Xây dựng nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở hà tây hiện nay

9 376 0
Xây dựng nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở hà tây hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xây dựng nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây hiện nay Đào Thị Hiên Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Luận văn Thạc sĩ ngành: Triết học; Mã số: 60.22.80 Người hướng dẫn: TS. Lê Văn Lực Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Nghiên cứu việc xây dựng nguồn nhân lực con người ở Hà Tây trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và việc sử dụng nguồn nhân lực con người cho công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây hiện nay. Đề xuất những quan điểm và giải pháp đầu tư, phát triển giáo dục và đào tạo khu vực nông thôn, hoàn thiện hệ thống đào tạo nguồn nhân lực con người, nâng cao thể lực cho người lao động, tạo nhiều việc làm và phát triển thị trường lao động nông thôn gắn với xây dựng nguồn lực con người nhằm góp phần thúc đẩy việc xây dựng nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây hiện nay Keywords: Hà Tây; Nguồn nhân lực; Nông nghiệp; Nông thôn Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với nước ta, bởi vì nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% lao động và gần 80% dân số. Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi ở con người - chủ thể của các quá trình xã hội những tư chất mới như có năng lực sáng tạo, nhạy bén năng động, thích ứng và làm chủ các quá trình biến đổi, có tri thức khoa học, công nghệ và năng lực vận dụng tri thức đó vào thực tiễn; có thể chất tinh thần tốt và tư tưởng vững vàng. Mặt khác, công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng tạo điều kiện để con người hình thành và phát triển tư chất này. Nếu coi con người là nguồn lực cơ bản cho tăng trưởng và phát triển kinh tế thì nguồn lao động dồi dào là một tiềm năng to lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông 2 nghiệp, nông thôn Hà Tây. Tuy nhiên, với khoảng 90% dân số đang sinh sống ở nông thôn và gần 70% lực lượng lao động đang hoạt động trong nông nghiệp, nếu không được đào tạo và sử dụng tốt, thì chính nó lại có thể trở thành gánh nặng, cản trở sự phát triển kinh tế. Trong những năm qua các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội Hà Tây đã có nhiều chính sách và giải pháp nhằm xây dựng nguồn lực con người cho nông nghiệp, nông thôn như dạy nghề cho nông dân, khuyến nông, lâm, thủy sản, đẩy mạnh các hoạt động y tế và chăm sóc sức khoẻ, tăng cường thể chất cho người dân và đã thu được kết quả nhất định. Song cho đến nay về cơ cấu, chất lượng đào tạo và sử dụng nguồn lực con người vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây. Nguồn lực con người trong nông nghiệp, nông thôn Hà Tây vẫn còn nhiều yếu kém như: đông về số lượng, song lại yếu về chất lượng (học vấn, chuyên kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp ); cơ cấu lao động còn lạc hậu và chậm chuyển biến, tỉ trọng lao động nông nghiệp và lao động tự cung còn cao, thị trường lao động kém phát triển; phần lớn lao động còn thiếu kiến thức và kỹ năng, thiếu điều kiện tiếp cận với thông tin; nông dân có tư tưởng tiểu nông nặng nề, tính năng động xã hội thấp, bảo thủ cục bộ, thiếu ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp kém. Điều đó dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu nguồn nhân lực trong sử dụng luôn xảy ra. Để góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận, thực tiễn và tìm lời giải khoa học đối với việc xây dựng nguồn lực con người phục vụ tốt quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây, chúng tôi chọn vấn đề: “Xây dựng nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Ở nước ta, vấn đề xây dựng nguồn lực con người cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và nguồn lực con người cho nông nghiệp, nông thôn nói riêng đã được nhiều nhà lý luận quan tâm nghiên cứu và đã thu được nhiều kết quả nhất định. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu. Đề tài khoa học cấp Nhà nước 88 – 76 - 054: Phương hướng, biện pháp, hình thức sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay, nghiệm thu năm 1992, đã tập trung phân tích thực trạng lao động, việc làm ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp tạo việc làm cho người lao động nông thôn thông qua các chương trình phát triển kinh tế và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Sử dụng nguồn nhân lực cũng là chủ đề của nhiều luận án tiến sĩ. Tác giả Trần Văn Luận (1995), Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về sử dụng nguồn lao động nông 3 nghiệp ở nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong nền kinh tế thị trường. Tác giả Trần Thị Tuyết (1996), với đề tài “Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nhằm tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động trong vùng Đồng bằng sông Hồng”. Tác giả Phạm Thanh Tâm (2000), tập trung vào “Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Các luận án đã phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, tìm ra các nguyên nhân, các vấn đề bức xúc và yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua cải thiện chất lượng và nâng cao tính thiết thực của giáo dục và đào tạo. Tác giả Trần Minh Ngọc (2001), trong đề tài “Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam” đã phân tích thực trạng mức độ sử dụng, các bước chuyển biến, xu thế vận động của nhân lực nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, chỉ ra khả năng tới hạn của việc thu hút lao động trong nông nghiệp, nông thôn, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao và tăng cường mức nhân dụng ở nông thôn Việt Nam, gồm: (1) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá; (2) Phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hoá hình thức kinh doanh; (3) Tăng cường đầu tư vốn cho phát triển kinh tế nông thôn; (4) Áp dụng khoa học công nghệ; (5) Giáo dục đào tạo; (6) Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và (7) Hoàn thiện chính sách vĩ mô. Các tác giả Phạm Minh Hạc (2001, 2003), Phạm Hùng Nghị (2000, 2002), Vũ Văn Tảo (2003), Đỗ Minh Cương (2004) và nhiều nhà khoa học khác đã khẳng định vai trò của con người như là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, từ việc đặt ra yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực. Tác giả Nguyễn Hữu Dũng (2003), trong đề tài trọng điểm cấp Bộ về Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, đã phân tích những mặt mạnh và mặt yếu của lực lượng lao động nông thôn, của thị trường lao động nông thôn, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tác giả Nguyễn Văn Tiến (2004), nghiên cứu vấn đề thương mại thị trường và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn đã chỉ ra những bất cập của nguồn nhân lực nông thôn (chủ yếu về trình độ chuyên môn kỹ thuật) và đề xuất giải pháp tăng cường xã hội hoá trong dạy nghề cho lao động nông thôn. Có thể nói, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề xây dựng và phát triển nguồn lực con người trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, do vấn đề quá rộng và phức tạp nên chưa thể coi những công trình nghiên cứu nói trên là đầy đủ và hoàn thiện. Đề tài của chúng tôi vừa tiếp thu và kế thừa những kết 4 quả nghiên cứu của các công trình đó, vừa với cách tiếp cận tổng thể, luận văn tập trung luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn mới phát sinh về việc xây dựng nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích: Làm rõ việc xây dựng nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây để đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần thúc đẩy việc xây dựng nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ: - Luận giải vai trò của nguồn lực con người trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây. - Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn lực con người và việc sử dụng nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây hiện nay. - Đề xuất những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Luận văn nghiên cứu việc xây dựng nguồn lực con người ở Hà Tây trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đào tạo và sử dụng nguồn lực con người cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: 5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội và một số quan điểm của các nhà nghiên cứu về nguồn lực con người, về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp biện chứng duy vật mà chủ yếu là các phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lô gíc. 5 6. Đóng góp của luận văn: - Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về việc xây dựng nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định chính sách xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết: Chương1: Tầm quan trọng của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây. Chương 2: Thực trạng nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây.dr Chương 3: Quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm xây dựng nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây. References 1. Alvin Toffler (1992), Thăng trầm quyền lực, Nxb. Thông tin Lý luận, Hà Nội. 2. Lê Xuân Bá (2005), “Hội nhập kinh tế quốc tế và vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý Kinh tế, số 3. 3. Đặng Quốc Bảo (2003), “Nghiên cứu vấn đề phát triển con người (HD) và đo đạc chỉ số phát triển con người (HDI) ở nước ta hiện nay - vấn đề và các khuyến nghị”, Nghiên cứu văn hoá con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Hà Nội. 4. Hoàng Chí Bảo (1998), “Lý luận và phương pháp nghiên cứu về con người”, Tạp chí Triết học, số 2. 5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Đề án phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2003 – 2005 và đến 2010. 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Dự thảo báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện NQ TW 5 (Khoá IX) về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. 7. Trần Ngọc Bút (7/2002) “Phát triển làng nghề thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn”, Tạp chí Kinh tế và dự báo. 6 8. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Phạm Đỗ Chí (2003), Làm gì cho nông thôn Việt Nam, Nxb, Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Trọng Chuẩn (2003), “Để có nguồn nhân lực cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong thế kỷ XXI”, Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Hà Nội. 11. Vũ Huy Chương (2002), Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Chương trình khoa học cấp Nhà nước KX - 02, Đề tài KX - 02 - 07, Con đường bước đi và các giải pháp chiến lược để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, Tài liệu hội thảo khoa học ngày 9/9/2004. 13. Chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước KX - 05 (11/2003), “Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI”, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế, Hà Nội. 14. Cục Thống kê tỉnh Hà Tây (2002, 2003, 2004, 2005, 2006), Niên giám thống kê tỉnh Hà Tây, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 15. Nguyễn Văn Cường (1998), “Phát triển nguồn nhân lực để xoá đói giảm nghèo”, Tư liệu viện Thông tin khoa học kỹ thuật. 16. Hồ Anh Dũng (2002), Phát huy yếu tố con người trong lao động sản xuất ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 17. Nguyễn Hữu Dũng (2002), “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 8, tr. 20-24. 18. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội. 19. Vũ Năng Dũng (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế, chính sách trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn ở các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Phạm Văn Đức (12/1998), “Mấy suy nghĩ về vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Triết học, số 5, tr.31. 22. Phạm Văn Đức (10/1999), “Một số giải pháp nhằm khai thác và sử dụng nguồn lực con người”, Tạp chí Triết học, số 6, tr.23. 7 23. Nguyễn Minh Đường (1996), “Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới”, Đề tài KX- 07, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết hội nghị Trung ương 6, Khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội Đảng lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Đảng bộ Hà Tây (2000), Văn kiện đại hội đại biểu tỉnh Đảng bộ tỉnh Hà Tây lần thứ XIV. 30. Phạm Minh Hạc (Chủ biên, 1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Nguyễn Đình Hoà (10/1999), “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn: Vấn đề nguồn nhân lực”, Tạp chí Triết học, số 5. 32. Lê Mạnh Hùng (chủ biên, 1998), Thực trạng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 33. Đoàn Văn Khái (2000), “Bàn thêm về khái niệm nguồn lực con người”, Tạp chí Triết học, số 3, tr.34 34. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực qua giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm Đông Á, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 35. Trần Lê (9/2002), “Ngành nghề nông thôn thừa tiềm năng thiếu tiềm lực”, Tạp chí Lao động- Xã hội. 36. V.I. Lênin (1987), Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, t.38. 37. Nguyễn Gia Long (15/4/2003), “Làng nghề Hà Tây - Tour du lịch hấp dẫn”, Báo Quân đội nhân dân. 38. Trần Văn Luận (1995), Sử dụng nguồn lao động nông nghiệp ở nông thôn ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong nền kinh tế thị trường, Luận án Tiến sĩ triết học, Hà Nội. 39. C. Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.4. 40. Hồ Chí Minh (1985), Về xây dựng con người mới, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 41. Trần Minh Ngọc (2001), Sử dụng nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 8 42. Người quê ta - Đất quê ta (1999), Tuyển tập báo Hà Tây. 43. Dương Bá Phượng (2001), “Về chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề ở nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu trao đổi. 44. Đường Vinh Sường (2004), “Nâng cao khả năng tiếp nhận và ứng dụng khoa học - công nghệ cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân”, Tạp chí Cộng sản, số 3, tr.15. 45. Sở Công nghiệp - Sở Giáo dục - Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh Hà Tây (2005), Về đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề, nhân cấy nghề mới và giải quyết việc làm. 46. Sở Thương mại và Du lịch Hà Tây (2000), Đề án phát triển du lịch Hà Tây 2005 – 2010. 47. Phạm Thanh Tâm (2000), Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 48. Nguyễn Thị Thơm (2003), “Hiệu quả sử dụng lao động ở nước ta và giải pháp nâng cao”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, tr.59-64. 49. Nguyễn Văn Tiến (2004), Thương mại thị trường và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội. 50. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (2001), Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Trần Văn Tùng (2004), “Đông Á phát triển giáo dục và khoa học - công nghệ trong quá trình toàn cầu hoá”, Tạp chí Cộng sản số 11, tr.78. 52. Trần Thị Tuyết (1996), Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn nhằm tạo việc làm và sử dụng hợp lý nguồn lao động trong vùng Đồng bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội. 53. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây (2000), Quy hoạch tổng hợp phát triển kinh tế- xã hội Hà Tây đến 2010. 54. Đào Quang Vinh (2000), “Về đào tạo nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay”, Thông tin thị trường lao động, số 8, tr.28. 55. Viện Thông tin (1995), Con người và nguồn lực con người trong phát triển, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội. 56. Lê Hữu Xanh (2000), Tâm lý nhân dân đồng bằng Bắc bộ trong quá trình công nghiệp hoá, hiên đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Đặng Thọ Xương (1986), Nông nghiệp và nông thôn Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Hà Yên (2004), “Xuất khẩu lao động - Một thách thức lớn cho khát vọng vươn tới thị trường lao động quốc tế”, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 305, tr. 25. 9 . của nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây. Chương 2: Thực trạng nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông. hoá nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây. - Phân tích, đánh giá thực trạng nguồn lực con người và việc sử dụng nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. lực con người nhằm góp phần thúc đẩy việc xây dựng nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Hà Tây hiện nay Keywords: Hà Tây; Nguồn

Ngày đăng: 25/08/2015, 09:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan