Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu viglacera thực trạng và giải pháp

89 174 2
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty kinh doanh và xuất nhập khẩu viglacera thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Trong sự bùng nổ của kinh tế toàn cầu, chưa bao giờ các Công ty kinh doanh tham gia vào và chụi ảnh hưởng sâu sắc đến như thế. Nền kinh tế càng phát triển và thương mại càng được mở rộng thì sự cạnh tranh của thị trường trong nước càng mạnh mẽ. Các doanh nghiệp không những cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn phải cạnh tranh với cả các doanh nghiệp nước ngoài. Một Công ty muốn mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận… thì xuất khẩu là một trong những biện pháp giúp công ty có thể thực hiện được mục tiêu của mình. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa. Nhiều Công ty Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường nước ngoài và coi đây là hoạt động chủ đạo liên quan chặt chẽ đến sự thành đạt của mình. Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ, các biện pháp khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm có thế mạnh của mình. Người tiêu dùng quốc tế càng ngày càng biết nhiều hơn những sản phẩm Việt Nam có chất lượng và thương hiệu sản phẩm hàng Việt Nam đã có mặt trên hầu khắp các nước trên thế giới. Điều này đã giảm sức cạnh tranh của thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu, tìm kiếm thị trường mới chính là lối thoát và hướng phát triển lâu dài. Tuy nhiên, một Công ty có kinh doanh quốc tế phải đương đầu với một tập hợp các khó khăn và áp lực hơn nhiều so với Công ty chỉ kinh doanh trong thị trường nội địa. Nhiệm vụ của các nhà kinh doanh xuất khẩu là phải linh hoạt các chính sách xuất khẩu để đáp ứng các điều kiện và cơ hội riêng có của thị trường nước ngoài và từ đó đề ra các giải pháp phù hợp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm của Công ty mình. Với thực trạng mặt hàng thủy tinh và gốm xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sản Chuyên đề thực tập tốt nghiệp phẩm ra thị trường quốc tế nhất là khi Hiệp định CEPT/ AFTA thực sự có hiệu lực vào năm 2005 buộc các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu trực thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Việt Nam (Viglacera) phải có những giải pháp thích hợp để khắc phục tình trạng này. Giải pháp đặt ra đối với Công ty đó là thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang các thị trường truyền thồng cũng như thị trường mục tiêu của công ty để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như sức cạnh tranh của sản phẩm trên các thị trường. Tuy Công ty đã có những nhận thức sâu sắc về vai trò của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu trên thị trường nhưng trong quá trình triển khai đã gặp phải một số khó khăn và hiệu quả hoạt động còn chưa cao làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Do vậy, Em nhận thấy cần thiết và mạnh dạn chọn đề tài: “Hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Viglacera: Thực trạng và giải pháp” MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở những kiến thức đã họ đặc biệt là những môn học Marketing quốc tế, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương và kinh doanh quốc tế. Em hệ thống hoá một số cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu nói chung và hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuật nhập khẩu nói riêng. Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu để từ đó phát hiện những tồn tại, những vấn đề đặt ra và nguyên nhân của chúng trong thời gian qua. Kết hợp với những mục tiêu chiến lược trung hạn của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu để đưa ra những kiến nghị, những giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Kinh doanh và xuất nhập khẩu trong thời gian tới. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Do điều kiện và khả năng nghiên cứu có hạn, không cho phép chúng tôi đề cập và xử lý triệt để và toàn diện. Em giới hạn lĩnh vực nghiên cứu đề tài này để đề ra những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Và Em tập trung phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu trong vòng từ năm 2001 đến nay. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp tiếp cận hệ thống biện chứng, logic và lịch sử trong điều kiện nền kinh tế thị trường và quan điểm đổi mới của Đại hội Đảng IX. - Phương pháp vận dụng kết hợp các nhân tố: chủ quan – khách quan, lý luận thực tiễn, nguyên nhân - kết quả. Với mục đích giới hạn và phương pháp nghiên cứu trên Em kết cấu đề tài của mình thành 3 chương: Chương I: Một số lý luận cơ bản về kinh doanh xuất khẩu hàng hoá của các công ty trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG I MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÁC CÔNG TY TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. Khái niệm, thực chất, vai trò của xuất khẩu 1.1.1. Một số khái niệm cở bản “Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài và sản phẩm hay dịch vụ ấy phải di chuyển ra khỏi biên giới của của một quốc gia” 1 . Xuất khẩu nhằm mục đích thu ngoại tệ, tăng tích luỹ cho ngân sách nhà nước, phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác các ưu thế, tiềm năng đất nước và nâng cao đời sống nhân dân. Khác với hoạt động mua bán sản phẩm diễn ra trong thị trường nội địa, hoạt động xuất khẩu phức tạp hơn hơn nhiều. Bởi vì đây là hoạt động buôn bán vượt qua biên giới quốc gia, thị trường thế giới là vô cùng rộng lớn, khó kiểm soát, thanh toán bằng ngoại tệ mạnh đồng thời còn phải tuân thủ theo những tập quán, thông lệ quốc tế cũng như luật pháp của từng địa phương. Thị trường xuất khẩu là nơi diễn ra quá trình trao mua bàn hàng hoá và dịch vụ với nhau vi ngoài biên giới quốc gia. Vì thế thị trường xuất khẩu cũng mang đầy đủ chức năng cơ bản của thị trường nói chung đó là chức năng thừa nhận và thực hiện, điều tiết và kích thích thông tin của thị trường. Ngoài ra thị trường xuất khẩu còn có đặc điểm mà nhờ chúng có thể phân biệt các thị trường khác nhau như thị trường nội địa. Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện từ xuất nhập khẩu hàng hoá tiêu dùng đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và 1 Trích: Trần Văn Chu (1999) “Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu”, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, trang 132. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cả công nghệ cao. Tất cả các hoạt động buôn bán trao đổi này đều nhằm mục đích là đem lại lợi ích cho các quốc gia tham gia. 1.1.2. Sự cần thiết và vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa ở nước ta 1.1.2.1. Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa của các công ty trong nền kinh tế thị trường Với mỗi doanh nghiệp, thương mại bảo đảm cho quá trình sản xuất, kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục. Các mục tiêu của doanh nghiệp chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá. Tuy nhiên, trong kinh doanh không phải lúc nào các Công ty cũng tìm kiếm được nhiều cơ hội từ thị trường nội địa, đặc biệt khi cùng một lúc có sự xuất hiện của nhiều Công ty khác nhau cùng kinh doanh một loại hình sản phẩm hay dịch vụ. Điều này đã dẫn dến một hệ quả là thị trường nội địa vốn đã nhỏ bé nay càng bị thu hẹp khiến cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty sẽ bị sút giảm đáng kể. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa buộc các Công ty phải giảm giá để tăng khả năng cạnh tranh, điều đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty nếu như Công ty không tìm cho mình một hướng đi mới. Để khắc phục tình trạng này một giải pháp đối với các Công ty là mở rộng thì trường ra nước ngoài bằng con đường xuất khẩu và đây là cũng là giải pháp tối ưu để giải quyết vần đề tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Quy luật cạnh tranh đã chỉ ra rằng Doanh nghiệp nào thích nghi với những biến động của thị trường sẽ tồn tại và phát triển và ngược lại nếu không nhanh nhạy nắm bắt các biển đổi của thị trường sẽ bị đào thải. Trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế Thế giới đã có những biến đổi sâu sắc cùng với xu thế hội nhập, khu vực hoá và toàn cầu hoá đã đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức đối với các Công ty KDQT. Cơ hội chỉ xuất hiện khi các Công ty KDQT tạo dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các Công ty ở nước ta Một nền kinh tế nếu chỉ chú trọng vào thị trường nội địa mà không quan tâm phát triển Thương mại Quốc tế thì kết quả tất yếu sẽ xảy ra là quốc gia đó sẽ rơi vào vòng xoáy của sự tụt hậu. Ý thức được tầm quan trọng của Thương mại Quốc tế và nguy cơ của sự tụt hậu nhanh chóng, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm và nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi để các Công ty ở Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài. Nếu xét về địa lý Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Thương mại Quốc tế. Nước ta nằm trong khu vực có tốc độ phát triển cao, vị trí địa lý thuận lợi cho cả vận chuyển đường hàng không, đường biển, dân số đông và khí hậu nhiệt đới gió mùa. Thế mạnh của ta là hàng may mặc, hải sản, nông sản, giày dép tuy nhiên đa số sản phẩm của Việt Nam chưa được thị trường thế giới biết đến. Chính vì vậy, xuất khẩu là một trong những con đường để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rõ hơn vai trò của hoạt động kinh doanh xuất khẩu dưới hai giác độ sau: • Đối với nến kinh tế Việt Nam Trong nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa thì xuất khẩu có vai trò đặc biệt đối với nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như nền kinh tế thế giới. Xuất khẩu là một trong những yếu tố cơ bản hất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự phát triển kinh tế quốc gia. - Xuất khẩu là động lực thúc đẩy CNH – HĐH ở Việt Nam: Để phát triển kinh tế - xã hội, nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế và chủ động hội nhập về kinh tế, vai trò quan trọng của hoạt động xuất khẩu là rất quan trọng không thể bàn cãi được. Đảng và Chính phủ ta đã coi xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế trọng yếu của đất nước. Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phụ tình trạnh nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nghiệp hóa đất nước trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật, công nghiệ tiên tiến… Nguồn vốn để nhập khẩu có thể hình thành từ các nguồn chủ yếu như: - Đầu tư nước ngoài - Vay nợ, viện trợ - Thu tù hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ - Thu từ xuất khẩu… Tuy nhiên, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, phục vụ CNH – HĐH là xuất khẩu. Xuất khẩu sẽ tạo nguồn thu ngoại tế để đáp ứng nhu cầu ngoại tế cho mua sắm may móc thiết bị, phục vụ CNH – HĐH, đồng thời là nguồn để trả nợ nước ngoài, giúp cân bằng và lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế, ổn định tình hình kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển… - Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tê, thúc đẩy sản xuất phát triển Cơ cấu sản xuất và cơ cấu tiêu dùng thế giới ngày càng thay đổi mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại. Vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH – HĐH phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Qúa trình chuyển dịch cơ cấu về thực chất là quá trình tổ chức và cơ cấu lại nền kinh tế để tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế. Tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển thể hiện ở chỗ: - Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thận lợi. - Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định. - Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp - Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường. - Xuất khẩu có tác động tích đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Xuất khẩu trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, tự do hóa thương mại là động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới và góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, và có trình độ, sản xuất hàng hóa xuất khẩu mỗi năm đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. - Xuất khẩu còn là thước đo về độ mở của nền kinh tế Việt Nam: phản ánh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và mức độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới và khu vực… • Đối với Công ty KDQT - Các Công ty KDQT có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh với nhiều đối tác nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi. - Xuất khẩu hàng hóa là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu cho Công ty, là nguồn vốn cơ bản để đầu tư đổi mới quá trình sản xuất không những cả về chiều rộng mà cả chiều sâu. 1.2. Các hình thức xuất khẩu chính. 1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 1.2.1.1. Khái niệm “Xuất khẩu trực tiếp (direct export) là hình thức nhà sản xuất giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức của mình” 2 2 Trích: PTS.Nguyễn Cao Văn (1997), Giáo trình “Marketing quốc tế”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, trang 119 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trong hoạt động thương mại quốc tế thì phần lớn hàng ở thị trường thế giới thực hiện qua hình thức xuất khẩu trực tiếp (trên 2/8 kim ngạch buôn bán). Hình thức xuất khẩu trực tiếp này chỉ được ưu thích khi doanh nghiệp đã phát triển đủ mạnh để tiến tới tổ chức bán hàng riêng của mình, để có thể kiểm soát trực tiếp thị trường. 1.2.1.2. Ưu, nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp • Ưu điểm - Giảm bớt lợi nhuận trung gian sẽ làm tăng chênh lệnh giữa giá bán và chi phí, tức là làm tăng lợi nhuận cho công ty. - Người sản xuất có liên hệ trực tiếp và đều đặn với khách hàng, với thị trường, biết được nhu cầu của khách hàng và tình hình bán hàng do đó có thể thay đổi sản phẩm và các điều kiệm bán hàng trong trường hợp cần thiết. • Nhược điểm Hình thức này làm tăng rủi ro trong kinh doanh, nhà sản xuất phải đối đầu trực tiếp với tập hợp những khó khăn, thách thức của thị trường nước ngoài. Do những khác biệt về môi trường kinh doanh, văn hóa, ngôn ngữ, chính trị, luật pháp, sở thích tiêu dùng…sự khác biệt này đòi hỏi nhà sản xuất phải biết cách thích nghi, thay đổi… để có thể tồn tại và phát triển sản phẩm của mình tại thị trường nước ngoài. 1.2.2. Xuất khẩu ủy thác Là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhận làm dịch vụ xuất khẩu. hoạt động này được thực hiện trên cở sở hợp đồng ủy thác xuất khẩu giữa các doanh nghiệp, phù hợp với những quy định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế. 1.2.3. Xuất khẩu tại chỗ Đây là hình thức kinh doanh xuất khẩu mới đang có xu hướng phát triển mạnh và phổ biến ở các nước đang phát triển. Hình thức xuất khẩu có đặc điểm: là hàng hóa xuất khẩu không cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà đối tác và doanh nghiệp vẫn có thể đàm phán trực tiếp với nhau, đối tác Chuyên đề thực tập tốt nghiệp (người mua) là người tìm đến doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp tránh được một số thủ tục va những rủi ro như: không phải làm thủ tục thông quan hàng hóa, mua bảo hiểm hàng hóa, thuê phương tiện vận chuyển và rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa… Do đó, giúp doanh nghiệp giảm được một khoản chi phí lớn. Hình thức xuất khẩu tại chỗ được những quốc gia có thế mạnh về du lịch và có nhiều công ty nước ngoài đóng tại quốc gia đó khai thác tối đa và đã mang lại những kết quả to lớn. 1.2.4. Buôn bán đối lưu 1.2.4.1. Khái niệm “Là phương thức giao dịch trao đổi hàng hàng, xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu người bán đồng thời là người mua giao đi và nhận về những hàng hòa có giá trị tương đương (trao đổi hàng – hàng)” 3 . 1.2.4.2. Đặc tính của mua bán đối lưu - Cân bằng về mặt hàng: Mặt hàng quý hiến đổi lấy mặt hàng quý hiến, hàng tồn kho đổi lấy hàng tồn kho, hàng rẻ tiền đổi lấy hàng rẻ tiền. - Cân bằng về mặt giá cả: Hàng tính giá đắt đổi hàng tính giá đắt và ngược lại. - Tổng giá trị phải ngang nhau. - Cân bằng về các điều kiện mua bán, điều kiện cơ sở giao hàng, hàng giao giá shilp thì nhận hàng giá CIF Mua bán đối lưu được sử dụng rỗng rãi ở các nước đang phát triển. Vì thiếu ngoại tệ tự do, các nước này dùng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước. 1.2.4.3. Các loại hình mua bán đối lưu - Hàng đổi hàng: là hình thức mua bán đối lưu mà hai bên trao đổi trực tiếp với nhau những hàng hóa có giá trị tương đương và diễn ra cùng một thời điểm 3 Trích: Vũ Hữu Tửu (2002), Giáo trình “ Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, trang 15 [...]... mới Công ty đã thực hiện công tác tổ chức kinh doanh và xuất nhập khẩu của bộ máy 210 cán bộ, nhân viên theo sơ đồ ở hình 1 2.1.3.1 Ban điều hành: Ban điều hành của công ty bao gồm: • Giám đốc Công ty: Là đại diện pháp nhân của Công ty và chụi trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập. .. nghiệp Quan hệ công tác Quan hệ chỉ đạo (Nguồn: Phòng Hành chính Công ty Kinh doanh và xuất nhập khẩu + Phó giám đốc phụ trách xuất nhập khẩu: Là người giúp Giám đốc Công ty thực hiện mọi công tác xuất nhập khẩu của Công ty theo đúng ủy quyền của Tổng công ty, chụi trách nhiệm trước Giám đôc Công ty về mọi hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Và thay mặt Giám đốc Công ty giải quyết các công việc khi... thân là phòng kinh doanh của Tổng công ty nên năm đầu thành lập vốn kinh doanh của công ty còn ít nhưng vốn kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên qua các năm điều đó một phần phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty Bảng1: Vốn KD của Công ty Kinh doanh và XNK Đơn vị: tỷ đồng Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Vốn KD 29 34 51 70 92 112 Vốn kinh doanh của công ty được phản... DOANH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU TRỰC THUỘC TỔNG CÔNG TY VIGLACERA 2.1 Vài nét về Công ty Kinh doanh và Xuất khẩu trực thuộc Tổng công ty Viglacera 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của Công ty Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu với tên giao dịch quốc tế là Trading And Export – Import Company, viết tắt là Tradimex là một công ty nhà nước trực thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng Công ty được thành... được sản phẩm của mình Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được tính bằng công thức TR= P.Q Trong đó: TR: Tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu P: Gía cả hàng xuất khẩu Q: Số lượng hàng xuất khẩu • Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu là lượng dôi ra của doanh thu xuất khẩu so với chi phí xuất khẩu, được tính bằng công thức sau:... đốc Công ty và Tổng công ty tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện mọi hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm Viglacera trong phạm vi doanh phía Nam theo đúng quy Phòng Công ty và Tổng định của Phòng Phòng Phòng Phòng kinh khu vực các tỉnh Phòng ( Bộ phận phíavà chụi trách nhiệm trước Giám đốc và Pháp luật về mọi hoạt động Tổ Kinh Xuất Xuất Tài công ty; Nam) nhập khẩu chính chức doanh kin h doanh của. .. xây dựng và công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Phạm vi hoạt động của Công ty không chỉ giới hạn trong nước mà còn vươn ra cả nước ngoài Ngoài ra, Công ty còn thực hiện một số hoạt động khác như: Xuất khẩu ủy thác, gia công ủy thác… 2.1.4.2 Các đặc điểm cơ bản về vốn, lao động của Công ty • Về vốn: Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu thuộc Tổng công ty thủy tinh và gốm... nhánh Bộ ( khẩu lao kế toán hàng động chính phận + Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Là người giúp Giám đốc Công phía ty Kế hiện mọi công tácBắc) doanh các sản phẩm Viglacera của Công ty kinh Bộ phậnthựctoán cn theo đúng ủy quyền của Tổng công ty, chụi trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty tại khu vực phía Bắc Kho Hình 1: Sơ đồ hoạt động của Công ty Chuyên đề thực tập... hành phòng kinh doanh, tập trung trọng tâm tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhằm đảm bảo và thực hiện tốt kế hoạch doanh thu hàng tháng, hàng quý của Công ty; tìm hiểu, khai thác, thu thập thông tin về thị trường, lập phương án kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Xuất khẩu có nhiện vụ: Thực hiện công tác xuất nhập khẩu của Công ty; lập kế hoạch xuất nhập khẩu hàng... trong nước và nước ngoài theo quy định của nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty thủy tinh và gốm xây dựng Hiện nay, Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu là một công ty lớn, có uy tín tại Việt Nam với các chuyên viên giỏi, có năng lực thực hiện công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu phục vụ sản xuất cho các đơn vị thành viên Trong giai đoạn hiện nay, Công ty đã thiết . ra những giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Và Em tập trung phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu trong. hoá của các công ty trong nền kinh tế thị trường. Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu. Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc hoạt động kinh. lược trung hạn của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu để đưa ra những kiến nghị, những giải pháp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Kinh doanh và xuất nhập khẩu trong thời

Ngày đăng: 25/08/2015, 16:53

Mục lục

  • Đơn vị tính: Triệu đồng

    • Bảng 5: Chất lượng sản phẩm của Công ty Kinh doanh và Xuất nhập khẩu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan