Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện Kinh Môn

27 543 3
Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện Kinh Môn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Phần I: Giới thiệu khái quát về phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh môn 2 1. Những vấn đề chung về phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện 2 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng 2 1.2. Chức năng của phòng NN & PTNT huyện 2 1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Nông Nghiệp Huyện 3 1.4. Quy chế làm việc chung của phòng 5 2. Tổ chức quản lý của phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn 7 2.1. Vị trí công việc của các cán bộ trong phòng 7 2.2. Phân công công tác cho các bộ, công chức của phòng 8 3. Những kết quả đạt được của phòng trong thời gian qua 11 3.1. Về trồng trọt 12 3.2. Chăn nuôi 13 3.3. Công tác bảo vệ sản xuất nông nghiệp 14 3.4. Công tác quản lý hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, di dân phát triển vùng kinh tế mới 15 3.5. Công tác Thú y - Khuyến nông 15 3.6. Trong công tác xây dựng Đảng 16 3.7. Công tác xây dựng chính quyền, đoàn thể 16 4. Phương hướng, mục tiêu năm 2007 17 4.1. Nghề trồng trọt 17 4.2. Chăn nuôi – thuỷ sản 17 4.3. Kiên cố hoá kênh mương 18 4.4. Công tác quản lý hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp 18 Phần II: nghiên cứu vấn đề dự định lựa chọn đề tài 19 1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu 19 1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Huyện 19 1.2. Dự thảo chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn giai đoạn 2006-2010 19 1.3. Đề án quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn các xã, thị trấn gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề giai đoạn 2006-2010 21 2. Lĩnh vực lựa chọn 21 Kết luận 25

LỜI MỞ ĐẦU Nông nghiệp và phát triển nông thôn luôn được coi là một trong chiến lược phát triển kinh tế 10 năm của Việt Nam năm 2001-2010. Với 3/4 dân số và khoảng 90% người nghèo sống ở nông thôn, phát triển nông nghiệp được coi là động lực thúc đẩy tăng trưởng. Sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân đặc biệt đối với nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp. Mỗi quốc gia, mỗi vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội khác nhau thì sản xuất nông nghiệp cũng khác nhau. Kinh Môn là một huyện miền núi tỉnh Hải Dương việc nắm bắt đầy đủ tiềm năng, lợi thế để có hướng đi phù hợp là mối quan tâm toàn thể cán bộ, nhân dân trong Huyện. Phòng Nông Nghịêp & PTNT là cơ quan chuyên môn của UBND Huyện chuyên quản lý, chỉ đạo về vấn đề liên quan đến nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Huyện đóng vai trò quan trọng trong việc phối hợp quản lý đưa nền kinh tế Huyện phát triển. Sau thời gian hơn một tháng thực tập tại phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện, em đã khái quát tình hình hoạt động và mục tiêu của Phòng trong những năm tới qua báo cáo tổng hợp thực tập qua các phần sau: Phần I: Giới thiệu khái quát về phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện Kinh Môn Phần II: Nghiên cứu vấn đề dự định lựa chọn đề tài Phần I: giới thiệu khái quát về phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh môn 1. Những vấn đề chung về phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN & PTNT) huyện Kinh Môn là một trong các phòng ban của bộ máy nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo của ban chấp hành Đảng bộ huyện và UBND huyện, chịu sự quản lý chuyên môn của các sở NN &PTNT, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Công nghiệp, sở Thương mại, sở Khoa học công nghệ và một số ban nghành có liên quan của tỉnh Hải Dương. Cùng với sự hình thành và phát triển của bộ máy quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và sự đổi mới quy chế dân chủ trong cơ cấu tổ chức bộ máy, phòng đã trải qua các giai đoạn phát triển với những tên gọi khác nhau. Phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn có trụ sở tại thị trấn Kinh Môn - tỉnh Hải Dương, đến nay đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài. Trong chặng đường phát triển Phòng đã có lần thay đổi tên gọi gắn liền với sự sát nhập và tách ra của tỉnh Hải Dương và Hưng Yên. Đến năm 1997 mới chính thức tách tỉnh với tên gọi phòng NN & PTNT huyện Kim Môn. Cho đến năm 2005 qua lại được đổi tên gọi là phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn. 1.2. Chức năng của phòng NN & PTNT huyện Phòng NN & PTNT là cơ quan chuyên môn của UBND huyện, làm chức năng tham mưu giúp cho UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi, hợp tác xã, kinh tế mới và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện. Với chức năng như vậy phòng NN & PTNT huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế công tác của UBND huyện và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở NN & PTNT. 1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Nông Nghiệp Huyện Dựa trên những căn cứ của Đảng và Nhà Nước có quy định về phòng NN & PTNT huyện là một cơ quan thuộc bộ máy của nhà nước, phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau: * Đối với UBND huyện: - Phòng có nhiệm vụ trình UBND huyện để ban hành các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nước về quản lý nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn nói chung cuả toàn huyện. - Phòng có nhiệm vụ trình UBND huyện những quy hoạch thuỷ lợi, xây dựng chương trình khuyến khích phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn từ đó để UBND huyện trình HĐND huyện phê duyệt và tiến hành tổ chức thực hiện sau khi đã phê duyệt xong. * Đối với cơ quan chức năng UBND xã thị trấn: Phòng có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra cơ quan chức năng này trong việc thực hiện các biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, thuỷ sản, chế biến nông sản, thuỷ sản, phát triển nghành nghề làng nghề nông thôn. * Ngoài ra phòng còn phải tổ chức thực hiện việc bảo vệ đê điều, các công trình cấp thoát nước nông thôn, công trình phòng chống lũ, lụt, bão, quản lý mạng lưới thuỷ nông trên địa bàn huyện thông qua quy định của pháp luật và dưới sự phân công của UBND huyện, thành phố. - Phòng NN & PTNT là đầu mối để phối hợp tổ chức và hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến phát triển nông thôn, tổng hợp tình hình báo cáo UBND huyện việc xây dựng và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện về các lĩnh vực sau: + Phát triển kinh tế hộ, trang trại, kinh tế hợp tác xã nông nghiệp. + Khai thác và sử dụng nước sạch nông thôn. + Chế biến nông, lâm, thuỷ sản. - Phòng có nhiệm vụ thống kê diễn biến tình hình đất nông nghiệp, đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản và tài nguyên rừng. - Ngoài việc quản lý các vấn đề trực tiếp liên quan đến nông nghiệp phòng còn quản lý các hoạt động liên quan đến những dịch vụ phục vụ nông nghiệp trên địa bàn huyện. - Đối với các dự án phòng có nhiệm vụ chỉ đạo các dự án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện. - Bên cạnh đó phòng còn phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật, tham mưu cho UBND huyện giải quyết các tranh chấp xảy ra trong vấn đề khiếu nại, tố cáo về nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn theo những quy định của pháp luật. - Phòng NN & PTNT huyện thực hiện nhiệm vụ thường trực Ban chỉ huy phòng chống úng, lụt của huyện đồng thời đề xuất phương án, biện pháp và tham gia chỉ đạo việc phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai lũ, lụt, bão, hạn hán, úng ngập, chua mặn, dịch bệnh trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi trên địa bàn huyện. - Phòng có nhiệm vụ đối với cán bộ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tại xã trong việc hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn của họ. - Phòng còn có nhiệm vụ thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định về UBND huyện và Sở nông nghiệp & PTNT. - Phòng có quyền hạn quản lý cán bộ, công chức, viên chức tài sản của phòng theo quy định của nhà nước và địa phương. - Phòng có nhiệm vụ thực hiện các nhiệm vụ được giao khác của UBND huyện. 1.4. Quy chế làm việc chung của phòng Để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của phòng, đảm bảo cho công tác quản lý nhà nước của phòng sâu sát, nhạy bén, có hiệu quả.Trưởng phòng quy định qui chế làm việc và phân công công tác cho cán bộ trong phòng như sau: * Đối với lãnh đạo phòng: - Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND huyện về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực phụ trách trên pham vi toàn huyện.Thực hiện chế độ thủ trưởng: Giúp việc trưởng phòng có 2 Phó phòng và cán bộ công chức. - Các phó phòng giúp việc trưởng phòng, được trưởng phòng phân công một số lĩnh vực công tác và uỷ quyền một số công việc khi cần thiết, phụ trách một số trạm và đơn vị hoặc những công việc đột xuất khác. Những công việc có liên quan giữa các phó phòng cần có sự quản lý thống nhất trong ngành. Khi cần thiết trưởng phòng vẫn trực tiếp xem xét, chỉ đạo điều hành các công việc thuộc các lĩnh vực đã phân công cho các phó phòng đã phụ trách. Khi tham mưu cho UBND huyện các quyết định và các văn bản quan trọng có tính pháp quy thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng nhất thiết phải có ý kiến của trưởng phòng. - Đối với những vấn đề thuộc chủ trương hoặc có tính chất nguyên tắc vượt quá thẩm quyền của mình, các phó phòng phải báo cáo xin ý kiến trưởng phòng trước khi chỉ đạo triển khai thực hiện. Khi giải quyết các công việc có liên quan đến phó phòng khác thì phó phòng phụ trách chủ động bàn bạc với phó phòng có liên quan trước khi quyết định. Trường hợp không thống nhất được thì hội ý trưởng phòng, các phó phòng cùng bàn bạc và trưởng phòng ra quyết định cuối cùng. - Các phó phòng được phân công phụ trách các đơn vị và các lĩnh vực mà mình phụ trách phải nắm được kết quả hoạt động, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về những nhiệm vụ công tác được phân công và thường xuyên báo cáo với trưởng phòng. Định kỳ hàng tháng họp giao ban trong phòng vào các ngày thứ 2 của tuần đầu tháng (bình thường sẽ hội ý chung toàn phòng vào sáng thứ 2) để kiểm điểm công tác trong tuần, tháng, đề ra chương trình công tác tuần tới, tháng tới (lãnh đạo hội ý trước khi họp). Các phó phòng được trưởng phòng cử đi làm việc hoặc dự các cuộc họp; sau làm việc hoặc Hội nghị phải báo cáo lại nội dung và kết quả cuộc họp với trưởng phòng. * Cán bộ công chức trong phòng: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của UBND huyện giao cho phòng: - Các cán bộ, công chức trong phòng đều phải nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật lao động, đến cơ quan đúng giờ quy định. Đồng chí nào luyện tập các môn thể thao có thể nghỉ sớm hơn trước giờ nghỉ buổi chiều từ 15 đến 30 phút. Nếu thi đấu theo sự bố trí của công đoàn, của cơ quan phải báo cáo trưởng phòng. - Thường xuyên báo cáo bằng văn bản về lĩnh vực chuyên môn mình được theo dõi theo yêu cầu của lãnh đạo và báo cáo kết quả công tác tuần, tháng; gửi cho trưởng phòng hoặc cán bộ phụ trách tổng hợp vào 20 hàng tháng. Mọi báo cáo của phòng đều phải báo cáo trưởng phòng phê duyệt, ký và cán bộ phụ trách tổng hợp lưu giữ. - Thực hiện tốt các quy định về trật tự nội vụ cơ quan. Chấp hành điều lệ và các Nghị quyết, Quyết định, Hướng dẫn của Đảng cũng như Quy định của Huyện uỷ – HĐND – UBND huyện; khi có sự luân chuyển, điều động, đề bạt cán bộ công chức trong phòng, xin ý kiến đóng góp cho lãnh đạo phòng, lấy phiếu tín nhiệm lãnh đạo phòng sẽ thông báo từng trường hợp cụ thể để cán bộ công chức trong phòng tham gia dân chủ, đảm bảo tinh thần đoàn kết, thống nhất. - Thực hiện quy chế dân chủ cũng như đảm bảo công khai dân chủ nhằm duy trì sự thống nhất, đoàn kết trong nội bộ cơ quan. Sáu tháng 1 lần lãnh đạo phòng tiến hành sơ kết và tổng kết, nhằm: đánh giá kết quả công tác chung của toàn phòng, của từng đồng chí lãnh đạo và cán bộ trong phòng để nhìn rõ mặt mạnh, mặt yếu, những khuyết điểm yếu kém từ đó bình bầu cá nhân tiên tiến, xuất sắc đề nghị cấp trên động viên khen thưởng. Đồng thời thông qua ngân sách được cấp, đã thanh toán và chi tiêu trong nội bộ cơ quan để cán bộ công tác nắm và giám sát nhằm thực hiện quy chế dân chủ do nhà nước đã quy định. 2. Tổ chức quản lý của phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn 2.1. Vị trí công việc của các cán bộ trong phòng Phòng NN & PTNT huyện bao gồm 7 cán bộ với vị trí công việc như sau: Bộ phận Sản xuất Bộ phận Quản lý Bộ phận Thuỷ lợi - Đ/c Nguyễn Văn Biên: Chức vụ Trưởng phòng - Đ/c Mai Văn Hoà:Chức vụ Phó trưởng phòng thường trực. - Đ/c Nguyễn Hữu Ngát: Chức vụ Phó trưởng phòng. - Đ/c Nguyễn Huy Phượng: Chức vụ Chuyên viên. - Đ/c Nguyễn Đức Cương: Chức vụ Cán bộ. - Đ/c Trần Văn Pha: Chức vụ Chuyên viên. - Đ/c Lãnh Duy Tiến: Chức vụ Chuyên viên. 2.2. Phân công công tác cho các bộ, công chức của phòng Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn, thực hiện pháp lệnh công chức đã ban hành. Lãnh đạo phòng đã họp phân công các đồng chí lãnh đạo và cán bộ phụ tránh từng mặt công tác như sau: * Đ/c Nguyễn Văn Biên – Trưởng phòng: Là trưởng phòng đồng chí có nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước UBND huyện về quản lý Nhà nước đối với ngành trên phạm vi toàn huyện. Đồng thời thực hiện chế độ thủ trưởng. Chỉ đạo công việc chung của Phòng. Là chủ tài khoản. Trực tiếp chỉ đạo công tác quy hoạch, kế hoạch tổ chức cán bộ. Công tác di dân xây dựng vùng kinh tế mới, các Hội nghề nghiệp: Hội làm vườn, Hội nuôi ong, Hội sinh vật cảnh. Chỉ đạo phong trào sản xuất xã Lê Ninh. * Đ/c Mai Văn Hoà - Phó trưởng phòng thường trực: Là phó trưởng phòng đồng chí có nhiệm vụ giúp việc trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng khi vắng mặt điều hành giải quyết công việc của Phòng. Trực tiếp xây dựng kế hoạch tiếp nhận các loại giống theo chương trình trợ giá của Tỉnh. Tham mưu xây dựng kế hoạch sản xuất hàng vụ, hàng năm, lịch thời vụ. Kiểm tra đôn đốc HTX NN thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp hàng vụ, cả năm. Phối hợp với các trạm (BVTV, thú y, Khuyến Nông) thực hiện nhiệm vụ có liên quan. Báo cáo các kết quả hoạt động trong lĩnh vực được phân công phụ trách, đề xuất khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Phụ trách Trạm Khuyến Nông,BVTV, theo dõi phong trào sản xuất nông nghiệp các xã Duy Tân, Hoành Sơn, Hiệp Sơn, Hiến Thành. * Đ/c Nguyễn Hữu Ngát – Phó trưởng phòng: Là phó trưởng phòng đồng chí có nhiệm vụ tham mưu giúp trưởng phòng, được trưởng phòng phân công và uỷ quyền giải quyết một số công việc. Đôn đốc thực hiện chương trình KCHKM, công tác thuỷ lợi nội đồng. Tổ chức liên ngành xác định diện tích thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Trực tiếp quản lý các HTX dịch vụ NN về các khâu chính sách, quản lý tài chính, trực tiếp phụ trách hạch toán kế toán của các HTX Khu Bắc An Phụ và Khu Tam Lưu. Phối hợp Liên minh HTX tỉnh Hải Dương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý HTX. Theo dõi thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với HTX NN. Chương trình nước sạch nông thôn. Trực tiếp phụ trách xí nghiệp KTCTTL, phong trào sản xuất nông nghiệp các xã Thượng Quận, An Phụ, Hiệp An, Long Xuyên và Minh Hoà. * Đ/c Nguyễn Huy Phượng – Chuyên viên: Trực tiếp làm công tác tổng hợp, tham mưu đề xuất công việc trong tuần, tháng, quý, năm thực hiện theo quy chế, nghị quyết của Phòng. Tham mưu với trưởng phòng thu thập, phân tích số liệu hoàn thành báo cáo hàng tháng, quý, năm. Thông qua trưởng phòng gửi báo cáo về Văn Phòng Huyện uỷ, Văn phòng HĐND – UBND huyện, với các ngành có liên quan khi cần cung cấp số liệu khi có sự đồng ý của trưởng phòng. Tham mưu công tác thi đua khen thưởng, trồng cây, trồng rừng, bảo vệ rừng. Làm chương trình chăn nuôi thuỷ sản, kinh tế trang trại. Theo dõi phong trào nông nghiệp các xã Phạm Mệnh, An Sinh, Thái Sơn, Thất Hùng và Phúc Thành. * Đ/c Nguyễn Đức Cương – Cán bộ: Tham mưu công tác di dân, xây dựng vùng kinh tế mới. Trực tiếp làm kế toán quỹ kinh tế mới. Đôn đốc thu quỹ kinh tế mới thuộc các xã, thị trấn và các cơ quan đơn vị. Quyết toán quỹ kinh tế mới kinh phí đã đầu tư theo kế hoạch hàng năm. Theo dõi, tiếp nhận dự án di, rời dân thuộc 2 xã Lê Ninh và Bạch Đằng. Ngoài ra đồng chí còn thực hiện một số công tác do Phòng phân công công việc. Theo dõi phong trào sản xuất nông nghiệp Lạc Long, Thăng Long. Quang Trung và Hiệp Hoà. * Đ/c Trần Văn Pha – Chuyên viên: Phụ trách công tác chăn nuôi thuỷ sản, trực tiếp làm công tác thống kê, tiến độ sản xuất nông nghiệp báo cáo Sở NN, UBND Huyện. Giúp đồng chí Hoà theo dõi công tác giống cây trồng. Trực tiếp làm thủ quỹ cơ quan và các trạm. Tổng hợp diện tích, năng suất, sản lượng lúa hàng năm hàng vụ. Cùng đồng chí Phượng lên kế hoạch triển khai chương trình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, cùng với BCĐ thẩm định các dự án chăn nuôi – thuỷ sản. [...]... phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện 2 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Phòng 2 1.2 Chức năng của phòng NN & PTNT huyện 2 1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Nông Nghiệp Huyện 3 1.4 Quy chế làm việc chung của phòng 5 2 Tổ chức quản lý của phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn 7 2.1 Vị trí công việc của các cán bộ trong phòng 7 2.2 Phân công công tác cho các bộ, công chức của phòng. .. phòng NN & PTNT huyện đã không ngừng quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao như: - Nông nghiệp huyện vẫn đạt được mức tăng trưởng qua nhiều năm, tổng giá trị nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng giá trị kinh tế huyện như năm 2006 là 39,17 % - Phòng là cơ quan thường trực hoàn chỉnh nhiều đề án, tham mưu, chỉ đạo, thực hiện Hàng năm tổng hợp tiến độ thực hiện đề án báo. .. III Các giải pháp Kết luận Thông qua việc tìm hiểu về phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn, dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Thị Minh và các cán bộ trong phòng nông nghiệp, em đã có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về quá trình phát triển cũng như tình hình hoạt động của phòng nói riêng và hoạt động nông nghiệp nông thôn toàn Huyện nói chung Với việc tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế xã hội nông thôn hiện nay.. .Tổng hợp, thẩm định hồ sơ xin xét cấp trang trại của các hộ Theo dõi phong trào sản xuất nông nghiệp các xã Thái Thịnh, thị trấn Kinh Môn và xã Bạch Đằng * Đ/c Lãnh Duy Tiến – Chuyên viên: Phụ trách, tổng hợp và duyệt báo cáo tài chính của các HTX NN trong toàn Huyện Trực tiếp phụ trách 2 khu: Khu Nhị Chiểu và Khu Nam An Phụ Làm kế toán cho phòng NN và 3 Trạm trực thuộc Cùng với đồng chí Ngát lên kế. .. Song, với tinh thần phấn đấu cán bộ và nông dân trong huyện sản xuất nông nghiệp năm 2006 vẫn đạt được một số kết quả mức tăng trưởng 3,3 % Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá cố định) 358.132 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 39,17% trong tổng giá trị kinh tế của huyện Gía trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt 37,55 triệu đồng Kết quả đạt được cuả phòng nông nghiệp thời gian qua là tương đối tốt... về nông nghiệp nông thôn ở KinhMôn thấy huyện đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao đặc biệt cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao Lao động cũng không ngừng chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đồng thời chất lượng cũng được cải thiện Những điều đó chứng tỏ Kinh Môn đã có nhiều đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông. .. mùa màng ảnh hưởng xấu đến kết quả sản xuất nông nghiệp Không chỉ tập trung chỉ đạo trực tiếp người dân mà Phòng còn liên tục mở các lớp huấn luyện, chuyển giao khoa học, kỹ thuật nâng cao nhận thức cho họ Mở lớp tập huấn phòng trừ tổng hợp IPM, bồi dưỡng tập huấn, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác bảo vệ thực vật; quản lý chất lượng thuốc bảo vệ thực vật không để nhân dân... báo các ban chấp hành huyện uỷ và UBND huyện để có thể bổ xung điều chỉnh nội dung chỉ tiêu cho phù hợp - Đạt tiêu chuẩn Chi bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện và được huyện Uỷ tặng giấy khen Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của phòng nông nghiệp huyện những năm qua kinh tế nông nghiệp nói chung của huyện đã đạt được thành quả đáng kể: 3.1 Về trồng trọt Tổng diện tích gieo trồng năm 2006 thực hiện 17.091 ha,... trong bối cảnh kinh tế có nhiều thay đổi Kinh Môn là huyện đang ngày càng đổi mới tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp nhanh Trước kia huyện có sản xuất nông nghiệp chiếm vị trí thống trị, đóng vai trò chủ yếu trong tổng doanh thu của huyện Song những năm qua huyện đã có những chính sách hấp dẫn mời gọi đầu tư bên ngoài nên hình thành, phát triển nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chuyển... trong khu nông nghiệp + Phân công các cán bộ cụ thể, có kiểm tra đôn đốc + Tham gia tốt các hoạt động đoàn thể như: Công đoàn, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tổ nữ công Phối kết hợp chặt chẽ với Hội Nông dân, Hộ Phụ nữ, phat huy vai trò của 2 hội trên + Từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Tóm lại: Trong thời gian qua mặc dù có nhiều khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp . tên gọi phòng NN & PTNT huyện Kim Môn. Cho đến năm 2005 qua lại được đổi tên gọi là phòng NN & PTNT huyện Kinh Môn. 1.2. Chức năng của phòng NN & PTNT huyện Phòng NN & PTNT là. quát về phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện kinh môn 1. Những vấn đề chung về phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Phòng Phòng nông nghiệp. tiêu của Phòng trong những năm tới qua báo cáo tổng hợp thực tập qua các phần sau: Phần I: Giới thiệu khái quát về phòng Nông Nghiệp & PTNT Huyện Kinh Môn Phần II: Nghiên cứu vấn đề dự định

Ngày đăng: 26/08/2015, 19:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan