Giải pháp hạn chế tăng dân số và khắc phục những ảnh hưởng của quá tải dân số tại hà nội

34 2.4K 2
Giải pháp hạn chế tăng dân số và khắc phục những ảnh hưởng của quá tải dân số tại hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 3 DANH MỤC BẢNG - BIỂU 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 I. Tổng quan về quá tải dân số 6 1. Dân số đô thị và tăng dân số đô thị 6 a) Khái niệm, đặc điểm dân số đô thị 6 b) Biến động quy mô dân số đô thị, xu thế và quan hệ với dân số nông thôn 7 2. Ảnh hưởng của quy mô dân số đến tăng trưởng đô thị. Dự tính dân số tương lai, quy mô đô thị 11 a) Vấn đề quy mô và mật độ dân số đô thị 12 b) Ước tính dân số đô thị 13 3. Quá tải dân số đô thị và những nguyên tắc của chính sách dân số 13 a) Quy mô dân số đô thị hợp lý và phương pháp xác định quy mô dân số hợp lý 13 b) Quá tải dân số và những nguyên tắc của chính sách dân số 17 4. Quản lý dân số đô thị 17 a) Sự cần thiết của công tác quản lý dân số đô thị 17 b) Nội dung quản lý quy mô dân số đô thị 19 5. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quá trình đô thị hoá: 19 II. Tác động của quá tải dân số đến các hoạt động kinh tế - xã hội 20 1. Tình hình quá tải dân số ở Hà Nội hiện nay 20 Thực trạng quá tải dân số ở Hà Nội từ năm 2000 đến 2006 20 2. Tác động của quá tải dân số đến các hoạt động kinh tế - xã hội: 23 III. Giải pháp hạn chế tăng dân số và khắc phục những ảnh hưởng của quá tải dân số 29 1. Nguyên nhân của quá tải dân số tại Hà Nội hiện nay 29 2. Giải pháp hạn chế quá tải dân số và khắc phục ảnh hưởng của quá tải dân số đến các hoạt động kinh tế - xã hội 30 a) Phân tán dân số trên cơ sở quy hoạch khu ở, khu làm việc ở đô thị, tạo khoảng cách hợp lý nơi ở, nơi làm việc, tạo ra sự dao động con lắc của dân số 30 b) Phát triển giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng 31 c) Phát triển các đô thị vệ tinh, tạo việc làm ngay tại nông thôn (đô thị hoá nông thôn), “ly nông bất ly hương”. 31 d) Áp dụng các sắc thuế đô thị: 32 e) Hạn chế tăng tự nhiên dân số, tạo hàng rào chống quá tải dân số 32 f) Khắc phục các vấn đề về y tế, giáo dục, môi trường 32 KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 DANH MỤC BẢNG - BIỂU 1. Mật độ dân số trung bình qua các năm (H – 1) – tr. 21 2. Tỷ lệ mật độ dân số Hà Nội so với ĐB S. Hồng và cả nước 2000 – 2006 (H – 2) – tr. 22 3. Dân số trung bình nông thôn và thành thị ở Hà Nội 2000 – 2006 (H – 3) – tr. 22 4. Cơ cấu dân số Hà Nội 2000 – 2006 (H – 4) – tr. 23 5. Tình hình lao động ở Hà Nội qua các năm 2000 – 2006 (H – 5) – tr. 29 LỜI MỞ ĐẦU Tăng trưởng quy mô dân số đô thị và đô thị hóa là xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển đô thị cần khuyến khích sự phát triển dân số đô thị. Nhưng một quy mô dân số không hợp lý sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề bất cập trong đời sống đô thị bởi con người vẫn luôn là yếu tố trung tâm, là mục đích phục vụ, là động cơ làm việc và cũng chính là nguyên nhân của mọi vấn đề trên địa bàn đô thị. Cùng với việc đô thị hóa diễn ra ngày càng rộng và sâu hiện nay, sự tăng lên không ngừng của dân số đô thị nói chung và ở Hà Nội nói riêng đã dẫn đến sự quá tải về dân số. Quá tải dân số đã và đang gây ra những tác động không mong muốn đến tất cả mọi lĩnh vực của cuộc sống như: ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn…), cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, vi phạm trật tự an toàn xã hội, thiếu nhà ở, nhà ở chất lượng kém, tắc nghẽn giao thông, quá tải ở bệnh viện, trường học… Đó là biểu hiện khả năng đáp ứng không đầy đủ của các ngành dịch vụ, thất nghiệp không ngừng tăng, chất lượng sống của người dân ngày càng bị đe doạ. Quá tải dân số đô thị là vấn đề bức xúc của hầu hết các nước trong quá trình đô thị hoá nói chung, cũng như ở Việt Nam nói riêng, đặc biệt là ở Hà Nội. Việc kiểm soát dân số đô thị sao cho có được một quy mô dân số đô thị hợp lý vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý đô thị. Vậy giải pháp nào cho quá tải dân số ở Hà Nội hiện nay? Đã có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài này như nghiên cứu về đô thị hoá, về quá tải giao thông đô thị, về bùng nổ dân số… Tuy nhiên, thời gian luôn thay đổi, kèm theo nó là những diễn biến mới khó lường. Đứng trước đòi hỏi tất yếu của thực tiễn, tôi đã tiến hành nghiên cứu về sự quá tải dân số và ảnh hưởng của nó đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến nay, từ đó rút ra những giải pháp nhằm hạn chế sự gia tăng dân số và khắc phục những ảnh hưởng của quá tải dân số đến hoạt động kinh tế - xã hội ở Hà Nội trong thời gian tới, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý quy mô dân số đô thị nói riêng và công tác quản lý đô thị ở Hà Nội nói chung. Số liệu thống kê, bảng biểu trong bản nghiên cứu này chủ yếu được tổng hợp từ Niên giám thống kê 2006 - Cục thống kê thành phố Hà Nội (4 – 2007) và một số sách, bài báo khác. Nội dung của bản báo cáo này gồm 3 phần (không kể phần mở đầu và kết luận): I. Tổng quan về dân số và quá tải dân số II. Tác động của quá tải dân số đến các hoạt động kinh tế - xã hội III. Giải pháp hạn chế tăng dân số và khắc phục những ảnh hưởng của quá tải dân số Tôi hy vọng rằng bản đề án này sẽ là tài liệu tham khảo có ích cho UBND Thành phố và các nhà quản lý đô thị. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý vị để bản báo cáo được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Đặng Thu Trang (Lớp Kinh tế & quản lý đô thị 46 - Trường ĐH Kinh tế quốc dân). E-mail: dang_thu_trang86@yahoo.com Tôi xin tiếp thu và cảm ơn! Hà Nội, ngày… tháng12 năm 2007 I. Tổng quan về quá tải dân số 1. Dân số đô thị và tăng dân số đô thị a) Khái niệm, đặc điểm dân số đô thị Dân số đô thị là bộ phận dân số sống trên lãnh thổ đô thị vào một thời điểm nhất định. Dân số của một đô thị luôn luôn biến động do các yếu tố sinh, chết, đi, đến. Do đó, khi nói đến dân số đô thị cần phân biệt rõ dân số thường trú và dân số hiện có vào những thời điểm nhất định của đô thị. Để xem xét quá tải dân số và tác động của quá tải dân số đến các hoạt động kinh tế - xã hội đô thị, ta cần dựa trên dân số đô thị hiện có. Khi xác định dân số đô thị cần phân biệt với nhân khẩu phi nông nghiệp ở nông thôn. Dân số thường trú là số dân đăng ký nhân khẩu thường trú trên địa bàn đô thị. Dân số hiện có bao gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy về dân số thường trú trên địa bàn đô thị. N o = Trong đó: N o : dân số tạm trú quy về dân số đô thị (người) N t : tổng số lượt khách đến tạm trú (số lượt) m : số ngày tạm trú trung bình (ngày) Để phản ánh quy mô đô thị và trình độ đô thị hóa của một vùng hay một quốc gia, các nhà kinh tế sử dụng tỷ trọng dân số đô thị trong tổng dân số. Một trong những đặc điểm cơ bản của đô thị là dân số tập trung với mật độ cao. Mật độ dân số là một trong các chỉ tiêu để phân biệt nông thôn và thành thị. Mật độ dân số là số dân thường trú (hoặc hiện có) tính bình quân trên một đơn vị diện tích. Mật độ dân số ở các đô thị cũng rất khác nhau. Có những thành phố có mật độ dân số rất cao như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, nhưng cũng có những thành phố có mật độ dân số tương đối thấp như thành phố Đà Lạt… Để phản ánh những đặc điểm cơ bản của dân số đô thị, cần nghiên cứu cơ cấu dân số đô thị. Cơ cấu tuổi - giới của dân số được coi là đặc điểm quan trọng nhất vì nó có liên quan đến rất nhiều vấn đề của dân số. Tiếp theo đó là cơ cấu lao động, ngành nghề của dân số. b) Biến động quy mô dân số đô thị, xu thế và quan hệ với dân số nông thôn Sự biến động quy mô dân số đô thị Quy mô đô thị ngày càng mở rộng và biểu hiện trước hết của nó là tăng quy mô dân số. Dân số đô thị tăng nhanh do nhiều nguyên nhân. Trước hết phải kể đến tốc độ đô thị hóa. Đô thị hóa có thể xem như là quá trình biến đổi các vùng chưa phải đô thị thành đô thị. Biểu hiện cụ thể của đô thị hóa là sự mở rộng các thành phố về mặt quy mô diện tích. Số lượng các đường phố, các quận, các phường, các khu đô thị mới được công bố hàng năm cũng đủ cho ta cảm nhận được tốc độ đô thị hóa. Tốc độ đô thị hóa ở các nước đang phát triển được đánh giá là cao nhất trong giai đoạn hiện nay và đó chính là nguyên nhân cơ bản làm tăng dân số đô thị. Những nguyên nhân khác không kém phần quan trọng đó là sự biến động tự nhiên và biến động cơ học của dân số. Sự biến động tự nhiên của dân số như sinh, chết chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội, phong tục tập quán, tâm lý. Sự biến động cơ học của dân số đô thị là hiện tượng phổ biến, vì đô thị là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, sinh hoạt: Thu nhập ở đô thị thường cao hơn ở nông thôn, địa bàn đô thị có nhiều khả năng kiếm việc làm hơn, chất lượng dịch vụ và phúc lợi xã hội tốt hơn. Dân cư tìm mọi cách để được nhập cư vào đô thị, từ đó hình thành dòng chuyển dịch vào đô thị. Chính dòng này đã gây ra những quá tải dân số ở các đô thị ở các nước đang phát triển như Việt Nam và nhiều nước khác. Biến động cơ học của dân số đô thị: Phản ánh mối quan hệ giữa đô thị và nông thôn (ngoại thành) trên giác độ dân số. Dòng người đi vào thành phố nhằm hưởng thụ các dịch vụ Các dịch vụ ở thành phố như: Cửa hàng, nhà băng, rạp chiếu phim, phòng hòa nhạc v.v… đều có đặc tính là các dịch vụ này không thể vận chuyển được, nên mọi người phải tới những nơi có dịch vụ đó và phần lớn các dịch vụ được cung cấp có hiệu quả trên quy mô đủ lớn. Vì vậy, các cửa hàng này chỉ hình thành ở một số trung tâm có số dân đủ đông và kinh tế phát triển… Với lý do đó, những cư dân sống ở nông thôn muốn mua sắm một hàng hóa như một bộ com- lê hoặc một tivi sẽ phải tới thị trấn, thị xã hoặc thành phố gần nhất. Hơn nữa, khi người dân nông thôn phá bỏ quan hệ tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa phát triển thì những chuyến đi ra thành phố tìm kiếm dịch vụ là tất yếu. Dòng người đi vào thành phố để tìm kiếm việc làm Dòng người ở nông thôn ngày càng tiến đến vào các thành phố để tìm kiếm việc làm. Các trung tâm việc làm cũng phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào những nhân công sống ở các nơi khác, bởi vì: 1) Việc làm ở đô thị tăng nhanh hơn so với ở nông thôn, trong khi đó dân số đô thị tăng chậm hơn ở nông thôn. Điều này gây nên sự mất cân bằng địa lý về cung và cầu lao động, dẫn tới hiện tượng dòng người đi tìm việc làm ở các thành phố và thị trấn. 2) Do sự phát triển mạnh mẽ các phương tiện giao thông, những chuyến đi cá nhân ngày càng được thực hiện dễ dàng hơn, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Vấn đề được đặt ra là liệu sự gia tăng các phương tiện đi lại cá nhân ở nông thôn là nguyên nhân hay chỉ là tác động làm cho những chuyến đi tìm việc ngày càng dài hơn. Một cách nhìn khác về dòng người từ nông thôn ra thành thị: Các hộ gia đình tới các “trung tâm vùng”, tới “thị trấn lớn”, tới “thành phố lớn” để buôn bán. Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ đã thành công trong buôn bán, họ đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế đô thị. Dòng người ra khỏi thành phố để thư giãn Nông thôn đang được coi như sự mở rộng cuộc sống ở thành phố. Đó là nơi để một người có thể thư giãn sau những ngày làm việc. Nhờ các phương tiện giao thông, nông thôn đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của môi trường – nó gắn liền với đời sống thành phố - hay nói cách khác là, người thành thị có thể rời thành phố và về nghỉ với miền quê bất cứ khi nào họ muốn. Thực tế, vành đai nông thôn quanh thành phố đã và đang trở thành “không gian sống” và gắn liền với thành phố. Trên giác độ tài chính, một số vốn lớn mà dân đô thị tích lũy để mua đất đai vùng nông thôn mà phần lớn diện tích đất đó nông dân sử dụng không hiệu quả lắm. Những người dân thành thị sẽ đầu tư xây dựng nhà cửa, cơ sở hạ tầng là tăng giá trị và tăng hiệu quả đất đai. Thông qua đó người dân nông thôn quen dần với cách quản lý và nếp sống đô thị, đồng thời bảo đảm an ninh tốt hơn cho vùng nông thôn. Tác động tài chính về dòng người thành phố - nông thôn Khi cư dân ngoại ô tìm kiếm dịch vụ ở thành phố, họ sẽ tạo ra một số khu vực trung chuyển; khi họ tìm kiếm việc làm thì họ sẽ tạo ra khu vực nông thôn mà ở đó có các chuyến xe thường xuyên đi làm vào thành phố; và khi cư dân đô thị muốn thư giãn thì tạo ra một vùng nông thôn giải trí. Vì vậy, một đô thị với chất lượng cuộc sống cao sẽ có một số vùng nông thôn xung quanh là điều tất yếu. Và cũng vì vậy mà chúng ta sẽ không thể chỉ nói đến thành thị mà không nói đến nông thôn. Về khía cạnh tài chính, khi dòng người vào thành phố để tìm kiếm dịch vụ thì họ phải mang theo tiền để chi tiêu tại thành phố. Điều đó làm cho thu nhập của nhân viên trong các ngành dịch vụ ở thành phố tăng, đồng thời làm tăng cầu để tu bổ và xây dựng các khu nhà ở thành phố và cuối cùng nó làm tăng thuế ở thành phố. Một phần nguồn tài chính mà thành phố có được, lại có nguồn gốc từ các khu vực nông thôn. Đồng thời, dòng người tới thành phố đã tạo ra lượng cầu về dịch vụ. Những dịch vụ này do chính đô thị cung cấp với kinh phí có từ những nguồn nộp thuế, lệ phí (ví dụ các phương tiện giao thông công cộng, vệ sinh đường phố, bãi đỗ xe, ăn uống). Dòng người nông thôn ra thành phố rất đa dạng, trong đó có những người sẵn sàng làm bất cứ việc gì để có thu nhập và một phần thu nhập được sử dụng ngay tại thành phố. Biến động tự nhiên của dân số đô thị Mức sinh, mức chết của dân số ở đô thị là những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm biến động tự nhiên của dân số đô thị về mặt quy mô. Để có thể so sánh với các vùng nông thôn hoặc giữa các đô thị ta cần sử dụng các tỷ suất sinh, các tỷ suất chết được xác định bằng cách so sánh các mức sinh, mức chết với dân số bình quân của đô thị trong một thời kỳ nhất định. Các tỷ suất sinh, chết ở đô thị thường thấp hơn và tuổi thọ cao hơn do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là điều kiện sống ở đô thị cao hơn. Xu thế biến động của dân số đô thị Trong tương lai, dân số đô thị sẽ tăng với tốc độ ngày càng cao và dân số nông thôn sẽ giảm tương ứng. Sự biến động dân số do các nguyên nhân đã nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia nói chung và đối với các thành phố nói riêng. Lối sống đô thị sẽ ngày càng phổ biến hơn. Mức sống người dân thành thị cũng như nông thôn ngày được nâng cao. Tỷ lệ dân số nông thôn ngày càng giảm, nhưng cũng không thể tiến đến sự tuyệt đối bằng không. 2. Ảnh hưởng của quy mô dân số đến tăng trưởng đô thị. Dự tính dân số tương lai, quy mô đô thị. Quy mô và mật độ dân số đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và các vấn đề văn hóa xã hội đô thị. Quy mô dân số quá lớn, mật độ cao, trình độ dân trí thấp sẽ gây rất nhiều khó khăn cho việc tổ chức đời sống của dân cư, giao thông, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường cảnh quan và các vấn đề xã hội, việc làm. Ba vấn đề lớn đặt ra trước sự quá tải dân số của các nước: Dân số đô thị và việc làm, thu nhập. Dân số đô thị và vấn đề nhà ở. Dân số đô thị và vấn đề cung cấp lương thực, thực phẩm. Vấn đề thứ nhất sẽ và chỉ có thể giải quyết bằng con đường tăng trưởng kinh tế; hai vấn đề còn lại được giải quyết thông qua sự phát triển kinh tế và các chính sách định cư, nhà ở (như tạo ra sự dao động con lắc của lao động). Tuy nhiên, quy mô dân số quá nhỏ thì tổ chức sản xuất cũng khó khăn và hoạt động đô thị kém hiệu quả. a) Vấn đề quy mô và mật độ dân số đô thị Quy mô dân số đô thị có liên quan đến những chi phí xã hội, chi phí bảo vệ và tái tạo môi trường ở đô thị, tổ chức xã hội, khả năng cung cấp các dịch vụ ở đô thị. Quy mô dân số đô thị có liên quan đến thị trường lao động ở đô thị: Quy mô dân số đô thị lớn sẽ có khả năng cung cấp cho các ngành ở đô thị một lực lượng lao động dồi dào và ngược lại. Mật độ dân số ở đô thị là số người dân sống trên một đơn vị diện tích. Dân số đô thị phân bố không đồng đều, thường tập trung đông đúc ở trung tâm và thưa dần ra vùng ngoại vi. Mối quan hệ giữa mật độ dân số và khoảng cách so với trung tâm là quan hệ hàm số. Qua số liệu thực tế người ta đã xây dựng hàm số phản ánh quan hệ giữa mật độ dân số và khoảng cách so với trung tâm. Hàm mật độ dân số có dạng: D(x) = a x e –x Trong đó: - D(x) là mật độ dân số tại điểm có khoảng cách x so với trung tâm - a là tham số được xác định bằng phương pháp hồi quy - e là cơ số logarit tự nhiên Ở các nước phát triển, những người nghèo thường sống tập trung ở gần các trung tâm đô thị để tiết kiệm chi phí đi lại. Tuy nhiên, họ phải chịu giá thuê nhà và các chi phí dịch vụ đắt đỏ. Để khắc phục khó khăn đó, họ chỉ có cách duy nhất là tiêu dùng ít đi và ở chật chội hơn. Những người giàu sống xa trung tâm, song tiện nghi đầy đủ, diện tích lớn hơn, cơ sở hạ tầng không thua kém trung tâm và môi trường tốt hơn. Ở các nước đang phát triển thì tình hình ngược lại, người giàu mới có khả năng mua nhà ở trung tâm để được hưởng các dịch vụ đô thị và vấn đề thuê nhà chưa phổ biến. Hơn nữa, người ta thường ở kết hợp với kinh doanh buôn bán để kiếm sống. Người nghèo thường sống ở các vùng gần ngoại vi thành phố, ở đó cơ sở hạ tầng thường thua kém nhiều so với trung tâm. [...]... thị vì lao động luôn là một bộ phận của dân số Giả sử: Số nhân = khẩu Khi đó ta có = = 2,5 ; khi tăng 1 lao động sẽ tăng thêm 2,5 nhân x Số nhân LĐ Dân số năm sau bằng dân số năm hiện tại cộng thêm mức tăng dân số 3 Quá tải dân số đô thị và những nguyên tắc của chính sách dân số a) Quy mô dân số đô thị hợp lý và phương pháp xác định quy mô dân số hợp lý Quy mô dân số đô thị hợp lý là quy mô cho phép... vàng”, “con heo vàng”… số trẻ em sinh ra tăng vọt Trong khi đó, tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ không đáp ứng kịp Chính những điều trên đã dẫn đến quá tải dân số ngày càng trầm trọng ở Hà Nội Đi kèm với nó là những tác động không mong muốn, đang trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội 2 Giải pháp hạn chế quá tải dân số và khắc phục ảnh hưởng của quá tải dân số đến các hoạt... bộ xã hội, tăng trưởng đô thị là tăng tỷ lệ dân số đô thị trong tổng dân Có 3 yếu tố làm tăng dân số đô thị: - Tăng dân số tự nhiên ở các đô thị - Tăng cơ học - Mở rộng diện tích và xây dựng đô thị mới Tăng dân số và tăng trưởng kinh tế là hai yếu tố tạo nên tăng trưởng đô thị Tăng trưởng dân số là sự khởi đầu vì nó làm tăng cầu tiêu dùng và tăng cung lao động - yếu tố đầu vào của sản xuất Tăng trưởng... thiếu nhà ở, nhà ở chất lượng kém, tắc nghẽn giao thông, quá tải ở bệnh viện, trường học… thất nghiệp không ngừng tăng, chất lượng sống của người dân ngày càng bị đe doạ Nguyên nhân chủ yếu của quá tải dân số ở Hà Nội là dòng người di cư vào thành phố để tìm việc làm và hưởng thụ các dịch vụ, do sức hút của Hà Nội, do sự phát triển không kịp của cơ sở hạ tầng Giải pháp hàng đầu cho vấn đề này là tiến hành... x+1; So - Số trẻ em sinh ra ở năm sau; Sg(x) - Số phụ nữ ở tuổi x; F(x) - Hệ số sinh của phụ nữ ở tuổi x Dự đoán dân số là vấn đề phức tạp nhưng có ý nghĩa lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và với đô thị nói riêng Các phương pháp dự đoán đều có những ưu nhược điểm riêng của nó b) Quá tải dân số và những nguyên tắc của chính sách dân số Quá tải dân số xảy ra khi quy mô dân số hay... thôn và thành thị Mật độ dân số là số dân thường trú (hoặc hiện có) tính bình quân trên một đơn vị diện tích • Để phản ánh những đặc điểm cơ bản của dân số đô thị, cần nghiên cứu cơ cấu dân số đô thị Cơ cấu tuổi - giới của dân số được coi là đặc điểm quan trọng nhất vì nó có liên quan đến rất nhiều vấn đề của dân số Tiếp theo đó là cơ cấu lao động, ngành nghề của dân số • Đô thị hóa và phát triển dân số. .. Tác động của quá tải dân số đến các hoạt động kinh tế - xã hội 2 Tác động của quá tải dân số đến các hoạt động kinh tế - xã hội: Quá tải dân số đã dẫn đến việc các ngành dịch vụ không có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của dân số, sự phát triển của các ngành xây dựng, thương mại, y tế giáo dục môi trường không tương ứng với tăng dân số đô thị Trước hết, đó là sự quá tải về đất đai, nhà ở, cơ sở... cao thu nhập, nâng cao mức sống người dân ngay tại địa phương Ngoài ra việc áp dụng các sắc thuế đô thị (thuế nhà đất, thuế tiêu thụ hàng hoá, phí, lệ phí…) làm tăng chi phí của việc di cư, có thể làm giảm luồng dân di cư vào thành phố Đồng thời cần duy trì các biện pháp hạn chế tăng dân số tự nhiên, tạo hành lang (hàng rào) chống quá tải dân số như tuyên truyền, giáo dục, tăng cường công tác Kế hoạch... thuế đô thị: Thuế nhà ở, thuế tiêu thụ hàng hóa khác, lệ phí… là những công cụ kinh tế để điều hòa dân cư đô thị Các loại thuế này làm tăng chi phí sinh hoạt và làm việc ở đô thị, do đó người dân di cư sẽ một lần nữa phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của việc di chuyển Điều này giúp làm giảm tỷ lệ tăng dân số cơ học e) Hạn chế tăng tự nhiên dân số, tạo hàng rào chống quá tải dân số Công tác Kế hoạch... hữu và hình thức kinh doanh đa dạng gây khó khăn cho công tác quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn, đặc biệt là về giá cả Nhiều hoạt động manh mún, tự phát như buôn bán trên vỉa hè, hàng lậu, hàng giả, kém chất lượng … ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế chính thức khác (H – 5) – Tình hình lao động ở Hà Nội qua các năm 2000 - 2006 III Giải pháp hạn chế tăng dân số và khắc phục những ảnh hưởng của quá

Ngày đăng: 27/08/2015, 20:31

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG - BIỂU

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • I. Tổng quan về quá tải dân số

    • 1. Dân số đô thị và tăng dân số đô thị

      • a) Khái niệm, đặc điểm dân số đô thị

      • b) Biến động quy mô dân số đô thị, xu thế và quan hệ với dân số nông thôn

      • 2. Ảnh hưởng của quy mô dân số đến tăng trưởng đô thị. Dự tính dân số tương lai, quy mô đô thị.

        • a) Vấn đề quy mô và mật độ dân số đô thị

        • b) Ước tính dân số đô thị

        • 3. Quá tải dân số đô thị và những nguyên tắc của chính sách dân số

          • a) Quy mô dân số đô thị hợp lý và phương pháp xác định quy mô dân số hợp lý

          • b) Quá tải dân số và những nguyên tắc của chính sách dân số

          • 4. Quản lý dân số đô thị

            • a) Sự cần thiết của công tác quản lý dân số đô thị

            • b) Nội dung quản lý quy mô dân số đô thị

            • 5. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong quá trình đô thị hoá:

            • II. Tác động của quá tải dân số đến các hoạt động kinh tế - xã hội

              • 1. Tình hình quá tải dân số ở Hà Nội hiện nay

                • Thực trạng quá tải dân số ở Hà Nội từ năm 2000 đến 2006

                • 2. Tác động của quá tải dân số đến các hoạt động kinh tế - xã hội:

                • III. Giải pháp hạn chế tăng dân số và khắc phục những ảnh hưởng của quá tải dân số

                  • 1. Nguyên nhân của quá tải dân số tại Hà Nội hiện nay

                  • 2. Giải pháp hạn chế quá tải dân số và khắc phục ảnh hưởng của quá tải dân số đến các hoạt động kinh tế - xã hội

                    • a) Phân tán dân số trên cơ sở quy hoạch khu ở, khu làm việc ở đô thị, tạo khoảng cách hợp lý nơi ở, nơi làm việc, tạo ra sự dao động con lắc của dân số.

                    • b) Phát triển giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng

                    • c) Phát triển các đô thị vệ tinh, tạo việc làm ngay tại nông thôn (đô thị hoá nông thôn), “ly nông bất ly hương”.

                    • d) Áp dụng các sắc thuế đô thị:

                    • e) Hạn chế tăng tự nhiên dân số, tạo hàng rào chống quá tải dân số.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan