Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở hải phòng

13 364 1
Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở hải phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng Trương Thị Nga Trung tâm Đào tạo, Bồ dưỡng Giảng viên Lý luận Chính trị Luận văn ThS ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Hồng Tiến Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Phân tích quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Hải Phòng giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011. Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Hải Phòng đến năm 2015. Keywords. Kinh tế chính trị; Tăng trưởng kinh tế; Công bằng xã hội; Hải Phòng Content MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI 6 1.1. Một số vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 6 1.1.1. Tăng trưởng kinh tế 6 1.1.2. Công bằng xã hội 15 1.1.3. Một số quan điểm về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 20 1.2. Kinh nghiệm giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội của một số nước trên thế giới và một số địa phương ở nước ta 26 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 26 1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở nước ta 30 1.2.3. Những bài học kinh nghiệm đối với Hải Phòng 34 Chương 2. THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2001 - 2011 36 2.1. Những nhân tố tác động đến phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Phòng 36 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 36 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 38 2.2. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2011 45 2.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế 45 2.2.2. Kết quả sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2011 60 2.2.3. Đánh giá việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2011 77 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở HẢI PHÒNG 84 3.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Phòng đến năm 2020 84 3.1.1. Quan điểm 84 3.1.2. Mục tiêu 85 3.2. Những định hướng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Hải Phòng đến năm 2015 86 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Hải Phòng đến năm 2015 88 3.3.1. Nhóm giải pháp góp phần nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Hải Phòng đến năm 2015 88 3.3.2. Nhóm giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Hải Phòng đến năm 2015 98 KẾT LUẬN 118 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội là khát vọng của tất cả các quốc gia. Tuy nhiên việc đạt được mong muốn kép này là hết sức khó khăn, trong thực tế đã có nhiều bằng chứng cho thấy sự đối lập giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Những chính sách dựa trên mục tiêu công bằng có thể triệt tiêu động lực tăng trưởng kinh tế, ngược lại những chính sách chỉ nhằm tăng trưởng kinh tế có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng. Trên thế giới đã có nhiều quan điểm và cách giải quyết khác nhau về sự kết hợp này. Còn đối với Việt Nam, nhất là trong điều kiện xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn, đòi hỏi một quá trình không ngừng trải nghiệm, tổng kết và điều chỉnh. Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, các địa phương nói chung và Hải Phòng nói riêng đã đạt được những thành tựu đáng kể về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hải Phòng vẫn tiếp tục được duy trì ở mức cao (năm 2009 là 13,02%). Hải Phòng là một Thành phố cảng, trung tâm công nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển, đầu mối giao thông quan trọng giao lưu trong nước và quốc tế, là đô thị loại một cấp quốc gia. Với vị trí, tiềm năng như vậy, Hải Phòng cùng với Hà Nội và Quảng Ninh, được xác định là một trong ba cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế đã nảy sinh một loạt các vấn đề cần được giải quyết, trong đó có mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, đó là khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa nông thôn và thành thị ngày càng dãn cách, giá cả tư liệu sinh hoạt ngày càng tăng khiến cho cuộc sống của người dân nhất là nhóm có thu nhập thấp gặp nhiều khó khăn, các dịch vụ công cho người nghèo ngày càng bị thu hẹp và kém chất lượng, cùng với đó là sự gia tăng của các tệ nạn xã hội và vấn đề 2 giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, chính sách cho người nghèo chưa được thoả đáng. Vì vậy, công bằng xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế đã và đang là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa quan trọng với thực tiễn trên địa bàn Thành phố. Do đó: “Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội của mỗi quốc gia, của mỗi địa phương đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế, với nhiều cuốn sách, bài báo, khóa luận, luận văn và các công trình khoa học ở cấp quốc gia và quốc tế, trong và ngoài nước. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả: Luận án tiến sĩ Nguyễn Tấn Hùng: “Phương pháp phân tích mâu thuẫn và sự vận dụng nó nghiên cứu mâu thuẫn trong quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở nước ta”. Luận án tiến sĩ Nguyễn Duy Thục: “Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng cho tỉnh Bình Định”. “Về sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong phân phối thu nhập” của TS. Trần Anh Phương. “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, bền vững tạo tiền đề vững chắc cho quá trình xóa đói giảm nghèo” của TS. Bùi Hà (Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Đề tài: “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường ở nước ta” do TS. Hoàng Thị Thành chủ nhiệm. Đề tài KX.07.05 “Thực trạng và xu thế phát triển cơ cấu xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay” do GS. Đỗ Nguyên Phương chủ nhiệm. Đề tài KX.07.03 “Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” do GS. Lê Hữu Tầng chủ nhiệm. 3 “Tăng trưởng và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ 1991 đến nay - kinh nghiệm của các nước Asean” của tác giả Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Trí (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Nxb Hà Nội, 2001). “Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” của tác giả Vũ Đình Bách (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998). “Việt Nam: Tầm quan trọng của tăng trưởng kinh tế bền vững” của tác giả Yuji Miura (CIEM - Trung tâm thông tin - Tư liệu) “Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và vì người nghèo nhằm đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thắng và Phạm Lan Hương (chuyên gia tư vấn của UNDP). Ngoài các công trình nghiên cứu đã dẫn ở trên còn phải kể đến những bài viết trên các tạp chí như: “Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Trần Quế (Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 6/1997); “Giải quyết mâu thuẫn nhằm thực hiện tốt việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta” của tác giả Nguyễn Tấn Hùng (Tạp chí Triết học, số 5/1999); “Nhận dạng mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường ở Việt Nam” của tác giả Hoàng Xuân Long (Tạp chí Thông tin khoa học và xã hội, số 4/1999); “Công bằng xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Bùi Đình Thanh (Tạp chí Cộng sản, số 18/1996); “Kinh tế thị trường và công bằng xã hội” của tác giả Nguyễn Khắc Hiền (Tạp chí Cộng sản, số 2/1994); “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội” của tác giả Dương Bá Phượng và Nguyễn Đình Long (Tạp chí Cộng sản, số 11/1996) Trong các công trình nghiên cứu ở trên, các tác giả thường đề cập tới mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trên phạm vi quốc gia và đưa ra các giải pháp để giải quyết hài hòa mối quan hệ đó. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương do có những đặc điểm riêng về kinh tế - xã hội nên sẽ nảy 4 sinh những vướng mắc cụ thể trong quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội. Đến nay, chưa có đề tài, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Hải Phòng dưới góc độ kinh tế chính trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích: Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội và phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Hải Phòng, đề xuất giải pháp nhằm kết hợp có hiệu quả tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Hải Phòng hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. - Phân tích quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Hải Phòng giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2011. - Đề xuất giải pháp nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Hải Phòng đến năm 2015. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung phân tích sự kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2011. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Nghiên cứu tại Hải Phòng - Thời gian: Giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp: duy vật biện chứng; logic - lịch sử; trừu tượng hóa khoa học; phân tích và tổng hợp; so sánh; thống kê. Luận văn đã quán triệt những quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước về 5 tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những vấn đề của các tác giả khác có liên quan đến đề tài luận văn. 6. Đóng góp của luận văn - Nghiên cứu áp dụng mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở một địa phương cụ thể là Thành phố Hải Phòng. - Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy, học tập nói chung và Kinh tế chính trị nói riêng trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Hải Phòng. - Góp phần làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Hải Phòng. 7. Kết cấu của luận văn - Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Chương 2: Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội ở Hải Phòng giai đoạn 2001 - 2011. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Hải Phòng. 121 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ Đình Bách (1996), Đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế bền vững, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Vũ Đình Bách (1998), Các giải pháp phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (2006), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hải Phòng lần thứ XIII, Hải Phòng. 4. Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng (2011), Dự thảo Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Thành phố lần thứ XIV, Lưu hành nội bộ. 5. Ban Thường vụ thành ủy Hải Phòng (2009), Đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2009. 6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Lồng ghép chiến lược toàn diện và tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương: Những kinh nghiệm ban đầu, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh xu thế phát triển của kinh tế thế giới đến năm 2020, Nxb. Hà Nội. 8. Phạm Vũ Huệ Chi (2009), “Hải Phòng với vấn đề an sinh xã hội”, Thông tin Khoa học xã hội và nhân văn Hải Phòng, (2). 9. Cục Thống kê Hải Phòng (2005), Đánh giá thực trạng mức sống dân cư Thành phố Hải Phòng. 10. Cục thống kê Hải Phòng (2005), Niên giám thống kê Thành phố Hải Phòng. 11. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (2001), Tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ năm 1991 đến nay, kinh nghiệm của các nước Asean, Nxb. Lao động, Hà Nội 122 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. PGS.TS Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, Nxb. Thống Kê, Hà Nội. 19. “Giải quyết việc làm ở Thành phố Cảng” (2004), Báo Sức khoẻ và Đời sống, (114) 20. “Giải quyết việc làm cho nông dân vùng bị thu hồi đất ở Hải Phòng” (02/6/2005), Báo Nhân dân. 21. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin (2007), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Phạm Hảo, Võ Xuân Tiến, Mai Đức Lộc (2002), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội: một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở một số tỉnh miền Trung, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 23. PGS.TS Đan Đức Hiệp (2010), Kinh tế Hải Phòng 25 năm đổi mới & phát triển (1986 - 2010), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hội đồng nhân dân Thành phố Hải Phòng (2008), Nghị quyết số 04/2008/NQ - HĐND “Về một số chủ trương, giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thành phố đến năm 2010, 2020”. [...]... Hậu (2002), Mô hình tăng trưởng kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 51 UBND Thành phố Hải Phòng (2009), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2009 52 UBND Thành phố Hải Phòng (2009), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hải Phòng năm 2009 124 53 UBND Thành phố Hải Phòng (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh Thành phố Hải Phòng 5 năm 2011 -... Thuận, Bí thư Thành ủy Thành phố Hải Phòng (2006), Tham luận “Phát triển kinh tế gắn với giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường ở các trung tâm kinh tế và đô thị lớn - qua thực tiễn Hải Phòng 45 Nguyễn Duy Thục (2005), Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng cho tỉnh Bình Định, Luận án tiến sĩ Kinh tế 46 PGS.TS Nguyễn Văn Thường (2005), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, những rào cản cần... Nguyễn Văn Nam (2005), Tăng trưởng bền vững kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 48 Đỗ Phú Trần Tình (2010), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội (Lý thuyết và thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh), Nxb Lao động, Hà Nội 49 Trường Đại học Kinh tế quốc dân - Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển (2000), Giải quyết vấn đề phân hoá giàu nghèo ở các nước và Việt Nam,... bằng xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới: vấn đề và giải pháp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 29 Ngân hàng Thế giới (2005), Công bằng và phát triển, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 30 Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 31 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Kế hoạch phát triển kinh tế. .. kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội 32 Lê Văn Sang, Kim Ngọc (1999), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn thần kỳ và Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 33 Tạp chí Cộng sản (1996), (19) 34 Tạp chí Kinh tế và Phát triển (1995), (7) 35 Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (10/2008), (236) 36 Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế... hóa, Tăng trưởng và nghèo đói : Xây dựng một nền kinh tế thế giới hội nhập, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 26 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), “Phê phán cương lĩnh Gôta”, Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 27 Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 28 Nguyễn Thị Nga (2007), Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công. .. (05/2009), (4) 39 Tạp chí Triết học (1999), (5) 40 Tạp chí Xã hội học (2001), (2) 123 41 Thành uỷ Hải Phòng (2005), Kỷ yếu kỳ họp thứ 17 HĐNDTP khoá XIII (nhiệm kỳ 2004 - 2011) 42 Thành uỷ Hải Phòng (2005), Kỷ yếu kết quả chương trình nghiên cứu khoa học phục vụ biên soạn văn kiện Đại hội XIII Đảng bộ Thành phố, Nxb Hải Phòng 43 Thành ủy Hải Phòng (2009), Nghị quyết số 31-NQ/TU “Về phương hướng, nhiệm... năm 2009 124 53 UBND Thành phố Hải Phòng (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh Thành phố Hải Phòng 5 năm 2011 - 2015 54 “Xoá đói giảm nghèo trước thách thức mới” (2005), Báo Hải Phòng cuối tuần, (35) 55 www.haiphong.gov.vn 56 www.hoaphuongdo.vn 57 www.vietbao.vn 58 www.vietnamnet.vn 59 www.vnecon.com 125 . và công bằng xã hội và phân tích thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Hải Phòng, đề xuất giải pháp nhằm kết hợp có hiệu quả tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội ở Hải Phòng. QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI 6 1.1. Một số vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 6 1.1.1. Tăng trưởng kinh tế 6 1.1.2. Công bằng xã hội 15 1.1.3 quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Hải Phòng đến năm 2015. Keywords. Kinh tế chính trị; Tăng trưởng kinh tế; Công bằng xã hội; Hải Phòng Content MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương

Ngày đăng: 25/08/2015, 09:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan