Quản lý vốn ODA trong dự án “cải thiện môi trường đầu tư tỉnh vĩnh phúc” –thực trạng và giải pháp

7 381 4
Quản lý vốn ODA trong dự án “cải thiện môi trường đầu tư tỉnh vĩnh phúc” –thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý vốn ODA trong Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” –Thực trạng và giải pháp Nguyễn Thị Thanh Hiền Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Minh Phong Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý tài chính; Quản lý vốn; Nguồn vốn ODA. Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được hiểu là sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt tài chính của các nước phát triển, được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, cho các nước nghèo và đang phát triển để phát triển kinh tế - xã hội. ODA là một khoản vay ưu đãi, gồm viện trợ không hoàn lại và cho vay ưu đãi. Tuy nhiên, về bản chất ODA là một khoản nợ của quốc gia, cần quản lý sử dụng vốn hiệu quả và không để lại gánh nặng nợ nần cho đất nước. Là nguồn vốn với nhiều ưu đãi về thời gian vay, thời gian ân hạn, lãi suất, ODA đóng vai trò quan trọng bổ sung nguồn vốn đầu tư Dự án phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta. Hơn nữa, cùng với quá trình phát triển đất nước, các điều kiện liên quan đến vay, sử dụng ODA ngày càng ngặt nghèo hơn. Quản lý ODA một cách hợp lý, có khoa học, không chỉ gây dựng được lòng tin đối với nhà tài trợ, nhà đầu tư, mà còn giúp đảm bảo được tiến độ, chất lượng và hiệu quả của Dự án… Là một trong tám tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng thời là một khu vực công nghiệp trọng điểm của Đồng Bằng sông Hồng, Tỉnh Vĩnh Phúc đã thu hút thành công một số Dự án FDI lớn, như Toyota và Honda. Tuy nhiên, trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, cũng như theo chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Vĩnh Phúc đứng trước yêu cầu to lớn nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút nhiều hơn FDI và các nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế địa phương, kể cả hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối thành phố Vĩnh Yên với trung tâm Hà Nội. Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” ra đời và thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu trên. Đây là Dự án dài hạn (20/3/2007-20/3/2037), do UBND tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư, sử dụng nguồn ODA được tài trợ bởi tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA (The Japan International Cooperation Agency). Theo đó Dự án tổng thể bao gồm 07 hợp phần như sau: (1) Dự án hợp phần đường trục trung tâm đô thị mới Mê Linh ( Giai đoạn I: 41m mặt cắt, Giai đoạn II mặt cắt 100m); (2) Dự án hợp phần mở rộng hệ thống cấp thoát nước Thành phố Vĩnh Yên. (3) Dự án hợp phần thoát nước và xử lý nước thải thành phố Vĩnh Yên. (4) Dự án hợp phần thoát nước và xử lý nước thải thị xã Phúc Yên. (5) Dự án hợp phần cải tạo lưới điện trung áp Thành phố Vĩnh Yên. (6) Dự án cải tạo lưới điện trung áp Thị xã Phúc Yên. (7) Hợp phần mềm hỗ trợ giúp tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao năng lực thu hút, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đặc biệt là các Doang nghiệp Nhật Bản; cải cách chính sách thu hút đầu tư; cung cấp dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng 7 Dự án hợp phần trên gồm khoảng 4500 tỷ đồng, được chia thành 2 giai đoạn đầu tư, nhưng thực hiện mục tiêu chung là cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. Do nhu cầu tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý Dự án dùng vốn ODA và hiện chưa có bất kỳ công trình nào nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế quản lý ODA trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, vì vậy, sự lựa chọn đề tài: “Quản lý vốn ODA trong Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” –Thực trạng và giải pháp” là có ý nghĩa cao cả về thực tế và khoa học quản lý ở nước ta nói chung, cho địa phương nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có một số nghiên cứu về ODA cả về lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam. - Tác giả Lê Thanh Nghĩa với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý vốn ODA ở Việt Nam” đã đưa ra được những giải pháp chung cho việc quản lý vốn ODA trong đó tập trung nhất vào việc đẩy nhanh công tác giải ngân vốn. - Tác giả Thái Chuyên với bài viết “Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)” đưa ra giải pháp về giải quyết vốn đối ứng sao cho đáp ứng kịp thời với vốn ODA. - Trong bài viết “Bàn về quản lý vốn ODA ở Việt Nam” của tác giả Hồ Hữu Tiến trên tạp chí khoa học và công nghệ Đà Nẵng lại tập trung vào việc quản lý hiệu quả vốn ODA từ cơ quan cấp cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy còn nhiều vấn đề chưa có lời giải đáp cuối cùng hoặc đang phát sinh trong quản lý ODA, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã bước vào nhóm các nước phát triển trung bình. Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” sẽ kéo dài trong vòng 11 năm từ 2007 đến 2017, sau đó sẽ thực hiện trả nợ đến năm 2037. Trong quá trình triển khai Dự án, có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA, nhưng chưa hề được nghiên cứu. Vì vậy, cần có những nghiên cứu mới thích hợp nhằm nắm bắt, đánh giá quá trình quản lý ODA và đề xuất biện pháp thiết thực để có thể sử dụng vốn hiệu quả hơn trong những năm còn lại của Dự án, cũng như rút ra những kinh nghiệm cho những Dự án ODA khác của địa phương và cả nước. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu tổng quát của đề tài này là tìm hiểu, nghiên cứu và thông qua thực trạng sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA của Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” từ đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn ODA của Dự án trong thời gian tới, góp phần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý ODA cả nước. - Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: + Góp phần hệ thống hóa và phân tích khái quát một số vấn đề lý luận về pháp lý về ODA và quản lý ODA ở Việt Nam; + Đánh giá thực trạng và các vấn đề đặt ra về quản lý ODA trong khuôn khổ Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”; + Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giải quyết những tồn tại và bất cập trong quản lý ODA của Dự án; qua đó góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý ODA cả nước trong thời gian tới. 4. Chủ thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Chủ thể nghiên cứu của đề tài đứng trên góc độ là người thụ hưởng thảnh quả của một dự án ODA đưa ra những phân tích, đánh giá và đóng góp một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ODA của Dự án. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế quản lý sử dụng vốn ODA trong giai đoạn 2007 - 2013 của Dự án. Đây là một vấn đề nghiên cứu cần thiết giúp đem lại lợi ích cho việc quản lý vốn ODA trong giai đoạn tiếp theo và thực hiện việc trả nợ. Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến sử dụng vốn tại Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”. Thời gian: từ năm 2007-2037 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Các thông tin liên quan đến việc nghiên cứu việc sử dụng vốn ODA của Dự án cũng như việc quản lý hoạt động sử dụng vốn đó như thế nào. - Phương pháp phân tích – thống kê – mô tả: Đề tài phân tích thực trạng quản lý sử dụng vốn ODA trong Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” trong gian đoạn 2007 – 2013, từ đó thống kê những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân còn tồn tại trong hoạt động quản lý sử dụng vốn ODA của Dự án. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp phân tích – tổng hợp, so sánh – đối chiếu, phương pháp suy luận logic, khái quát hóa, và kế thừa khoa học. 6. Những đóng góp của luận văn Thứ nhất, Bổ sung, hoàn thiện các vấn đề lý luận về quản lý sử dụng nguồn vốn ODA trong các dự án ODA. Thứ hai, Phân tích có hệ thống thực trạng thực trạng quản lý sử dụng vốn tại dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” một số năm gần đây. Qua đó sẽ đánh giá toàn diện về các kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại. Thứ ba, Đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn ODA tại dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Vốn ODA và quản lý vốn ODA Chương 2. Thực trạng quản lý vốn ODA trong Dự án“Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” giai đoạn 2007-2013. Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý vốn ODA trong Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” giai đoạn 2014-2037. Reference DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban quản lý dự án (2007-2013), Báo cáo tình hình thực hiện Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Thông tư số 03/2007/TT-BKH ngày 12/2/2007 hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Dự án; 3. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 61/QĐ-BTC ngày 02/11/2006 về việc ban hành một số định mức chỉ tiêu áp dụng cho cho các dự án chương trình có sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); 4. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 218/2013/TT-BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2013 về quản lý tài chính đối với các chương trình, Dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vay ưu đãi nước ngoài của các nhà tài trợ. 5. Bộ Xây dựng (2008), Quyết định 12/2008/QĐ-BXD, ngày 26 tháng 9 năm 2008 về ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính (ODA) 6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2006 về Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Nghị định 38/2013 NĐ-CP, ngày 23 tháng 4 năm 2013 về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. 8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và JICA (2007), Hiệp định vay vốn số VNXIV-5 ký kết ngày 30/7/2007. 9. Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2007), Quyết định số 1358/QĐ-CT ngày 11/5/2007 V/v: Thành lập Ban quản lý Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” sử dụng vốn ODA Nhật Bản thông qua Ngân hàng JICA Nhật Bản; 10. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; 11. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003; 12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013; 13. Đinh Trọng Thịnh (2006), Tài chính quốc tế, NXB Tài chính 14. Hồ Hữu Tiến (2009), “Bàn về vấn đề quản lý ODA ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2, tr.31 15. Nguyễn Văn Tiến (2007), Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống Kê; Các website: 16. www.mof.gov.vn 17. www.kinhtevadubao.com.vn 18. www.tapchitaichinh.vn . 1. Vốn ODA và quản lý vốn ODA Chương 2. Thực trạng quản lý vốn ODA trong Dự án Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” giai đoạn 2007-2013. Chương 3. Giải pháp tăng cường quản lý vốn ODA. Quản lý vốn ODA trong Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc” –Thực trạng và giải pháp Nguyễn Thị Thanh Hiền Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và. thực trạng và các vấn đề đặt ra về quản lý ODA trong khuôn khổ Dự án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc”; + Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giải quyết những tồn tại và bất cập trong

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:35

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan