Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của việt nam dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay

38 2.7K 7
Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của việt nam dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của việt nam dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Việt Nam đất nước hinh chữ “S” với đường bờ biển trải dài hơn 3.260 km, nằm gọn trong vùng nhiệt đới. Với sự ưu đãi của thiên nhiên ban tặng, nên Việt Nam được mệnh danh là một trong những thiên đường nhiệt đời của Đông Nam Á. Bên cạnh đó con người Việt Nam với tính cách hiền hòa, dễ mến và vô cùng hiếu khách, cùng với nên văn hóa vô cùng phong phú, lâu đời và đậm đà từ 54 dân tộc sống trải dài trên khắp đất nước Việt Nam. Được thiên nhiên ưu đãi cùng với nền văn hóa đa dạng từ nhiều dân tộc, nên Việt Nam có tiềm năng về du lịch rất lớn. Trong những gần đây Việt Nam là nước có nhiều di sản văn hóa bao gồm cả vật thể và phi vật thể được UNESCO công nhận trở thành di sản của cả thế giới. Những di sản này không chỉ giúp con người ý thức gìn giữ mà còn góp phần quảng bá những giá trị văn hóa lâu đời và xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam đến bạn bè khắp năm châu giúp phát triển ngành du lịch của nước nhà. Mặc dù đã đạt được những thành công nhất định trong những năm vừa qua, nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn còn non trẻ, chưa có đủ sức hút đối với những du khách quốc tế, nên khó lòng cạnh tranh với những nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Một trong những lý do chính là do Việt Nam phát triển du lịch dựa trên thế mạnh của đất nước cụ thể là những di sản thiên nhiên và sản vật mà tạo hóa ban tặng chứ không chú trọng các lĩnh vực khác mà điển hình loại hình du lịch kết hợp với mua sắm. Loại hình này phát triển rất mạnh mẽ tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia. Loại hình du lịch kết hợp với mua sắm lấy việc kinh doanh các loại hàng hóa cụ thể là các sản phẩm lưu niệm nên đem lại lợi nhuận rất cao cho ngành du lịch. Tuy đã được ngành du lịch Việt Nam chú trọng trong những năm gần đây nhưng loại hình du lịch kết hợp mua sắm ở nước ta vẫn còn yếu kém. Trong khi chi tiêu dành cho mua sắm nói chung của khách quốc tế tại Việt Nam chỉ chi khoảng từ 10-15% thì các quốc gia điển hình là Thái Lan thu được 50- 55% chi phí mua sắm từ mỗi du khách. Lý giải điều này, ông Lã Quốc Khánh – Phó giám đốc Sở Văn Hóa – Thể thao và Du lịch TP.HCM cho biết: 1 “Cái yếu nhất của chúng ta là thiếu hệ thống cửa hàng bán lẻ sản phẩm quà tặng lưu niệm. Phần lớn du khách đến Việt Nam vẫn chỉ lanh quanh mua sắm trong siêu thị, trung tâm thương mại. Ở những nơi này, vì không có khu chuyên biệt nên các cửa hàng trưng bày sản phẩm quà tặng thường nằm khiêm tốn, lẫn lộn trong các gian hàng bán sản phẩm khác. Đã vậy, các sản phẩm quà tặng lại đơn điệu, nghèo nàn.” Sản phẩm lưu niệm có vai trò vô cùng quan trọng không đơn thuần góp phần vào việc đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần truyền bá rộng rãi văn hóa của dân tộc và nước nhà ra khắp thể giới. Việc kinh doanh mặt hàng lưu niệm phụ thuộc rất lớn vào sự đa dạng, phong phú và chất lượng của sản phẩm, tầm nhìn của người kinh doanh như tiếp thị quảng cáo sản phẩm lưu niệm. Tuy nhiên để sản phẩm tới được tay người tiêu dùng, thì sản phẩm vẫn phải đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng đặt ra. Mặc dù nghiên cứu về việc phát triển các sản phẩm lưu niệm không còn là một đề tài mới mẻ. Tuy nhiên do giới hạn về đối tượng nghiên cứu, nên các đề tài hiện nay không tập trung nghiên cứu sâu về phát triển sản triển sản phẩm lưu niệm từ góc độ người tiêu dùng, mà phần lớn chỉ tập trung nghiên cứu đề tài từ góc độ kinh tế. Từ đó nhóm chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam dựa trên nhu cầu cùa người tiêu dùng hiện nay”. Đề tài sẽ đưa ra được cái nhìn tổng quan về thực trạng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm lưu niệm hiện nay. Giúp đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc tiêu thụ các sản phẩm lưu niệm. Nhằm đề ra giải pháp giúp cho việc phát triển các sản phẩm lưu niệm để phục vụ cho người tiêu dùng một cách tốt nhất. 2 2.Tổng quan tài liệu Để cung cấp một cái nhìn tổng quát và làm sáng tỏ những vấn đề còn thiếu của đề tài. Nhóm chúng tôi đã tập trung sưu tập, đi sâu vào nghiên cứu lịch sử nghiên cứu các tài liệu của nhiều tác giả có đề tài liên quan đến đối tượng mà nhóm nghiên cứu, nhằm phục vụ nghiên cứu cho đề tài này một cách tốt nhất. 2.1 Vai trò của sản phẩm lưu niệm Tác giả Châu Thị Phượng, đề tài “Vai trò của quà lưu niệm trong phát triển du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh”. Kết quả nghiên cứu đề tài này tác giả muốn nhấn mạnh đến trong các nguyên nhân khiến lượng khách du lịch nước ngoài đến thành phố Hồ Chí Minh thì có rất ít người trở lại (70% du khách đến Tp.Hồ Chí Minh thì không quay trở lại với rất nhiều lý do). Trong đó ngoài những nguyên nhân như chất lượng dịch vụ, thái độ con người, văn hóa, tình hình xã hội địa phương thì một yếu khác có ảnh hưởng không nhỏ đó chính là các sản phẩm lưu niệm phục vụ nhu cầu mua sắm cho khách du lịch. Trong đó tác giả nhấn mạnh quà lưu niệm là đại diện của đất nước, con người Việt Nam nói chung và bản sắc văn hóa Việt nói riêng, có giá trị lớn về mặt kinh tế, văn hóa và tinh thần. Nhưng do chưa tận dụng hết những thế mạnh vốn có của mặt hàng này nên ngành du lịch Việt đang bỏ lỡ một cơ hội để thúc đẩy du lịch địa phương phát triển và giữ chân du khách quốc tế. Vấn đề này không chỉ có ở Tp.Hồ Chí Minh mà còn hiện hữu ở rất nhiều khu du lịch văn hóa khác ở Việt Nam. Thông qua đề tài này, tác giả tìm hiểu lịch sử phát triển du lịch ở Tp.Hồ Chí Minh và đặc điểm, vai trò của các mặt hàng lưu niệm trong quá trình đó, từ đó tìm ra các nhược điểm của thực trạng kinh doanh các mặt hàng lưu niệm hiện nay ở TP.Hồ Chí Minh và đưa ra các đề xuất tốt nhất để khai thác, quảng bá sản phẩm quà lưu niệm đến du khách. Ưu điểm của đề tài: Định nghĩa được khái niệm du lịch, sản phẩm du lịch và cơ cấu của nó. Tổng quan sơ lược tình hình phát triển du lịch ở Tp.Hồ Chí Minh trong năm 2010. Về vấn đề quà 3 lưu niệm, đề tài đã phân loại chi tiết các dạng mặt hàng lưu niệm thành 10 nhóm khác nhau và đồng thời cũng phân loại các nhu cầu của du khách đối với chất lượng sản phẩm mua sắm. Đánh gía thực trạng việc kinh doanh quà lưu niệm tại Tp.Hồ Chí Minh và so sánh với các khu du lịch khác trên thế giới để thấy được những mặt yếu của du lịch nước nhà và sự cần thiết không thể thiếu của quà lưu niệm trong phát triển du lịch tại Tp.Hồ Chí Minh. Nhược điểm của đề tài: Chưa làm rõ được nguyên nhân sâu xa tác động đến những người buôn bán hàng lưu niệm khiến cho sản phẩm của họ trở nên thiếu hấp dẫn như vấn đề giá thành, lợi nhuận trước mắt, tình hình kinh tế khó khăn để từ đó có biện pháp giải quyết tận gốc cho vấn đề. Nguyễn Thị Cúc, Đề tài “Đồ lưu niệm đối với sự phát triển du lịch tại Đà Lạt”. Đề tài khái quát đầy đủ các loại mặt hàng lưu niệm đặc trưng của Đà lạt nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Qua đề tài của tác giả ta có thể thấy Lâm Đồng có lợi thế lớn về sản phẩm lưu niệm như độ đa dạng, phong phú của mặt hàng từ đồ gỗ,hoa,mây tre, đồ đá, đồng, kim hoàn, sản phẩm từ sừng động vật, thêu và dệt thổ cẩm. Nhiều sản phẩm thu hút du khách không chỉ vì nó có chất lượng cao mà còn vì nó được chế tác từ những người thợ thủ công chuyên nghiệp và có thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên ngoài thế mạnh thì những mặt hàng này vẫn có những điểm yếu như vấn đề quảng bá, giải quyết đầu ra và giá bán của sản phẩm đang là nỗi trăn trở của nhiều người thợ. “ Ở làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp sản phẩm tiêu thụ chậm, giá bán thấp. Có thời điểm hơn 200 khung cửi phải ngừng hoạt động. Một tấm thổ cẩm loại 1x2m dệt bằng sợi kate và sợi màu phải mất 4 ngày mới dệt xong ( 4 công thợ). Chi phí về sợi và thuốc nhuộm là 45 nghìn đồng/ tấm nhưng bán tại chỗ chỉ 60 nghìn đồng. Trong khi đó ở Tp.Hồ Chí Minh, cũng tấm thổ cẩm loại ấy được nhà buôn xuất ra với giá 100000-200000 nghìn đồng.” 4 Các mặt hàng lưu niệm ở Đà Lạt được bán ở nhiều nơi từ khách sạng, quầy lưu niệm tại điểm du lịch đến những gánh hàng rong. Với những số liệu điều tra mà đề tài đã cung cấp, ta có thể thấy số lượng sản phẩm được tiêu thụ tại các quầy lưu niệm là nhiều hơn cả, điều đó chứng minh có sự liên quan giữa mức tiêu thụ sản phẩm với địa điểm du lịch vì du khách thường sẽ mua những thứ họ thấy, họ biết qua những nội dung được truyền tải ở nơi nơi tham quan hơn là bỏ tiền mua những thứ kì lạ ở khách sạn. Tuy nhiên tiếp tục căn cứ theo số liệu ta còn thấy chưa nhiều du khách tỏ ra hài lòng với sản phẩm họ mua được ( 42,5% người được hỏi hầu như không hài lòng) do nhiều yếu tố như thái độ bán hàng, giá cả… Điều này cho thấy khuyết điểm ở khâu bán hàng không chỉ là trường hợp đơn lẻ ở một số địa phương kinh doanh du lịch mà nó là vấn đề phổ biến trong du lịch ở Việt Nam và nó còn phải được chú ý nhiều hơn so với tình hình hiện tại. Đề tài đã với các số liệu điều tra hữu ích đã giúp chúng ta có một cái nhìn rõ hơn về vấn đề kinh doanh các sản phẩm lưu niệm ở Đà Lạt với các loại hình sản phẩm, nơi bán, đối tượng phục vụ của những nơi bán hàng đồng thời nêu ra những khó khăn mà người kinh doanh, thợ thủ công gặp phải. Tuy nhiên đề tài không nhấn mạnh đến vấn đề nguồn nguyên liệu cũng như sự xâm nhập của các sản phẩm ngoại lai, không mang tính đặc trưng của nơi du lịch mà phần lớn chủ yếu tập trung về các kỹ thuật, công đoạn chế tác các sản phẩm lưu niệm. 5 2.2 Thực trạng sản phẩm lưu niệm hiện nay Tác giả Phạm Thị Thanh Thủy, đề tài “Tìm hiểu sản phẩm lưu niệm tại một số tuyến điểm du lịch ở Hải Phòng”, thực hiện năm 2012. Đề tài không chỉ đề cập đến vấn đề du lịch tại Hải phòng mà còn tập trung chủ yếu là các vấn đề về sản phẩm hàng lưu niệm. Đề tài có nêu ra những thế mạnh của vùng như số lượng các làng nghề lớn và lâu đời cũng với những thế mạnh về tự nhiên như các bãi tắm đẹp. Tiềm năng phát triển du lịch là rất lớn. Tuy nhiên du lịch Hải Phòng lại chưa có được chỗ đứng của mình. Sức hút đối với khách du lịch nước ngoài còn yếu, theo số liệu năm sau có xu hướng giảm so với năm trước. Doanh thu tăng nhưng không đáng kể so với tiềm năng của vùng. Nguyên nhân chính là do không đáp ứng được nhu cầu của các khách du lịch nước ngoài: Hải phòng lại không có nhiều điểm tham quan trong khi khách muốn tìm hiểu về lịch sử văn hóa. Ngoài ra du lịch hải phòng chỉ mới tập trung vào một số điểm, nhưng lại ít có sự đầu tư về cơ sở vật chất, không có khách sạn, resort tốt. Ngoài ra chưa có sự quảng bá đúng mức, nên không thể phổ biến hình ảnh tiềm năng du lịch của mình với du khách trong và ngoài nước. Tác giả nhấn mạnh hàng lưu niệm là vấn đề chính làm thu hút và tạo thương hiệu cho du lịch Hải Phòng. Tuy nhiên lại chưa được quan tâm và còn tồn tại nhiều hạn chế lớn. Đề tài đã tiến hành cuộc khảo sát đối với 500 khách du lịch trong và ngoài nước về các sản phẩm lưu niệm. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã cho thấy thực trạng kinh doanh hàng lưu niệm hiện nay tại trung tâm thành phố: chủ yếu là các quán hoa, các đồ bằng tre nứa, và những đồ trang trí nhỏ bằng gốm nhỏ được bán tại các nhà sách dọc các tuyến phố chính của thành phố. Ngoài ra còn có các tác phẩm tranh sơn dầu được vẽ trực tiếp tại các cữa hàng bởi các nghệ nhân học sĩ. Về mặt mẫu mã chất lượng, theo đánh giá khảo sát có thể thấy là chất lượng sản phẩm mới chỉ phù hợp với khách trong nước còn nhiều khách nước ngoài vẫn chưa hài lòng với chất lượng sản phẩm với 20,2% không phù hợp điều này cho thấy các sản phẩm lưu niệm nơi đây vẫn chưa đáp ứng được thị hiếu của khách. Về giá cả, nhìn chung với mức giá như vậy làm cho khách hài lòng tuy nhiên vẫn còn một lượng nhỏ chưa hài lòng với mức giá và còn nhiều nơi vẫn lợi dụng 6 sự thiếu thông tin để ép giá đối với khách. các sản phẩm của Hải Phòng vẫn chưa tạo được sự riêng biệt của mình, trong khi các sản phẩm không tạo được nét độc đáo riêng thì chất lượng lại được đánh giá là còn thua kém rất nhiều với 79% đối với khách nước ngoài và 49,7% khách nội địa. Theo dữ liệu thu thập từ cuộc khảo sát, nhìn chung các đánh giá cho thấy một sự thật rằng có tới gần 70% khách nội địa và trên 70% khách nước ngoài chưa hài lòng với các sản phẩm lưu niệm nơi đây trên tất các các mặt trong đó nhấn mạnh đến chất lượng và nét rêng biệt của sản phẩm là chưa cao. Các sản phẩm hiện nay của thành phố thì mẫu mã kiểu dáng củ không có sự đồi mới và không mang đặt trưng riêng của vùng (có tới 90% sản phẩm lưu niệm được nhập từ các địa phương khác và Trung Quốc). Có thể nói là chưa đáp ứng được thị hiếu của khách cả trong và ngoài nước. Từ những phân tích rút ra từ kết quả của nghiên cứu, tác giả đã đề ra những giải pháp cụ thể cho việc phát triển kinh doanh sản phẩm lưu niệm như: Tập trung xây dựng thương hiệu du lịch, chú trọng đâu tư phát triển làng nghề để trở thành nguồn cung cấp sản phẩm lưu niệm phục vụ cho du lịch. Để hạn chế sự không chính thống của các sản phẩm lưu niệm. Bên cạnh đó cũng cần phải nghiên cứu đổi mới mẫu mã và chất lượng sản phẩm của vùng làm cho sản phẩm có được nét riêng của mình. Đồng thời xây dựng các mối liên kết giữa các công ty du lịch với làng nghề thủ công để giói thiệu sản phẩm của mình cũng như gây được dấu ấn cho khách khi tham gia tour du lịch.Ngoài ra cũng cần phải xây dựng hệ thống siêu thị và cửa hàng để bày bán và giới thiệu sản phẩm với mức giá phù hợp tránh được sự cạnh tranh, ép giá như trước. Ưu điểm của đề tài: Nêu được khái quát về tình hình, hạn chế của du lịch Hải Phòng nói chung và việc kinh doanh sản phẩm lưu niệm riêng. Từ đó đưa ra các giải pháp rất thiết thực và khả thi cho việc phát triển kinh doanh các sản phẩm lưu niệm một cách hiệu quả. 7 Nhược điểm; Mặc dù tác giả đã ra nhưng hạn chế của hàng lưu niệm và du lịch tại Hải Phòng, nhưng chưa đề cập đền những tác động đối với khách du lịch. Cụ thể là sự phân tích đánh giá cụ thể sự liên kết giữa hàng lưu niệm và tác động đối với du khách. Tác giả Hoàng Thanh Uyên Nhã, đề tài “Thu hút du khách quốc tế đến tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua loại hình du lịch văn hóa”. Thực hiện năm 2012. Đề tài đánh giá sơ lược thực trạng phát triển phát triển du lịch văn hóa ở Thừa Thiên Huể trong thời gian qua và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị cho việc thu hút du khách quốc tế thông qua hình thức du lịch văn hóa tại Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013-2020. Nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp nhằm cải thiện các mặt hạn chế của du lịch văn hóa tại Thừa Thiên Huế, trong đó bao gồm giái pháp về phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, công tác bảo tồn và công tác xúc tiến, quảng bá du lịch. Bên cạnh đó tác giả cũng nhấn mạnh đến phần quan trọng trong việc phát triển ngành du lịch đó chính là phát triển các sản phẩm lưu niệm. Theo tác giả hàng lưu niệm ở Thừa Thiên Huế là những sản phẩm có xuất xứ từ các làng nghề truyền thống nổi tiếng của địa phương. Trong lịch sử các làng nghề truyền thống này đã tạo ra các sản phẩm tinh xảo để phục vụ cho kinh đô Huế vào thể kỉ 19 và thời kì trước đó. Chính vì vậy mà các sản phẩm lưu niệm ở đây thừa hưởng nét văn hóa và từ xưa và dần được khôi phục để phục vụ du lịch như: tranh thêu, mộc mỹ nghệ, làm nón, tranh sơn mài. Bên cạnh đó sự hồi sinh của các làng nghề cũng góp phần tạo ra những sản phẩm lưu niệm mang đậm chất Huế như: nón Phú Cam, gồm Phước Tích, thuê Thuận Lộc, hoa giấy Thanh Tiên, tranh Làng Sình, đúc đồng Phường Cúc, đan lát Phò Trạch. Tuy nhiên vẩn còn tồn tại nhiều thứ bất cập như: những mặt hàng lưu niệm còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu của khách du lich. Bên cạnh đó dố lượng nhiều, mẫu mã nghèo nàn, không có nhiều cái mới mang nét đặc trưng của Huế. Ngoài ra thiếu sự liên kết giữa chính quyền, doanh nghiệp và cá nhân làm du lịch. Tác giả đã lý giải điều này như sau: Huế có lợi thế có trường Đại Học Mỹ Thuật, có khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp, nhưng lãnh đạo tỉnh và trường còn thiếu liên kết nên khoa Mỹ Thuật Công Nghiệp vẫn chưa tạo ra nhiều mẫu mã mới cho các nơi sản xuất hàng lưu niệm, 8 và các nơi đó vẫn chưa chịu đầu tư để mua mẫu mã mới nhằm cải thiện sản phẩm của mình. Bên cạnh đó nhiều làng nghề chưa được khai thác hết tiềm năng do các tour du lịch không đưa ra những làng nghề vào hành trình khách tham quan nên việc phát triển các sản phẩm lưu niệm chưa đạt được nhiều hiệu quả. Trần Thị Mai An với bài viết “Sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch tại thành phố Đà Nẵng: Những thực tiễn khả quan.” Nêu ra được khái quát chung về vấn đề phát triển quả lưu niệm cũng như quà tặng du lịch cho khách tham quan trên địa bàn thành phố đà nẵng. Trên thực tế, sản phẩm du lịch tại Đà Nẵng ở dạng lưu niệm và làm quà du lịch không có ranh giới rõ ràng. Sự phân loại giữa hai khái niệm này chỉ mang tính chất tương đối. Thị trường sản phẩm lưu niệm và quà du lịch tại thành phố Đà Nẵng phổ biến các loại sản phẩm hàng hóa như sản phẩm lưu niệm du lịch thuộc nhóm thủy tinh, pha lê, sản phẩm thuộc nhóm may mặc, giày da, nhóm vải lụa và thổ cẩm, nhóm thủ công mỹ nghệ, nhóm tranh ảnh, nhóm đá quý, ngọc trai, kim hoàn và các loại quà tặng du lịch thực phẩm gồm quà tặng nhóm bánh mứt, nhóm trái cây, nhóm thịt, hải sản, nhóm thức uống. Cũng giống như đặc trưng chung của hầu hết các sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch ở Việt Nam, sản phẩm hàng hóa du lịch ở Đà Nẵng nói trên khá phong phú về chủng loại, màu sắc, kích cỡ và nguồn gốc sản xuất. Sự giao lưu, liên kết du lịch văn hóa giữa các vùng miền trong nước, trong bối cảnh hòa nhập của toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho sự thông thương các loại sản phẩm hàng hóa lưu niệm. Không gian văn hóa vùng thể hiện qua các sản phẩm du lịch được mở rộng hơn, đa dạng hơn. Nhưng nhìn chung thì yếu tố văn hóa địa phương trên các mặt hàng sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch luôn là các loại hàng hóa thu hút được sự quan tâm, tìm kiếm của du khách hơn cả. Đề tài tuy không đề cập đến các yếu tố bất lợi khác tác động đến việc kinh doanh các sản phẩm lưu niệm mang màu sắc địa phương như sự xuất hiện của các mặt hàng ngoại lai, vấn đề nguyên vật liệu và chưa cung cấp thông tin đầy đủ về yếu tố giá thành nhưng cũng đã nhìn nhận được việc mức độ khai thác các loại sản phẩm còn hạn chế. Dù vậy, đề tài cũng cho thấy một viễn cảnh khả quan khi các loại hàng hóa này bước đầu đã tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương và đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu của 9 ngành du lịch thành phố, cùng với đó là nêu bật được các giá trị văn hóa, tinh thần của vùng đất Đà Nẵng. Cũng với nội dung là phát triển loại hình kinh doanh quà lưu niệm ở Đà Nẵng, Tiến sĩ Trần Thị Mai An có thêm đề tài “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa” thực hiện năm 2014 môt lần nữa khái quát cái nhìn cụ thể hơn các hoạt động du lịch Đà Nẵng trong những năm 2007-2014 một cách hệ thống và đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch của thành phố với trọng tâm là tài nguyên văn hóa Đà Nẵng như dân cư- dân tộc địa phương vốn có bản tính chất phác, ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện và cầu tiến. Tài nguyên di tích lịch sử-văn hóa, các công trình kiến trúc tiêu biểu như Trung tâm văn hóa Đà Nẵng; Tượng Phật Bà ở chùa Linh Ứng Cung Thể Thao Tiên Sơn; Cầu sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý. Các lễ hội, nghệ thuật biểu diễn như như lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Đình làng Túy Loan, An Hải,. Và một trong các tài nguyên đáng quan tâm nhất mà đề tài nhắc tới đó làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng dệt chiếu Cẩm Nê, làng khô mè Cẩm Lệ, làng nước mắm Nam Ô mà nổi bật nhất là làng đá mỹ nghệ Non Nước với những thành công nổi trội : “…là làng nghề duy nhất không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà đã được khai thác trong hoạt động du lịch văn hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, duy trì sự tồn tại và phát triển của làng nghề Đà Nẵng, đồng thời tạo được dấu ấn sản phẩm du lịch đặc trưng cho thành phố.” Đề tài cũng đưa ra nhận xét, đánh tình hình du lịch và khả năng thu hút khách của các sản phẩm du lịch văn hóa tại thành phố Đà Nẵng với những ưu và nhược điểm trong từng dòng sản phẩm. Trong đó những vấn đề của sản phẩm lưu niệm ở đây cũng được nêu ra. “Các sản phẩm lưu niệm và quà du lịch vẫn ở mức độ bình thường của mẫu mã và chất lượng, chưa có nhiều sản phẩm mang tính đột phá, biểu trưng cao cho du lịch Đà thành…” . Dựa trên các cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các phương hướng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch địa phương với các định hướng và giải pháp cụ thể trong cái nhìn dài hạn đến năm 2020. 10 [...]... 2 Các yếu tố chủ quan như xã hội, kinh tế, văn hóa, trình độ của người tiêu dùng là những yếu tố chính tác động đến việc tiếp cận người tiêu dùng 3 Các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam hiện nay chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng 6.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 6.1 Đối tượng nghiên cứu: Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam dựa trên nhu cầu của người tiêu. .. sản phẩm lưu niệm ở Việt Nam hiện nay Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc tiêu thụ các sản phẩm lưu niệm nhằm đề ra giải pháp giúp định hướng cho việc phát triển các sản phẩm lưu niệm một cách tốt nhất 3.2 Mục tiêu cụ thể 1 Tìm hiểu thực trạng kinh doanh của các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam hiện nay 2 Tìm hiểu và đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến việc lựa chọn sản. .. phẩm lưu niệm phục vụ người tiêu dùng tốt hơn 4 Câu hỏi nghiên cứu 1 Các yếu tố nào đang tác động tới sự lựa chọn của người tiêu dùng về sản phẩm lưu niệm hiện nay? 2 Thực trạng kinh doanh các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam hiện nay như thế nào? 3 Sản phẩm lưu niệm ở Việt Nam đang có những nhước điểm gì cần phải khắc phục? 5 Giả thuyết nghiên cứu 1 Các sản phẩm lưu niệm hiện nay không thu hút được... sinh lý, thường là nhu cầu cấp thấp Chẳng hạn như nhu cầu về tình dục, ăn uống thuộc vè nhu cầu bẩm sinh của con người Bên cạnh đó các nhu cầu vật chất thông thường của con người là nhu cầu về thực phẩm, phương tiện sinh sống… Nhu cầu tinh thần được nảy sinh trên cơ sở của nhu cầu vật chất và được nhu cầu vật chất nuôi dưỡng Nhu cầu tinh thần cũng vô cùng đa dạng: Nhu cầu học tập, nhu cầu làm khoa học... bắt gặp phong cách phục vụ mang đậm văn hóa Nhật của nhân viên bán hàng Nhân viên sẽ mở cửa cho khách mỗi khi có khách đến Hướng dẫn cho khách các sản phẩm, ý nghĩa của nó cũng như hướng dẫn cho khách chọn mua sản phẩm mẫu mã nào thích hợp…” 1.2 Thực trạng kinh doanh các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam hiện nay như thế nào? 31 Thực trạng kinh doanh các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam hiện nay xét về tổng... dùng hiện nay 6.2 Khách thể nghiên cứu: Người tiêu dùng 6.3 Phạm vi nghiên cứu  Địa điểm: Việt Nam  Thời gian: hiện nay 7 Khung phân tích CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT 24 ĐỘNG BUÔN BÁN SẢN PHẨM LƯU NIỆM Ở VIỆT NAM YẾU TỐ KHÁCH QUAN YẾU TỐ CHỦ QUAN Thị hiếu của khách du lịch 1 2 3 4 Giá thành sản phẩm Nguồn gốc sản phẩm Hình thức của sản phẩm Giá trị của sản phẩm (chất lượng, giá trị truyền thống sản. .. thuật, chính trị, nhu cầu công bằng xã hội, nhu cầu vui chơi, giải trí… Theo nhà tâm lí học Abraham Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản và nhu cầu bậc cao Tháp nhu cầu của Maslow có năm tầng bao gồm: nhu cầu cơ bản, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về xã hội, nhu cầu được quý trọng, nhu cầu được thể hiện mình Theo Maslow để nảy sinh các nhu cầu bậc cao, trước... sản phẩm truyền tải) 5 Thái độ người bán hàng 6 Chiến lược, tiếp thị và quảng cáo trong kinh doanh 1.Yếu tố văn hóa 2.Yếu tố kinh tế 3.Yếu tố xã hội 4.Trình độ của người tiêu dùng THỰC TRẠNG KINH DOANH SẢN PHẨM LƯU NIỆM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THUẬN LỢI KHÓ KHĂN NGUYÊN NHÂN ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM LƯU NIỆM TẠI VIỆT NAM 25 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1.1 Khái niệm liên quan 1.1.1 Sản phẩm lưu. .. ra quà lưu niệm cũng phải xuất phát từ địa phương 4 Là sản phẩm có thể dịch chuyển và lưu giữ được 1.1.2 Người tiêu dùng Theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tiêu dùng được định nghĩa như sau: Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân gia đình, tổ chức 1.1.3 Nhu cầu Theo định nghĩa của từ điển xã hội học Oxford nhu cầu là cái... đánh giá Các đánh giá cho thấy có tới gần 70% khách nội địa và trên 70% khách nước ngoài chưa hài lòng với các sản phẩm lưu niệm nơi đây trên tất các các mặt trong đó chủ yếu là về chất lượng và nét rêng biệt của sản phẩm là chưa cao Các sản phẩm hiện nay của thành phố thì mẫu mã kiểu dáng củ không có sự đồi mới và không mang đặt trưng riêng của vùng (có tới 90% sản phẩm lưu niệm được nhập từ các địa

Ngày đăng: 28/08/2015, 13:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1.Lý do chọn đề tài

  • 2.Tổng quan tài liệu

  • 2.1 Vai trò của sản phẩm lưu niệm

  • 2.2 Thực trạng sản phẩm lưu niệm hiện nay

  • 2.3 Các yếu tố tác động đến việc kinh doanh sản phẩm lưu niệm

  • 2.4 Mối liên hệ giữa làng nghề truyền thống và phát triển sản phẩm lưu niệm

  • 3. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3.1 Mục tiêu chung

  • 3.2 Mục tiêu cụ thể

  • 4. Câu hỏi nghiên cứu

  • 5. Giả thuyết nghiên cứu

  • 6.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

  • 6.1 Đối tượng nghiên cứu: Định hướng phát triển các sản phẩm lưu niệm của Việt Nam dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay.

  • 6.2 Khách thể nghiên cứu: Người tiêu dùng

  • 6.3 Phạm vi nghiên cứu

  • 7. Khung phân tích

  • PHẦN NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1

  • 1.1 Khái niệm liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan