Tác động của báo chí đối với doanh nghiệp (khảo sát báo tuổi trẻ, thời báo kinh tế việt nam năm 2008 2009 và 3 tháng đầu năm 2010)

9 254 1
Tác động của báo chí đối với doanh nghiệp (khảo sát báo tuổi trẻ, thời báo kinh tế việt nam năm 2008   2009 và 3 tháng đầu năm 2010)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tác động của báo chí đối với doanh nghiệp (Khảo sát báo Tuổi trẻ, Thời báo Kinh tế Việt Nam năm 2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm 2010) Nguyễn Thanh Hương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn Thạc sĩ ngành: Báo chí học; Mã số: 60.32.01 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thoa Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Làm rõ về mặt lý luận sự tác động của báo chí với doanh nghiệp. Nghiên cứu những điều kiện thuận lợi (chính trị, kinh tế, xã hội ) cho việc tuyên truyền phục vụ doanh nghiệp, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, luật pháp qui định về việc báo chí thông tin hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Khảo sát thực trạng thông tin cho doanh nghiệp trên báo chí, mức độ hiệu quả của thông tin. Đề xuất những giải pháp nâng cao hơn nữa vai trò thông tin của báo chí đối với doanh nghiệp. Keywords: Báo chí; Doanh Nghiệp; Thông tin Content MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Đối với nền kinh tế, doanh nghiệp được coi là lực lượng chủ công. Các doanh nghiệp ngày càng làm tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, làm cho xã hội giàu lên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Do vậy việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp được coi là nhiệm vụ hàng đầu ở mọi quốc gia. Nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhiệm vụ này càng có ý nghĩa cấp bách, quyết định thành công trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thực tế cho thấy số lượng doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thường tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong phạm vi cả nước cũng như trong từng địa phương, nơi nào có nhiều doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, kinh tế nơi đó chắc chắn phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện. Nước ta đã đề ra Chiến lược phát triển doanh nghiệp nhằm đến 2010, cả nước có 50 vạn doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, nhiều 2 doanh nghiệp có tầm cỡ thế giới, đồng thời kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm 2006 - 2010 cũng là đi theo hướng đó. Các doanh nghiệp, doanh nhân của Việt Nam rất giàu ý chí vươn lên, có lòng tự hào dân tộc cao, luôn khát khao cùng dân tộc phấn đấu chấn hưng nền kinh tế. Nhiều doanh nghiệp đã có sức cạnh tranh ngang ngửa với các doanh nghiệp khác trên thế giới. Sự ổn định chính trị và môi trường pháp lý ở Việt Nam đang được cải thiện, các thể chế chính sách đang hoàn thiện là điều kiện quyết định để doanh nghiệp nước ta phát huy thế mạnh. Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội tiếp cận một cách bình đẳng công nghệ, vốn tín dụng và nhân lực bên ngoài. Môi trường kinh doanh cũng được cải thiện theo hướng thông thoáng. Hội nhập sẽ thúc đẩy các cơ quan nhà nước tích cực đổi mới cơ chế, chính sách, sắp xếp lại các tổ chức … tạo thuận lợi cho yêu cầu nâng cao hiệu quả sức cạnh tranh của doanh nghiệp hiện có và khuyến khích phát triển thêm nhiều doanh nghiệp tư nhân mới. Thị trường được mở rộng, các doanh nghiệp ngoài việc phát triển thị trường nội địa còn được phép bán hàng hóa vào các nước thành viên WTO với mức thuế nhập khẩu được cam kết cắt giảm. Nhờ đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng năng lực sản xuất, bảm đảm qui mô kinh tế trong đầu tư. Tuy nhiên, hội nhập đã đặt ra yêu cầu khắt khe hơn về thị trường, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa sản phẩm của doanh nghiệp nước ta với sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài ngay ở thị trường trong nước. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn ra thị trường quốc tế phải đối mặt với nhiều thách thức, đối thủ mới. Đặc biệt, nhiều ưu đãi hiện hành trái với cam kết của WTO bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp nhà nước được bãi bỏ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ gặp khó khăn. Các doanh nghiệp được bình đẳng cạnh tranh kinh doanh, không kể doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Những biến động của bối cảnh kinh tế thế giới có tác động tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế nước ta. Năm 2008 là năm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra. Do bị ảnh hưởng của suy thoái như hầu hết các nền kinh tế, kinh tế nước ta mặc dù có mức tăng trưởng cao nhưng vẫn thấp hơn các năm trước và không đạt kế hoạch đề ra. Bước sang năm 2009, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng. Chính phủ và các doanh nghiệp nỗ lực tìm giải pháp chống suy giảm kinh tế. Mặt khác, trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp đều có nhu cầu quảng bá sản phẩm, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cũng như chính bản thân doanh nghiệp, tạo cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, hoặc khách hàng. Hàng ngày, lật từng trang báo, bạn đọc đều cảm nhận thấy tờ báo đó ít nhiều đều có 3 những thông tin liên quan đến doanh nghiệp như những trang quảng cáo sản phẩm, tin hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như như khởi công xây dựng, ra mắt sản phẩm mới, ý kiến của các doanh nghiệp về vấn đề này hay vấn đề kia … “Các tờ báo nào cũng mong muốn là bạn của mọi nhà, mang đến cho bạn đọc của mình những thông tin luôn mới lại không đề cập đến một đối tượng cực kỳ nhạy cảm và năng động là doanh nghiệp” [26, tr.127]. Số đầu báo trong nước tăng nhanh, trong đó có nhiều đầu báo chuyên về kinh tế, sản phẩm tiêu dùng, giới thiệu doanh nghiệp và doanh nhân điển hình, những báo chuyên ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh - quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, lượng thông tin về doanh nghiệp trên các ấn phẩm theo phía cộng đồng doanh nghiệp vẫn cảm thấy như chưa đủ. Việt Nam đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, ở những mức độ khác nhau đều muốn có thông tin để vươn ra “biển lớn” hội nhập kinh tế thế giới, chiếm lĩnh thị trường và phát triển sản xuất kinh doanh. Báo chí vừa là người cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, vừa là người giới thiệu, quảng bá, giới thiệu các doanh nghiệp ra thế giới. Mặt khác, qua báo chí, thế giới cũng biết về Việt Nam, muốn tìm hiểu xem đất nước hình chữ S có gì hấp dẫn để tìm kiếm cơ hội, đối tác cho hợp tác liên doanh, liên kết, đầu tư. Vì vậy, báo chí trở thành cầu nối, giúp họ tìm được những thông tin cần thiết. Bao trùm toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp và báo chí chính là ở mục tiêu rất cao cả hơn, trên mỗi vị trí của mình, từng doanh nghiệp, từng cơ quan báo chí đều mong muốn đóng góp cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Do vậy, nhiều doanh nghiệp đang ngày càng phấn đấu phát huy tính hiệu quả với cách làm năng động sáng tạo. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả, có tâm tài luôn được báo chí và xã hội tôn vinh. Báo chí coi doanh nghiệp là nguồn cảm hứng của mình, giới thiệu doanh nhân điển hình, cách làm ăn hay, sản phẩm tốt, quảng bá thương hiệu nổi tiếng của doanh nghiệp ra thế giới. Ngược lại, thông qua sự phản ánh này, nội dung của báo chí đa dạng hơn, phong phú hơn, đáp ứng yêu cầu cực kỳ quan trọng của nhân dân - một cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn về vật chất và cả tinh thần. Đối với cá nhân người làm luận văn, trong quá trình công tác nhiều năm nay, bản thân đã tiếp xúc, gắn bó với các doanh nghiệp. Vì vậy, tôi nhận thấy báo chí đã có những tác động nhất định đến hoạt động của doanh nghiệp, cùng đồng hành với doanh nghiệp trên bước đường phát triển sản xuất kinh doanh của họ. Với mong muốn được tìm hiểu sâu sắc hơn về những tác động của báo chí với doanh nghiệp, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài Sự tác động của báo chí đối với doanh nghiệp. 4 2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu đề tài: Doanh nghiệp là đối tượng ngày càng được báo chí quan tâm vừa khai thác đề tài vừa để tuyên truyền phục vụ. Nhiều tờ báo kinh tế của Việt Nam hiện nay đã dành dung lượng khá lớn trên mỗi số báo để thông tin, tuyên truyền về những vấn đề các doanh nghiệp quan tâm như tình hình thị trường, giá cả, cách thức quản trị doanh nghiệp, giới thiệu cổ vũ các doanh nghiệp, doanh nhân điển hình, phê phán doanh nghiệp làm ăn dối trá … Qua những thông tin trên báo chí mà doanh nghiệp nắm bắt được, bản thân các doanh nghiệp đã có những điều chỉnh cho hoạt động sản xuất của họ. Điều này chứng tỏ báo chí đã đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tài liệu viết về cách thức thông tin, tuyên truyền về doanh nghiệp trên báo chí sao cho hiệu quả không có, thậm chí những tài liệu viết về doanh nghiệp do báo chí nghiên cứu cũng chưa nhiều và cụ thể. Qua tìm hiểu ở Thư viện của Khoa Báo chí - Truyền thông (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), tôi nhận thấy những quyển luận văn viết về đề tài có liên quan đến doanh nghiệp hầu như không có. Tôi chưa tìm thấy được một quyển luận văn hay khóa luận nào viết về tác động của báo chí với doanh nghiệp hay đề cập về mối quan hệ của báo chí với doanh nghiệp. Vì vậy, quyển luận văn sẽ xới lên phần nào thực tiễn báo chí viết về doanh nghiệp qua việc tập trung vào khảo sát, nghiên cứu cách thức thông tin cho doanh nghiệp trên báo, cũng như những kinh nghiệm thực tiễn mà bản thân người viết luận văn qua nhiều năm có dịp tiếp xúc, gần gũi với doanh nghiệp. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu: Tác động của báo chí đối với doanh nghiệp 3.2.Phạm vi nghiên cứu Thông tin (chủ yếu là các bài viết) liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp trên Thời báo Kinh tế Việt Nam và Tuổi trẻ. Ngoài ra, tác giả còn tham khảo thêm một số bài viết đăng trên báo Diễn đàn Doanh nghiệp, tạp chí Người làm báo. Luận văn sẽ giới hạn khảo sát trên các sản phẩm báo chí: Thời báo Kinh tế Việt Nam (từ năm 2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm 2010) Tuổi trẻ (từ năm 2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm 2010) Thời điểm tiến hành khảo sát luận văn (năm 2008 – 2009 và 3 tháng đầu năm 2010) là khoảng thời gian đáng chú ý. Đó là Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, sau 2 năm nước ta trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đồng thời cũng là thời điểm Việt Nam phải chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính 5 kinh tế toàn cầu, khiến cho doanh nghiệp cũng bị lao đao. Để đối mặt với khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp đã có những giải pháp tích cực, chủ động thoát khỏi khó khăn hiện tại. Trong quá trình làm khảo sát báo, tác giả đã chọn lọc những tin, bài viết liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để phân tích. Ngoài ra tác giả luận văn còn tham khảo thêm một số báo và tạp chí khác để có thêm những trích dẫn sinh động cho luận văn. 4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1.Mục đích Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu thực trạng báo chí tác động tới doanh nghiệp. Bên cạnh đó, luận văn đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tuyên truyền thông tin cho doanh nghiệp. 4.2.Nhiệm vụ: + Làm rõ về mặt lý luận sự tác động của báo chí với doanh nghiệp; + Nghiên cứu những điều kiện thuận lợi (chính trị, kinh tế, xã hội ) cho việc tuyên truyền phục vụ doanh nghiệp, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, luật pháp qui định về việc báo chí thông tin hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. + Khảo sát thực trạng thông tin cho doanh nghiệp trên báo chí, mức độ hiệu quả của thông tin. + Đề xuất những giải pháp nâng cao hơn nữa vai trò thông tin của báo chí đối với doanh nghiệp. 5.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1.Cơ sở lý luận: Luận văn được dựa trên cơ sở lý luận báo chí vô sản và các khoa học có liên quan, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. 5.2.Phương pháp nghiên cứu: 1. Nghiên cứu tài liệu (bao gồm: thông kê, phân tích, tổng hợp, so sánh) 2. Khảo sát các các tin bài liên quan đến doanh nghiệp trên Thời báo Kinh tế Việt Nam và Tuổi trẻ từ năm 2008 - 2009 và 3 tháng đầu năm 2010. 3. Phương pháp điều tra xã hội học đối với các doanh nghiệp, gồm: *Điều tra xã hội học bằng sử dụng phỏng vấn anket để tổng hợp ý kiến của các doanh nghiệp về mức độ, hình thức thông tin, hiệu quả thông tin mà doanh nghiệp lĩnh hội được từ báo. *Phương pháp phỏng vấn sâu, gồm: +Trao đổi với một số doanh nghiệp có quan hệ với báo chí thân thiết với báo chí và từng được báo chí thông tin, viết bài. 6 + Trao đổi lãnh đạo của cơ quan báo chí về cách thức thông tin phục vụ doanh nghiệp. + Trao đổi lãnh đạo của Viện Nghiên cứu về doanh nghiệp để nắm bắt rõ hơn nhu cầu cần được thông tin của các doanh nghiệp. 4. Phương pháp tổng hợp, phân loại, phân tích được áp dụng để xử lý các bảng hỏi điều tra xã hội học, từ đó tìm ra nhu cầu và cách thức thông tin phục vụ doanh nghiệp. Phương pháp này cũng được áp dụng để xử lý với thông tin trên Thời báo Kinh tế Việt Nam và Tuổi trẻ, nhằm đánh giá thực trạng thông tin hiện tại và đưa ra giải pháp về cách thức thông tin cho trong tương lai. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Trên thực tế hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp thu thập được thông tin phục vụ cho kinh doanh là lấy từ báo chí, thậm chí, đã có doanh nghiệp sử dụng báo chí làm mục tiêu để giúp họ tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp ăn nên, làm ra, báo chí có thêm điều kiện phát triển. Báo chí luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp, hỗ trợ thông tin giúp doanh nghiệp và lên tiếng đề nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (về chính sách thuế, thị trường tiêu thụ sản phẩm, …) khi họ gặp phải. Chính bởi vậy, luận văn sẽ làm sáng tỏ phần nào sự tác động của báo chí với doanh nghiệp; những nội dung chủ yếu cho báo chí thông tin về doanh nghiệp. Trong xu thế hội nhập hiện nay, doanh nghiệp rất cần sự giúp đỡ của báo chí nhưng không phải lúc nào doanh nghiệp cũng cần đến báo chí. Việc báo chí tiếp cận được với doanh nghiệp không phải dễ dàng. Doanh nghiệp nào làm ăn hiệu quả thích được gặp gỡ báo chí. Ngược lại có những doanh nghiệp luôn ẩn mình hoặc từ chối khi báo chí tìm đến bởi họ không muốn thông tin cho báo chí về doanh nghiệp của họ… Luận văn sẽ chỉ ra những hạn chế của báo chí khi tiếp xúc và thông tin về doanh nghiệp. Hy vọng, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cho các bạn đồng nghiệp quan tâm đến sự tác động cũng như cách thiết lập, duy trì mối quan hệ giữa của báo chí với doanh nghiệp. Luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp tích cực cho cơ quan báo chí khi thông tin về doanh nghiệp, một số cơ chế phối hợp thường xuyên giữa báo chí và doanh nghiệp. 7.Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn bao gồm 3 chương: Chương I: Báo chí là phương tiện thông tin của doanh nghiệp Chương II: Thực trạng sự tác động của báo chí đối với doanh nghiệp Chương III: Những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thông tin cho doanh nghiệp 7 References I. Tài liệu Tiếng Việt: * Sách: 1. Nguyễn Khổng Bình (2006), WTO với Doanh nghiệp Việt Nam - Cơ hội và thách thức hậu gia nhập WTO - Nxb Lao động. 2. Nguyễn Như Châu (chủ biên) (2008) - Nguyễn Văn Khang - Phan Xuân Thành, Từ điển Tiếng Việt thông dụng, Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Hồng Chương (1985), Báo chí Việt Nam, Nxb Sự thật. 4. Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính trị, H,. 5. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hóa - Thông tin, H. 6. Đức Dũng (2000), Viết báo như thế nào?, Nxb Văn hóa - Thông tin, H. 7. Ngọc Đản (1995), Báo chí với sự nghiệp đổi mới, Nxb Lao động. 8. Hà Minh Đức (1994), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 1, Nxb Giáo dục. 9. Hà Minh Đức (1996), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tập 2, Nxb Giáo dục. 10. Hà Minh Đức (1997), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia. 11. Hà Minh Đức (2000), Cơ sở lý luận báo chí - Đặc tính chung và phong cách, Nxb Đại học Quốc gia. 12. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 13. Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, Bộ Văn hóa Thông tin - Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển SIDA. 14. GS.TS Vũ Văn Hiền - TS. Đức Dũng (chủ biên) (2007), Phát thanh trực tiếp, Nxb Lý luận chính trị. 15. Đỗ Quang Hưng (2000), Lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 16. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí thông tấn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 17. Đỗ Hoài Nam chủ biên - Lê Đăng Doanh, Võ Trí Thành (2005), Các Doanh nghiệp Việt Nam với việc gia nhập WTO, Nxb Khoa học xã hội, 18. Nguyễn Thủy Nguyên (2006), WTO thuận lợi và những thách thức cho doanh nghiệp Việt Nam - Nxb Lao động Xã hội. 19. Lê Minh Quốc (2009), Doanh nghiệp Việt Nam xưa và nay, Nxb Trẻ. 8 20. Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang (2004), Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 21. Dương Xuân Sơn (2009), Các thể loại chính luận nghệ thuật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 22. Dương Xuân Sơn (2004), Giáo trình báo chí truyền hình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 23. Tạ Ngọc Tấn (2000), Từ lý luận đến thực tiễn Báo chí, Nxb Văn hóa Thông tin. 24. Tạ Ngọc Tấn (2004), Hồ Chí Minh bàn về Báo chí, Nxb Chính trị Quốc gia. 25. Nguyễn Thị Minh Thái (2005), Phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 26. TS Phạm Thắng - TS Hoàng Hải (2005), Vai trò của báo chí trong phát triển doanh nghiệp, Nxb Lao động. 27. Nguyễn Vũ Tiến (2005), Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia. 28. Nguyễn Thị Thoa, Đức Dũng (2005), Phóng sự báo chí, Nxb Lý luận Chính trị Hà Nội. 29. Nguyễn Thị Thoa (2010), Giáo trình Tác phẩm báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 30. Nguyễn Thị Thoa (tháng 4/2007), Kỹ năng viết báo về lĩnh vực kinh tế, Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, Hà Nội. 31. Nguyễn Thị Thoa (tháng 5/2010), Đào tạo cán bộ báo chí theo tư tưởng làm báo của Bác Hồ. Trong “Di sản Hồ Chí Minh với sự nghiệp đào tạo cán bộ lý luận chính trị và truyền thông trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế”, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 32. Ts. Vũ Duy Thông (2004), Mác - Ang ghen - Lênin - Hồ Chí Minh bàn về báo chí xuất bản, Nxb Chính trị Quốc gia. 33. Từ điển Tiếng Việt (2009), Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa. 34. Trần Quang (2005), Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. *Báo 35. Thời báo Kinh tế Việt Nam năm 2008, 2009, 2010 36. Tuổi trẻ năm 2008, 2009, 2010 37. Diễn đàn Doanh nghiệp năm 2009, 2010 38. Đầu tư năm 2008, 2009, 2010 39. Tạp chí Người làm báo năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 9 40. Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông năm 2010. *Các văn bản, văn kiện pháp quy 41. Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2008, 2009. 42. Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 - 11 - 2005 43. Kết luận của Hội nghị lần thứ X Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong những năm sắp tới. 44. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới. 45. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, vì dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” (tháng 12 năm 2003). 46. Nghị định 56/2009/NĐ - CP ngày 30/6/2009 về phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thay thế 90/2001/NĐ - CP ngày 23/10/2001 đề cập đến hỗ trợ thông tin giúp doanh nghiệp. 47. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, H. II. Tài liệu tiếng nước ngoài dịch sang tiếng Việt: 48. Brian Horton (2004), Ảnh báo chí, Nxb Thông tấn. 49. Loic Hervouet (1999), Viết cho độc giả, Hội nhà báo Việt Nam, H.

Ngày đăng: 26/08/2015, 12:52

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...