vận dụng kiến thức liên môn giải qyết tình huống tìm hiểu về bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em và biện pháp phòng chống

10 1.1K 2
vận dụng kiến thức liên môn giải qyết tình huống tìm hiểu về bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em và biện pháp phòng chống

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÒNG GD & ĐT QUẬN HAI BÀ TRƯNG TRƯỜNG THCS TRƯNG NHỊ  CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH THCS TÊN TÌNH HUỐNG: TÌM HIỂU VỀ BỆNH SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG. 1. Họ và tên : Nguyễn Ngọc Trâm - Lớp : 9C Sinh năm : 2000 2. Họ và tên : Nguyễn Vũ Long - Lớp : 9C Sinh năm : 2000 Hà Nội, tháng 12 - 2014 1 I. Tên tình huống: Tìm hiểu về bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em và biện pháp phòng chống. II. Mục tiêu giải quyết tình huống: Vận dụng kiến thức liên môn để học sinh nắm được các nguyên nhân gây ra bệnh béo phì và biết được các biện pháp phòng chống, góp phần nâng cao sức khỏe ở trẻ em. III. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống: Cần kết hợp các tri thức liên môn ở trường học. 1. Kiến thức môn Toán học: - Tìm được giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn - Thiết lập được khẩu phần ăn hợp lý. - Thu thập và phân tích số liệu. 2. Kiến thức môn Sinh học: - Giải thích nguyên nhân của bệnh suy dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. - Trình bày được nhu cầu dinh dưỡng của thức ăn, khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần. 3. Kiến thức môn Hóa học: - Thành phần dinh dưỡng của thức ăn. IV. Giải pháp giải quyết tình huống: - Thành lập nhóm nghiên cứu. - Tiến hành nghiên cứu thực tế. - Tổng hợp các kết quả, đánh giá nghiên cứu, đề xuất kiến nghị đối với ban giám hiệu nhà trường. 2 V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Viết các ý chính  Tìm hiểu  Trao đổi  Tổng hợp thành vấn đề nghiên cứu. • Tư liệu: Sách địa phương. Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiến google Bước sang ngưỡng cửa của thế kỷ 21, không chỉ riêng nước ta mà nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải tiếp tục đương đầu với thách thức của tình trạng nghèo và suy dinh dưỡng. Hiện nay, suy dinh dưỡng thể vừa và nhẹ rất phổ biến và có . nghĩa sức khoẻ quan trọng vì ngay cả suy dinh dưỡng nhẹ cũng làm tăng gấp đôi nguy cơ bệnh tật và tử vong so với trẻ em không bị suy dinh dưỡng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 500 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng trên toàn cầu, trong đó 150 triệu trẻ em ở Châu Á, chiếm 44% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi. ở nước ta hiện nay tỷ lệ suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi là khá cao và có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương, thiếu vi chất dinh dưỡng giảm chưa bền vững, nhiều vùng nghèo còn xảy ra tình trạng đói ăn, thiếu thực phẩm rất bức xúc. Đây cũng là một trở lực quan trọng của phát triển và hội nhập, nên rất cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể phòng chống suy dinh dưỡng cho các vùng khó khăn, tập trung ưu tiên cho những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao là rất cần thiết. Để tìm hiểu về vấn đề này và tìm ra hướng giải quyết, trước tiên, chúng em đã thành lập nhóm nghiên cứu và tiến hành các nghiên cứu về mặt lí thuyết. 1. Tiến hành các nghiên cứu về mặt lí thuyết 1.1. Khái niệm bệnh suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là chất đạm và chất béo, làm ảnh huởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. 3 1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng: Khẩu phần ăn thiếu cả về số lượng và chất lượng, trong đó thiếu các chất như protein, chất béo, vitamin, vi chất, acid amin, các chất cung cấp năng lượng. Nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng trẻ em đó là nghèo đói và thiếu kiến thức. Đói nghèo chủ yếu rơi vào những hộ gia đình có trình độ học vấn thấp, khó có cơ hội tiếp xúc với thông tin và với c ác dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Mặt khác, phần lớn các hộ gia đình nghèo, nhất là vùng nông thôn và miền núi lại thường sinh nhiều con. Vì gia đình đông con nên chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ không được đảm bảo. Chính điều này lại tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo khó giải quyết. Vấn đề môi trường ô nhiễm, các bệnh nhiễm trùng của trẻ, nhận thức của bà mẹ và người nuôi trẻ, phong tục tập quán, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cũng có tác động đáng kể đến tình trạng suy dinh dưỡng. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra suy dinh dưỡng, thiếu máu ở trẻ em. Nhiễm giun làm cho trẻ chán ăn, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, thiếu máu, và gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột với cường độ cao và trong một thời gian dài có thể gây suy dinh dưỡng như thấp còi, nhẹ cân Ngoài ra còn có một số nguyên nhân cơ bản tác động đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em như tiềm năng của đất nước, cơ cấu kinh tế xã hội, đường lối chính sách của mỗi quốc gia… 1.3. Tác hại của bệnh béo phì về mặt khoa học đối với đời sống con người: Tăng các nguy cơ bệnh lý : Nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy Suy dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, bệnh lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng và vì vậy suy dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng nề hơn. Chậm phát triển thể chất : 4 Ảnh hưởng trên tầm vóc. Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân trực tiếp làm cho tất cả các hệ cơ quan của cơ thể giảm phát triển, bao gồm của cả hệ cơ xương, nhất là khi tình trạng thiếu dinh dưỡng diễn ra sớm như suy dinh dưỡng trong giai đoạn bào thai và giai đoạn sớm trước khi trẻ được 2 tuổi. Nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài đến thời gian dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng bị ảnh hưởng trầm trọng hơn. Chiều cao của trẻ được quy định bởi di truyền, nhưng dinh dưỡng chính là điều kiện cần thiết để trẻ đạt tối đa tiềm năng di truyền của mình. Về lâu dài, trẻ thấp còi nếu không được can thiệp kịp thời, sau này trở thành người lớn có chiều cao thấp, và thường có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn so với người bình thường, đồng thời khả năng làm việc, lao động cũng kém hơn. Trẻ em gái bị suy dinh dưỡng thấp còi lớn lên có nguy cơ trở thành người phụ nữ thấp bé và khi đẻ con thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi cho con cao hơn. Mức độ chậm phát triển cũng tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh, nhiều nhất ở giai đoạn trẻ có tốc độ phát triển cao nhất; chiều cao thấp nếu bệnh xuất hiện vào 3 giai đoạn quan trọng và kéo dài triền miên trong nhiều tháng, nhiều năm; trí tuệ sẽ không hồi phục nếu trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài trước 6 tuổi. Chậm phát triển tâm thần: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ bị thiếu dinh dưỡng thường là thiếu đồng bộ nhiều chất trong đó có những chất tối cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường, sắt, iốt, DHA, Taurine Trẻ bị suy dinh dưỡng cũng thường chậm chạp lờ đờ vì vậy giao tiếp xã hội thường kém, kéo theo sự giảm học hỏi, tiếp thu. Nguy cơ về mặt xã hội : Tầm vóc của dân tộc sẽ chậm tăng trưởng nếu tình trạng suy dinh dưỡng không được cải thiện qua nhiều thế hệ. 5 Khả năng lao động về thể lực cũng như về trí lực của những người suy dinh dưỡng trong quá khứ hay trong hiện tại đều không thể đạt đến mức tối ưu, là một sự lãng phí vô cùng lớn với những nước đang phát triển có nhu cầu về nguồn nhân lực rất cao. Nguồn nhân lực trong tương lai cũng sẽ bị ảnh hưởng vì tầm vóc và thể lực của các lớp thanh thiếu niên liên quan đến sức khỏe sinh sản. 1.4. Cách xác định bệnh bệnh suy dinh dưỡng: a. Một số biểu hiện: * Giai đoạn sớm : Thường chỉ có biểu hiện đứng cân kéo dài hay sụt cân * Giai đoạn toàn phát : Trẻ mệt mỏi, không hoạt bát, hay quấy khóc, chán ăn, ít ngủ, hay bệnh, chậm biết bò trườn, đi đứng, chậm mọc răng. Khi thăm khám thấy có thể biểu hiện của thể phù, thể teo đét hay hỗn hợp b. Xác định bằng chỉ số BMI: Cách tính: BMI = W (kg) / H 2 (m) (W là trọng lượng cơ thể, H là chiều cao) BMI Phân loại 18.5 – 24.9 Bình thường < 18.5 Dưới chuẩn 17.0 – 18.9 Suy dinh dưỡng cấp độ 1 16.0 – 16.9 Suy dinh dưỡng cấp độ 2 15.0 – 15.9 Suy dinh dưỡng cấp độ 3 2. Tiến hành các nghiên cứu liên quan cụ thể giải quyết tình huống 2.1. Phương pháp điều tra - Tiến hành lấy mẫu điều tra,tính được tỉ lệ suy dinh dưỡng ở các lớp trong trường dựa vào thang đánh giá BMI qua đó xác định được tỉ lệ số học sinh mắc bệnh suy dinh dưỡng ở các lớp của trường trên các thành phố lớn rất thấp chỉ dưới 2%,tức chưa đến 20 bạn trên một trường - Tuy vậy,xa hơn,trên toàn đất nược vẫn có một số vùng có tỉ lện người mắc bệnh rẩt cao.Cụ thể theo số liệu vừa công bố của Tổng cục Thống kê và Viện 6 Dinh dưỡng Quốc gia, nước ta có khoảng 1,2 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thiếu cân (chiếm 16,2%) và hơn 2 triệu trẻ bị thiếu chiều cao (chiếm 26,7%) - Thạc sỹ Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Truyền thông (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), nhận xét những số liệu trên cho thấy, trong những năm gần đây, tốc độ giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nước ta đã chậm lại so với các năm trước đây ở tất cả các địa phương. -Tuy nhiên, hiện nay trên toàn quốc vẫn còn 17 tỉnh/thành phố có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở mức cao, trên 20%; 21 tỉnh/thành phố có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi trên 30% (mức cao), trong đó đáng lưu ý nhất là tỉnh Kon Tum có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở mức trên 40% - mức rất cao. 2.2. Phương pháp phòng vấn và phiếu điều tra - Dựa vào phương pháp này xác định được giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn dựa vào nguồn cung cấp - Đánh giá được thành phần khẩu phần ăn của học sinh,sau đó thiết lập đưuọc khẩu phần ăn hợp lý của mỗi người dựa vào nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày dựa trên nhu cầu cung cấp năng lượng - Dựa vào bảng số liệu khẩu phần và nhu cầu dinh dưỡng khuyến khích cho người Việt Nam theo viện Dinh dưỡng, chúng ta xác dịnh được khẩu phần ăn theo từng lưa tuổi dựa trên nguywwnx tắc lập khẩu phần như sau: Nhu cầu về chất đạm và năg lượng ở lứa tuổi này như sau: 7 Tuổi Năng lượng (Kcalo) Đạm(g) HS Nữ 12 - 15 tuổi 2200 55 16 - 18 tuổi 2300 60 HS Nam 13 - 15 tuổi 2500 60 16 - 18 tuổi 2700 65 Cụ thể lượng thực phẩm nên ăn một ngày như sau: Tên thực phẩm Học sinh nam Học sinh nữ 1.Gạo 400-500g 350g-400g 2.Thịt(cá) 150g 100g 3.Trứng 1 quả 1 quả 4.Đậu phụ 200g 150g 5.Dầu (mỡ) 30g 25g 6.Đường 20g 20g 7.Rau 300-400g 300g-400g 8.Quả chín 300g 300g 9.Sữa 250ml 250ml 3. Nghiên cứu thực tiễn về các giải pháp phòng chống bệnh béo phì: 8 3.1. Truyền thông giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe Truyền thông giáo dục dinh dưỡng là một trong những thành tố của chiến lược dinh dưỡng ở tất cả các quốc gia. Mục tiêu của giáo dục dinh dưỡng nhằm cung cấp kiến thức, thay đổi hành vi, đưa ra một thực hành đúng, khoa học thay cho một thực hành sai lầm đang tồn tại. Trong giáo dục phòng chống thiếu dinh dưỡng cho trẻ th. bà mẹ hoặc phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có vai trò đặc biệt quan trọng nhưng cũng cần mở rộng đến các nhóm đối tượng khác có ảnh hưởng lớn đến các đối tượng có nguy cơ. Giáo dục kiến thức dinh dưỡng và vệ sinh phòng bệnh trong nhà trẻ mẫu giáo và các bà mẹ sẽ có tác dụng rất lớn đến thực hành về ăn uống và thực hành phòng tránh bệnh tật đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm, do đó có tác dụng ph.ng tránh các bệnh về dinh dưỡng, nhiễm trùng, kí sinh trùng và các bệnh do điều kiện sinh hoạt và học tập. Kiểm tra giám sát thường xuyên các hoạt động thực hành vệ sinh và dinh dưỡng cũng sẽ giúp cho người nuôi dạy trẻ (cô giáo và người nuôi trẻ) làm đúng hơn tốt hơn và hiệu quả hơn trong việc nâng cao thể lực và giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và bệnh nhiễm trùng. 3.2. Biện pháp can thiệp y tế tới tình trạng dinh dưỡng trẻ em Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng, kí sinh trùng, bệnh do thiếu dinh dưỡng, thừa dinh dưỡng, cũng chính là giúp trẻ em phòng tránh được các biến chứng của bệnh, nâng cao tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và từ đó có tác dụng phòng chống các bệnh nhiễm trùng, kí sinh trùng và các bệnh mạn tính không lây khác. Bổ sung vi chất dinh dưỡng như: sắt, kẽm, vitamin A…giúp phục hồi dinh dưỡng và chống các bệnh nhiễm khuẩn. 3.3. Các giải pháp bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. 9 Hiện nay đã có những giải pháp hiệu quả và giá thành hợp lí để khắc phục sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, trong đó giải pháp bổ sung chất dinh dưỡng vào thực phẩm là một giải pháp có hiệu quả và bền vững nhất. Thực phẩm sử dụng để tăng cường vi chất dinh dưỡng bao gồm các "thực phẩm chính" như nước, muối, bột, dầu mỡ và đường; các "thực phẩm cơ bản" như trứng, nước mắm, xì dầu, chè, sữa, mì sợi, bánh mì, thức ăn cho trẻ em; các "thực phẩm gia giảm" như đồ uống, gia vị, kẹo, VI.Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Toán học, Sinh học,Hóa học rất quan trọng,giúp cho quá trình nghiên cứu của học sinh được đầy đủ hơn,trọn vẹn hơn,đặc biệt là có thể chia vấn đề thành nhiều lớp để phân tích. Hơn nữa,vấn đề nghiên cứu về bệnh suy dinh dưỡng và các biện pháp phòng chống bệnh giúp các em học sinh nhìn nhận chính xác hơn,hiểu biết hơn về bệnh này.Qua đớ các em có ý thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.Bên cạnh đó,học sinh sẽ có ý thức tuyên truyền về dinh dưỡng nhằm giúp mọi người quan tâm đến bản thân hơn,ăn uống đủ chất,không làm việc và lao động quá quá sức để cuộc sống cải thiện hơn,năng cao hơn. Rõ ràng rằng,kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động,tích cực sáng tạo và nâng cao tinh thần học tập,nghiên cứu; giúp các em học với phương châm “học đi đôi với hành”,vừa học vừa rèn luyện bản thân,trau dồi kiến thức,để có thể ứng phó với những tình huống thực tiễn dễ dàng hơn. 10

Ngày đăng: 28/08/2015, 19:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan