Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý về môi trường tại khu đô thị mới định công

32 302 0
Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý về môi trường tại khu đô thị mới định công

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, nó không bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, một khu vực mà là vấn đề được cả thế giới đặc biệt quan tâm. Việt Nam trong thời gian gần đây với cơ chế thị trường đã có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế. Do tốc độ phát triển ở mức cao việc khai thác các nguồn tài nguyên thiếu tính toán, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh, chưa có một quy hoạch đô thị và khu công nghiệp hoàn chỉnh đã làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề môi trường như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm chất thải rắn và độc hại.v.v… Việc quản lý môi trường đô thị đang là một vấn đề bức xúc. Sự ô nhiễm môi trường đô thị có tác động xấu đối với sức khỏe con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn), Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, thực trạng này đặt ra cho các nhà quản lý, nhà khoa học những nhiệm vụ nặng nề trong việc xử lý và kiểm soát tình trạng ô nhiễm. Để làm tốt vấn đề này, rất cần sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và của từng người dân trong xã hội. Riêng Thành phố Hà Nội là một trung tâm kinh tế và cũng là một trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật, giao lưu quốc tế của cả nước. Với sự tập trung đông đúc của dân cư và các nhà máy, xí nghiệp, Thành phố đang đứng trước những trở ngại rất lớn về tình trạng ô nhiễm môi trường. Ngăn cản ô nhiễm môi trường là việc làm cần thiết và cấp bách nhưng phải đảm bảo duy trì tốc độ phát triển kinh tế. Để đạt được điều đó cần phải có biện pháp quy hoạch và quản lý môi trường thích hợp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường, chúng e đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu lực Quản lý về môi trường tại khu đô thị mới Định Công” để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Thông qua việc nghiên cứu thực tế hoạt động quản lý môi trường tại KĐT mới Định công, tìm ra các giải pháp nâng ca hiệu lực Quản lý về môi trường tại khu đô thị mới Định Công nói riêng và Thực trạng quản lý trong các khu đô thị mới ở Việt NamHà Nội nói chung. Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu hiện trạng và tình hình quản lý ô nhiễm môi trường tại Thành phố Hà Nội, phân tích các nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm từ đó đề xuất sơ bộ các giải pháp khắc phục, góp phần làm lành mạnh hóa môi trường Thành phố, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế bền vững. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Đối tượng: Hoạt động QLMT tại khu Đô thị mới Định Công 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Thông tin chủ yếu ở một số đô thị ở Hà Nội - Về thời gian: Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu của đề tài là số liệu thứ cấp do điều tra thu thập thông tin từ sách, báo, internet trong năm 2005-2010, các số liệu đã được công bố. II. NỘI DUNG Chương 1: KHÁI NIỆM CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU ĐÔ THỊ 1. Khái niệm về Quản lý môi trường "Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia". Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm: + Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người. + Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc gia theo 9 nguyên tắc của một xã hội bền vững do hội nghị Rio-92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất luợng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội. + Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư. 2. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆNCÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 2.1 Điều kiện tự nhiên: 2.1.1 Vị trí địa lý Nằm ở phía tây bắc của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ phía Tây. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn. 2.1.2 Địa hình: Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sabồi đắp, ba phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh như Ba Vì cao 1.281 m, Gia Dê 707 m, Chân Chim 462 m, Thanh Lanh 427 m, Thiên Trù 378 m Khu vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng. 2.1.3 Đặc điểm khí tượng khí hậu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và môi trường: Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Thuộc vùng nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là khí hậu của mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông. Khí hậu Hà Nội cũng ghi nhận những biến đổi bất thường. Vào tháng 5 năm 1926, nhiệt độ tại thành phố được ghi lại ở mức kỷ lục 42,8 °C. Tháng 1 năm 1955, nhiệt độ xuống mức thấp nhất, 2,7 °C. Đầu tháng 11 năm 2008, một trận mưa kỷ lục đổ xuống các tỉnh miền Bắc và miền Trung khiến 18 cư dân Hà Nội thiệt mạng và gây thiệt hại cho thành phố khoảng 3.000 tỷ đồng. Khí hậu Hà Nội Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình tối cao °C (°F) 19 (66) 19 (67) 22 (72) 27 (80) 31 (87) 32 (90) 32 (90) 32 (89) 31 (88) 28 (82) 24 (76) 22 (71) Trung bình tối thấp °C (°F) 14 (58) 16 (60) 18 (65) 22 (71) 25 (77) 27 (80) 27 (80) 27 (80) 26 (78) 23 (73) 19 (66) 16 (60) Lượng mưa mm (inch) 20.1 (0.79) 30.5 (1.20) 40.6 (1.60) 80 (3.15) 195.6 (7.70) 240 (9.45) 320 (12.6) 340.4 (13.4) 254 (10.0) 100.3 (3.95) 40.6 (1.60) 20.3 (0.80) Nguồn: The Weather Channel [28] và Asia for Visitors [29] 27 tháng 12 năm 2008. 2.1.4 Nguồn nước - thủy văn: Hiện nay ngoài nước ngầm, Hà Nội đã có thêm nguồn nước sạch thứ hai được cấp từ Nhà máy nước sạch Sông Đà. Theo UBND TP Hà Nội, hiện các khu vực tây nam TP Hà Nội đang được cung cấp nước sạch từ nguồn nước này, bao gồm khoảng 50.000 hộ dân thuộc toàn bộ khu vực quận Thanh Xuân, một phần quận Hoàng Mai, một phần huyện Từ Liêm. Sông Hồng là con sông chính của thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp Hưng Yên. Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất Việt Nam. Hà Nội còn có Sông Đà là ranh giới giữa Hà Nội với Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc thành phố tại huyện Ba Vì. Ngoài ra, trên địa phận Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cầu, sông Cà Lồ, Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội. Hà Nội cũng là một thành phố đặc biệt nhiều đầm hồ, dấu vết còn lại của các dòng sông cổ. Trong khu vực nội thành, hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500 ha, đóng vai trò quan trọng trong khung cảnh đô thị, ngày nay được bao quanh bởi nhiều khách sạn, biệt thự. Hồ Gươm nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố, khu vực sầm uất nhất, luôn giữ một vị trí đặc biệt đối với Hà Nội. Trong khu vực nội ô có thể kể tới những hồ nổi tiếng khác như Trúc Bạch, Thiền Quang, Thủ Lệ Ngoài ra, còn nhiều đầm hồ lớn nằm trên địa phận Hà Nội như Kim Liên, Liên Đàm, Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn, Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³. Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ một ngày. Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³. Lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp này đều có hàm lượng hóa chất độc hại cao. Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp. Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này. 3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI. 3.1 Dân số: Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 người. Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người. [18] Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu người. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dần được đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 người vào năm 1999. [33] Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới. [34] Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.451.909 người [35] , dân số trung bình năm 2009 là 6.472.200 người. [1] Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 1.979 người/km². Mật độ dân số cao nhất là ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ dưới 1.000 người/km². Về cơ cấu dân số, theo số liệu 1 tháng 4 năm 1999, cư dân Hà Nội và Hà Tây chủ yếu là người Kinh, chiếm tỷ lệ 99,1%. Các dân tộc khác như Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. [5] Năm 2009, người Kinh chiếm 98,73 % dân số, người Mường 0,76 % và người Tày chiếm 0,23 % [35] . Năm 2009, dân số thành thị là 2.632.087 chiếm 41,1%, và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1 % 3.2 Lao động: Lao động trên 15 tuổi 2005 2007 2008 2009 Sơ bộ 2010 Hà Nội 1553,1 1653,7 3421,2 3405,8 3581,3 3.3 Tăng trưởng kinh tế: Theo Cục thống kê Thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm 2011, tổng sản phẩm nội địa (GDP) Hà Nội tăng 9,3% so cùng kỳ năm trước, mặc dù thấp hơn tốc độ tăng trưởng của 6 tháng đầu năm 2010 nhưng vẫn là một kết quả đáng khích lệ, trong đó: Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 5,1% (đóng góp 0,3% vào mức tăng chung). Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng 6 tháng đầu năm tăng 10,4% (đóng góp 5,1% vào mức tăng chung), thấp hơn một chút so với tốc độ tăng của 6 tháng đầu năm 2010. Giá trị tăng thêm các ngành dịch vụ tăng 8,7% so cùng kỳ (đóng góp 3,9% vào mức tăng chung). 4. Hiện trạng môi trường ở thủ đô Hà Nội 4.1 Chất thải rắn: Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt toàn thành phố Hà Nội hiện nay ước tính khoảng 5000 tấn/ngày, trong đó có khoảng 3500 tấn chất thải sinh hoạt đô thị và khoảng 1500 tấn chất thải sinh hoạt nông thôn. Vận chuyển rác thải đô thị chủ yếu do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị với khối lượng khoảng 3000 tấn/ngày, một số doanh nghiệp thu gom vận chuyển rác thải các huyện ngoại thành. Tại khu vực nông thôn ngoại thành đã có 361/435 xã, thị trấn thành lập tổ thu gom rác, trong đó đã có 148 xã chuyển rác đi xử lý. Rác thải chủ yếu được vận chuyển đi chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Nam Sơn ( Sóc Sơn ) với khối lượng trung bình khoảng 3000 tấn /ngày, bãi rác Kiêu kỵ ( Gia Lâm ), bãi Xuân Sơn ( Sơn Tây), Núi Thông ( Huyện Chương Mỹ ), và nhà máy xử lý rác Cầu Diễn, Seraphin Sơn Tây. Chất thải công nghiệp ước khoảng 750 tấn / ngày, mới thu gom khoảng 85 – 90%, trong đó chất thải nguy hại khoảng 97 – 112 tấn / ngày ( chiếm 13 – 15 % ) mới chỉ thu gom khoảng 58 – 78,4 tấn / ngày ( chiếm 60-70% ). Chất thải được thu gom và vận chuyển về bãi rác Nam Sơn để xử lý, tiêu huỷ. Chất thải rắn y tế nguy hại của một số bệnh viện đã được thu gom và xử lý tập trung tại lò đốt chất thải rắn y tế Cầu Diễn với công xuất 5 tấn / ngày, phần tro xỉ được đóng rắn và chôn lấp, một số bệnh viện huyện có lò đốt rác thải y tế nhưng hoạt động cầm chừng. Phế thải xây dựng trên 1000 tấn / ngày chưa được thu gom triệt để. Vấn đề bức xúc chất thải rắn gây ô nhiễm là: Công cụ, phương tiện, nhân lực, phương thức thu gom vận chuyển còn hạn chế, chưa triệt để nên còn rác thải tồn đọng ở đô thị cũng như ở nông thôn, nhiều bãi chôn lấp rác ở vùng nông thôn không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường, 3 trong 5 bãi chôn lấp rác của thành phố sắp lấp đầy, như vậy việc thiêu bãi chôn lấp rác là một khó khăn rất lớn trong việc xử lý chất thải rắn. 4.2 Chất lượng môi trường nước: Nước mặt, nước thải và nước ngầm của thành phố đều đang bị ô nhiễm ở mức độ khác nhau: 4.2.1 Ô nhiễm nước sông: Hà Nội được mệnh anh là thành phố của các sông hồ, có nhiều dòng sông chẩy qua. Môi trường nước sông đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế xã hội như: sự ra đời hàng loạt các khu đô thị, các khu công nghiệp cùng vơí các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và chất thải bệnh vện, các khu dân cư đông đúc, các làng nghề… Nước thải ô nhiễm của các hoạt động đó hầu như chưa được xử lý và đổ thẳng ra sông, hồ đã làm chất lượng môi trường nuớc sông biến đổi theo chiều hướng tiêu cực và xu thế bị ô nhiễm mỗi ngày một tăng cao. Các sông nội thị ( 4 con sông thoát nước phía nam) và sông Cầu Bây ( Gia Lâm ): tiếp nhận khoảng 700.000m3/ngày đêm nước thải đô thị và sản xuấ. Chất lượng nước ở hầu hết các con sông nội thành hà Nội ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng ( BOD5 sông Tô lịch vượt 7,13 lần, sông Kim Ngưu vượt 6,64 lần, sông Sét vượt 2,84 lần, sông Lừ vượt 5,28 lần ) và xu thế tiếp tục bị ô nhiễm do nước thải chưa được xử lý và đổ thẳng ra sông. Dự kiến đến năm 2020 mức ô nhiễm moi trường nước của các sông nội thành Hà Nội sẽ tăng gấp 2 lần nếu không có giải pháp hiệu quả. Nước Sông Hồng : Kết quả phân tích chất lượng nước Sông Hồng tại thành phố Hà Nội cho thấy, chất lượng nước Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội các chỉ tiêu quan trắc đều đạt TCVN 5942-1995 (loại B) ngoại trừ chỉ tiêu BOD 5 , COD, NH 4 + , Coliform và dầu mỡ khoáng tại hạ lưu mương thoát nước của trạm bơm Yên Sở , vị trí cầu Long Biên (do nước thải từ chợ Long Biên và từ khu dân cư tập trung ). Kết quả này cho thấy nước Sông Hồng đoạn chảy qua Hà Nội chưa bị ảnh hưởng lớn bởi nước thải công nghiệp, sinh hoạt của thành phố xả vào qua trạm bơm Yên Sở. Hơn nữa Sông Hồng có lưu lượng lớn, khả năng tự pha loãng cao nên đã tự làm sạch lượng nước của thành phố xả vào sông. Nước Sông Nhuệ : Sông Nhuệ có tổng chiều dài là 74 km, bề rộng trung bình từ 30-40m. Chất lượng nước sông không đạt tiêu chuẩn do hàm lượng nitrit vẫn rất cao (từ 0,88 đến 1mg/l), BOD cao trên mức tiêu chuẩn cho phép với chất lượng nước loại A. Như vậy chất lượng nước sông khi chảy ra khỏi Hà Nội (địa phận tỉnh Hà Tây cũ) vẫn không đạt tiêu chuẩn cho phép trong phục vụ sinh hoạt, mới chỉ đạt ở mức tiêu chuẩn cho phép đối với nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nước Sông Đáy : Chất lượng nước sông Đáy thay đổi thất thường, phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nước các kênh, mương, sông nhánh dồn vào trên suốt chiều dài của sông. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra ô nhiễm nguồn nước sông Đáy và từ đó dẫn đến làm giảm chất lượng môi trường sống trên toàn lưu vực. Nguyên nhân chủ yếu là do dòng chính sông Đáy phải tiếp nhận rất nhiều nguồn nước thải, từ nước thải sản xuất đến nước thải sinh hoạt trên phạm vi rộng. Chất lượng nước sông Đáy đang bị ô nhiễm bởi các thành phần hữu cơ và vô cơ như COD vượt tiêu chuẩn cho phép 3,54 lần, BOD 5 vượt 3,2 lần. Nước Sông Bùi : Sông Bùi bắt nguồn từ Thuỷ Xuân Tiên (Chương Mỹ) đến Ba Thá (Ứng Hoà) hợp lưu với sông Đáy. Nước sông Bùi bị ô nhiễm do nước thải sản xuất và sinh hoạt từ thị xã Hoà Bình đổ về. Nước Sông Tích : Chất lượng nước sông Tích bắt đầu có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ và kim loại nặng. Một số chỉ tiêu phân tích như BOD 5 vượt 1,05 lần, Fe vượt 1,41 lần. 4.2.2 Ô nhhiễm nước các hồ Trên địa bàn Hà Nội có tổng số 156 hồ. các hồ nội thành có độ sâu trung bình 2- 3m, có khả năng tự làm sạch khá lớn. Tuy nhiên có một số hồ bị ô nhiễm nặng vì phải trực tiếp nhận nước thải xả vào. Cao độ đáy hồ dần dần bị nâng lên do lớp bùn bị lắng đọng tích luỹ dần, đạt tới chiều dày 0,5-1m. Diện tích hồ bị thu hẹp dần, điển hình là các hồ Văn Chương, Linh Quang và hồ Giám. Các hồ ở đầu hệ thống thoát nước do phải tiếp nhận trực tiếp nước thải nên bị nhiễm bẩn nặng, thường ở mức độ polyxaprophit và a- mezoxaprophit, điển hình là các hồ Văn Chương, Giám, Linh Quang, Ngọc Khánh, Trúc Bạch… ở vùng đầu hồ, BOD 5 thường lớn trên 40-50mg/l, DO<2mg/l. Vùng giữa hồ BOD 5 : 20-30mg/l ; DO thấp dưới 5mg/l. Một số hồ có mức độ ô nhiễm thuộc loại b- mezoxaprophit, như hồ Giảng Võ, Thành Công, Bảy Mẫu, Thanh Nhàn … Những hồ này, ở giữa hồ thường có BOD 5 : 15- 20mg/l ; DO : 5-7mg/l. Các Hồ Hoàn Kiếm, Thủ Lệ, Đống Đa… do lượng nước thải xả vào ít, dung tích hồ lại khá lớn nên mức độ ô nhiễm thuộc loại Oligoxaprophit. Hồ Tây có diện tích mặt nước lớn (446 ha) và có lượng nước thải xả vào không đáng kể, nên phần lớn chất lượng nước hồ ở vùng Oligoxaprophit (ở giữa hồ BOD 5 từ 15- 20mg/l, DO >6mg/l). Nhưng ở vùng ven bờ, đặc biệt là khu vực gần cống xả từ hồ Trúc Bạch sang, BOD 5 có thời điểm đạt tới 25-28mg/l. Các hồ ở ngoại thành (hồ Yên Sở, Linh Đàm, Hạ Đình, Pháp Vân…) thường được sử dụng để nuôi cá. Do việc bơm trực tiếp nước thải từ các sông mương vào nên vùng đầu hồ thường có BOD 5 lớn (trên 30mg/l), hàm lượng NH 4 + từ 5-15mg/l. Trong hồ, nước thải được pha loãng để làm giảm lượng BOD 5 và NH 4 + đồng thời làm tăng DO nhằm đạt chất lượng nước nuôi cá. 4.2.3 Chất lượng nước ngầm Sự nhiễm bẩn nước dưới đất (NDĐ) xảy ra cả ở tầng chứa nước Holocen (tầng trên) và tầng chứa nước Pleistocen (tầng dưới-tầng sản phẩm). Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nước ngầm đang bị ô nhiễm bởi các hợp chất vô cơ, các hợp chất hữu cơ và nhiễm bẩn vi sinh, mà chủ yếu là ammoni (NH 4 + ), phân bố trên diện rộng với hàm lượng cao. Diện tích nhiễm bẩn và hàm lượng các chất bẩn tăng dần theo thời gian. Ô nhiễm các hợp chất vô cơ: Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước 6 tháng cuối năm 2008 qua phân tích thành phần hoá học nước dưới đất thì trong cả hai tầng Holocen (qh) và Pleistocen (qh) chứa nước ngầm vùng Hà Nội cho thấy, tại khu vực Hoài Đức có hàm lượng asen cao đến trên 0,2mg/l; tại khu vực Hà Đông có hàm lượng amoni cao trên 100mg/l. Tầng nước ngầm dưới (cách mặt đất từ 45-60m) là nguồn cung cấp cho các nhà máy cũng bị nhiễm bẩn. Hiện các nhà máy nước Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân, Linh Đàm đã bị nhiễm amoni và có hàm lượng sắt cao 1,2-1,95mg/l. Nước từ các nhà máy đang đứng trước nguy cơ nhiễm bẩn bởi vẫn chưa có hạng mục xử lý amoni. Duy nhất, nhà máy nước Nam Dư đang xây dựng hệ thống này với chi phí khoảng 40 tỉ đồng. Ô nhiễm các hợp chất hữu cơ: Tổng các hợp chất hữu cơ được nghiên cứu đồng thời với việc nghiên cứu các hợp chất nitơ ở phía nam sông Hồng thông qua độ oxy hoá. Độ ôxy hoá trung bình của nước ngầm luôn cao hơn tiêu chuẩn cho phép (2mg/l), trong đó tầng chứa nước qh cao hơn qp và đều có xu hướng tăng lên theo thời gian chứng tỏ nước ngầm đã và đang bị nhiễm bẩn và nhiễm bẩn từ trên xuống. Vùng bị nhiễm bẩn cũng là ở phía nam thành phố. Ô nhiễm bẩn vi sinh: Trong cả hai tầng chứa nước hàm lượng vi sinh đều lớn hơn tiêu chuẩn cho phép, chứng tỏ nước ngầm bị nhiễm bẩn trong đó tầng qh bẩn nặng hơn tầng qp ; mùa khô bẩn nặng hơn mùa mưa. Nước bị nhiễm bẩn chủ yếu bởi Fecal coliform. Ô nhiễm kim loại nặng: Nhiễm bẩn các kim loại nặng đáng chú ý là hàm lượng asen. 4.3 Ô nhiễm nước thải Nước thải công nghiệp. Thành phố hiện có 26 khu công nghiệp, có khoảng 40 cụm và trên 50 điểm công nghiệp làng nghề đã và đang được xây dựng. Tổng khối lượng nước thải công nghiệp khoảng 100. 000 – 120. 000m3/ngày đêm, lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp cũ nằm phân tán mới được xử lý 20 – 30%. Chỉ có 3 khu công nghiệp tập trung mới ( khu Bắc Thăng Long, Phú nghĩa và Quang Minh 1), 2 cum công nghiệp ( Ngọc Hồi và Phùng Xá ) có hệ thống xử lý nước thải tập trung , còn lại phần lớn các cơ sở sản xuất đều không có trạm xử lý nước thải. Nước thải sinh hoạt. Tổng lượng nước thải sinh hoạt khu vực nội thành nội thị khoảng 700 000m3/ ngày đêm. Nước thải sinh hoạt phần lớn chỉ được xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại trước khi xả vào các tuyến cống chung hoặc kênh, mương, ao. hồ. Hiện tại trên địa bàn thành phố có 4 trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung với công xuất thiết kế đạt 48 5000m3/ngày đêm chiếm 6,9% là : Kim Liên, Trúc Bạch, Bắc Thăng Long- Vân Trì, Khu đô thị mới Mỹ Đình. Nước thải bệnh viện. Tổng số 48 bệnh viện và trung tâm Y tế do thành phố quản lý mới chỉ có 8 cơ sở có hệ thống xử lý nước hải đang hoạt động, mọt số bệnh viện đang trong giai đoạn xây dựng hệ thống xử lý, còn lại lượng nước thải bệnh viện không được xử lý, thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung. Nước thải từ các làng nghề, khu vực nông thôn. Thành phố Hà Nội hiện có 1310 làng nghề, trong đó có 310 làng đã được công nhận theo tiêu chí làng nghề, lượng nước thải làng nghề đều không qua xử lý. Lượng nước thải không nhỏ từ sản xuất nông nghiệp ( hoạt động chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại….) cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường cần được quan tâm giải quyết. 4.4 Chất lượng môi trường không khí Môi trường không khí bị ô nhiễm ở khu vực nội thành Hà Nội theo thứ tự mức độ từ cao đến thấp như sau : Nặng nhất là khu Thượng Đình, tiếp theo là Mai Động, các khu vực khác như xung quanh các nhà máy Dệt kim Thăng Long, Giấy Trúc Bạch , ngoài ra ô nhiễm bụi, khí thải cao do hoạt động giao thông nội thị tại nhiều tuyến đường như vành đai II, III, Nguyễn Trãi, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng, Giải Phóng, Vĩnh Tuy, Minh Khai… Khu dân cư và huyện ngoại thành Hà Nội đang gia tăng ô nhiễm không khí do lượng khí thải lớn từ các phương tiện giao thông đang xâm hại nghiêm trọng đến chất lượng không khí Hà Nội. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi trên địa bàn thành phố Hà Nội đang ở mức “báo động đỏ”. Nồng độ bụi lơ lửng ở các quận nội thành đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2-3 lần. Ngoài ô nhiễm do bụi, môi trường không khí còn bị ảnh hưởng bởi các loại khí thải như SO 2 , CO 2 , CO, NO x … Tuy nhiên nồng độ các khí này vẫn nằm dưới TCCP. 4.4.1 Ô nhiễm không khí do bụi Hà Nội đang trong quá trình đô thị hoá, nhiều khu đô thị mới được hình thành, nhiều dự án cải tạo, xây dựng mới được triển khai nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của nhiều nhà đầu tư, chủ công trình chưa cao, thời gian thi công kéo dài và đây là nguồn bụi chủ yếu gây ra ô nhiễm bụi không khí hiện nay. Các phương tiện vận chuyển đất thải, phế thải, vật liệu xây dựng không được che chắn theo đúng quy định, làm rơi vãi vật liệu trên đường; các xe chở cát, sỏi, phế liệu không được rửa sạch trước khi rời khỏi khu vực bãi tập kết vật liệu và công trường xây dựng đã gây bụi và mất mỹ quan đường phố. Theo kết quả quan trắc 6 tháng đầu năm 2009 cho thấy tại 250 điểm đo kiểm có 180 điểm đo có hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép (TCVN 5937-2005) (chiếm 72%). Cụ thể đường Nguyễn Trãi có vị trí vượt TCCP 11 lần, đường Nguyễn Văn Linh vượt TCCP 10,8 lần; ngã ba đường Tam Trinh-Lĩnh Nam nồng độ bụi vượt TCCP 5,2 lần; đường Phạm Văn Đồng nồng độ bụi vượt TCCP 3,6 lần; giao của đường 71 và đường 32 (huyện Đan Phượng) nồng độ bụi vượt TCCP 6,3 lần; giao của đường Láng- [...]... đến 100 ha chiếm 6,87% Khu đô thị mới loại rất lớn trên 100 ha chiếm 10,69% Khu đô thị mới có quy mô theo dự án chiếm 27,48% Ảnh bên : Biểu đồ đánh giá về quy mô 131 khu đô thị mới tại Hà Nội Chương 2: Thực trạng công tác quản lý môi trường tại KĐT mới Định công I Sơ lược về vấn đề môi trường Khu đô thị mới Định Công 1 Giới thiệu KĐT mới Định Công + Quy mô khu đô thị mới Định Công: 35ha, dân số:16.520... bơi, câu lạc bộ, v.v… 2 Thực trạng vấn đề môi trường đô thị của KĐT mới Định CÔng 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường KĐT mới Định công II Thực trạng quản lý môi trường KĐT mới định công 1 Mô hình quản lý môi trường đô thị 2 Cơ chế, chính sách quản lý môi trường III Đánh giá hoạt động quản lý môi trường KĐT mới Định công 1 Các kết quả đạt được 2 Các tồn tại, hạn chế 3 Các nguyên nhân cơ bản 1 Ảnh... nhiễm môi trường ở của cư dân Vị trí khu đô thị mới có thể chia làm 3 nhóm: Khu đô thị mới có vị trí độc lập, xây dựng tại những khu vực có diện tích đất rộng rãi và xa khu vực trung tâm thành phố; Khu đô thị mới xây dựng xen kẽ với các khu cũ với mục tiêu giãn dân và tái định cư tại chỗ; Khu đô thị mới nằm ở vùng ven hoặc các khu vực đô thị mở rộng Phân vùng các khu đô thị mới tại Hà Nội Hệ thống công. .. khởi công năm 1999 và hoàn thành năm 2007 + Đơn vị chủ quản: Khu đô thị mới Định Công là một trong những đô thị mới do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)- thuộc Bộ Xây dựng làm chủ đầu tư nay là Tập đoàn phát triển nhà và đô thị Đơn vị quản lý vận hành trực tiếp là Chi nhánh Công ty HUDS- Xí nghiệp 3 Khu đô thị mới Định Công được triển khai đồng thời với Khu đô thị mới Linh Đàm, khu đô. .. tại khu đô thị đơn vị quản lý thu gom rác sinh hoạt khoảng 95 tấn rác, được gom từ các xe thô sơ và tập kết lên xe ép rác sau đó vận chuyển đến địa điểm đổ rác theo quy định ( Bãi rác Nam Sơn ) Chương 3: Giải pháp quản lý môi trường khu đô thị mới Định Công I IIPhương hướng, m Mục tiêu và nhiêm vụ trước mắt giải quyết môi trường Hà Nội II Các giải pháp cơ bản quản lý vấn đề môi trường KĐT mới Định Công. .. Huyện Thanh Trì; Nhóm các khu đô thị mới thuộc Quận Thanh Xuân, Cầu Giấy và Từ Liêm; Và các khu đô thị mới thuộc khu vực trung tâm với mục đích tái định cư tại chỗ Nhìn chung các khu đô thị mới nằm ở phía Nam sông Hồng đa dạng hơn về chủng loại và quy mô Về địa điểm xây dựng, hầu hết các khu đô thị mới ở Hà Nội đều được xây dựng ngay cạnh các trục giao thông Có một số khu đô thị mới bám mặt đường quốc... cán bộ công nhân viên chức nhà nước, tiểu thương còn khu ở chất lượng thấp là những khu đô thị mới với quy mô nhỏ để phục vụ mục đích di dân giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình và dự án trọng điểm của thành phố Khu đô thị mơi Trung Hòa – Nhân Chính Trên địa bàn Hà Nội, các khu đô thị mới phân bố chủ yếu ở một số khu vực sau: • Các khu đô thị mới xây dựng tại phía Bắc sông Hồng: khu đô thị mới Bắc... dụng, quản lý khai thác Loại hỗn hợp này thường áp dụng cho các khu đô thị mới có quy mô trung bình để đảm bảo bán kính phục vụ Đánh giá về quy mô của 131 khu đô thị mới đã, đang và sẽ xây dựng tại thành phố Hà nội tính đến năm 2005, có thể thấy: • • • • • • Khu đô thị mới loại nhỏ dưới 20 ha chiếm 34,35% Khu đô thị mới loại trung bình có quy mô từ 20 ha đến dưới 50 ha chiếm 20,61% Khu đô thị mới loại... theo xu hướng thị trường của đất nước, sự bùng nổ các hoạt động thương mại và dịch vụ góp phần tạo nên những nhu cầu mới về nhà ở đô thị Từ năm 1994, khái niệm khu đô thị mới bắt đầu xuất hiện ở nước ta gắn liền với sự ra đời của một số khu đô thị điển hình như Định Công, Bắc Linh Đàm, Trung Yên Khu đô thị Linh Đàm (ảnh : Ashui.com) Các khu đô thị mới trong thời kỳ này được xây dựng để giải quyết nhu... yêu cầu về ở, sinh hoạt và nghỉ ngơi của người dân đô thị Đến năm 2006, Chính phủ chính thức ra Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2006, quy định về Qui chế khu đô thị mới, theo đó “Dự án khu đô thị mới là dự án đầu tư xây dựng một khu đô thị đồng bộ có hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, khu dân cư và các công trình dịch vụ khác, được phát triển nối tiếp đô thị hiện

Ngày đăng: 29/08/2015, 09:28

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan