Quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam

9 416 6
Quản trị rủi ro tín dụng tại tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu Khí Việt Nam Administration credit risk at Petro Vietnam Finance Joint Stock Corporation H. : ĐHKT; 2014; 125 tr. Nguyễn Hồng Thảo Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Tài chính và Ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Bình Giang Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản trị rủi ro; Tín dụng; Tài chính; Quản lý tài chính Content. 1. Tính cần thiết của đề tài: Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam chịu tác động không nhỏ của các biến động kinh tế thế giới và khu vực ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng. Các tổ chức tín dụng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa vốn cho nền kinh tế, là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động ổn định và có hiệu quả. Không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của các tổ chức tín dụng yếu kém và lạc hậu. Hoạt động tín dụng trong đó nghiệp vụ cho vay là xương sống của hệ thống các tổ chức tín dụng, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của các tổ chức tín dụng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và ngược lại. Các tổ chức tín dụng ở Việt Nam gồm nhiều thành phần như các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Phần lớn chúng hình thành, phát triển chưa lâu và mới nở rộ những năm gần đây. Do đó, các tổ chức tín dụng phải cạnh tranh lẫn nhau để giành thị trường trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Các ngân hàng có thời gian hoạt động dài và uy tín sẽ có sức cạnh tranh lớn trong hoạt động nhất là hoạt động tín dụng. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng khác có hoạt động ngân hàng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhất là các công ty tài chính ra đời sau ngân hàng và càng phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt. Hoạt động chủ yếu của các công ty tài chính là hoạt động tín dụng. Trong nền kinh tế đầy biến động rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các thành phần kinh tế. Những nguy cơ tiềm ẩn như sự không trung thực của khách hàng, vốn vay bị sử dụng sai mục đích, khách hàng phá sản hay do suy thoái kinh tế đều có thể biến một khoản vay chất lượng cao thành một khoản nợ khó đòi. Đó là chưa kể đến những kẽ hở do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh gây nên những phiền toái cho khách hàng và các tổ chức tín dụng trong quá trình hoạt động cũng như tạo điều kiện cho những ý đồ xấu của khách hàng hay cán bộ của các tổ chức tín 2 dụng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Đây là mối đe doạ mà bất cứ tổ chức tín dụng nào cũng phải đương đầu. Vì vậy, để cạnh tranh được với các ngân hàng, giành được thị trường trong nền kinh tế hiện nay, các công ty tài chính không chỉ chú trọng mở rộng quy mô và hoạt động cho vay mà còn phải quan tâm nhiều hơn vấn đề quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của quản lý các công ty tài chính là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với các thành phần kinh tế. Nhận thức rõ được tính cấp bách của vấn đề trên, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, tôi đã chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu Khí Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu : Một số nghiên cứu về vấn đề trên : 2.1.Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng, NXB Giao thông vận tải , Hà Nội : Tài liệu cung cấp những kiến thức khái quát về quản trị ngân hàng thương mại : từ tổng quan về quản trị ngân hàng thương mại trong nền kinh tế hội nhập đến những kiến thức về cụ thể về quản trị vốn chủ sở hữu, quản trị tài sản Nợ, Tài sản Có của ngân hàng thương mại và đặc biệt là quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Tài liệu đưa ra những mô hình quản trị RRTD đã được áp dụng trong hoạt động ngân hàng và các biện pháp quản trị RRTD đạt hiệu quả. 2.2. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân: Tài liệu trình bày các vấn đề cơ bản về quản trị và nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại. Cuốn sách được viết dựa trên việc tiếp thu có chọn lọc nhiều sách và tài liệu viết về Ngân hàng thương mại, cũng như chính sách, chế độ và thực tiễn hoạt động của Ngân hàng thượng mại Việt Nam nên nội dung vừa mang tính hiện đại, dễ hiểu đối với người đọc. Tài liệu gồm 12 chương, mang đến cho người đọc tổng quan về ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng; nguồn vốn và quản lý nguồn vốn; tài sản và quản lý tài sản và các hoạt động khác của ngân hàng. Tài liệu dành riêng 3 chương để giới thiệu và đi sâu nghiên cứu về hoạt động tín dụng, chính sách tín dụng, các nghiệp vụ tín dụng, RRTD và quản lý RRTD. Quản lý RRTD bao gồm: hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi bằng cách: thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các TCTD và trong các nghị định của NHNN; xác định danh mục các khoản tài trợ với các mức rủi ro khác nhau; xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng; xác định dấu hiệu của các khoản cho vay có vấn đề, giới hạn các khoản tín dụng và đa dạng hóa. 2.3. ThS. Nguyễn Đình Thiện (2013), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thăng Long: Thấy gì qua quản lý rủi ro tín dụng, Tạp chí Kinh tế và Dự báo tháng 8/2013: Tài liệu mang đến người đọc cái nhìn tổng quan thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thăng Long trong đó tập trung đánh giá tình hình nợ xấu của chi nhánh, nguyên nhân dẫn đến tình hình nợ xấu tăng cao trong những năm gần đây.Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó trước tiên là do mô hình quản trị RRTD còn nhiều bất cập, nghiệp vụ trong quản trị RRTD còn nhiều yếu kém. Ngoài ra còn có nguyên nhân từ phía khách hàng và môi trường luật pháp chưa chặt chẽ, còn nhiều kẽ hở tạo cơ hội cho những hành vi lợi dụng gây thất thoát tài sản của Ngân hàng. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp trong quản trị RRTD tại chi nhánh nhằm hạn chế RRTD và giảm thiểu nợ xấu cho chi nhánh như: đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhưng phải đúng quy trình, nguyên tắc; đề xuất mô hình quản trị RRTD 3 mới có thể kết hợp được các thành phần trong Hội đồng xử lý rủi ro, bổ sung bộ phận nghiên cứu thị trường; cần có chiến lược kinh doanh thích hợp, mở rộng mạng lưới khách hàng; xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá, thiết lập các chỉ tiêu tín dụng, quản lý hạn mức tín dụng, mở rộng các hình thức đồng tài trợ để giảm thiểu rủi ro; xây dựng và phát triển hệ thống cảnh báo sớm; nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nhằm hạn chế RRTD, tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm soát. 2.4. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội: Nội dung quản trị RRTD được giới thiệu chi tiết trong tài liệu. Tài liệu giới thiệu tổng quan về tín dụng ngân hàng qua khái niệm tín dụng ngân hàng, đặc điểm tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng ngân hàng, phân loại tín dụng ngân hàng, các phương thức cho vay, chính sách tín dụng ngân hàng, kiểm tra tín dụng. Tiếp đó, tài liệu cung cấp kiến thức về phân tích tín dụng gồm có phân tích định tính và phân tích định lượng truyền thống gồm 05 nhóm chỉ tiêu: nhóm 1: các chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn hay tính thanh khoản của doanh nghiệp, nhóm 2: các chỉ tiêu phản ánh khả năng trả nợ dài hạn hay đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp, nhóm 3: các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp, nhóm 4: các chỉ tiêu phản ánh mức sinh lời, nhóm 5: các chỉ tiêu phản ánh giá trị thị trường của doanh nghiệp. Bên cạnh đó phân tính định lượng theo các mô hình hiện đại như: mô hình điểm số Z, mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình cấu trúc kỳ hạn RRTD. Tài liệu chỉ ra những biểu hiện và các bước xử lý nợ có vấn đề, cụ thể một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề như: sự chậm trễ và bất thường, không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thỏa thuận, chậm trễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng, Các chuyên gia ngân hàng sẽ tìm ra các giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề theo một số bước như:luôn đặt mục tiêu tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã cho vay; khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở nên xấu hơn; dự tính những nguồn có thể dùng để thu hồi nợ có vấn đề bao gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gửi tại ngân hàng; cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. 2.5. NHNN Việt Nam (2009), Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro: Sổ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro được ra đời với sự hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia tư vấn của Dự án hợp tác giữa cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Canada (CIDA) và NHNN. Trong cuốn sổ tay này, các khái niệm rủi ro được trình bày trên cơ sở nghiên cứu thông lệ quốc tế và thực trạng Việt Nam. Có nhiều cách phân loại các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng, thực tế hoạt động của các TCTD Việt Nam hiện nay bị chi phối bởi 7 loại rủi ro chính: RRTD, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược và rủi ro tuân thủ. Để quản lý được các loại rủi ro, các TCTD phải có một hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả. Một hệ thống quản lý rủi ro hiệu quả phải có khả năng nhận dạng, đo lường, giám sát/thông tin và kiểm soát/giảm thiểu rủi ro thông qua bốn quy trình: Sự giám sát tích cực của Hội đồng quản trị (HĐQT) và Ban điều hành (BĐH); Đầy đủ các chính sách, quy trình, thông lệ và các hạn mức; Hệ thống thông tin quản lý (MIS) hiệu quả; và Kiểm soát nội bộ và hoạt động toàn diện của kiểm toán nội bộ. Quản Lý Rủi Ro Của TCTD: Các khái niệm quản lý rủi ro, Các yếu tố quản lý rủi ro: nhận dạng rủi ro, đo lường và đánh giá rủi ro, giám sát và báo cáo rủi ro, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro; Quy trình quản lý rủi ro trong TCTD: quy trình quản lý rủi ro phụ thuộc vào quy mô từng TCTD; giám sát của HĐQT và Ban điều hành: nhiệm vụ của Hội đồng quản trị, nhiệm vụ của Ban điều 4 hành; Chính sách, qui trình quản lý và hạn mức rủi ro: chính sách, quy trình quản lý rủi ro, hạn mức rủi ro; Hệ thống thông tin quản lý và giám sát rủi ro; Kiểm soát nội bộ/Kiểm toán nội bộ; Quy trình quản lý rủi ro phải phù hợp với mức độ và độ phức tạp của các hoạt động chịu rủi ro: TCTD quy mô nhỏ (các phương án về một bộ phận kiểm toán nội bộ hoàn chỉnh), TCTD quy mô lớn: Bộ phận quản lý rủi ro. 2.6. Ủy ban Basel (2006), Các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả : +Nguyên tắc chính của Basel I: - Nguyên tắc chính về quy định mức vốn tối thiểu trong Basel I là gán cho các khoản mục ngoại bảng và nội bảng một trọng số rủi ro mà đó là một hàm của mức rủi ro ước tính, và yêu cầu một mức vốn tương đương với 8% tài sản có trọng số rủi ro đó. - Sự đổi mới chính của tỷ lệ vốn tối thiểu trong Basel I so với những đổi mới khác mà đã được thử nghiệm trước năm 1988 là nó đã phân biệt các tài sản bởi hàm rủi ro giả định của chúng và cũng hợp nhất các yêu cầu đối với các khoản mục ngoại bảng mà đã tăng lên đáng kể trong những năm 80 với sự phát triển của các công cụ phái sinh. - Nghĩa vụ pháp lý duy nhất sẽ làm giảm rủi ro tín dụng thực tế đi kèm với các công cụ phái sinh tài chính bằng cách giảm thiểu trạng thái rủi ro tương lai tiềm tàng (PFE). + Sự khác nhau chính giữa Basel I và II: - Cách tiếp cận chuẩn hóa (SA) là cách tiếp cận gần nhất với cách tiếp cận Basel I. - Điểm mới/khác biệt chủ yếu là các hệ số rủi ro không còn bị quyết định duy nhất bởi đối tượng đi vay (quốc gia, các ngân hàng, doanh nghiệp…) mà chúng còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro ước tính của từng đối tượng cụ thể thông qua việc sử dụng các xếp hạng độc lập. 2.7. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội: Tài liệu gồm 6 phần và 23 chương mang lại lượng kiến thức khá rộng về hoạt động ngân hàng. Các nội dung chính của tài liệu được tác giả nghiên cứu để viết luận án là tổng quan về ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng ; quản lý Tài sản- Nợ : kỹ thuật phòng chống RRTD trong đó có những hợp đồng tín dụng phái sinh của ngân hàng là những công cụ thay thế ngày càng quan trọng cho chứng khoán hóa và bán nợ gồm : hợp đồng trao đổi tín dụng, hợp đồng quyền tín dụng, hợp đồng trao đổi cộng đồng các khoản tín dụng rủi ro, trái phiếu ràng buộc. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Mục đích của nghiên cứu này là qua trường hợp cụ thể về quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam để gợi ý các giải pháp quản trị rủi ro hoạt động tín dụng có thể áp dụng chung . Đề tài này đặt ra mục tiêu trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây. - Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng là gì? - Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam thực hiện những biện pháp nào trong quản trị rủi ro tín dụng? - Kết quả đạt được tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam? - Kiến nghị để tăng cường công tác quản trị RRTD tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam trong các năm tới sau khi chuyển đổi mô hình sang ngân hàng, hợp nhất giữa Tổng 5 công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng TMCP Phương Tây thành Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam trong thời gian từ 2009 đến 2012. * Đề xuất, kiến nghị cho PVFC trong 3 năm đầu sau khi hợp nhất. 5. Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận: * Cách tiếp cận định tính Phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận dựa trên tổng quan lý thuyết chung về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các TCTD. Sau đó đi vào thực tiễn tình hình hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC. Trong khi đi sâu nghiên cứu tình hình thực tiễn tại PVFC, dựa trên các số liệu từ báo cáo tài chính đã kiểm toán, các số liệu từ báo cáo tình hình hoạt động của PVFC gửi NHNN, tác giả phân tích, so sánh và đưa ra đánh giá về tình hình hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của PVFC. Bên cạnh đó, dựa trên quy trình tín dụng, phương pháp xếp hạng tín dụng và cách tiếp cận chung đối với quản trị rủi ro tín dụng của PVFC đang thực hiện để có thể hiểu được các vấn đề trong quản trị rủi ro tín dụng của PVFC và từ đó đã đề xuất những thay đổi phù hợp và hoàn thiện hơn các phương pháp đang được áp dụng tại PVFC. * Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê khám phá Chương 1 : Sử dụng phương pháp tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo để đưa những khái niệm cơ bản về hoạt động của TCTD, rủi ro tín dụng, nguyên nhân rủi ro tín dụng, cách thức quản trị rủi ro tín dụng. Chương 2 :Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh, thống kê mô tả trong chương 2 để nêu bật tình hình thực tiễn về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và cách thức quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC. Biểu diễn dữ liệu bằng các đồ thị và biểu đồ kết hợp với phân tích số liệu nhằm mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ để đánh giá tình hình hoạt động nói chung của PVFC và tình hình chất lượng tín dụng tại PVFC qua các năm. Chương 3: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại PVFC. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Tổng Công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam, luận văn nêu ra những dấu hiệu nhận biết sớm các khoản nợ có vấn đề, tìm ra các nguyên nhân để từ đó kiến nghị các giải pháp có hiệu quả và khả thi. Chi tiết việc phân tích và đánh giá những dấu hiệu RRTD và giải pháp quản trị RRTD được nêu luận án. Tác giả xin khái quát những nội dung chính và đóng góp của luận án như sau : + Dấu hiệu nhận biết sớm các khoản nợ có vấn đề : Biểu hiện quan trọng nhất tình hình RRTD của một TCTD nói chung và của PVFC nói riêng là chất lượng tín dụng của TCTD đó. Chất lượng tín dụng được đánh giá trên một số các chỉ tiêu như : tình hình nợ quá hạn, tình hình nợ xấu, tình hình trích lập dự phòng RRTD ; Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự 6 phòng rủi ro tín dụng; Nợ cần chú ý có nguy cơ chuyển thành nợ xấu; Nợ không có tài sản đảm bảo có dấu hiệu chuyển thành nợ xấu. Bên cạnh đó, còn một số chỉ tiêu khác như tổng dư nợ cấp tín dụng/tổng nguồn vốn huy động, hệ số thu nợ cũng được kết hợp để đánh giá tình hình tín dụng và chất lượng tín dụng. + Những nguyên nhân dẫn đến RRTD : nguyên nhân dẫn đên RRTD có nhiều nhưng cần tìm hiểu những nguyên nhân chính gây ra nguy cơ RRTD để có những biện pháp hạn chế RRTD và giải pháp quản trị RRTD có hiệu quả như mong đợi. Các nguyên nhân dẫn đến RRTD gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan như : môi trường kinh tế không ổn định; môi trường pháp lý chưa thuận lợi; hiệu quả của thanh tra, kiểm tra, giám sát NHNN chưa cao; hệ thống thông tin quản lý còn bất cập; RRTD đến từ phía khách hàng, RRTD đến từ phía TCTD. + Sau khi nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến RRTD, cần thiết phải đi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị RRTD để tìm ra các giải pháp khắc phục các nhân tố tác động chính yếu dẫn đến không đạt được hiệu quả trong công tác quản trị RRTD nhằm tăng cường quản trị RRTD tại PVFC. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản trị RRTD như: các nhân tố khách quan: môi trường pháp lý, môi trường tự nhiên; các nhân tố chủ quan: chính sách quản trị RRTD, chất lượng của công tác thẩm định, công tác tổ chức hoạt động quản trị RRTD, chất lượng của đội ngũ nhân sự; nhân tố khác. + Các giải pháp quản trị RRTD được đưa ra đối với PVFC sau khi đã nghiên cứu từ lý thuyết và thực tiễn hoạt động tín dụng, tình hình chất lượng tín dụng, thực tiễn quản trị RRTD, những hạn chế trong quản trị RRTD tại PVFC như: hoàn thiện tổ chức và hoạt động quản trị RRTD: kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ủy ban quản trị rủi ro, bổ sung nhân sự các cấp, hoàn thiện chính sách, trình tự quản trị RRTD, xây dựng hoàn thiện mô hình quản trị RRTD, bổ sung một số nội dung trên mô hình hệ thống phân quyền hạn mức, cập nhật hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; tăng cường công tác kiểm soát RRTD; tài trợ RRTD: tăng cường xử lý nợ xấu, tăng cường công tác quản lý TSĐB, đa dạng hóa đầu tư và cho vay đồng tài trợ với các TCTD khác; các giải pháp hỗ trợ: nâng cao chất lượng thông tin tín dụng và chất lượng hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác quản trị RRTD, nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. 7. Bố cục của luận văn Nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1. Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại các TCTD Chương 1 gồm 2 phần chính : Phần 1 : Tìm hiểu về hoạt động tín dụng của TCTD : trong đó trước tiên tìm hiểu về TCTD và hoạt động chính của TCTD, sau đó tìm hiểu về hoạt động tín dụng của TCTD. Phần 2 : Tìm hiểu về quản trị RRTD gồm 02 phần : RRTD của các TCTD và Quản trị RRTD. Chương 2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam Chương 2 gồm 3 phần chính : Phần 1 : Khái quát về PVFC, gồm 3 nội dung chính : giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của PVFC ; cơ cấu tổ chức và hoạt động của PVFC ; Kết quả hoạt động của PVFC trong đó tập trung đến kết quả hoạt động tín dụng. 7 Phần 2 : Tìm hiểu về thực trạng quản trị RRTD tại PVFC, gồm 2 nội dung chính: nội dung thực trạng RRTD tại PVFC , trong đó phân tích tình hình chất lượng dư nợ cho vay, tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn và hệ số thu nợ nhưng tập trung nhiều vào tình hình chất lượng dư nợ cho vay. Nội dung thực trạng quản trị RRTD tại PVFC : mục đích nghiên cứu phương thức quản trị RRTD tại PVFC trên một số phương diện như : xây dựng cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng, cơ chế phân cấp ủy quyền trong phê duyệt tín dụng, hệ thống các công cụ đo lường và định lượng RRTD tại PVFC và các biện pháp quản trị RRTD. Phần 3 : Đánh giá thực trạng quản trị RRTD tại PVFC: gồm 2 nội dung chính : nội dung đánh giá những kết quả đạt được của hoạt động quản trị RRTD với mục đích chỉ ra những mặt đã làm được của PVFC và cần phải phát huy trong hoạt động quản trị RRTD.Nội dung hạn chế trong hoạt động quản trị RRTD tại PVFC và nguyên nhân của hạn chế. Mục đích của việc đánh giá những hạn chế trong hoạt động quản trị RRTD và tìm ra được nguyên nhân gây ra hạn chế là điều mà quản trị RRTD tại PVFC chú trọng và có ý nghĩa lớn trong hoạt động quản trị RRTD tại PVFC. Chương 3. Một số giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại Tổng Công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam Chương 3 gồm 3 phần chính: phần 1: định hướng hoạt động của PVFC trong thời gian tới khi hợp nhất và chuyển đổi mô hình hoạt động sang NHTM cổ phần; phần 2: đưa ra một số giải pháp tăng cường quản trị RRTD tại PVFC như hoàn thiện tổ chức và hoạt động quản trị RRTD, tăng cường công tác kiểm soát RRTD, tài trợ RRTD, một số giải pháp hỗ trợ; phần 3: đưa ra một số kiến nghị đối với NHNN Việt Nam và đối với Nhà nước, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền. References. Tiếng Việt 1. Bộ kế hoạch và đầu tư (2013), Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Công ty CP in Công đoàn Việt Nam, Hà Nội. 2. Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 3. Federic, S.M.(1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 4. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nxb Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 5. Nguyễn Thị Thúy Hà (2013), Nâng cao chất lượng tín dụng theo Basel II tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 6. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. 7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN Việt Nam về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD, Hà Nội. 8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 16/2007/QĐ-NHNN ngày 18/4/2007 về chế độ báo cáo của Tổ chức tín dụng, Hà Nội. 9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 24/5/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Hà Nội. 8 10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Sô ̉ tay thanh tra trên cơ sở rủi ro, tài liệu lưu hành nội bô ̣ , Hà Nội. 11. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội. 12. Peter S.R. (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội. 13. PVFC (2007), Quyết định số 6666/QĐ- TCDK-QLRR về việc ban hành quy định xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Công ty tài chính Dầu khí, Hà Nội. 14. PVFC (2007, 2008, 2009), hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ tín dụng tại PVFC, Hà Nội. 15. PVFC (2009), Quyết định số 6212/QĐ-TCDK-HĐQT về việc ban hành chính sách quản lý RRTD của PVFC, Hà Nội. 16. PVFC (2009), Quyết định số 8250/QĐ-TCDK-TCNS&TL về việc thành lập Ban Kiểm toán nội bộ, Hà Nội. 17. PVFC (2010), Quyết định số 140/QĐ- TCDK-QTRR về việc ban hành quy chế Quản lý tài sản nợ- tài sản có của Tổng Công ty tài chính CP Dầu khí Việt Nam, Hà Nội. 18. PVFC (2010), Quyết định số 7762/QĐ- TCDK-QTRR về việc ban hành quy định nhóm khách hàng liên quan tại Tổng Công ty tài chính CP Dầu khí Việt Nam, Hà Nội. 19. PVFC (2010,2011,2012), Bảng cân đối tài khoản , Báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012, Hà Nội. 20. PVFC (2011, 2012, 2013), Báo cáo đánh giá độc lập về hệ thống kiểm soát nội bộ và tổng kết hoạt động kiểm toán nội bộ PVFC 2010, 2011, 2012, Hà Nội. 21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các TCTD 2010 số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010, Hà Nội. 22. Nguyễn Đình Thiện (2013), “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thăng Long: Thấy gì qua quản lý rủi ro tín dụng”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo tháng 8/2013, Công ty cổ phần in Công Đoàn Việt Nam, Hà Nội. 23. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội. 24. Ủy ban Basel (2006), Các nguyên tắc cơ bản về giám sát ngân hàng hiệu quả. 25. Lê Thùy Vân, Trần Quỳnh Hoa (2013), “Triển vọng kinh tế thế giới năm 2013 và những tác động đến Việt Nam”, Tạp chí tài chính số 1-2013, Hà Nội. 26.Trần Minh Xuân (2008), Quản trị rủi ro tín dụng tại Techcombank chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại Học Kinh tế Đà Nẵng, Đà Nẵng. Website: 26. http://www.gso.gov.vn 27. http://www.nld.com.vn 28. http://www.kienthuc.net.vn 29. http://www.phapluattp.vn 30. http://www.pvfc.com.vn 9 31. http://www.sbv.gov.vn 32. http://www.suckhoedoisong.vn . trị rủi ro tín dụng là gì? - Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam thực hiện những biện pháp nào trong quản trị rủi ro tín dụng? - Kết quả đạt được tại Tổng công ty tài chính cổ phần. động tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại các TCTD. Sau đó đi vào thực tiễn tình hình hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại. tượng nghiên cứu của đề tài này là rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn tại Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam trong thời gian từ 2009

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan