Nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo quảng nam luận văn ths du lịch

129 1.8K 13
Nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo quảng nam  luận văn ths  du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN ĐÔNG NHỰT NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHAN ĐÔNG NHỰT NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM TRƯƠNG HOÀNG Hà Nội, 2015 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 5. Phương pháp nghiên cứu 9 6. Bố cục của luận văn 11 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO 12 1.1. Các khái niệm 12 1.1.1. Du lịch biển đảo 12 1.1.2. Sản phẩm du lịch 12 1.2. Sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch biển đảo 14 1.2.1. Những yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch 14 1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch 14 1.2.3. Các yếu tốc tác động ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch 15 1.2.4. Vai trò của các bên trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch…17 1.2.5. Các điều kiện phát triển du lịch biển đảo 20 1.2.6. Các sản phẩm du lịch biển đảo 25 Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM 32 2.1. Thực trạng về du lịch Quảng Nam 32 2.2. Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 36 2.2.1. Điều kiện cung 37 2.2.2. Điều kiện cầu 47 2.3. Thực trạng các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 50 2.3.1. Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển đảo 50 2.3.2. Sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo 55 2.3.3. Sản phẩm du lịch sinh thái biển đảo 58 2 2.3.4. Sản phẩm du lịch lặn biển ngắm san hô 60 2.3.5. Sản phẩm du lịch thể thao biển đảo 63 2.3.6. Các sản phẩm du lịch biển đảo khác 65 2.4. Đánh giá các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 66 2.4.1. Cơ cấu mẫu điều tra 66 2.4.2. Đánh giá về tài nguyên du lịch biển đảo 70 2.4.3. Đánh giá về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường 72 2.4.4. Đánh giá về chất lượng sản phẩm du lịch 76 2.4.5. Đánh giá về hình thức tuyên truyền quảng bá về du lịch 78 2.4.6. Tổng kết đánh giá của khách du lịch về sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 80 2.5. Nguyên nhân của thực trạng sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 83 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM 89 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 89 3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch biển đảo Việt Nam 89 3.2.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, du lịch Quảng Nam 93 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 95 3.2.1. Hoàn thiện và cải tiến các sản phẩm du lịch biển đảo hiện có 95 3.2.2. Phát triển và mở rộng địa bàn các sản phẩm du lịch biển đảo mới 102 3.2.3. Các giải pháp khác 104 3.3. Kiến nghị 106 3.3.1. Kiến nghị với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch: 106 3.3.2. Kiến nghị với tỉnh Quảng Nam: 107 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC 113 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG TRANG 01 Bảng 2.1: Số lượng khách và doanh thu của du lịch Quảng Nam từ năm 2011 – 2013 35 02 Bảng 2.2: Số lượng khách sạn và số phòng tại Quảng Nam qua các năm 42 03 Bảng 2.3: Các thông thông về cá nhân của khách du lịch đến biển đảo Quảng Nam 68 04 Bảng 2.4: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam 71 05 Bảng 2.5: Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng với tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam 72 06 Bảng 2.6: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường… 74 07 Bảng 2.7: Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, dịch vụ, môi trường… 75 08 Bảng 2.8: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của các sản phẩm du lịch biển đảo 76 09 Bảng 2.9: Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng với các sản phẩm du lịch biển đảo 77 10 Bảng 2.10: Đánh giá của khách du lịch về mức độ quan trọng của tuyên truyền quảng bá du lịch 78 11 Bảng 2.11: Đánh giá của khách du lịch về mức độ hài lòng với tuyên truyền quảng bá du lịch 80 12 Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch biển đảo Quảng Nam từ năn 2010 – 2013 49 13 Biểu đồ 2.2: Doanh thu từ du lịch biển đảo Quảng Nam từ năn 2010 – 2113 50 4 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong nhịp điệu sôi động của cuộc sống hiên nay, du lịch đã và đang phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Càng ngày, các loại hình du lịch có những liên quan trực tiếp đến chất lượng môi trường càng thu hút được sự quan tâm của nhiều khách du lịch hơn bởi sự thông qua các sản phẩm du lịch, khách du lịch sẽ tự cảm nhận được dưới nhiều góc độ khác nhau về các giá trị tự nhiên, môi trường và nền văn hóa ở những nơi họ có cơ hội đặt chân đến du lịch. Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và ở Việt Nam trong những năm gần đây, ở thực tại và trong tương lai du lịch biển đảo sẽ là loại hình du lịch chủ đạo sau du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Loại hình du lịch biển đảo đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho ngành du lịch, góp phần tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển. Không chỉ vậy, du lịch biển đảo còn góp phần bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi với 125km bờ biển đẹp kéo dài từ Điện Ngọc (giáp bãi biển Non Nước, thành phố Đà Nẵng) đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng như: Hà My (huyện Điện Bàn), Cửa Đại (thành phố Hội An), Bình Minh (huyện Thăng Bình), Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ), Kỳ Hà, Bãi Rạng (huyện Núi Thành) Bên cạnh đó, còn có đảo Cù Lao Chàm – một khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận đã tạo cho Quảng Nam nhiều tiềm năng cho việc phát triển du lịch biển đảo, tạo ra sự đa dạng của các loại hình du lịch phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Mặc dù Quảng Nam có tài nguyên thuận lợi để phát triển du lịch biển đảo, tuy nhiên thực trạng phát triển chưa tương xứng, chưa có nhiều sản phẩm 5 phù hợp để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch… Hơn nữa, việc nghiên cứu các sản phẩm du lịch biển đảo để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch là yêu cầu cần thiết. Hiện nay, trên địa bàn Quảng Nam vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu về lĩnh vực này… Vì vậy, tác giải đã chọn đề tài “Nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam” để nghiên cứu hiện trạng các sản phẩm du lịch biển đảo, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch biển đảo Quảng Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu Du lịch biển đảo là một vấn đề không mới đối với việc nghiên cứu phát triển du lịch trên thế giới và tại Việt Nam. Về các khái niệm, tại điều 121 của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, đã nêu rõ những định nghĩa về: đảo, vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng nước quần đảo, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế… qua đó chúng ta có thể hiểu rõ hơn về đặc trưng của biển đảo. Hiện nay, đã có nhiều đề tài cấp Bộ của Tổng cục du lịch, các viện nghiên cứu, nhiều bài báo nghiên cứu đề cập đến loại hình du lịch biển đảo Việt Nam. Cụ thể Viện khoa học xã hội Việt Nam (năm 2005) đã triển khai đề tài cấp Bộ “Điều kiện kinh tế, xã hội – nhân văn vùng ven biển Việt Nam”. Đề tài đã nghiên cứu tất cả các điều kiện kinh tế, xã hội – nhân văn của các vùng ven biển trên cả nước, từ đó đề xuất các giải pháp thực hiện phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng ven biển Việt Nam. Đối với du lịch biển đảo Việt nam nói chung và biển đảo Quảng Nam nói riêng, cũng đã có những nghiên cứu đề cập tới. Cụ thể như: Tác giả Phạm Trung Lương (2008), đã nghiên cứu đề tài: “Những điều kiện để và cơ sở khoa học để phát triển du lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ”. Từ đó định hướng những điều kiện cần thiết để phát triển du lịch biển đảo cho vùng Bắc Trung Bộ. 6 Tác giả Nguyễn Thu Hạnh (2012), cũng đã quan tâm, nghiên cứu và đề xuất những giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch bắc Trung Bộ qua đề tài: “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ”. Tác giả Phạm Trung Lương (2008), cũng đã quan tâm đến những vấn đề về: “Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà – Hải Phòng”. Từ đó đưa ra các biện pháp và định hướng để du khách và cộng đồng cùng thực hiện những biện pháp để phát triển du lịch lịch bền vững trên đảo Cát Bà. Tác giả Võ Quế cũng đã nghiên cứu đề tài: “Những điều kiện phát triển du lịch biển đảo bền vững tại vịnh Bái Tử Long”. Từ đó nêu ra những thực trạng và giải pháp cho việc phát triển du lịch biển đảo tại vùng này. Tác giả Trần Thị Lan cũng đã quan tâm đến các điều kiện phát triển du lịch đảo Lý Sơn cùng với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia qua việc nghiên cứu đề tài: “Các điều kiện để phát triển du lịch Lý Sơn để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam”. Tác giả Hà Văn Siêu cũng đã dựa trên những điều kiện, tiềm năng du lịch của vùng Bắc Trung Bộ, tiến hành nghiên cứu đề tài: “Những định hướng để phát triển sản phẩm du lịch và quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Từ đó đưa ra những mục tiêu, định hướng và giải pháp cụ thể cho việc phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Tác giả Hà Văn Siêu cũng đã quan tâm đến những điều kiện, tiềm năng phát triển du lịch vùng duyên hải Miền Trung với việc nghiên cứu đề tài: “Những vấn đề và điều kiện để tạo những bước đột phá trong thu hút đầu tư phát triển du lịch các tỉnh/thành phố vùng duyên hải miền Trung”. 7 Ngoài ra, nhiều luận văn Thạc sĩ đã đề cập đến các vấn đề về nghiên cứu du lịch biển đảo của các địa phương khác như: Tác giả Thân Trọng Thụy (2012), đã triển khai đề tài: “Du lịch Khánh Hòa: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp”. Tác giả đã nêu lên những điều kiện và tiềm năng du lịch Khánh Hòa, từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển du lịch ở địa phương này. Tác giả Trần Thị Kim Bảo (2009), đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch sinh thái dải ven biển tỉnh Quảng Trị”. Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái tại Quảng Trị. Tác giả Ngô Quang Duy (2008), đã triển khai đề tài “Phát triển du lịch biển đảo ở Vân Đồn, Quảng Ninh”. Tác giả đã hệ thống hóa được những cơ sở lý luận và đồng thời đề xuất giải pháp phát triển du lịch biển đảo của Vân Đồn – Quảng Ninh. Tác giả Trần Thị Kim Ánh (2012), đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch biển Đà Nẵng”. Tác giả đã phân tích thực trạng phát triển du lịch biển Đà Nẵng, nêu ra các thế mạnh của du lịch biển Đà Nẵng và đưa ra các giải pháp phát triển du lịch biển Đà Nẵng trong tương lai. Tác giả Trần Xuân Mới (2012), đã quan tâm đến những điều kiện phát triển du lịch sinh thái và đã đề xuất được những giải pháp cho việc phát triển loại hình du lịch này tại Quảng Nam với đề tài: “Phát triển du lịch sinh thái biển đảo Cù Lao Chàm – tỉnh Quảng Nam”. Tác giả Ngô Đặng Thị Thu Hằng (2013), đã triển khai đề tài “Hoạt động bảo vệ môi trường du lịch ven biển Hàm Tiến, Mũi Né – Bình Thuận”. Tác giả đã tổng hợp những thông tin, dữ liệu liên quan đến việc bảo vệ môi trường và đưa ra các giải pháp cho việc bảo vệ môi trường du lịch ven biển Bình Thuận. 8 Mặc dù tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam là rất lớn, nhưng tình hình khai thác tài nguyên biển đảo chưa tương xứng với tiềm năng do chưa có sự quan tâm, đầu tư đúng mức của các ban ngành và chính quyền địa phương, dưới góc độ khoa học nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam là một đề tài thiết thực cho du lịch Quảng Nam. Ngoài những đề tài trên đây, cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào khác về sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam một cách có hệ thống. Chính vì vậy, việc triển khai đề tài nghiên cứu sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam là cần thiết, khách quan, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của ngành du lịch địa phương. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn là góp phần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách du lịch, thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch, góp phần nâng cao đời sống người dân vùng biển đảo. Cụ thể là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam. Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau: Thu thập và tổng quan tài liệu về các vấn đề liên quan như tài liệu, công trình nghiên cứu về du lịch biển đảo, các thông tin về tài nguyên du lịch biển đảo, về hệ thống dịch vụ du lịch, về khách du lịch… Thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát thực địa, phỏng vấn khách du lịch và nhà cung cấp sản phẩm du lịch… điều tra xã hội học để bổ sung thông tin. Đánh giá thực trạng về sự hài lòng của khách du lịch, nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc tạo ra các sản phẩm du lịch biển đảo. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam. [...]... lực lượng cứu hộ… đáp ứng và phục vụ nhu cầu thể thao biển đảo của khách du lịch 1.2.6.6 Các sản phẩm du lịch biển đảo khác Bên cạnh các sản phẩm du lịch biển đảo trên, với nguồn tài nguyên du lịch biển đảo vô cùng phong phú, đa dạng còn tạo nên những sản phẩm du lịch biển đảo khác nhằm tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm du lịch và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Du lịch học tập nghiên cứu biển đảo là một... lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch thể thao biển đảo, du lịch lặn ngắm san hô, du lịch văn hóa vùng biển đảo, du lịch sinh thái biển đảo, du lịch tàu biển, du lịch nghiên cứu hệ sinh thái biển đảo Bên cạnh đó, khách du lịch còn kết hợp đi du lịch với đầu tư, kinh doanh và phát triển kinh tế tại các vùng ven biển - Khả năng thanh toán của khách du lịch: Những sản phẩm du lịch biển đảo được đầu tư với... du lịch nước ngoài 6 Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương Chương 1 Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch biển đảo Chương 2 Tiềm năng và thực trạng sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 11 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH... đề lý luận về sản phẩm du lịch, sản phẩm du lịch biển đảo, các điều kiện xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo tại một địa phương, các nhân tố tác động đến quá trình phát triển sản phẩm du lịch và vai trò của các bên tham gia trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch Để có được các sản phẩm du lịch biển đảo tốt, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch thì bên cạnh yếu tố tài nguyên du lịch tốt,... triển hiệu quả sản phẩm du lịch biển đảo đó Đây cũng chính là cơ sở lý luận để tác giả vận dụng vào nghiên cứu các điều kiện thực tế về sản phẩm du lịch biển đảo góp phần tạo ra sản phẩm đặc trưng và thu hút khách du lịch trong thời gian tới của tỉnh Quảng Nam tại chương 2 31 Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM 2.1 Thực trạng về du lịch Quảng Nam Quảng Nam nằm trong... phú cho các sản phẩm du lịch và khách du lịch sẽ có những lựa chọn cho phù hợp với khả năng, độ tuổi và sở thích của mình khi 25 tham gia vào các sản phẩm đó Vì vậy, những sản phẩm du lịch biển đảo được chia thành từng nhóm sản sản phẩm sau: 1.2.6.1 Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo Du lịch nghỉ dưỡng biển đảo là một sản phẩm du lịch được hình thành dựa trên các tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch, hàng... sản phẩm du lịch biển đảo dựa trên các yếu tố về nhu cầu, sở thích và khả năng thanh toán của khách du lịch - Nhu cầu, sở thích của khách du lịch: Trong những năm gần đây, du lịch biển đảo đã thu hút số lượng khách du lịch rất lớn, chiếm tỉ trọng lớn trong ngành du lịch nói chung Nguyên nhân chính là do: nhu cầu sử dụng sản phẩm du lịch biển đảo của khách du lịch rất cao, các khu du lịch biển đảo biển. .. dưỡng biển đảo, vui chơi giải trí vùng biển đảo, những mặt hàng lưu niệm từ biển đảo, những sản phẩm mang đặc trưng riêng của biển đảo, đặc sản ẩm thực vùng biển đảo cũng là những sản phẩm thu hút khách du lịch chi tiêu nhiều nhất khi đến các vùng biển đảo 1.2.6 Các sản phẩm du lịch biển đảo Dựa trên những đặc điểm, phân bố, sự đa dạng và những đặc trưng riêng biệt của tài nguyên du lịch lịch biển đảo, ... cầu của khách du lịch Tuy nhiên, sản phẩm du lịch biển đảo có những đặc trưng riêng bởi những đặc thù của tài nguyên du lịch biển đảo Du lịch biển đảo còn có tính chất mùa vụ rõ rệt, phụ thuộc vào thời tiết, nhiệt độ… 1.1.2 Sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là một thuật ngữ có rất nhiều quan niệm định nghĩa và cũng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau Các khái niệm về sản phẩm 12 du lịch rất đa dạng... tài nguyên du lịch biển đảo Đây là yếu tố tiên quyết để hình thành nên những sản phẩm du lịch biển đảo đặc trưng của từng vùng miền - Tài nguyên du lịch biển đảo: Điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, lịch sử, văn hoá đã tạo nên tiềm năng du lịch biển đảo phong phú, đa dạng bao gồm cả tài nguyên du lịch biển đảo tự nhiên và tài nguyên văn hóa biển đảo Những nơi có điều kiện thuận lời với bờ biển dài

Ngày đăng: 27/08/2015, 20:46

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan