Công chúng thế hệ net với các phương tiện truyền thông đại chúng

22 567 4
Công chúng thế hệ net với các phương tiện truyền thông đại chúng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng Hoàng Thị Thu Hà Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS ngành: Báo chí học; Mã số: 60 32 01 Người hướng dẫn: TS. Đặng Thị Thu Hương Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Đo lường cách thức và mức độ sử dụng mạng internet của công chúng thế hệ Net, nhằm chỉ ra và lý giải những đặc điểm chung nổi bật trong cách thức sử dụng mạng internet của nhóm công chúng này. Đo lường cách thức và mức độ sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống là báo in, phát thanh và truyền hình của công chúng thế hệ Net, nhằm chỉ ra những đặc điểm chung nổi bật trong cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông này của công chúng thế hệ Net. Chỉ ra và lý giải sự ảnh hưởng của mạng internet tới cách thức công chúng thế hệ Net tiếp nhận các loại hình truyền thông truyền thống là báo in, phát thanh và truyền hình. Đưa ra những đề xuất để góp phần tăng hiệu quả truyền thông của các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống và hiện đại đối với công chúng thế hệ Net Keywords. Báo chí; Truyền thông đại chúng; Internet Content MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài ……………………………………………………… trang 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………………….3 3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………………………….11 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………… 11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………… 12 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn…………………………………………………… 12 7. Cấu trúc của luận văn………………………………………………………………12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Cơ sở lý thuyết ………………………………………………………………… 13 1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu truyền thông đại chúng trên thế giới………….13 1.1.2. Một số phương pháp nghiên cứu truyền thông đại chúng cơ bản……………19 1.2. Vài nét về sự phát triển của mạng internet ………………………………………22 1.3. Một số khái niệm đƣợc sử dụng trong luận văn………………………………….26 1.3.1. Truyền thông………………………………………………………………….26 1.3.2. Truyền thông đại chúng…………………………………………………… 27 1.3.3. Công chúng……………………………………………………………… 27 1.3.4. Thế hệ Net…………………………………………………………………… 28 1.4. Các câu hỏi nghiên cứu………………………………………………………… 29 1.5. Các phƣơng pháp điều tra……………………………………………………… 29 Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………………… 30 CHƢƠNG 2: CÁC KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 2.1. Đối tƣợng và đặc điểm của mẫu điều tra thế hệ Net………………………………31 2.2. Những đặc điểm nổi bật trong cách thức sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng của mẫu điều tra thế hệ Net…………………… 32 2.2.1. Mức độ và cách thức sử dụng mạng internet……………………………… 32 2.2.1.1. Mức độ sử dụng mạng internet…………………………………………….32 2.2.1.2. Mục đích sử dụng mạng internet………………………………………… 37 2.2.2. Mức độ và cách thức đọc báo in………………………………………………46 2.2.3. Mức độ và cách thức nghe phát thanh…………………………………… ….49 2.2.4. Mức độ và cách thức theo dõi truyền hình………………………………… 53 2.2.5. Tương quan giữa việc sử dụng mạng internet với việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng khác ……………………… 59 2.3. Sự phân nhóm trong mẫu điều tra thế hệ Net và một số dị biệt trong cách thức sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng giữa các phân nhóm……………… 63 2.3.1. Phân nhóm theo thị hiếu và giới tính……………………………………….…63 2.3.2. Phân nhóm theo môi trường học tập………………………………………….67 Tiểu kết chƣơng 2…………………………………………………………………… 70 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC PHƢƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG 3.1. Mẫu điều tra thế hệ Net có nhu cầu sử dụng các phƣơng tiện truyền thông đại chúng tƣơng đối cao…………………………………………………………….…71 3.1.1. Nhu cầu sử dụng mạng internet……………………………………………….71 3.1.2. Nhu cầu theo dõi truyền hình……………………………………………….…75 3.1.3. Nhu cầu nghe phát thanh…………………………………………………… 76 3.1.4. Nhu cầu đọc báo in………………………………………………………….…77 3.2. Mạng internet có ảnh hƣởng tới mức độ và cách thức sử dụng báo in, phát thanh và truyền hình của mẫu điều tra thế hệ Net……………………………………………78 3.3. Thế hệ Net là tập hợp của các phân nhóm công chúng với các đặc trƣng dị biệt 80 3.4. Một số đề xuất đối với các phƣơng tiện truyền thông đại chúng……………….…81 Tiểu kết chƣơng 3 …………………………………………………………………… 83 KẾT LUẬN…………………………………………………………………………… 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………….87 PHỤ LỤC……………………………………………………………………………… 94 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Có thể nói, sự phát triển của khoa học công nghệ đã đem đến cho xã hội loài người những thay đổi vượt qua sự tưởng tượng của chính những người phát minh ra chúng. Nhìn lại lịch sử phát triển của truyền thông đại chúng trên thế giới, từ góc độ kênh truyền (channel), có thể thấy, mỗi một đột phá trong lĩnh vực công nghệ lại tạo tiền đề phát triển một loại hình truyền thông mới. Và mỗi một loại hình truyền thông mới ra đời lại tạo nên một cuộc cách mạng trong truyền thông đại chúng. Đây là thời điểm mà các nhà truyền thông cần cẩn trọng nghiên cứu về bối cảnh truyền thông đương đại và nhận định về các xu hướng phát triển trong tương lai. Các nghiên cứu này bao gồm các đánh giá về sự tác động của loại hình truyền thông mới đến các nhóm công chúng: Quan điểm, thái độ của công chúng đối với loại hình truyền thông mới, loại hình truyền thông mới có ảnh hưởng thế nào tới quan điểm, thái độ và thói quen tiếp nhận của công chúng đối với các loại hình truyền thông ra đời trước đó. Bên cạnh đó, còn là các đánh giá quan trọng về sự tương tác giữa các loại hình truyền thông với nhau, và sự tương tác giữa các loại hình truyền thông với các bên liên quan khác (ví như các công ty nghiên cứu và sản xuất công nghệ), trong một “cuộc chạy marathon” mà đích đến cuối cùng là công chúng. Tại thời điểm truyền hình ra đời và phát triển nở rộ từ sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai, không ít người hồi hộp chờ đợi sự kết thúc của phát thanh. Nhưng cho tới nay, phát thanh vẫn tồn tại và định hình con đường phát triển của mình theo hướng chuyên biệt hóa và phục vụ cho một xã hội di động và dường như, đang ngày càng cô đơn. Đến khi mạng internet xuất hiện và phát triển bùng nổ, người ta lại lo lắng cho sự phát triển của các loại hình truyền thông cũ, đặc biệt là nghi ngờ về sự tồn tại của báo in. Trong thời đại số, khi mà, chỉ với một click chuột truy cập vào mạng internet là có thể biết được mọi tin tức trên toàn cầu, một cách nhanh chóng và hầu như miễn phí, thì liệu sẽ còn ai bỏ tiền ra mua báo in? Nhưng thực tế, sau hai chục năm mạng internet phát triển như vũ bão, thì tới nay, báo in vẫn tồn tại, mặc dù doanh thu từ báo in được ghi nhận là đang giảm sút. 2 Nhưng câu chuyện về mạng internet liệu có đơn thuần là câu chuyện về một loại hình truyền thông mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển và lấn lướt các loại hình truyền thông cũ, giống như câu chuyện của phát thanh hay truyền hình lúc mới ra đời? Hay câu chuyện này còn nhiều lớp lang ý nghĩa khác? Cho tới nay, các nhà nghiên cứu truyền thông vẫn hồ nghi, đặt câu hỏi và đang nỗ lực để trả lời. Thực tế là trước khi mạng internet ra đời, mô thức truyền thông cũ chủ yếu là tuyến tính, một người –tới – nhiều người (one – to – many), với vai trò hầu như cố định của người gửi thông điệp và người nhận thông điệp. Mạng internet ra đời đã phá vỡ mô hình tuyến tính đó và đưa tất cả vào không gian đa chiều, nơi mà người nhận thông điệp có thể trở thành người gửi thông điệp và người gửi thông điệp cũng trở thành người nhận thông điệp (many – to – many), nơi mà buộc người ta phải hồ nghi và xem xét lại tất cả các định nghĩa cơ bản vốn đã được nhất trí, như “truyền thông”, “nhà báo” hay “công chúng”, nơi là điểm tích hợp của ngày càng nhiều các thiết bị công nghệ hiện đại, để rồi từ đó, chúng ta có báo trực tuyến, phát thanh trực tuyến hay truyền hình trực tuyến. Câu chuyện về mạng internet rộng hơn nhiều một câu chuyện về công nghệ hay câu chuyện về một loại hình báo chí mới. Nhưng xuất phát điểm không thể phủ nhận của nó là từ công nghệ, với sự ra đời của world wide web. Không phải ngẫu nhiên mà quan điểm “phương tiện là thông điệp” của Marshall McLuhan (1964) đến nay vẫn khiến các nhà nghiên cứu suy tư, hay ít ra, là đọc được từ đó nhiều gợi ý sâu sắc. Nhiều công trình nghiên cứu đã đặt giả thuyết và nỗ lực kiểm chứng sự tác động của internet tới thói quen tiếp nhận của công chúng. Sự ra đời và phát triển của mạng internet đã hình thành nên một thế hệ công chúng với những đặc trưng khác biệt về thói quen và nhu cầu tiếp nhận các sản phẩm truyền thông đại chúng, so với các thế hệ trước đó. Tác giả luận văn này chọn cách gọi nhóm công chúng chuyên biệt này là công chúng thế hệ Net, để nhấn mạnh tới sự ảnh hưởng sâu sắc của loại hình truyền thông qua công nghệ internet tới mô thức tiếp nhận của nhóm công chúng này. Don Tapscott được coi là người đầu tiên giới thiệu thuật ngữ Net Generation (thế hệ Net), trong cuốn sách viết năm 1997 của ông, Growing up digital: The rise of the Net 3 generation (Lớn lên cùng công nghệ số: Sự vươn lên của thế hệ Net). Thuật ngữ này sau đó được sử dụng lại trong nhiều nghiên cứu về nhóm công chúng trẻ. Việt Nam chính thức hòa mạng thế giới vào năm 1997. Sau mười bốn năm phát triển, với khoảng 1/3 dân số cả nước sử dụng mạng internet, có thể nói, cho tới nay, mạng internet tại Việt Nam tương đối bắt nhịp so với thế giới. Và năm 2011, lần đầu tiên Việt Nam lọt vào danh sách 20 quốc gia có số lượng người sử dụng mạng internet lớn nhất thế giới (thứ 19) [67]. Nhưng, cho tới nay, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào về thế hệ Net tại Việt Nam, và từ góc độ truyền thông đại chúng thì mới chỉ có một vài công trình nghiên cứu về nhóm công chúng thanh niên. Ngoài ra là một số nghiên cứu về nhóm công chúng này của các công ty nghiên cứu thị trường, dưới góc độ marketing. Vậy, công chúng thế hệ Net tại Việt Nam có diện mạo như thế nào? Với quan điểm, thái độ và thói quen tiếp nhận các sản phẩm truyền thông đại chúng ra sao? Sự ảnh hưởng của mạng internet tới thói quen tiếp nhận của nhóm công chúng này đối với các loại hình truyền thông truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình) như thế nào? Đây đều là những tri thức cần thiết để các loại hình truyền thông cũ có thể xây dựng kênh truyền thông chuyên biệt nâng cao chất lượng phục vụ cho nhóm công chúng này trong bối cảnh mạng internet đã và đang chứng tỏ là sức hấp dẫn mạnh mẽ của mình với nhóm công chúng này; và đang phát triển nhanh chóng về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về lịch sử nghiên cứu thế hệ Net trên thế giới: Kể từ khi mạng internet ra đời và phát triển, đã có rất nhiều các nghiên cứu về sự tác động của mạng internet tới công chúng truyền thông, đặc biệt là tới thế hệ trẻ ngày nay. Điểm khác biệt dễ thấy nhất ở thế hệ này so với các thế hệ trước đó là: Phần lớn thế hệ này lớn lên, hoặc sinh ra và lớn lên, cùng sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ - mà trung tâm của cơn bão phát triển đó là mạng internet kết nối toàn cầu. Cho tới nay, đã có rất nhiều thuật ngữ được các nhà nghiên cứu dùng để miêu tả nhóm công chúng sinh ra và trưởng thành cùng sự phát triển của mạng internet. Một vài thuật ngữ phổ biến nhất là Millennials Generation – thế hệ Thiên niên kỉ (Howe và 4 Strauss, 1991), Net Generation hay Net Gen – thế hệ Net (Don Tapscott, 1998), Generation Y – thế hệ Y (Oblinger và Oblinger, 2005) và Digital Natives – hàm chỉ về những người sinh ra trong thế giới công nghệ số (Marc Prensky, 2001). Mỗi một cách gọi thể hiện góc độ tiếp cận của nhà nghiên cứu. Nếu Howe và Strauss nhấn mạnh về một thế hệ được sinh ra và lớn lên tại giao thời của hai thiên niên kỉ, Oblinger và Oblinger nhấn mạnh sự tiếp nối của thế hệ mới này với thế hệ X trước đó, thì Don Tapscott và Marc Prensky nhấn mạnh tới sự tác động mạnh mẽ của công nghệ số tới thế hệ này. Và đặc biệt, Tapscott đã dùng chính tên gọi internet – công nghệ số đã tiến hành cuộc cách mạng trong đời sống nhân loại trong hai thập niên trở lại đây, làm tên gọi cho cả một thế hệ. Don Tapscott được coi là người đầu tiên giới thiệu thuật ngữ Net Generation (thế hệ Net), trong cuốn sách xuất bản năm 1998 của ông, Growing up digital: The rise of the Net generation (Lớn lên cùng công nghệ số: Sự vươn lên của thế hệ Net). Theo cuốn Grown up digital: How the Net generation is changing your world (Trưởng thành cùng công nghệ số: Thế hệ Net đang thay đổi thế giới của bạn ra sao) của Don Tapscott, 2008, cơ cấu dân số Mỹ từ năm 1946 tới nay như sau: - Thế hệ Baby Boom (những người sinh từ tháng 1/1946 tới tháng 12/1964), chiếm 23% dân số Mỹ. Đây là thế hệ được sinh ra bởi bố mẹ là những người sống sót sau Đại chiến Thế giới lần thứ hai. - Thế hệ X (sinh từ tháng 1/1965 tới tháng 12/1976), chiếm 15% dân số Mỹ. - Thế hệ Net (sinh từ tháng 1/1977 tới tháng 12/1997), chiếm 27% dân số Mỹ. - Thế hệ Next (sinh từ tháng 1/1998 tới 2008), chiếm 13.4% dân số Mỹ Tapscott còn gọi thế hệ thứ nhất, Baby Boom, là thế hệ Tivi (Tivi Generation) như một cách để nhấn mạnh tới ảnh hưởng sâu sắc của ti vi tới thế hệ công chúng này. Tại đây, chúng ta thấy rõ sự ảnh hưởng từ quan điểm của Marshall McLuhan. McLuhan cũng từng đề cập đến thế hệ những người chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ ti vi (thập niên 50 và 60 của thế kỉ trước), và ông gọi đó là thế hệ hậu văn tự (postliterate) đầu tiên của một thời đại hậu văn tự - nơi mà vai trò của văn tự ngày càng yếu đi và dần nhường chỗ cho các cấu trúc phi văn tự. Và thế hệ này cho thấy 5 những khả năng truyền đạt và cảm nhận mà các thế hệ trước đó, trong thời đại của công nghệ ấn loát, không thể có được. Đến lượt mình, Tapscott gọi thế hệ Net là thế hệ toàn cầu (global generation) đầu tiên. Phần trăm dân số của thế hệ này cũng tương đối khác nhau tại mỗi quốc gia. Các quốc gia có phần trăm dân số thuộc thế hệ Net đông nhất thế giới bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Nghiên cứu về thế hệ Net do Don Tapscott đứng đầu thuộc một dự án nghiên cứu trị giá 4 triệu USD. Năm 2007, nhóm của Tapscott đã tiến hành phỏng vấn 5935 người thuộc thế hệ Net, tuổi từ 15 tới 29 tại 12 quốc gia là Mỹ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Mexico, Brazil, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Bên cạnh đó, nhóm cũng nghiên cứu mẫu đối sánh thuộc nhóm tuổi từ 30 tới 41 (thế hệ X) và nhóm tuổi từ 42 tới 61 (thế hệ Baby Boom) tại Mỹ và Canada. Theo kết quả của nghiên cứu này thì có nhiều sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa những người thuộc thế hệ Net được nghiên cứu tại 12 quốc gia. Ví dụ, thế hệ Net có xu hướng tìm đến tự do trong tất cả những việc họ làm, từ tự do lựa chọn đến tự do thể hiện, và họ ưa thích cá nhân hóa (personalize), đặc biệt là đối với các sản phẩm truyền thông đại chúng. Lý giải cho sự hình thành thế hệ toàn cầu đầu tiên – thế hệ Net, Don Tapscott cho rằng, nguyên nhân căn bản nằm ở sự ra đời và phát triển như vũ bão của mạng internet toàn cầu. Tapscott cũng cho rằng, mặc dù dân số trẻ (bao gồm thế hệ Net) tập trung đông nhất tại phương Đông, song, văn hóa đại chúng phương Tây, vốn được “xuất khẩu” qua các kênh truyền thông đại chúng, đặc biệt qua mạng internet, mới là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu tới thế hệ Net toàn cầu. Nhìn chung, Don Tapscott cho rằng mặc dù các quốc gia và các khu vực vẫn có những đặc điểm văn hóa khác biệt, song, càng ngày giới trẻ trên thế giới càng trở nên giống nhau ở tần suất sử dụng, sự thành thạo các loại công nghệ số cũng như quan điểm về các phương tiện truyền thông đại chúng (khi được hỏi Bạn thà sống thiếu ti vi hay mạng internet?, tại cả 12 nước được khảo sát, phần lớn người được hỏi lựa chọn có thể sống thiếu ti vi). [65, pg.43] Quan điểm của Tapscott được một số nhà nghiên cứu khác chia sẻ, bao gồm Marc Prensky. Trong nghiên cứu năm 2001 của mình, Prensky đặc biệt lưu ý về sự ảnh hưởng của các công nghệ mới trong đời sống giới trẻ hiện nay. Thậm chí, các 6 công nghệ mới đã trở thành một nét tính cách đặc trưng của giới trẻ mà thông qua đó có thể đoán định về những thay đổi cơ bản trong cách thức giới trẻ giao tiếp, hòa nhập xã hội, sáng tạo hay học tập. Điều này còn thực sự có ý nghĩa từ góc độ giáo dục. Prensky gọi thế hệ trẻ là Digital Natives – tức là “những người bản địa” trong thế giới số, am hiểu thứ ngôn ngữ của máy tính, trò chơi điện tử và mạng internet” và Prensky gọi những người sinh ra trước kỉ nguyên số (vốn bắt đầu khoảng từ thập niên 80 của thế kỉ trước) là Digital Immigrants – tức là “những người nhập cư” vào thế giới số, có thể học để sử dụng các công nghệ mới nhưng dù sao vẫn thuộc về thế hệ cũ và không thể hoàn toàn am hiểu công nghệ như “những người bản địa”. Prensky so sánh với sự khác biệt như khi học một ngoại ngữ với việc là người bản địa và nói tiếng mẹ đẻ. [55] Trong khi đó, một số công trình nghiên cứu khác lại đặt giả thuyết và chứng minh rằng thế hệ Net không đơn thuần tập hợp những đặc điểm tương đồng trên diện rộng trong cách thức sử dụng công nghệ số và các loại hình truyền thông mới. Ví dụ, nghiên cứu của Carmel McNaught, Paul Lam và Annisa Ho (2009) đã chỉ ra những khác biệt đáng chú ý trong kinh nghiệm sử dụng công nghệ giữa các sinh viên và cán bộ của trường đại học Hong Kong, Trung Quốc [46]. Một nghiên cứu khác do nhóm của Gregor Kennedy tiến hành (2008) tại ba trường đại học của Australia cũng cho thấy một vài khác biệt tương tự. [40] Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu đã cùng lúc xem xét nhiều yếu tố trong việc định hình cách thức giới trẻ sử dụng các phương tiện truyền thông số và các công nghệ mới. Cuộc điều tra của Rolf Schulmeister (2008) với 2098 sinh viên tại châu Âu đã gợi ý về sự tồn tại của các phân nhóm (sub-group) trong số những người tham gia khảo sát và các phân nhóm này có các xu hướng khác nhau trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông số [72]. Schulmeister nhấn mạnh rằng cần phải xem xét kĩ bản chất của việc sử dụng công nghệ trong giới trẻ. Cũng Schulmeister sau đó (2009) đã kết luận rằng các nghiên cứu về việc sử dụng các phương tiện truyền thông có xu hướng nhấn mạnh tới tính đa dạng trong các phân nhóm người sử dụng. [60] Một trong những nghiên cứu thực chứng gần đây, Chris Jones and Anesa Hosein (2010) đã phát hiện ra rằng dù độ tuổi là một yếu tố ảnh hướng tới cách thức sử 7 dụng công nghệ của sinh viên nhưng không tìm thấy những khác biệt rõ rệt giữa các sinh viên thuộc thế hệ Net và các sinh viên không thuộc thế hệ Net. Jones cho rằng trên thực tế, cách thức sử dụng công nghệ số của các sinh viên, dù ở lứa tuổi nào, cũng khá phức tạp, và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, như quốc tịch, giới tính hay việc tham gia các hội, nhóm trong trường đại học. [38] Trong khi các nghiên cứu về thế hệ Net trong sự đối sánh với các thế hệ trước đó vẫn đang tiếp tục được tiến hành thì lại chưa có nhiều công trình tìm hiểu về sự đa dạng trong lòng thế hệ Net – vốn cơ bản được xác định chỉ dựa vào độ tuổi. Mặc dù tiếp nhận thuật ngữ thế hệ Net của Don Tapscott (được định nghĩa trong phần sau) nhưng tác giả cũng chọn cách tiếp cận trên cho công trình nghiên cứu này: Bên cạnh việc khái quát những nét chung trong đặc điểm sử dụng các phương tiện truyền thông của thế hệ Net, cũng nên xem xét khả năng tồn tại những dị biệt giữa các phân nhóm trong lòng thế hệ Net. Về lịch sử nghiên cứu thế hệ Net tại Việt Nam: Theo sự tìm hiểu của các tác giả thì cho tới nay, chưa có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam sử dụng thuật ngữ thế hệ Net. Tuy nhiên, đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về nhóm công chúng trẻ tại Việt Nam, nằm trong mảng nghiên cứu về công chúng truyền thông đại chúng, với những đóng góp đáng ghi nhận của các nhà xã hội học, bao gồm các công trình nghiên cứu của Viện Xã hội học và một vài nghiên cứu độc lập cũng chọn cách tiếp cận của xã hội học truyền thông đại chúng. Các cơ quan truyền thông đại chúng đã tiến hành nhiều cuộc điều tra thăm dò bạn đọc, bạn nghe đài hoặc bạn xem truyền hình, ví dụ các cuộc điều tra khán, thính giả ở quy mô lớn của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Viện Nghiên cứu dư luận xã hội…Và từ đầu thập kỷ 1990, một số nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng đã tập trung vào việc nghiên cứu truyền thông đại chúng trong hoạt động truyền thông nói chung, về một chủ đề cụ thể nào đó, ví dụ nghiên cứu truyền thông dân số (1993), nghiên cứu truyền thông phòng chống AIDS (1996). Nhưng phần lớn các nghiên cứu bài bản về truyền thông đại chúng chỉ mới được Viện Xã hội học thực hiện trong khoảng hơn một chục năm trở lại đây, với những nghiên [...]... của công chúng thế hệ Net, nhằm chỉ ra và lý giải những đặc điểm chung nổi bật trong cách thức sử dụng mạng internet của nhóm công chúng này -Đo lường cách thức và mức độ sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống là báo in, phát thanh và truyền hình của công chúng thế hệ Net, nhằm chỉ ra những đặc điểm chung nổi bật trong cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông này của công chúng thế hệ. .. thông này của công chúng thế hệ Net -Từ đó, chỉ ra và lý giải sự ảnh hưởng của mạng internet tới cách thức công chúng thế hệ Net tiếp nhận các loại hình truyền thông truyền thống là báo in, phát thanh và truyền hình -Đưa ra những đề xuất để góp phần tăng hiệu quả truyền thông của các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống và hiện đại đối với công chúng thế hệ Net 4 Đối tượng và phạm vi nghiên... dụng các phương tiện truyền thông đại chúng của công chúng thế hệ Net tại nội thành Hà Nội Từ đó đưa ra những gợi ý, tư vấn, kiến nghị nhằm giúp cho các phương tiện truyền thông đại chúng truyền thống và hiện đại thu hút và đáp ứng được nhu cầu của nhóm công chúng mới mẻ và đang phát triển rất nhanh này Sau đây là những mục tiêu cụ thể của luận văn: -Đo lường cách thức và mức độ sử dụng mạng internet... nhất từ sự phát triển vũ bão của mạng internet toàn cầu Những hiểu biết mới về nhóm công chúng này tại Việt Nam chắc chắn sẽ gợi ý các nhà truyền thông về những cách tiếp cận công chúng hiệu quả hơn Công trình này cũng phần nào đóng góp vào hệ thống lý luận ngành khoa học truyền thông đại chúng tại Việt Nam, nhất là mảng nghiên cứu về công chúng truyền thông đại chúng Đây là mảng rất quan trọng, song tới... và đang diễn ra sự thay đổi quan trọng trong cách thức tiếp nhận thông tin đại chúng của công chúng thanh niên tại một số đô thị lớn của Việt Nam Nhìn ra thế giới, chúng ta càng có cơ sở để đặt giả thuyết về một sự thay đổi căn bản đang diễn ra trong mô thức tiếp nhận truyền thông đại chúng của nhóm công chúng trẻ, cụ thể là của công chúng thế hệ Net Mỗi công trình nghiên cứu đều có những thành tựu... nhiều, thì các nghiên cứu về nhóm công chúng thanh niên lại càng ít Một trong những nghiên cứu đầu tiên về nhóm công chúng này, phải kể đến công trình Sinh viên Hà Nội trong giao tiếp đại chúng (Khảo sát tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Dân lập Thăng Long), do tạp chí Xã hội học thực hiện và công trình khoa học cấp Bộ, Truyền thông đại chúng với công chúng thanh... nhóm công chúng thế hệ Net tại Việt Nam Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước và từ thực tiễn hoạt động truyền 10 thông tại Việt Nam, tác giả mạnh dạn chọn nêu lên một số quan điểm, nhận định, đánh giá về nhóm công chúng thế hệ Net tại Việt Nam Luận văn hi vọng có thể bước đầu trả lời phần nào cho các câu hỏi trên, trong nỗ lực chung nhằm tìm hiểu về công chúng truyền thông. .. là cách thức, mức độ, thói quen và nhu cầu sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng của nhóm công chúng trẻ, có sử dụng mạng internet, đang sinh sống tại nội thành Hà Nội, được tác giả gọi là nhóm công chúng thế hệ Net (sẽ được định nghĩa trong chương 1) 11 Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, tác giả lựa chọn khách thể điều tra cụ thể là 252 học sinh lớp 10, 11 và 12 của hai trường Phổ thông. .. thực hiện trên 1500 công chúng nam và nữ (chọn mẫu xác suất qua nhiều giai đoạn), độ tuổi từ 15 đến 54 tại bốn thành phố, có sử dụng internet trong vòng 1 tháng cho tới thời điểm được phỏng vấn là tháng 1 và 2 năm 2011 So với kết quả điều tra năm 2010 thì: [24] 9 -Tỉ lệ sử dụng ti vi vẫn cao nhất so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác -Tỉ lệ sử dụng các phương tiện truyền thông trong ngày... tâm internet Việt Nam (Bộ Thông tin và Truyền thông) , Thông báo số liệu phát triển internet Việt Nam, http://www.thongkeinternet.vn/jsp/trangchu/index.jsp, 04/10/2011 22 Trung tâm Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (2011), Tổng kết điều tra thống kê hiện trạng phổ cập dịch vụ điện thoại, internet và nghe – nhìn toàn quốc năm 2010, Nxb Thông tin và Truyền thông 23 Viện Xã hội học, Công chúng thanh

Ngày đăng: 26/08/2015, 12:33

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...