Nghiên cứu một số giao thức bảo vệ thông tin trong thỏa thuận hợp đồng điện tử

4 226 1
Nghiên cứu một số giao thức bảo vệ thông tin trong thỏa thuận hợp đồng điện tử

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu một số giao thức bảo vệ thông tin trong thỏa thuận hợp đồng điện tử Lê Thị Thu Trường Đại học Công nghệ Luận văn Thạc sĩ ngành: Hệ thống thông tin; Mã số: 60 48 05 Người hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Nhật Tiến Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Nêu rõ khái niệm, đặc điểm, lợi ích cũng như các vấn đề gặp phải khi thực hiện hợp đồng điện tử (HĐĐT). Phân tích một số hình thức ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử hiện nay. Tìm hiểu những công cụ sử dụng trong bảo vệ thông tin hợp đồng. Nghiên cứu một số giao thức đảm bảo an toàn thông tin được sử dụng trong thỏa thuận hợp đồng, đề xuất một số cải tiến. Xây dựng chương trình thử nghiệm một số bước trong thực thi HĐĐT. Keywords: Hệ thống thông tin; Giao thức; Hợp đồng; Điện tử Content LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ trước đến nay, việc thỏa thuận và ký kết hợp đồng luôn là vấn đề được các bên tham gia quan tâm và hết sức chú trọng. Bởi lẽ, hợp đồng là bằng chứng quan trọng nhất để mang lại lợi ích cũng như làm bằng chứng cho cả hai bên nếu có tranh chấp xảy ra. Hợp đồng được thực thi theo khuôn khổ pháp lý và được pháp luật công nhận. Vì thế, việc bảo vệ thông tin hợp đồng và làm sao để hợp đồng được ký kết một cách công bằng nhất là yêu cầu cấp thiết. Với phương thức truyền thống, các bên tham gia sẽ gặp gỡ nhau, bàn bạc và đi đến kết luận, sau đó sẽ cùng ký vào hợp đồng. Tuy nhiên, hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của mạng máy tính và công nghệ thông tin (CNTT) đã kéo theo nhiều hình thức mới ra đời để phù hợp với yêu cầu của con người cũng như giảm bớt thời gian thực hiện công việc mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Với xu thế phát triển đó, việc gặp gỡ trực tiếp để bàn bạc, thỏa thuận công việc giữa các bên sẽ ít đi, thay vào đó là sử dụng CNTT để hỗ trợ cho việc thỏa thuận hợp đồng. Các bên tham gia sẽ sử dụng những phần mềm trên nền web để tìm hiểu, gửi thông tin cho nhau, bàn bạc, thỏa thuận và cùng đưa ra hợp đồng cuối cùng, và cùng nhau ký vào đó. Những hợp đồng ký kết như thế này gọi là hợp đồng điện tử (HĐĐT). Tuy nhiên, với cách thức này, sẽ có những gian lận xảy ra bởi lý do các bên không gặp trực tiếp nhau. Tính công bằng, tính xác thực và tính toàn vẹn thông tin có thể bị xâm phạm. Hiện nay, để đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam, năm 2005, hàng loạt các văn bản pháp luật đã được ban hành nhằm tạo cơ sở pháp lý phù hợp để Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết về thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện 2 tử. Tiêu biểu trong số đó là Luật Giao dịch điện tử, Luật thương mại và Luật công nghệ thông tin… Các văn bản pháp luật này đã tạo môi trường pháp lý quan trọng cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử. Đặc biệt, Luật Giao dịch điện tử đã dành hẳn chương IV với 6 điều khoản (từ điều 33 đến điều 38) để hướng dẫn việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử [3]. Mặc dù vậy, trong thực tế, việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử ở Việt Nam phát triển chưa mạnh mẽ như mong muốn. Sự phức tạp về mặt công nghệ, sự đầu tư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, sự thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nguồn nhân lực… cũng đang là rào cản làm cho việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử gặp nhiều khó khăn. Các quy định trong các văn bản pháp luật về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử còn chung chung, quy trình ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử còn chưa được chuẩn hóa và còn rất phức tạp; Nhiều cá nhân, tổ chức, thậm chí nhiều doanh nghiệp vẫn còn xa lạ với việc ký kết hợp đồng điện tử. Để giải quyết được vấn đề trên thì phải thực hiện rất nhiều các công việc khác nhau từ phía nhà nước, phía doanh nghiệp, phía xã hội Tuy nhiên luận văn sẽ chỉ tập trung nghiên cứu về các vấn đề mang tính kỹ thuật trong ký kết hợp đồng điện tử. Đây là một vấn đề cần thiết và rất thiết thực trong bối cảnh hiện nay, vì thế tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu một số giao thức bảo vệ thông tin trong thỏa thuận hợp đồng điện tử” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Ở nước ngoài Ở nước ngoài cũng đã có một số công trình nghiên cứu, các bài viết về vấn đề hợp đồng điện tử và các vấn đề kỹ thuật cho hợp đồng điện tử. Tiêu biểu trong số đó là công trình của các tác giả: Jens T Werner, 2000, “Legal Issues Raised by Online Contracting”, London School of Economics; Thomas J. Smedinghoff, 2006, Online Transactions: The Rules for Ensuring Enforceability in a Global Environment, The Computer & Internet Lawyer Volume 23, Number 4, 4/2006; Ruth Orpwoode, 2008, “Electronic Contracts: Where We’ve Come From, Where We Are, and Where We Should Be Going”; Rong Du, Ernest Foo, Colin Boyd, Brian Fitzgerald, ISRC Queensland University of Technology, “Secure Communication Protocol For Preserving E-Tendering Integrity”; John Mitchell, Stanford University, “Contract-Signing Protocols”; Juan A.Garay, Markus Jakobsson, Philip MacKenzie, Bell Laboratories, “Abus-Free Optimistic Contract Signing” Nội dung của các công trình này đề cập đến một số khía cạnh của hợp đồng điện tử như: những vấn đề về kỹ thuật và pháp lý về hợp đồng điện tử, một số tình huống về hợp đồng điện tử… Đây là những tài liệu tham khảo rất bổ ích trong quá trình làm luận văn. 2.2. Ở Việt Nam Có một số các công trình nghiên cứu về thương mại điện tử và các vấn đề liên quan, còn tìm hiểu riêng về hợp đồng điện tử có luận văn tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Thoan, ĐH Ngoại Thương, “Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”. Tuy nhiên, luận án này chủ yếu tập trung về vấn đề pháp lý cũng như thực trạng và giải pháp về mặt xã hội nhiều hơn là các vấn đề kỹ thuật. Vì thế, tác giả nhận thấy đề tài mình lựa chọn là khá cần thiết và phù hợp với nhu cầu hiện nay. 3 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề kỹ thuật về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử; sau khi phân tích thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử hiện nay, luận văn sẽ tập trung phân tích các giao thức sử dụng trong thỏa thuận hợp đồng, giúp bảo vệ thông tin hợp đồng. Và đề xuất một vài cải tiến nhỏ cho giao thức đã trình bày, cũng như thử nghiệm chương trình thực hiện một số bước trong quá trình thực hiện hợp đồng điện tử. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nêu rõ khái niệm, đặc điểm, lợi ích cũng như các vấn đề gặp phải khi thực hiện HĐĐT - Phân tích một số hình thức ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử hiện nay. - Tìm hiểu những công cụ sử dụng trong bảo vệ thông tin hợp đồng. - Tìm hiểu, nghiên cứu một số giao thức đảm bảo an toàn thông tin được sử dụng trong thỏa thuận hợp đồng, đề xuất một số cải tiến. - Xây dựng chương trình thử nghiệm một số bước trong thực thi HĐĐT. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử, trong đó đặc biệt chú trọng đến những vấn đề về kỹ thuật và một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc thực hiện HĐĐT. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung, phạm vi nghiên cứu của luận án là các vấn đề về kỹ thuật, và một số vấn đề về pháp lý liên quan đến việc ký kết và thực hiện HĐĐT. Đó là các vấn đề về quy trình và thủ tục ký kết HĐĐT, về chữ ký điện tử; về chứng thực chữ ký điện tử và các biện pháp phòng tránh rủi ro về mặt kỹ thuật liên quan đến ký kết và thực hiện HĐĐT. Đề tài cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu về ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong lĩnh vực thương mại. 6. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hóa và phương pháp diễn giải. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 4 chương (không bao gồm phần mở đầu, kết luận, các phụ lục, các bảng biểu ): Chương 1. Nhu cầu bảo vệ hợp đồng trong giao dịch trực tuyến. Chương 2. Phương pháp bảo vệ thông tin trong hợp đồng điện tử. Chương 3. Một số giao thức đảm bảo an toàn thông tin trong hợp đồng điện tử. Chương 4. Thử nghiệm chương trình. References 4 Tài liệu tiếng Việt [1] Dương Anh Đức, Trần Minh Triết (2005), Thuật toán mã hóa và ứng dụng, ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh. [2] Trương Thị Thu Hiền (2007), tài liệu nghiên cứu: Tóm lược thông điệp (hàm băm), ĐH Công nghệ. [3] Nguyễn Văn Thoan (2010), Luận án TS: Ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, ĐH Ngoại Thương. [4] Trịnh Nhật Tiến, Bài giảng: An toàn dữ liệu , ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội. Tài liệu tiếng Anh [5] Brian Fitzgerald, Rong Du, Ernest Foo, Colin Boyd (2004), Secure Communication Protocol For Preserving E-Tendering Integrity, ISRC Queensland University of Technology. [6] John Mitchell (2005), Contract-Signing Protocols, Stanford University. [7] Juan A.Garay, Markus Jakobsson, Philip MacKenzie, Abus-Free Optimistic Contract Signing, Bell Laboratories. [8] William Stallings (2007), Cryptography and Network Security, Third Edition. [9] Bruce Schneier (1999), Applied Cryptography, Second Edition. [10] Vijayakrishnan Pasupathinathan, Josef Pieprzyk, HuaxiongWang (2008), A Fair E- Tendering Protocol, ACAC, Department of Computing, Macquarie University & Division of Mathematical Sciences, Nanyang Technological University. . cầu bảo vệ hợp đồng trong giao dịch trực tuyến. Chương 2. Phương pháp bảo vệ thông tin trong hợp đồng điện tử. Chương 3. Một số giao thức đảm bảo an toàn thông tin trong hợp đồng điện tử. Chương. điện tử hiện nay. Tìm hiểu những công cụ sử dụng trong bảo vệ thông tin hợp đồng. Nghiên cứu một số giao thức đảm bảo an toàn thông tin được sử dụng trong thỏa thuận hợp đồng, đề xuất một số. tích một số hình thức ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử hiện nay. - Tìm hiểu những công cụ sử dụng trong bảo vệ thông tin hợp đồng. - Tìm hiểu, nghiên cứu một số giao thức đảm bảo an toàn thông

Ngày đăng: 25/08/2015, 13:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan