Đề thi công chức Phòng tài chính kế hoạch

27 3.1K 2
Đề thi công chức Phòng tài chính kế hoạch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ CHÍNH THỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm) Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư như thế nào? Câu 2 (2,0 điểm) Anh (chị) hãy nêu các dự án trọng điểm, ưu tiên đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Câu 3 (2,0 điểm) Trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư về quy hoạch và kế hoạch, đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ, quản lý đấu thầu được quy định tại Quyết định số 2889/QĐ-UBND ngày 30/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Câu 4 (2,0 điểm) Anh (chị) hãy nêu quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005. Câu 5 (2,0 điểm) Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ quy định quyền đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động kinh doanh; quyền thành lập doanh nghiệp như thế nào? Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi. Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác; - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 ĐÁP ÁN Môn thi viết: Nghiệp vụ chuyên ngành Kế hoạch và Đầu tư Câu 1 (2 điểm). Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư như thế nào? Cơ cấu điểm: Có 3 ý, - Ý I, có 4 ý, nêu đủ 4 ý được 0,5 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm - Ý II, có 3 ý, + Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm + Ý 2 và ý 3, mỗi ý được 0,15 điểm - Ý III, có 3 ý, + Ý 1, có 3 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm + Ý 2 được 0,2 điểm + Ý 3, có 7 ý nhỏ, nêu đủ 7 ý được 0,4 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0.1 điểm I. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ 1. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật về chuyển giao công nghệ. Giá trị của công nghệ dùng để góp vốn hoặc giá trị của công nghệ được chuyển giao do các bên thoả thuận và được quy định tại hợp đồng chuyển giao công nghệ. 2. Chính phủ khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích việc đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và sử dụng công nghệ. 3. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã đầu tư vào nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ. 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên chuyển giao công nghệ, quy trình và thủ tục chuyển giao công nghệ thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ. 1 II. Hỗ trợ đào tạo 1. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ nhà đầu tư lập quỹ hỗ trợ đào tạo từ nguồn vốn góp và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài như sau: a) Quỹ hỗ trợ đào tạo được thành lập không vì mục đích lợi nhuận; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế; b) Chi phí đào tạo của tổ chức kinh tế được tính vào chi phí hợp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. 2. Chính phủ hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các tổ chức kinh tế thông qua chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực. 3. Chính phủ có kế hoạch, chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. III. Hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư 1. Chính phủ hỗ trợ đầu tư phát triển đối với dự án đáp ứng các điều kiện sau: a) Dự án thuộc ngành, lĩnh vực quan trọng trong chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững nhưng không được ngân sách nhà nước cấp phát và không được ngân hàng thương mại cho vay theo điều kiện thông thường vì có yếu tố rủi ro; b) Phù hợp với quy định của pháp luật; c) Phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 2. Việc hỗ trợ tín dụng đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. 3. Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế thực hiện các dịch vụ hỗ trợ đầu tư sau: a) Tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý; b) Tư vấn về sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; c) Dạy nghề, đào tạo kỹ thuật và kỹ năng quản lý; d) Cung cấp thông tin về thị trường, thông tin khoa học - kỹ thuật, công nghệ và các thông tin kinh tế, xã hội mà nhà đầu tư yêu cầu; đ) Tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại; e) Thành lập, tham gia các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; g) Thành lập các trung tâm thiết kế, thử nghiệm để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Câu 2 (2 điểm). Anh (chị) hãy nêu các dự án trọng điểm, ưu tiên đầu tư của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2015 được ban hành kèm theo Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Cơ cấu điểm: Có 5 ý lớn, - Ý I, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm - Ý II, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,2 điểm - Ý III, có 6 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm - Ý IV, được 0,2 điểm 2 - Ý V, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm I. Các dự án trong KCN, CCN: 1. Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các KCN, CCN: KCN Phong Điền, KCN công nghệ cao thuộc KKT Chân Mây - Lăng Cô; CCN Tứ Hạ, Bắc An Gia. 2. Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tổng mức đầu tư từ 100 tỷ đồng trở lên tại các KCN và từ 50 tỷ đồng trở lên tại các CCN được quy định tại khoản 1, mục I Phụ lục này nhưng chưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng. II. Các dự án trong khu công nghệ thông tin tập trung, khu ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thông tin: 1. Các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng: khu công nghệ thông tin tập trung, khu ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thông tin nằm trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 2. Các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin tại các khu công nghệ thông tin tập trung, khu ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thông tin được quy định tại khoản 1, mục II Phụ lục này nhưng chưa có chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng. III. Các dự án công nghiệp: 1. Nhà máy sản xuất pin năng lượng mặt trời (chế biến sâu sản phẩm và nâng cao giá trị nguồn cát trắng nguyên liệu). 2. Nhà máy sản xuất kính an toàn (chế biến sâu sản phẩm và nâng cao giá trị nguồn cát trắng nguyên liệu). 3. Tổ hợp năng lượng mặt trời (sản xuất năng lượng sạch bổ sung nguồn điện lưới quốc gia). 4. Tổ hợp năng lượng gió (sản xuất năng lượng sạch bổ sung nguồn điện lưới quốc gia). 5. Nhà máy sản xuất bông xơ sợi tổng hợp (sản xuất bông xơ sợi từ nhựa tổng hợp làm nguyên liệu đầu vào cho ngành sợi, vải). 6. Nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt may (phục vụ cho các nhà máy dệt, may xuất khẩu trên địa bàn và khu vực). IV. Các dự án du lịch: Xây dựng khu du thuyền và các dịch vụ đi kèm tại KKT Chân Mây - Lăng Cô. V. Các dự án thuộc lĩnh vực khác: 1. Đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KKT, CCN. 2. Vườn địa đàng tại xã Thủy Bằng, Thị xã Hương Thủy. 3. Phát triển chăn nuôi lợn (sử dụng công nghệ tiên tiến). 4. Nhà máy xử lý nước thải tại các KCN, KKT, CCN. Câu 3 (2 điểm). Trình bày nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư về quy hoạch và kế hoạch; đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; quản lý đấu thầu được quy định tại Quyết định số 2889/QĐ- UBND ngày 30/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. 3 Cơ cấu điểm: Có 4 ý, - Ý 1, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm; - Ý 2, có 4 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm; - Ý 3, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm; - Ý 4, có 3 ý nhỏ, nêu đủ 3 ý được 0,5 điểm, thiếu mỗi ý trừ 0,15 điểm; 1. Về quy hoạch và kế hoạch - Công bố và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định; - Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh giao; - Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt; - Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh. 2. Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài: - Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí mức vốn đầu tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo ngành và lĩnh vực; - Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên quan thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của cộng đồng theo quy định của pháp luật; - Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định, thẩm tra các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; - Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ tục đầu tư theo thẩm quyền. 3. Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ: - Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư; - Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng, giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã; định kỳ tổng hợp báo cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ. 4 4. Về quản lý đấu thầu: - Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền; - Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh về hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (khi có yêu cầu), kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án do UBND tỉnh làm chủ đầu tư. - Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các dự án đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo quy định. Câu 4 (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005. Cơ cấu điểm: Có 2 ý lớn - Ý I, có 12 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm; - Ý II, có 8 ý nhỏ, mỗi ý được 0,1 điểm. I. Quyền của doanh nghiệp 1. Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. 2. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. 3. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. 4. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. 5. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. 6. Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh. 7. Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. 8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. 9. Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định. 10. Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 11. Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. 12. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. II. Nghĩa vụ của doanh nghiệp 1. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. 2. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. 5 3. Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 4. Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm. 5. Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. 6. Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó. 7. Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. 8. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Câu 5 (2 điểm). Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ quy định quyền đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động kinh doanh; quyền thành lập doanh nghiệp như thế nào? Cơ cấu điểm: Có 2 ý lớn - Ý I, có 5 ý + Ý 1, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm; + Ý 2, 3, 4, 5, mỗi ý được 0,2 điểm; - Ý II, có 4 ý + Ý 1, 2, 3 mỗi ý được 0,2 điểm; + Ý 4, có 2 ý nhỏ, mỗi ý được 0,15 điểm. I. Quyền đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động kinh doanh 1. Doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh, không cần phải xin phép, xin chấp thuận, hỏi ý kiến cơ quan quản lý nhà nước nếu ngành, nghề kinh doanh đó: a) Không thuộc ngành, nghề cấm kinh doanh; b) Không thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. 2. Đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp được quyền kinh doanh ngành, nghề đó kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định. Nếu doanh nghiệp tiến hành kinh doanh khi không đủ điều kiện theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) đối với công ty cổ phần, tất cả các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân phải cùng liên đới chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kinh doanh đó. 6 3. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước. 4. Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác, doanh nghiệp đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trên 49% vốn điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư nước ngoài. 5. Tỷ lệ sở hữu theo quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này được áp dụng trong suốt quá trình doanh nghiệp thực hiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực có liên quan. II. Quyền thành lập doanh nghiệp 1. Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt nơi cư trú và quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp, đều có quyền thành lập, tham gia thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp. 2. Mỗi cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc một hộ kinh doanh hoặc làm thành viên hợp danh của một công ty hợp danh, trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác. Cá nhân chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh hoặc cá nhân thành viên hợp danh có quyền thành lập, tham gia thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. 3. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân nước ngoài lần đầu thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam dự định thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam thực hiện theo quy định sau đây: a) Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có trên 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc tham gia thành lập thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. b) Trường hợp doanh nghiệp mới do doanh nghiệp có không quá 49% vốn điều lệ là sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập, tham gia thành lập thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước. 7 UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ CHÍNH THỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Khoa học và công nghệ Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm) “Hoạt động khoa học và công nghệ” được hiểu như thế nào? Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Câu 2 (2,0 điểm) “Khoa học”, “Công nghệ” là gì? Trình bày quyền và nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Câu 3 (2,0 điểm) Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-NKHCN-BNV ngày 18/6/2008 của Liên Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ quy định cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế như thế nào? Câu 4 (2,0 điểm) Hãy nêu điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ quy định tại Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ. Câu 5 (2,0 điểm) Hãy nêu Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ; hoạt động của Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ; tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập và trách nhiệm của thành viên Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ, tổ chức, chuyên gia tư vấn độc lập quy định tại Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ. Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi. Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác; - Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 ĐÁP ÁN Môn thi viết: Nghiệp vụ chuyên ngành Khoa học và Công nghệ Câu 1 (2 điểm). "Hoạt động khoa học và công nghệ” được hiểu như thế nào? Hãy nêu quyền và nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Cơ cấu điểm: Có 3 ý lớn, - Ý I, được 0,3 điểm, - Ý II, có 12 ý, mỗi ý được 0,1 điểm; - Ý III, có 5 ý, mỗi ý được 0,1 điểm. I. Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ. II. Quyền của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ 1. Tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động khoa học và công nghệ. 2. Tự mình hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác để hoạt động khoa học và công nghệ, ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ. 3. Được tạo điều kiện để tham gia, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên. 4. Thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 5. Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 6. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ. 7. Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật. 1 [...]... vực tài chính của Sở Tài chính II Nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: 1 Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính. .. nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân của Phòng Tài chính - Kế hoạch do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nội vụ hướng dẫn 2 Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ... thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ 6 4 Đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập còn phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 5 Đối với tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài còn phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều 11 của Luật khoa học và công nghệ 6 Bộ Khoa học và Công nghệ... khác 4 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định, thỏa thuận 8 UBND TỈNH THỪA THI N HUẾ HỘI ĐỒNG TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Họ và tên thí sinh: Số báo danh: ĐỀ CHÍNH THỨC THI TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Kỳ thi ngày 17 tháng 01 năm 2015 Đề thi môn: Nghiệp vụ chuyên ngành Tài chính Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,0 điểm) Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định trong quá... số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ? Câu 5 (2,0 điểm) Anh (chị) hãy nêu vị trí và chức năng; nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện quy định tại Thông tư Liên tịch số 90/2009/TTLT-BTC-BNV ngày 06/5/2009 của Liên Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ Ghi chú: - Thí sinh không được sử dụng tài liệu trong phòng thi Không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy... quan kiểm tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật 14 Quản lý cán bộ, công chức và tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 15 Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính theo phân công, phân cấp hoặc... trí và chức năng 1 Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật 6 Việc thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng... vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh; nhận tài trợ để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật 9 Tư vấn, đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước với cơ quan có thẩm quyền, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình... khoa học và công nghệ 4 9 Báo cáo định kỳ sáu tháng một lần hoặc đột xuất về tình hình hoạt động khoa học và công nghệ với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ II Tổ chức bộ máy và biên chế 1 Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công Thương có Trưởng phòng và không quá 03 Phó Trưởng phòng, trong đó có 01 Lãnh đạo Phòng phụ trách lĩnh vực khoa học và công nghệ Trưởng phòng chịu... lãi này được bổ sung vào Quỹ; b) Quỹ dự trữ tài chính của Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính làm chủ tài khoản; Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm chủ tài khoản; c) Việc trích lập Quỹ dự trữ tài chính được thực hiện dần từng năm; mức khống chế tối đa là 25% dự toán chi ngân sách hàng năm của cấp tương ứng; d) Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để tạm ứng cho các nhu cầu

Ngày đăng: 26/08/2015, 17:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan