Chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay)

111 433 2
Chính sách phát triển vùng viễn đông của liên bang nga và khả năng hợp tác quốc tế ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ THU HIỀN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG VIỄN ĐÔNG CỦA LIÊN BANG NGA VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC QUỐC TẾ (GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HOÀNG THỊ THU HIỀN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG VIỄN ĐÔNG CỦA LIÊN BANG NGA VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC QUỐC TẾ (GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Mã số: 60 31 02 06 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN CẢNH TOÀN HÀ NỘI – 2014 Page 3 MỤC LỤC CHƯƠNG I: 10 ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG VIỄN ĐÔNG 10 1.1.Khái quát Vùng Viễn Đông 10 1.1.1.Vị trí địa lý 10 1.1.2.Nguồn tài nguyên 13 1.2.Vị trí, vai trò của vùng Viễn Đông đối với LBN và Châu Á – Thái Bình Dương 16 1.2.1.Vai trò địa chính trị 16 1.2.2.Vai trò kinh tế 17 1.2.3.Vai trò chiến lược quân sự 19 1.2.4.Một số vùng quan trọng của Viễn Đông 20 1.3.Chính sách của Nga trước năm 2000 23 CHƯƠNG II: 29 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIỄN ĐÔNG CỦA LIÊN BANG NGA VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN 29 2.1.Chiến lược hướng Đông của Nga (từ năm 2000-nay) 29 2.1.1.Thời kỳ của Tổng Thống Vladimir Vladimirovich Putin 29 2.1.2.Thời kỳ của Tổng Thống Dmitry Anatolyevich Medvedev 32 2.1.3.Chiến lược phát triển Viễn Đông trong thời gian tới 36 2.2.Thực trạng phát triển vùng Viễn Đông 39 2.2.1.Quan hệ kinh tế đối nội 39 2.2.2.Quan hệ kinh tế đối ngoại của Vùng Viễn Đông 46 CHƯƠNG III: 54 KHẢ NĂNG HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA VIỄN ĐÔNG 54 3.1.Đối tác kinh tế chính của Viễn Đông 54 3.1.1.Những nhân tố tác động đến sự thay đổi chính sách của Nga phát triển mạnh mẽ vùng Viễn Đông 54 3.1.2.Viễn Đông Nga đối với Châu Á – Thái Bình Dương 56 Page 4 3.1.3.Vùng Viễn Đông đối với Trung Quốc 61 3.1.4.Viễn Đông Nga đối với Hoa Kỳ 66 3.1.5.Viễn Đông Nga đối với Nhật Bản 67 3.2.Hợp tác kinh tế Việt Nam – Liên bang Nga: Lịch sử và hiện tại 70 3.2.1.Giai đoạn trước 1991 70 3.2.2.Giai đoạn 1991-2000 71 3.2.3.Giai đoạn 2000- 2012 73 3.3.Cơ sở của quan hệ hợp tác Kinh tế Việt Nam – Viễn Đông, Liên bang Nga 2000-nay 75 3.3.1.Sự cần thiết của quan hệ hợp tác hai bên 75 3.3.2.Khuôn khổ pháp lý cho Quan hệ hợp tác giữa hai Bên 79 3.4.Thực trạng hợp tác của Việt Nam ở vùng Viễn Đông Liên Bang (2000-nay) 80 3.5.Triển vọng hợp tác của Việt Nam ở vùng Viễn Đông Liên Bang 84 3.5.1.Thuận lợi 84 3.5.3.Triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Viễn Đông 87 3.5.4. . Một số điều kiện đảm bảo sự phát triển trong quan hệ hợp tác Kinh tế giữa Việt Nam – Viễn Đông Liên bang Nga 94 3.6.Một vài kiến nghị nhằm đẩy mạnh hợp tác Nga – Việt Nam ở vùng Viễn Đông 96 3.6.1.Các kiến nghị chung 96 3.6.2.Các kiến nghị cụ thể: 97 KẾT LUẬN 104 Page 5 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Mục tiêuluận văn - Luận văn nghiên cứu nhằm làm nổi bật tầm quan trọng và xu hướng phát triển của vùng Viễn Đông của Nga - Làm rõ chính sách của Nga và triển vọng hợp tác kinh tế của Nga và Việt Nam tại vùng Viễn Đông. - Đề xuất các kiến nghị, những giải pháp có tính khả thi đối với Việt Nam nhằm khai thác tiềm năng của vùng Viễn Đông Liên bang Nga, thúc đẩy hợp tác giữa Nga và Việt Nam tại vùng Viễn Đông. 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn - Mặc dù đây không phải là một luận văn hoàn toàn mới, song nó lại có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Về mặt khoa học, nghiên cứu này làm nổi rõ tiềm năng đa dạng và phong phú của Vùng Viễn Đông Liên bang Nga nhưng chưa được sự chú trọng và đầu tư xứng đáng từ phía chính phủ Nga. - Bên cạnh đó, luận văn còn đưa đến những lý luận xác đáng nhằm làm rõ chính sách phát triển của vùng này trong thời điểm hiện tại và tương lai. Qua đó, nhận thức rõ tầm quan trọng của Viễn Đông trong chính sách phát triển kinh tế chính trị của Nga trong định hướng Hướng Đông của mình. - Vì vậy, việc nghiên cứu chính sách phát triển của Nga và đánh giá đúng vị thế của Viễn Đông sẽ làm tăng thêm vị trí và tầm quan trọng của Viễn Đông. Từ đó, Việt Nam có thể học tập và hợp tác về mọi mặt với Viễn Đông - Nga. Đồng thời, Việt Nam có thể có những đối sách phù hợp nhằm tăng cường mối quan hệ truyền thống và bền vững giữa hai nước . 1.3. Phương pháp và Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được lấy từ nhiều nguồn như: Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu – Viện Nghiên Cứu Châu Âu, Đề tài cấp Bộ - Hợp tác Kinh tế Viễn Đông Liên bang Nga và Việt Nam, , Viện KHXH Việt Nam và các sách báo, tạp chí, các trang web có liên quan…của Nga và Việt Nam Page 6 Phương pháp phân tích và tổng hợp Phân tích và diễn giải ý nghiã các dữ liệu thứ cấp thu thập được thông qua một số mẫu nghiên cứu về Vùng Viễn Đông. Phân tích thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.Từ những kết quả phân tích từng mặt của Vùng Viễn Đông để từ đó tổng hợp lại nhằm có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, chung nhất của Vùng Viễn Đông. Phương pháp so sánh Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối. Phương pháp thống kê mô tả Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp lập bảng biểu, vẽ đồ thị và tính toán số nhằm tóm tắt tổng hợp dữ liệu. Bao gồm: Thu thập dữ liệu, sắp xếp dữ liệu, tóm tắt tổng hợp dữ liệu, diễn đạt dữ liệu, Mục đích là mô tả hiện trạng hiện tại. Phương pháp dự báo Sử dụng phương pháp này cho phép dự báo quá trình phát triển tiếp theo của đối tượng nghiên cứu. Số liệu được sử dụng để dự báo trong luận văn là dãy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng trong quá khứ để dự báo mức độ của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian tiếp theo. 1.3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu chính sách phát triển của vùng Viễn Đông Liên bang Nga, những khả năng hợp tác giữa Nga và Việt Nam tại vùng này Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Chính sách phát triển của vùng Viễn Đông, khả năng hợp tác quốc tế của vùng và khả năng hợp tác của Việt Nam. Phạm vi không gian: vùng Viễn Đông Liên bang Nga Phạm vi thời gian: Số liệu nghiên cứu từ năm 2000 đến nay. Page 7 1.4. Kết cấu của luận văn: Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương: Chương I: Đặc điểm của Vùng Viễn đông Chương II: Chính sách phát triển Viễn Đông của Liên bang Nga và thực trạng phát triển Chương III: Khả năng hợp tác quốc tế của Vùng Viễn Đông Page 8 CÁC BẢNG BIỂU TRONG ĐỀ TÀI Biểu đồ 1.1: Bản đồ Liên bang Nga Biểu đồ 1.2: Bản đồ vùng Viễn Đông Liên bang Nga Biểu đồ 1.3: Cơ cấu dân số Viễn Đông chia theo khu vực Biểu đồ 1.4: Bản đồ chính trị vùng Viễn Đông Liên bang Nga Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nga (2008-2012) Bảng 2.2: Tăng trưởng GDP hàng năm của một số nước Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trưởng công nghiệp Nga những năm 2008-2012 Bảng 2.4: Tình trạng khí hậu của các vùng trong Viễn Đông Bảng 2.5: Biến động Dân số Viễn Đông giai đoạn 1990-2012 Bảng 2.6: Tăng trưởng GDP của Viễn Đông và Liên bang Nga. 2002-2013 Biểu đồ 2.7: Phân bố sản lượng công nghiệp 9 vùng lãnh thổ của Viễn Đông Bảng 2.8: Khối lượng khai thác và chế biến gỗ của Viễn Đông năm 2006 Biểu đồ 2.9: Số liệu dầu và khí tự nhiên khu vực Đông Siberia và Viễn Đông 2000-2011 Bảng 2.10: Kim ngạch ngoại thương của Nga và Viễn Đông. 2000-2011 Bảng 2.11: Xuất nhập khẩu của Viễn Đông, 2000-2011 Biểu đồ 2.12: Cơ cấu xuất khẩu Viễn Đông 2011 chia theo Quốc gia Bảng 2.13: Cơ cấu ngoại thương của Viễn Đông theo đối tác thương mại. 2000-2005 Bảng 2.14: Đầu tư nước ngoài vào Viễn Đông và Zabaical. 2000-2009 Biểu đồ 2.15: Cơ cấu đầu tư vào Viễn Đông chia theo khu vực Bảng 2.16: Cơ cấu đầu tư nước ngoài theo nước đầu tư vào Viễn Đông và Zabaical, 2009 Biểu đồ 2.17: Cơ cấu đầu tư nước ngoài vào Viễn Đông và Zabaical theo Quốc gia, ngành Biểu đồ 3.1: Trao đổi thương mại giữa Liên bang Nga – Trung Quốc giai đoạn 1999- 2011 Bảng 3.2: Kim ngạch trao đổi hàng hóa của Viễn Đông với Trung Quốc, năm 2000-2006 Bảng 3.3: Cơ cấu nhập khẩu của Viễn Đông từ Trung Quốc, 2005 Bảng 3.4: Xuất nhập khẩu giữa Viễn Đông và Hoa kỳ, 2001-2005 Bảng 3.5: Cơ cấu xuất nhập khẩu của Viễn Đông với Hoa Kỳ Biểu đồ 3.6: Trao đổi thương mại Nga – Nhật (1999-2010 (ĐVT: Triệu USD) Page 9 Biểu đồ 3.7: Đối tác trao đổi thương mại của Nga, 2012 (ĐVT: Tỷ €) Bảng 3.8: Nhật bản Nhập khẩu Dầu khí từ Nga, 2001 – 2010 (ĐVT: 1,000 metric tons) Bảng 3.9: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Liên bang Nga, giai đoạn 2002- 2013 (ĐVT: Triệu USD) Biểu đồ 3.10: Kim ngạch thương mại Việt Nam – Liên bang Nga giai đoạn 2000-2013 (ĐVT: Triệu USD) Biểu đồ 3.11: Cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nga năm 2012 (ĐVT: %) Biểu đồ 3.12: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Nga về Việt Nam (ĐVT: %) Biểu đồ 3.13: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam – Viễn Đông 2003-2011(ĐVT: Triệu USD) Bảng 3.14: Đặc điểm khí hậu, kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu theo khu vực CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN LBN : Liên bang Nga CHDCND : Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân NICs :Những nước công nghiệp mới SNG : Cộng đồng các quốc gia độc lập TBD : Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á GDP : Tổng sản phẩm quốc nội LBN : Liên Bang Nga Page 10 CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CỦA VÙNG VIỄN ĐÔNG 1.1. Khái quát Vùng Viễn Đông 1.1.1. Vị trí địa lý Liên bang Nga là quốc gia rộng lớn nhất thế giới với diện tích 17.075.400 km2, được chia làm bảy vùng lớn, cụ thể: 1. Vùng liên bang Trung Tâm (Vùng trung tâm) 2. Vùng liên bang Miền Nam (Vùng Miền Nam) 3. Vùng liên bang Tây Bắc (Vùng Tây Bắc) 4. Vùng liên bang Viễn Đông (Vùng Viễn Đông) 5. Vùng liên bang Siberia (Vùng Siberi) 6. Vùng liên bang Ural (Vùng Ural) 7. Vùng liên bang Volga (Vùng Volga) Biểu đồ 1.1: Bản đồ Liên bang Nga Nguồn: http://www.ezilon.com/ Trên bản đồ Liên bang Nga, Viễn Đông thuộc vùng 4, với tên gọi tiếng Nga là Дальний Восток России, tiếng Anh: Eastern Federal District (EFD), một trong bảy vùng liên bang, bao gồm 9 tỉnh, vùng nhỏ khác nhau: Iacutia, Primorie, Khabarov, Amur, Kamchatca, Magadan, Sakhalin, Vùng tự trị Do thái, Chukhotca.Viễn Đông chiếm [...]... có tỷ trọng phát triển rất nhỏ như Chukotka, Khu do thái tự trị Ngành công nghiệp mũi nhọn của Viễn Đông gồm công nghiệp rừng, nghề cá, khai khoáng, luyện kim và cơ khí Nông nghiệp kém phát triển do ảnh hưởng của yếu tố khí hậu Page 28 CHƯƠNG II: CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIỄN ĐÔNG CỦA LIÊN BANG NGA VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN 2.1 Chiến lược hướng Đông của Nga (từ năm 2000- nay) 2.1.1 Thời kỳ của Tổng Thống... quan hệ quốc tế mà còn khẳng định vai trò của mình trong việc hình thành cấu trúc quan hệ quốc tế mới 2.1.3 Chiến lược phát triển Viễn Đông trong thời gian tới - Bước khởi đầu trong đầu tư vào Viễn Đông Viễn Đông hiện nay đang thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội Viễn Đông và Dabaical đến năm 2025, Chiến lược phát triển Năng lượng đến 2030 và các chiến lược khác Viễn Đông đang triển khai... của Nga trong nền kinh tế thế giới Vì thế, hướng Châu Á – Thái Bình Dương cần phải là hướng chủ yếu trong chiến lược phối hợp của vùng Viễn Đông với tư cách là một bộ phận cấu thành của nước Nga với nền kinh tế thế giới, đồng thời thể hiện mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa lợi ích quốc gia chung và lợi ích khu vực của Liên bang Nga - Đối với sự phát triển của vùng Viễn Đông và Siberia của Nga thì có triển. .. Những triển vọng Phương đông mới (Webiste chính thức của Tổng Thống Liên bang Nga, bài nói và bài phát biểu Nguồn điện tử: http://2002.kremlin.ru/events.98.html Page 17 Siberia tham gia vào hệ thống các mối quan hệ kinh tế thế giới – đây được xem là điều kiện cơ bản của sựu phát triển kinh tế xã hội bình thường của khu vực và của quốc gia nói chung, của sự gia tăng tiềm năng kinh tế và củng cố vị thế của. .. thổ Châu Á của Liên bang Nga, là cửa ngõ phía Đông của Liên bang Nga, Vùng Viễn Đông có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với an ninh quôc gia của Nga Viễn Đông nằm trên bờ Thái Bình Dương và có biên giới chung với Trung Quốc, Cộng Hòa Dân chủ Nhân Dân Triều Tiên, không xa Hàn Quốc Đồng thời, Viễn Đông tiếp giáp với Hoa Kỳ qua eo biển Berin và Nhật Bản qua biển Nhật Bản 1 Hợp tác kinh tế giữa... hệ giữa Nga và Belarut, đã triển khai từ Cộng đồng (0 4/1996), liên minh (0 4/1997), quốc gia liên minh (1 2-1998) lên thành lập Nhà nước Liên bang Nga – Belarut (1 2/1999) Còn quá trình liên kết giữa Nga với các nước SNG khác, vì nhiều lý do khác nhau, diễn ra hết sức chậm chạp, khó khăn Với Trung Quốc, xuất phát từ nhu cầu hợp tác cả về kinh tế - thương mại lẫn chính trị đối ngoại và an ninh – quốc phòng,... trung tâm phát triển kinh tế và văn hóa thế giới Tại đây, tập trung những nguồn tài chính lớn nhất thế giới và điều này mở ra khả năng to lớn sử dụng chúng nhằm tăng cường phát triển kinh tế, xã hội vùng Viễn Đông của Nga, cùng với các nước láng giềng Đông Á phát triển các bên cùng có lợi - Khi xác định vị trí của Liên bang Nga tại Châu Á – Thái Bình Dương có một điểm đáng lưu ý là nền kinh tế Nga được... đường lối phát triển cho nền kinh tế Liên bang Nga đó là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng kinh tế thị trường nhưng chú trọng đến hiệu quả kinh tế - xã hội nhằm khôi phục tiềm lực kinh tế và nâng cao vị thế quốc tế của Liên bang Nga Những thành tựu về kinh tế Liên bang Nga đã đạt được trong thời kỳ lãnh đạo của Medvedev: Thứ nhất, nền kinh tế đã vượt qua khủng hoảng tài chính toàn cầu sớm bước vào quỹ đạo... trình nước Nga quan hệ với các nước Đông Á (Châu Á – Thái Bình Dương) thì các vùng Viễn Đông của Nga đóng vai trò hàng đầu, cho nên khi nước Nga xác định đường lối đối ngoại với các quốc gia trong khu vực này thì điều đặc biệt quan trọng chính là lợi ích chung của nước Nga và lợi ích của vùng Viễn Đông thuộc nước Nga Do vậy, về mặt kinh tế, Nga cần chú trọng việc đưa toàn bộ vùng Viễn Đông và 5 V Putin,... tiêu và khả năng đạt được các mục tiêu đó” và “ưu tiên tối cao trong đường lối đối ngoại của Nga là bảo vệ lợi ích con người (cá nhân), xã hội và nhà nước Nga 12 Về chính sách đối ngoại, chiến lược khẳng định Liên bang Nga sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và xây dựng Chính sách đó dựa trên sự nhất quán và chủ nghĩa thực dụng cùng có lợi Chính sách đó phải hoàn toàn rõ ràng, có tính đến lợi . THU HIỀN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG VIỄN ĐÔNG CỦA LIÊN BANG NGA VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC QUỐC TẾ (GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY) Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Mã số: 60. bang Nga, những khả năng hợp tác giữa Nga và Việt Nam tại vùng này Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Chính sách phát triển của vùng Viễn Đông, khả năng hợp tác quốc tế của vùng và khả năng. Trung Tâm (Vùng trung tâm) 2. Vùng liên bang Miền Nam (Vùng Miền Nam) 3. Vùng liên bang Tây Bắc (Vùng Tây Bắc) 4. Vùng liên bang Viễn Đông (Vùng Viễn Đông) 5. Vùng liên bang Siberia (Vùng Siberi)

Ngày đăng: 25/08/2015, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan