thân, mua sách hoặc tài liệu học tập, Và hãy nhớ đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, bạn phải chi tiêu hợp lý để nâng cấp bản thân liên tục, có như vậy bạn mới đảm bảo được giá trị bản thân. 5 Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đầu tư vào chính bản thân mình, bởi đây chắc chắn sẽ là khoản đầu tư sinh lời nhất của bạn sau này. 4. FFA - TÀI KHOẢN TỰ DO TÀI CHÍNH 10% Có thể khái niệm này rất mới đối với bạn, nói đơn giản thì đây là tài khoản dùng để đầu tư sinh lợi nhuận. Có nhiều cách để đầu tư nhưng ví dụ bạn có thể dùng để chơi chứng khoán, hoặc để dành khi nào nhiều nhiều có thể hùn vốn làm ăn với bạn bè, hay mở một cửa hàng nhỏ, thậm chí là mở công ty. Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn lúc nào cũng có sẵn 1 sô tiền cho những mục đích đầu tư trong tương lai, chứ không phải tới lúc cần bạn mới đi gom tiền. Và lý do mà tên tài khoản này là Financial Freedom (Tự do tài chính) là bởi vì chỉ có đầu tư (hợp lý và hiệu quả) thì mới có thể giúp bạn làm giàu, và đạt được tới Financial Freedom. Khi mà tiền lợi tức từ những thương vụ đầu tư của bạn đủ để chi trả hết các khoản chi tiêu trong cuộc sống của bạn, thì lúc đó bạn không cần phải đi làm mà vẫn có thể sống thoải mái. 5. PLAY – TÀI KHOẢN HƯỞNG THỤ 10% Đây thật sự là tài khoản để bạn xài để thỏa mãn nhu cầu xa xỉ của bản thân. Có thể bạn cần một cái áo mới (chỉ là tại vì bạn thích, chứ không phải vì nhu cầu), mua đĩa game, đĩa nhạc mới. Thậm chí là để đi du lịch, ăn uống bù khú với bạn bè. Và hãy nhớ, đây là khoản tiêu xài BẮT BUỘC, cho dù bạn đang cực kỳ dè sẻn chi tiêu, nhưng phải luôn để ra một khoản cho chính bản thân bạn. Khoản này có thể gom lại vài ba tháng để xài một lần, nhưng bạn ko được để đó quá lâu. Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn tự thưởng cho bản thân (sau một thời gian cực khổ kiếm ra tiền), và chỉ có bạn được hưởng thụ tiền của mình kiếm ra thì bạn sẽ có nhiều động lực hơn nữa để kiếm thêm nhiều tiền. 6. GIVE – TÀI KHOẢN TỪ THIỆN 5% Đây là tài khoản để bạn đem cho người khác, có thể là đi quyên góp từ thiện, giúp các trẻ em nghèo. Có rất nhiều những hoạt động mà bạn có thể dành số tiền này vào. Nhưng bạn luôn phải nhớ dành ra 1 khoản để giúp đỡ người khác. Tác dụng của tài khoản này là theo Law Of Attraction khi bạn cho đi, bạn sẽ được nhận về … khi giúp được người khác, tất nhiên bạn sẽ vui hơn nhiều. Nhưng đối với chính bản thân bạn thì nó cũng sẽ giúp cho bạn nhận được những món tiền nhiều hơn trong tương lai đấy nhé. 6 Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính VẬY BÂY GIỜ LÀM SAO ĐỂ BẮT ĐẦU LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP JARS? - Bạn hãy dành ra thời gian để ngồi tình toán lại tiền bạc cá nhân của chính mình. - Đầu tiên bạn hãy ghi ra số tiền mà bạn sẽ có mỗi tháng là bao nhiêu, rồi chia đều cho các tài khoản theo tỷ lệ nêu trên. - Thế nhưng khi đã nghiên cứu và chia được thu nhập của mình thành các khoản như Jars hướng dẫn rồi. Triển khai vào thực tế sẽ gặp phải vấn đề sau: + Có rất nhiều khoản trong thực tế bạn chi mà không biết đưa nó vào khoản nào thì hợp lý? + Thực tế chi tiếp giữa các khoản của mình ở thời gian đầu nó chưa khớp với các chỉ số mà Jars đưa ra. Vậy phải xử lý thế nào đối với trường hợp này? + Khoản tự do tài chính bạn sẽ dùng nó như thế nào thì hiệu quả? Ai cũng sẽ thực hiện giống nhau hay khác nhau? Người ta thường nói "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Thế nên cũng là Jars nhưng mỗi người sẽ có cách làm khác nhau. Sau đây tôi sẽ trình bày tiếp về cách tôi thực hiện gắp các món chi tiêu và các mục cũng như cách tôi dùng phần tự do tài chính đó như thế nào để hiệu quả. Cách tôi áp dụng Jars 1. xác định các khoản chi tiết cho các mục * Đối với NEC 55% (Tài khoản chi tiêu cần thiết), hiện giờ bạn đã biết giới hạn chi tiêu cần thiết hàng tháng của mình là bao nhiêu rồi, bạn có thể so sánh với trung bình tiêu xài của bạn từ trước đến giờ, nếu nó nhiều hơn số tiền bạn có trong NEC, thì hãy bắt đâu ngồi suy nghĩ để cắt giảm chi tiêu của mình. Chắc chắn khi ngồi tính lại, bạn sẽ thấy được những khoản không cần thiết mà bạn có thể bỏ đi, và nhất là khi bạn đã có 1 con số cụ thể làm giới hạn, bạn sẽ rất dễ dàng điều chỉnh lại thói quen tiêu xài. Các khoản chi tiêu mà tôi đưa vào mục này: - Chi phí mua ga, điện, nước - Chi phí lắp internet, cáp quang - Chi phí ăn uống hàng ngày cho gia đình - Tiền mua mì tôm, mì phở cho cả nhà - Chi phí tiền học cho các con ở trường (tiền học phí, tiền sách giáo khoa, tiền ăn) - Tiền mua hoa quả hằng ngày - Tiền dịch vụ chung cư - Tiền dịch vụ cáp truyền hình 7 Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính * Đối với LTSS 10% (Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai), bạn hãy đặt cho mình một mục tiêu trong tương lai là bạn sẽ phải mua cái gì đó có giá trị lớn. Rồi từ LTSS bạn có mỗi tháng, hãy tính thử trong bao lâu bạn sẽ có đủ tiền để mua, từ đó hãy đặt quyết tâm với bản thân để hướng tới mục tiêu đó. Các khoản chi tiêu mà tôi đưa vào mục này: - Tiền mua ti vi LCD - Tiền mua máy giặt - Tiền mua quạt điện, điều hòa - Tiền mua loa, đài - Tiền mua bếp từ - Tiền mua xe máy, xe đạp * Đối với EDU 10% (Tài khoản giáo dục), nếu trước mắt bạn không có những dự tính lớn lao nào (như đóng tiền để tham dự những khoá học nọ kia) thì hay nghĩ xem những sách vở tài liệu gì bạn có thể mua được để đọc, tìm tòi, học hỏi và nâng cấp bản thân (ví dụ như mua cuốn Tôi tài giỏi chẳng hạn). Hãy nhớ, bây giờ bạn đã có một khoản cho chuyện đó, nên bạn phải tự thúc đẩy chính bản thân mình tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa. Kiến thức không bao giờ miễn phí, bây giờ bạn đã có tiền, tại sao ko đi mua thêm kiến thức cho mình? Các khoản liệt kê vào mục này: - Tiền cá nhân tham gia các khóa học - Tiền mua sách vở nâng cao, tham khảo cho con, cho mình - Tiền tham gia khóa đào tạo về cách nói chuyện và dạy con - Tiền cho con học thêm ngoại khóa * Đối với FFA 10% (Tài khoản tự do tài chính), hãy nhân số tiền mà mình có hàng tháng với 6 tháng, 12 tháng hoặc 36 tháng. Mục tiêu là để bạn sẽ có được trong đầu số tiền mình có thể dùng để đầu tư trong giai đoạn 6 tháng sắp tới, 1 năm hoặc 3 năm sắp tới là bao nhiêu. Khi đã có con số trong đầu, bạn sẽ dễ dàng kiếm được chỗ thích hơp để đầu tư số tiền đó. Còn hiện tại thì có thể bạn nên ra mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, mỗi tháng bạn sẽ bỏ vào đúng số tiền 8 Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính trong FFA vào đó. Nếu bạn chưa có dự định đầu tư trong tương lại gần, bạn có thể gửi tiết kiềm dài hạn để có được lãi suất cao hơn. Đây là khoản tiền bạn dùng để tạo nên tự do tài chính, bạn tích lũy để có vốn đầu tư lớn: đầu tư cổ phiếu, bất động sản, chuỗi cửa hàng, gửi ngân hàng… * Chắc chắn đa số mọi người sẽ rất hứng thú với PLAY 10%, bởi vì đây là tài khoản để bạn hưởng thụ cho bản thân mình. Hãy tiêu xài cho nó thật hợp lý (bởi nó cũng không quá nhiều), và cho đáng công sức mình đã bỏ ra (bởi vì nó sẽ đủ để bạn tự thưởng cho chính mình). Nếu bạn có dự tính du lịch, hoặc cần nhiều hơn khoản PLAY cho phép hàng tháng, bạn có thể để dành vài tháng cho tới khi đủ rồi bạn sẽ xài chúng 1 lần, nhưng phải nhớ là khoản này phải được chi, bạn đừng nên quá tiết kiệm đối với bản thân mình. Những khoản sẽ chi trong mục này: - đi du lịch - mua bộ quần áo hàng hiệu - đi massage -đi xem phim, nghe nhạc… * Và GIVE 5% thì là khoản để bạn có thể làm những việc từ thiện, nhưng chưa bao giờ thấy đủ tiền, còn bây giờ bạn đã có một khoản riêng, hay đi giúp người khác, có thể là bạn bè xung quanh, có thể là người xa lạ, nhưng mà sự giúp đỡ nó sẽ nối tiếp và nhân đôi từ người này qua người khác, hãy là người gieo những hạt giống đầu tiên. Những khoản sẽ chi trong mục này: - Tiền biếu ông bà, bố mẹ và người thân - Tiền từ thiện - Tiền mua ủng hộ các cuộc kêu gọi từ thiện Lưu ý: Tỷ số phần % là Jars dựa trên con số thống kê để đưa ra. Tuy nhiên thực tế tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà có thể điều chỉnh các chỉ số cho phù hợp. Nhưng đối với chỉ số NECC thì không nên để nó cao quá. 2. Lập bảng tính tổng tiền thu chi hàng tháng của 2 vợ chồng và lập kế hoạch chi tiêu theo Jars Sau khi nghiên cứu khá kỹ về Jars, vợ chồng tôi đã lập nên bảng phân chia các loại như sau. Thời kỳ đầu lương hai vợ chồng còn thấp, chi phí cho con cái và gia đình nhiều. Nên tôi giảm tỉ lệ Give, Play nhưng tăng tỉ lệ NECC và FFA. 9 Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính Các thực thực hiện áp dụng Jars như sau: - Mỗi người sẽ giữ lại một phần lương của mình để thực hiện chi tiêu cho cá nhân. Số tiền giữ lại này mỗi người cũng phải tự thực hiện quản lý theo Jars. - Phần còn lại thì sẽ thực hiện chi tiêu cho cả gia đình, và áp dùng cách chia của Jars để quản lý. Cụ thể đối với gia đình tôi như sau Vợ Chồng Lương 3,000,000 5,000,000 Giữ lại mỗi người 1,000,000 2,000,000 NEC (Neccessities) - Tài khoản chi tiêu cần thiết - 55% 55% 550,000 1,100,000 LTSS (Long Term Saving for Spending) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai -10% 10% 100,000 200,000 EDU (Education) – Tài khoản giáo dục - 10% 10% 100,000 200,000 FFA (Financial Freedom) – Tài khoản tự do tài chính - 10% 10% 100,000 200,000 PLAY - Tài khoản hưởng thụ - 10% 10% 100,000 200,000 GIVE - Tài khoản từ thiện - 5% 5% 50,000 100,000 Chi tiêu chung 5,000,000 NEC (Neccessities) - Tài khoản chi tiêu cần thiết - 60% 63% 3,150,000 LTSS (Long Term Saving for Spending) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai -10% 10% 500,000 EDU (Education) – Tài khoản giáo dục - 5% 5% 250,000 FFA (Financial Freedom) – Tài khoản tự do tài chính - 10% 12.0% 600,000 PLAY - Tài khoản hưởng thụ - 10% 7.0% 350,000 GIVE - Tài khoản từ thiện - 5% 3% 150,000 10 Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính Và tôi lập kế hoạch dài hạn nếu với mức lương như hiện tại trong trong vòng 5 năm nữa sẽ thế nào: Các mục Tỷ lệ (%) Số tiền 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm LTSS (Long Term Saving for Spending) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai - 10% 10% 500,00 0 6,000,0 00 12,30 0,000 18,615, 000 18,930 ,750 26,946,537.50 EDU (Education) – Tài khoản giáo dục - 5% 5% 250,00 0 3,000,0 00 6,150, 000 9,307,5 00 9,465, 375 13,473,268.75 FFA (Financial Freedom) – Tài khoản tự do tài chính - 10% 12.0% 600,00 0 7,200,0 00 14,76 0,000 22,338, 000 22,716 ,900 32,335,845.00 PLAY - Tài khoản hưởng thụ - 10% 7.0% 350,00 0 4,200,0 00 8,610, 000 13,030, 500 13,251 ,525 18,862,576.25 GIVE - Tài khoản từ thiện - 5% 3% 150,00 0 1,800,0 00 3,690, 000 5,584,5 00 5,679, 225 8,083,961.25 Lưu ý: đối với khoản NEC thì tôi luôn cố gắng làm sao để đúng với kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên thực tế nó có thể sai lệnh. Khi có sự sai lệch thì tôi sẽ thực hiện điều chỉnh ở khoản GIVE, PLAY và EDU để cho khoảng LTSS và FFA không bị ảnh hưởng. 3. Lập nhật ký ghi lại các khoản thu chi thực tế hàng tháng Tôi thực hiện ghi lại các chi tiêu hàng ngày cho gia đình theo bảng sau. Hạn mức chi Còn lại NEC (Neccessities) - Tài khoản chi tiêu cần thiết - 62% 3,150,000 342,000 LTSS (Long Term Saving for Spending) – Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai -10% 500,000 500,000 EDU (Education) – Tài khoản giáo dục - 5% 250,000 250,000 FFA (Financial Freedom) – Tài khoản tự do tài chính - 13.1% 600,000 600,000 PLAY - Tài khoản hưởng thụ - 6.9% 350,000 350,000 GIVE - Tài khoản từ thiện - 5% 150,000 150,000 DATE HẠNG MỤC NEC LTSS EDU FFA PLAY GIVE [...]... Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính chúng tôi tìm được một miếng đất phần lô 50m2 ở ngại thành Hà Nội, với giá là 225.000.000 Chúng tôi buổi phải thêm bà con và người thân và ngân hàng Lại một may mắn đến với chúng tôi, sau 6 tháng bất động sản sốt lên, tôi đã bán miếng đấy với giá 500.000.000 Sau khi trả ngân hàng và người thân, số tiền trong tài khoản tự do tài chính. .. người giàu có và thành công I believe money is important, money is freedom, and money makes life more enjoyable Tôi tin tiền là quan trọng, tiền là sự tự do và tiền làm cho cuộc sống thú vị hơn I get rich doing what I love Tôi giàu có vì tôi làm những đi u tôi thích 15 Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính Tôi kiếm đủ thu nhập thụ động để chi trả cách sống mà tôi muốn I'm...11 Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính 1 Gạo 100,000 2 Tiền thịt lợn 50,000 3 Tiền rau 10,000 4 Tiền cua 15,000 5 Tiền đậu phụ 4,000 6 Tiền hương 10,000 7 Tiền tăm 2,000 8 Tiền áo cho con 50,000 Tiền internet 150,000 Tiền dịch vụ 200,000 Tiền ổi 10,000 Tiền nhãn 10,000 Tiền na 10,000 9 10 11 Tiền taxi 100,000 Tiền cá thu 150,000 Tiền đi n 200,000 Tiền học con gái 500,000... Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính đi khám phụ 25 khoa 100,000 Mua bánh bao Thịt lợn 50,000 Nhãn 26 8,000 10,000 27 Hoa quả + Nếp 28 (Rằm tháng 07) Tiền gà + sả 50,000 100,000 29 30 31 Tổng 2,808,000 - 1,564,000 600,000 230,000 330,000 Sau vài tháng, số tiền còn lại trong NECC, PLAY, GIVE tôi lại thực hiện trích 1 phần để đưa vào quỹ FFA 4 Đi u chỉnh các hệ số của Jars. .. Tiền na 10,000 9 10 11 Tiền taxi 100,000 Tiền cá thu 150,000 Tiền đi n 200,000 Tiền học con gái 500,000 Tiền học con trai 500,000 Tiền thịt 36,000 12 13 14 15 16 17 18 12 Quản lý tài chính cá nhân tốt là con đường dẫn đến tự do tài chính Tiền trứng 38,000 Tiền na 26,000 600,000 19 Tiền đón con trai muộn 10,000 20 21 Tiền nhãn Tiền thịt bò 65,000 đậu phụ 6,000 Thịt lợn 22 65,000 54,000 130,000 Tiền mời... lương của 2 vợ chồng cũng tăng lên, và khoản tự do tài chính của chúng tôi có sự thay đổi lớn đồng thơi công ty tôi và chồng cho quyền mua cổ phiếu Chung tôi đã dành ra 100.000.000 mua cổ phiếu với hình thức đầu tư lâu dài Hướng đầu tư tiếp theo của chúng tôi là mở các cửa hàng kinh doanh các mặt hàng tạp hóa, hàng xách tay, … Và 5 năm sau đó thì khoản tự do tài chính của tôi là lên đến tiền tỷ rồi 7 Kết... thực tế Tháng đầu tiên tôi áp dụng Jars, chúng tôi thực hiện đi u chỉnh tỷ số phần % như trên Cụ thể NECC từ 55% chung tôi phải đi u chỉnh lên thành 63%, EDC chúng tôi phải giảm xuống còn 5%,… Nhưng khi nguồn thu nhập của chúng tôi tăng lên, các tỷ lệ % của Jars tôi lại chỉnh về như lúc đâu Và thường thì tôi tăng tỷ lệ % của FFA lên 6 Tìm hiểu để sử dụng phần tự do tài chính (FFA) hiệu quả Khi bắt đầu... mở tài khoản ngân hàng, tương ứng với 1 mục là một sổ Các sổ này được chuyển vào hàng tháng Ngoài việc giúp cho mình thực hiện chi tiết đúng, nó có là tài khoản tự sinh lãi do ngân hàng trả cho đồng thời với việc chia tài khoản thành các mục, thì tôi cũng đã thực hiện tìm hiểu cách làm thế nào để sử dụng hiệu quả khoản FFA Qua tìm hiểu thì tôi biêt đối với dân văn phòng như tôi, thì tôi có thể mở tài. .. Tôi tự do về tài chính Tôi làm việc bởi vì tôi chọn, không phải vì tôi phải làm My part-time business is mananing and investing my money, and creating passive income stream Công việc kinh doanh ngoài giờ của tôi quản lý và đầu tư tiền của tôi và tạo ra nhiều nguồn thu nhập thụ động I create my life I create the exact amount of my fanancial success Tôi tạo ra cuộc sống của tôi Tôi tạo ra số lượng chính. .. chuyển khoảng này vào đầu tư Sau 1 năm tích lũy, quyết định mở tài khoản chứng khoán để chơi Và thật may mắn cho tôi, số tiền 12,960,000 sau 3 tháng mua đi bán lại đã lên đến hơn 50.000.000 Tôi lại quyết định rút phần gốc đẩy vào tài khoản FFA ở ngân hàng và tiếp tục kinh doanh chứng khoán online Sau 1.5 năm thì tôi có hơn 100.000.000 trong tài khoản FFA, và hai vợi chồng tôi quyết định đầu tư bất động

Ngày đăng: 29/08/2015, 09:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan