Những vấn đề hậu cổ phần hóa tại tổng công ty xăng dầu việt nam

17 263 0
Những vấn đề hậu cổ phần hóa tại tổng công ty xăng dầu việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những vấn đề hậu cổ phần hóa tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Lê Đức Việt Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Tài chính và Ngân hàng: Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TSKH. Nguyễn Thành Long Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về cổ phần hóa và hậu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đánh giá đúng thực trạng kết quả cổ phần hóa và những vướng mắc còn tồn tại sau cổ phần hóa khi doanh nghiệp chính thức chuyển sang mô hình tập đoàn kinh tế đa sở hữu. Đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc còn tồn đọng sau cổ phần hóa mà chú trọng về các giải pháp liên quan đến tài chính. Trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghị với các đơn vị liên quan nhằm hoàn thiện công tác cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu nói riêng và các (doanh nghiệp nhà nước) DNNN nói chung. Keywords: Tài chính ngân hàng; Cổ phần hóa; Tài chính doanh nghiệp; Tổng công ty xăng dầu Việt Nam; Doanh Nghiệp Content PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc thực hiện Cổ phần hoá Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính.Tuy nhiên quá trình cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam còn nhiều vướng mắc và khó khăn. Có rất nhiều nguyên nhân gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới tiến trình cổ phần hóa Tổng công ty và đòi hỏi phải có những giải pháp mạnh mẽ và triệt để nhằm xử lý những vướng mắc hậu cổ phần hoá. 2. Tình hình nghiên cứu Công tác Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời cũng đã có nhiều công trinh nghiên cứu của các học viên tại các trường đại học. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về Cổ phần hoá hiện nay chỉ mang tính lý thuyết, làm tài liệu tham khảo chứ chưa có các công trình đánh giá cụ thể tình hình thực hiện CPH tại các DNNN. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về cổ phần hóa những vướng mắc tồn tại trong quá trình cổ phần hóa và các vấn đề này sinh hậu cổ phần hóa. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng: Quá trình Cổ phần hoá tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. b. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trọng tâm những vấn đề về tài chính liên quan đến tài sản, công nợ, phương thức bán cổ phần, xác định giá trị doanh nghiệp, chính sách với người lao động khi tiến hành cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thu thập số liệu thực tế từ Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Luận văn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng kết hợp phương pháp duy vật lịch sử để phân tích và làm rõ nội dung. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Về mặt lý luận: Hệ thống hóa lý luận về cổ phần hoá. - Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng quá trình CPH tại Petrolimex trong giai đoạn vừa qua. Từ đó rút ra những kết quả đạt được, những vấn đề còn tồn tại và chỉ ra nguyên nhân. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại, giải quyết vướng mắc, nhằm hoàn thiện quy trình xử lý tài chính tại thời điểm chuyển đổi sang Công ty Cổ phần, hoàn thành quá trình CPH. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, Luân văn gồm 3 chương. Chương 1 : Lý luận chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Chương 2 : Thực trạng cổ phần hóa tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và những vấn đề đặt ra; Chương 3: Giải pháp xử lý các vấn đề tồn động sau cổ phần hoá tại Petrolimex. CHƢƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC 1.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp Nhà nƣớc. 1.1.1 Khái niệm và dặcđiểm của doanh nghiệp nhà nƣớc. a, Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước được hiểu là doanh nghiệp mà nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ, bao gồm: - Doanh nghiệp nhà nước nắm giữa100% vốn điều lệ là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; - Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. b, Đặc điểm: - DNNN thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. - Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước không hoàn toàn vì mục tiêu lợi nhuận. - Mô hình quản lý trong DNNN đa tầng. 1.1.2 Phân loại doanh nghiệp nhà nƣớc. Theo quy định tại Luật DNNN năm 2003 thì DNNN bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên - Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên . - Công ty cổ phần nhà nước. - Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước - Doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nước. 1.1.3 Vai trò của DNNN trong nền kinh tế Vai trò của DNNN trong nền kinh tế nhiều thành phần được thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau: - DNNN là bộ phận chủ lực của kinh tế Nhà nước trong việc mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển; DNNN đi tiên phong trong việc xây dựng quy hoạch chiến lược, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các thành phần kinh tế khác theo định hướng xã hội chủ nghĩa; DNNN có vai trò quan trọng trong việc xây dựng hạ tầng cho nền kinh tế; DNNN là lực lượng đi đầu trong việc ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ hiện đại; DNNN có vai trò to lớn trong việc điều tiết nền kinh tế; Thúc đẩy và đảm bảo việc làm cũng là một trong những vai trò quan trọng của DNNN; Giảm đói nghèo là vai trò được các quốc gia đang phát triển kỳ vọng nhất từ các DNNN; Tăng cường sự phát triển kinh tế quốc dân và củng cố chủ quyền quốc gia là vai trò khá phổ biến của DNNN; DNNN được giao sứ mệnh trở thành hình mẫu về hiệu quả sản xuất- kinh doanh, mô hình giải quyết các vấn đề an sinh xã hội cho người lao động. 1.1.4 Hạn chế trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc. Thực tiễn hoạt động của DNNN ở Việt Nam hàng chục năm qua cho thấy mặc dù DNNN được giao phó vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân song hoạt động của chúng còn tồn tại nhiều điểm bất cập. + DNNN còn nhỏ về quy mô, dàn trải, chồng chéo theo cơ quan quản lý và ngành nghề. + Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu đang là cản trở lớn nhất đối với khả năng cạnh tranh và quá trình hội nhập. + Tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN chưa cao và đang giảm dần. + Lao động thiếu việc làm và dôi dư đang là một khó khăn lớn và là gánh nặng chưa thể giải quyết ngay đối với các doanh nghiệp Nhà nước. + Công tác quản lý của doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập và sơ hở, những tồn tại tài chính không được xử lý dứt điểm luôn là gánh nặng cho doanh nghiệp. 1.2 Khái niệm và sự cần thiết cổ phần hóa DNNN: Có thể định nghĩa khái quát về cổ phần hóa DNNN là là một biện pháp chuyển đổi hình thức sở hữu trong doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông (trong đó nhà nước có thể tham gia với tư cách cổ đông hoặc không tham gia). Về bản chất, đó là phương thức thực hiện xã hội hoá đồng vốn thuộc sở hữu nhà nước, chuyển từ doanh nghiệp 1 chủ sở hữu sang đa sở hữu, tạo nên mô hình doanh nghiệp hoạt động phù hợp kinh tế thị trường. 1.2.2. Sự cần thiết của cổ phần hóa DNNN Để nhận thức được rõ sự cần thiết của cổ phần hóa DNNN, ta sẽ đi vào nghiên cứu tại sao lại phải cổ phần hóa DNNN - Xuất phát từ thực trạng hoạt động yếu kém của DNNN đã nêu ở trên. - Xuất phát từ yêu cầu đổi mới quản lý kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Công ty cổ phần có nhièu tính ưu việt: Tạo ra khả năng huy động vốn rộng rãi trong thời gian ngắn với quy mô lớn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; phương thức quản lý của công ty cổ phần tạo ra sự ràng buộc và giám sát lẫn nhau giữa toàn thể cổ đông; do tính xã hội hóa cao về vốn nên người lao động trong công ty cổ phần cũng có thể góp vốn kinh doanh của mình đầu tư vào doanh nghiệp; công ty cổ phần tách rời quyền sở hữu về vốn và quyền quản lý kinh doanh; tạo ra một cơ chế phân tán rủi ro, hạn chế những tác động tiêu cực về kinh tế xã hội. * Sự cần thiết đẩy nhanh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc quy mô lớn Sau hơn 20 năm thực hiện CPH DNNN, kết quả đạt được là rất khả quan, số lượng các DNNN được CPH là khá lớn nhưng quy mô các DNNN thực hiện CPH là rất nhỏ. 1.2.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến tiến trình CPH DNNN * Thứ nhất: Nhóm nhân tố khách quan - Cơ chế chính sách. - Về công tác chỉ đạo. * Thứ hai, nhóm nhân tố chủ quan - Về tổ chức thực hiện. - Nhận thức của ngƣời lao động về vấn đề cổ phần hóa. * Các yếu tố tác động tới CPH doanh nghiệp nhà nƣớc quy mô lớn Trong thực tế, khi tiến hành CPH các doanh nghiệp lớn, có rất nhiều yếu tố quyết định đến sự thành công của tiến trình CPH như: Việc tháo gỡ kịp thời các vướng mắc trong quá trình CPH của Nhà nước đối với DN lớn, tuyên ngôn của Nhà nước đối với chính sách kinh doanh của DN lớn sau CPH… thì những yếu tố liên quan đến thị trường, chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình CPH các doanh nghiệp lớn. 1.2.4. Những nội dung của quá trình cổ phần hoá DNNN. 1.2.4.1 Mục tiêu, đối tƣợng, hình thức thực hiện cổ phần hoá. * Về mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: - Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. * Đối tượng cổ phần hóa - Công ty nhà nước độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương. - Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế (sau đây gọi tắt là tập đoàn), Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước). - Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con. - Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập. * Hình thức cổ phần hóa - Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. - Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. - Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. 1.2.4.2 Khái quát quy trình cổ phần hoá DNNN. Để tạo được sự thống nhất chung cho quá trình thực hiện CPH DNNN, giúp các bộ, ngành, địa phương cũng như các doanh nghiệp hiểu rõ các công việc cần thực hiện, không ngừng đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN ở nước ta. Theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP có hướng dẫn quy trình CPH DNNN. 1.2.4.3 Cơ sở pháp lý khi thực hiện cổ phần hoá. Đổi mới DNNN là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước nhằm cải cách nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong đó nội dung về CPH DNNN là nhiệm vụ then chốt. Để thực hiện các Nghị quyết của Đảng trong việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Chỉnh phủ, các Bộ đã ban hành các quy định hướng dẫn thực hiện đến CPH DNNN 1.3. Những vấn đề chính sau khi thực hiện cổ phần hoá. 1.3.1. Các tồn tại liên quan đến tài chính sau khi thực hiện CPH. 1.3.1.1 Về xác định giá trị doanh nghiệp: Vấn đề xác định giá trị doanh nghiệp là rất quan trọng vì quá trình này giúp cho các cổ đông, các nhà đầu tư nắm bắt được tình hình hiện tại của công ty trước khi đưa ra các quyết định cuối cùng. Khi xác định giá trị DN thì các giá trị hiện hữu và giá trị tiềm năng được đánh giá kỹ càng, cụ thể, thể hiện các cơ hội và tiềm năng phát triển cho tương lai của DN, làm rõ bản chất các khoản nợ, chỉ ra các hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp và các cơ hội cũng như các nhân tố rủi ro, chỉ ra được các hoạt động kém hiệu quả, đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh, điểm yếu của DN. *Xác định giá trị DN theo phương pháp tài sản * Xác định giá trị DN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu * Phương pháp so sánh (tỷ số P/E) * Những tồn tại khi xác định giá trị doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa: - Tồn tại liên quan đến các tài sản đặc biệt. - Tồn tại các vấn đề liên quan đến xác định giá trị đất đai 1.3.2 Vấn đề xử lý thăng dƣ vốn sau cổ phần hoá. - Số tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán chi phí cổ phần hóa và chi giải quyết chính sách đối với lao động dôi dư khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo chế độ nhà nước quy định và quyết định của cơ quan có thẩm quyền 1.3.3. Phƣơng thức bán cổ phần: Các phương thức bán cổ phần gồm có: - Bán theo phương thức đấu giá - Phương thức bảo lãnh phát hành. - Phương thức thoả thuận trực tiếp. 1.3.4. Các vấn đề khác a, Liên quan đến ngƣời lao động, nhân sự. Đối tượng người lao động là đối tượng được chú ý đặc biệt trong toàn bộ quá trình cổ phần hóa DNNN. Thể hiện bằng rất nhiều chính sách liên quan đến người lao động b, Vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa TCT và các đơn vị thành viên. - Quan hệ giữa Công ty mẹ và các công ty con: - Quan hệ giữa các công ty con: c, Vấn đề liên quan đến kiểm soát rủi ro, kiểm soát tài chính. - Rủi ro khách quan: là các rủi ro về kinh tế, rủi ro về pháp luật. - Rủi ro chủ quan: Rủi ro của đợt chào bán lần đầu, rủi ro hoạt động sản xuất kinh doanh 1.4 Kinh nghiệm quốc tế về cổ phần hóa 1.4.1 Kinh nghiệm cổ phần hóa một doanh nghiệp của Hungary. Hungary được coi là một trong những quốc gia thành công trong công tác tư nhân hóa (cổ phần hóa) – thực chất là thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước (SOE). Một trong những phương pháp thành công được Hungary áp dụng là gắn chương trình cổ phần hoá với niêm yết thông qua việc chào bán ra công chúng. 1.4.2 Kinh nghiệm của Séc Séc được coi là quốc gia không thành công trong công tác tư nhân hóa các DNNN. Kế hoạch tư nhân hóa của nước này được xây dựng thông qua việc “chứng từ hóa” đã tạo ra một cơ cấu sở hữu quá phân tán. Bằng cách phân phối cổ phiếu trong các công ty được tư nhân hóa cho phần lớn công dân của Séc. CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1. Tổng quan về Petrolimex 2.1.1. Tổng quan về Petrolimex - Thông tin về TCTy Xăng dầu Việt Nam trước CPH - Lịch sử hình thành và phát triển - Mô hình tổ chức bộ máy của Tổng công ty - Các công ty thành viên 100% vốn Nhà nước 2.1.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của Petrolimex: Bốn lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex bao gồm: kinh doanh xăng dầu; kinh doanh hóa dầu; kinh doanh khí hóa lỏng và vận tải xăng dầu. 2.2. Thực trạng cổ phần hóa tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam 2.2.1. Thực trạng cổ phần hóa các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Xăng dầu và những kết quả đạt đƣợc 2.2.1.1. Quá trình thực hiện Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, thời gian qua TCTy XD đã tiến hành triển khai một kế hoạch tổng thể và toàn diện về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh doanh DNNN với trọng tâm là CPH các CTy, Xí nghiệp hoạt động ngoài lĩnh vực kinh doanh XD. Chương trình CPH của TCTy đã được tiến hành thực hiện theo 3 giai đoạn như : Giai đoạn 1998 - 2000: “Giai đoạn đầu CPH của TCTy”: tổ chức triển khai trước hết đối với một số đối tượng là các đơn vị CTy, Xí nghiệp có qui mô nhỏ, ngành hàng kinh doanh không phức tạp, phạm vi hoạt động giới hạn trên địa bàn Giai đoạn 2000- 2002: TCTy tiếp tục CPH 7 DN vận tải và xây lắp chuyên nghành Giai đoạn 2003- 2006: Đây là giai đoạn TCTy thực hiện CPH các đơn vị theo nội dung Nghị định 64 Giai đoạn 2007- Nay:Về cơ bản từ 2007 đến nay, thực hiện chủ trương đổi mới và sắp xếp DNNN của Bộ chủ quản và Chính phủ, TCTy tập trung xây dựng các phương án, cách thức tiến hành CPH toàn TCTy nhằm đổi mới mô hình quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2.2.1.2 Hiệu quả kinh doanh sau CPH Với việc chuyển hoá về mô hình tổ chức, hoạt động của các Cty CP Petrolimex thời gian qua cũng đã được thay đổi một cách căn bản và ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường. Thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của khối Cty CP Petrolimex thời gian qua là những bằng chứng sinh động khẳng định bản chất ưu việt của mô hình CTy CP, thể hiện rõ nét trên một nhiều phương diện. - Kết quả kinh doanh của các CTy CP Petrolimex sau CPH là tích cực. - Các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu … của các CTy CP năm sau, cao hơn năm trước. - Vốn chủ sở hữu: tăng bình quân gần 20%/năm, riêng vốn điều lệ tăng mạnh do nhu cầu tăng vốn kinh doanh nhưng lợi nhuận trên vốn vẫn tăng trưởng, điều đó cho thấy hiệu quả của CPH DNNN. - Một số Công ty trước CPH có mức lợi nhuận bình quân trên vốn chủ sở hữu chỉ đạt trên dưới 5% hoặc lỗ triền miên, Tổng công ty phải trợ cấp thu nhập cho CBCNV nhưng sau CPH thu nhập người lao động đã tăng đáng kể và đạt mức bình quân khá so với các doanh nghiệp cùng loại. - Lợi nhuận tăng trưởng bình quân hàng năm rất cao 15%/năm b. Về phƣơng thức quản trị Công ty Mô hình mới đã giúp Công ty chủ động khai thác và huy động được mọi nguồn lực nội tại của mình, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. c. Về công tác đầu tƣ, phát triển Trong bối cảnh hoạt động của cơ chế thị trường, với sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ, hầu hết các công ty cổ phần đã linh hoạt, sáng tạo tận dung các cơ hội và xúc tiến đầu tư theo các hướng: đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện có, đổi mới công nghệ, phương tiện, đầu tư phát triển sản phẩm, dây chuyền công nghệ mới, đầu tư mở rông mạng lưới, đầu tư tài chính …nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản. 2.2.1.3. Một số bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện CPH các doanh nghiệp trực thuộc TCTy Từ quá trình thực hiện CPH các CTy thuộc TCTy có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây: Một là: Sự thống nhất cao về nhận thức từ TCTy tới các đơn vị, từ người lãnh đạo cho tới người lao động về chủ trương CPH là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi tiến hành công tác CPH. Hai là: Sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo TCTy và sự vận dụng linh hoạt, đúng đắn các chủ trương, chính sách của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy nhanh tiến trình và đảm bảo chất lượng của công tác CPH. Ba là: Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là của Tcty (với vai trò là cổ đông chi phối) của thời kỳ đầu và sau CPH tạo ra tiền đề, động lực cho các Cty cổ phần ổn định và phát triển. Bốn là: Thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm về công tác CPH, qua đó rút kinh nghiệm cho quá trình CPH tiếp theo, đặc biệt giải quyết những vướng mắc khó khăn của Cty cổ phần nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các CTy cổ phần sau CPH. 2.2.2. Thực trạng CPH TCTy Xăng dầu Việt nam 2.2.2.1 Mục tiêu CPH TCTy Mục tiêu CPH TCTy tập trung: Coi CPH là mục tiêu trọng tâm; gắn CPH với nhiệm vụ chính trịvà nhiệm vụ kinh tế; Nhà nước nắm cổ phần chi phối để xây dựng và cơ cấu lại mô hình tổ chức; CPH với mục tiêu đa dạng hóa sở hữu; tối đa hóa lợi ích của nhà nước; hình thành Tập đoàn xăng dầu và các Tcty con trực thuộc; gia tăng lợi ích cho người lao động. 2.2.2.2. Quá trình tiến hành CPH Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam. Thực hiện chỉ đạo của Ban đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng chính phủ, của Bộ Công Thương về việc săp xếp đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. TCTy đã hoàn thành các bước cổ phần hóa toàn Tổng công ty. Kết quả đấu giá thành công vào ngày 27/8/2011 của TCTy như sau: Bảng 2.2: Kết quả đấu giá cổ phần Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam T T Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lƣợng 1 Tổng số lượng cổ phần đưa ra đấu giá: Trong đó, NĐT nước ngoài được phép mua: cổ phần (CP) 27.425.9330 2 Mệnh giá: đồng/ CP 10.000 3 Giá khởi điểm: đồng/ CP 15.000 4 Tổng số lượng NĐT đăng ký tham gia đấu giá: Trong đó, tổ chức NĐT 307 3 5 Tổng khối lượng đăng ký mua: CP 30.087.300 6 Tổng số phiếu tham dự đấu giá hợp lệ: Phiếu 307 7 Tổng khối lượng đặt mua hợp lệ: CP 30.087.300 8 Khối lượng đặt cao nhất: CP 6.000.000 9 Khối lượng đặt thấp nhất: CP 100 10 Giá đặt mua cao nhất: đồng/ CP 19.600 11 Giá đặt mua thấp nhất: đồng/ CP 15.000 12 Giá đấu thành công cao nhất: đồng/ CP 19.600 13 Giá đấu thành công thấp nhất: đồng/ CP 15.000 14 Giá đấu thành công bình quân: đồng/ CP 15.032 15 Tổng số nhà đầu tư trúng giá: Trong đó, tổ chức: NĐT 307 3 16 Tổng số lượng cổ phần bán được: Trong đó, số CP của NĐT nước ngoài: CP 27.425.933 0 17 Tổng giá trị cổ phần bán được: đồng 412.270.065 .000 (Báo cáo tổng hợp kết quả bán cổ phần của TCty Xăng dầu Việt Nam) Bảng 2.3: Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 01/01/2010: Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Số sổ sách Số xác định lại A. Tài sản đang dùng 21.603.747 26.853.781 1. Tài sản dài hạn 5.709.010 8.850.435 2. Tài sản ngắn hạn 15.468.077 15.536.531 3. Giá trị lợi thế kinh doanh 542.140 4. Giá trị quyền sử dụng đất 426.658 1.924.673 B. Tài sản không cần dùng 367 C. Tài sản chờ thanh lý D. Tài sản hình thành từ quỹ PL, KT 3.184 3.184 Tổng giá trị tài sản 21.607.299 26.856.966 Tổng giá trị thực tế phần vốn nhà nƣớc 5.856.289 10.164.018 (Nguồn: bản công bố thông tin chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam) Bảng 2.4: Phƣơng án sử dụng lao động Nội dung Tổng số 1. Tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị DN CPH 16.502 a, Lao động không thuộc diện ký hợp đồng (thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch cty, thành viên chuyên trách BKS, Giám đốc, Kế toán trưởng 195 b, Lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn 13.240 c, Lao động làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ 03 – 36 tháng 2.745 d, Lao động mùa vụ 322 2. Số lao động sẽ nghỉ việc tại thời điểm công bố GTDN 507 a, Lao động đủ điều kiện nghỉ hưu 216 b, Lao động sẽ chấm dứt hợp đồng 2 c, Lao động không bố trí được việc làm 289 3. Số lao động còn hạn HĐLĐ sẽ chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần 15.995 a, Số lao động mà hợp đồng còn thời hạn 15.995 b, Số lao động nghỉ theo chế độ bảo hiểm 113 [...]... - 2015 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 13 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (2010), Hồ sơ phương án cổ phần hoá Tổng công ty xăng dầu VN đề hình thành Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đa sở hữu 14 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (2011), Báo cáo tài chính 2010, 2011 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam 15 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (2012), Kế hoạch 5 năm 2011-2015 của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam Tiếng Anh: 16 Wang,... gần 2.000 vị trí đất 3.2.3 Giải quyết tồn đọng về thặng dƣ vốn sau cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã có công văn gửi Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn SCIC về việc nộp tiền về quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp số tiền là 76 tỷ đồng CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP XỬ LÝ CÁC VẤN ĐỀ TỒN ĐỌNG SAUCỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM 3.1 Mục tiêu và định hƣớng kế hoạch sản xuất kinh doanh 3.1.1... Việt Nam là một góc nhìn mới nghiên cứu đánh giá đi từ thực tế diễn ra tại một doanh nghiệp cụ thể để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình cổ phần hóa tại Tập đoàn Đồng thời, tạo tiền đề và nền tảng để Ban chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đi để quyết toán cổ phần hóa, Đề tài chỉ cố gắng đóng góp tiếng nói nhỏ để hoàn thiện hơn các chính sách liên quan đến cổ phần hóa các... 13 (Nguồn: Hồ sơ Phương án cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đề hình thành Tập đoàn Xăng dầu đa sở hữu) Tuy nhiên, sau hạn nộp tiền đấu giá thành công của Nhà đầu tư, số cổ phiếu không bán hết là 82.251 cổ phần Trên cơ sở nhu cầu các Nhà đầu tư Ban chỉ đạo CPH TCTy chỉ đạo đấu giá tiếp số cổ phần còn lại với giá không thấp hơn 13.032 đ /Cổ phần Đến ngày 19/9/2011, TCTy và sở giao dịch chứng khoán... về cổ phần hóa DNNN sẽ là một vấn đề cần được sự quan tâm thích đáng của Đảng và Chính phủ trong những năm tới References Tiếng Việt 1 Bộ Công thương (2010), Báo cáo về việc triển khai cổ phần hóa và chuyển đổi Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam thành Công ty TNHH MTV, Hà Nội 2 Chính phủ (2007), Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ. .. kỹ thuật công nghệvà môi trường * Về xây dựng văn hóa doanh nghiệp * Xây dựng chiến lược truyền thông bài bản 3.2 Giải pháp xử lý các vấn đề tài chính tồn đọng sau cổ phần hoá tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam 3.2.1 Xác định và xử lý vấn đề lỗ kinh doanh xăng dầu năm 2011 trƣớc khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần Đối với vướng mắc này, quan điểm khi xử lý là không giảm vốn nhà nước tại doanh... đoàn, Tổng công ty khẩn trương, nghiêm túc thực hiện Quyết định 929/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó trọng tâm là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước - Bộ Tài chính cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành đề án giám sát tài chính doanh nghiệp bằng văn bản dưới hình thức Nghị định của Chính phủ KẾT LUẬN Luận văn Những vấn đề hậu cổ phần hóa tại Tổng công ty Xăng dầu Việt. .. mà đang sử dụng trực tiếp phục vụ kinh doanh xăng dầu (cửa hàng, kho bãi, cầu cảng, bến xuất, tuyến ống xăng dầu) không xác định giá trị lợi thế kinh doanh, giá trị quyền sử dụng đất và không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa 3.2.3 Giải quyết tồn đọng về thặng dƣ vốn sau cổ phần hóa Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã có công văn gửi Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn SCIC về việc nộp tiền... đề xuất phương án dùng lợi nhuận được chìa từ phần vốn đầu tư của Nhà nước của các năm tiếp theo bù đắp khoản lỗ do kinh doanh xăng dầu trong năm 2011 để lại Ngoài ra có thể sử dụng một phần quỹ BOG xăng dầu 3.2.2 Giải quyết tồn đọng về vấn đề đầu tƣ tài chính dài hạn khi chính thức chuyển sang công ty cổ phần Giải pháp để giải quyết dứt điểm vướng mắc này khi quyết toán cổ phần hóa tại Tổng công ty. .. Công ty liên doanh và các khoản đầu tư vào Công ty con Bốn là: Theo quy định, hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp chỉ có giá trị trong một (01) năm, nếu chậm và kéo dài sang năm sau sẽ phải tiến hành xác định lại.Đây thực sự là khó khăn của Tcty Năm là: khó khăn khi chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần Sau khí Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam chính thức chuyển sang hoạt động dưới mô hình công ty cổ . đoàn Xăng dầu Việt Nam . 13. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (2010), Hồ sơ phương án cổ phần hoá Tổng công ty xăng dầu VN đề hình thành Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đa sở hữu. 14. Tổng công ty xăng. các công ty được tư nhân hóa cho phần lớn công dân của Séc. CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY XĂNG DẦU VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1. Tổng quan về Petrolimex 2.1.1. Tổng. gồm: kinh doanh xăng dầu; kinh doanh hóa dầu; kinh doanh khí hóa lỏng và vận tải xăng dầu. 2.2. Thực trạng cổ phần hóa tại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam 2.2.1. Thực trạng cổ phần hóa các đơn

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan