Giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện hoài đức hà nội đến năm 2020

9 315 1
Giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện hoài đức   hà nội đến năm 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức - Hà Nội đến năm 2020 Trần Thị Hoa Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Tài chính và ngân hàng; Mã số 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hương Liên Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý tài chính; Phát triển làng nghề; Ngân sách nhà nước. Content LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghiệp – tiều thủ công nghiệp (CN – TTCN) và làng nghề có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Hoài Đức là một trong số các huyện của Hà Nội có nhiều làng nghề truyền thống chuyên sản xuất các mặt hàng nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, dệt may…Những năm gần đây, kinh tế nông thôn Hoài Đức có sự thay đổi, các ngành CN – TTCN được khôi phục và phát triển đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế xã hội nông thôn Hoài Đức, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngoài những ngành nghề thủ công truyền thống, nhiều nghề mới, dịch vụ mới đã được mở ra, góp phần sử dụng thế mạnh về nguyên liệu, nhân lực của địa phương, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân trong huyện. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, một số làng nghề ở Hoài Đức đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại như: cở sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn; chất lượng lao động thấp; chất lượng sản phẩm còn hạn chế, hình thức đơn điệu, mẫu mã chưa hấp dẫn. Và đặc biệt là, thiếu vốn đầu tư để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng sản xuất, kinh doanh; các cơ chế chính sách vẫn chưa thực sự khuyến khích thúc đẩy làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức phát triển, cụ thể: chưa có những ưu đãi hợp lý về chính sách thuế; hạn mức tín dụng cho các làng nghề còn hạn chế, thủ tục và quy trình vay vốn ngân hàng rườm rà, do vậy các họ kinh doanh rất khó tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng để mở rộng phát triển sản xuất. Vậy khó khăn lớn nhất của các làng nghề hiện nay trên địa bàn Hoài Đức là gì? Có thể sử dụng các giải pháp tài chính nào để phát triển làng nghề huyện Hoài Đức và việc sử dụng các giải pháp tài chính đó có tác động như thế nào đến sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện? Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn sử dụng các giải pháp tài chính trong việc khuyến khích và phát triển làng nghề có ý nghĩa và vai trò quan trọng cho việc hoạch định các chính sách tài chính của Hoài Đức trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt với tốc độ đô thị hóa như hiện nay của Hoài Đức, việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu đô thị thì việc thúc đẩy sự phát triển của làng nghề thông qua các giải pháp tài chính sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện. Xuất phát từ những lý do trên đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức- Hà Nội đến năm 2020” để nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài dự định nghiên cứu về “Giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức – Hà Nội đến năm 2020”, có một số công trình nghiên cứu chủ yếu sau: Một là, Tác giả Nguyễn Xuân Ba (1999), trong nghiên cứu về Xây dựng tiêu chí làng nghề và phát triển làng nghề ở Hà Tây (cũ) đã trình bày những tiêu chí cơ bản của làng nghề và chỉ rõ sự cần thiết phải bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ. Trong bài viết của mình tác giả đã trình bày 4 tiêu chí cơ bản của một làng nghề; đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng việc bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tây cũ là gìn giữ và phát huy di sản văn hóa quý báu mà các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và truyền lại cho thế hệ sau. Hai là, Đề tài Các giải pháp tài chính nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề trong nông nghiệp và nông thôn của tác giả Lê Doãn Khải – Lê Văn Ái (2005) đã đề cập những vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề và đưa ra các giải pháp tài chính nhằm xây dựng và phát triển làng nghề. Trong bài viết của mình, các tác giả đã trình bày và làm rõ các đặc trưng cơ bản của làng nghề, đồng thời phân tích được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển của các làng nghề. Các tác giả cũng đã trình bày khái quát về vai trò của các giải pháp tài chính trong việc phát triển làng nghề ở nông thôn, và đặc biệt chú trọng đến giải pháp về tín dụng. Ba là, Tác giả Nguyễn Đình Hợi (2004) đã đề xuất các giải pháp kinh tế - tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Trong bài viết của mình, tác giả đã trình bày những đặc trưng cơ bản của các làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, thực trạng phát triển của các làng nghề ở đây, trên cơ sở đó đã đề xuất các giải pháp nhằm khôi phục những làng nghề đang dần bị mai một, đồng thời cũng đưa ra các giải pháp để phát triển các làng nghề hiện có ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng. Trong nhóm các giải pháp đưa ra, tác giả cũng đặc biệt chú trọng đến giải pháp về chính sách tín dụng và chính sách thuế, được coi là các giải pháp cơ bản và mang tính chiến lược đối với sự phát triển của các làng nghề ở nông thôn nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Bốn là, Tác giả Tôn Thất Viên (2009), trong một nghiên cứu các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển làng nghề đã đưa ra được một số giải pháp tài chính để phát triển làng nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay. Mục đích nghiên cứu của tác giả khi làm luận án này như sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ các quan điểm khác nhau về làng nghề từ đó đưa ra nhận thức đầy đủ và chính thống về làng nghề, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề, vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế, xã hội nông thôn; Thứ hai, nghiên cứu vai trò của các giải pháp tài chính đối với phát triển làng nghề nông thôn, nhất là các làng nghề truyền thống; Thứ ba, đánh giá thực trạng phát triển làng nghề và việc sử dụng các giải pháp tài chính đối với phát triển làng nghề; Thứ tư, đề xuất các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề thành phố Đà Nẵng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Về phạm vi nghiên cứu của đề tài, các giải pháp tài chính có nội dung rất rộng, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các giải pháp tài chính về chi ngân sách và thu hút vốn đầu tư; về vốn tín dụng ngân hàng; về chính sách thuế bởi trong thực tế các công cụ đó có tác dụng rất lớn đến sự phát triển của các làng nghề. Về thời gian, đề tài tập trung khảo sát các cơ sở làng nghề Đà Nẵng từ những năm đổi mới, nhất là từ năm 1997 đến nay và dự báo phát triển làng nghề thành phố đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Tóm lại, các công trình nghiên cư ́ u trên đa ̃ co ́ như ̃ ng đo ́ ng go ́ p quan tro ̣ ng trong viê ̣ c gia ̉ i quyết ca ́ c vấn đề ly ́ luâ ̣ n va ̀ thư ̣ c tiê ̃ n về việc sử dụng các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề nói chung và làng nghề ở vùng nông thôn nói riêng. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách tổng thể và đồng bộ các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức giai đoạn từ nay đến năm 2020. Vì vậy đề tài “Giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức – Hà Nội đến năm 2020” đi sâu nghiên cứu lý luận kết hợp với khảo sát thực tiễn, cùng với bài học kinh nghiệm trong và ngoài nước, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức – Hà Nội đến năm 2020. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. - Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ các đặc điểm của làng nghề, vai trò của tài chính với làng nghề, thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong phát triển làng nghề ở Hoài Đức hiện nay. Từ đó đưa ra các giải pháp tài chính nhằm phát triển các làng nghề ở Hoài Đức đến năm 2020. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề và các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề. + Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức – Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013. + Đưa ra một số giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở Hoài Đức đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các giải pháp tài chính và việc sử dụng các giải pháp tài chính để phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức – Hà Nội . Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung làm rõ vai trò của tài chính trong phát triển làng nghề; đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức – Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013; nghiên cứu bài học kinh nghiệm phát triển làng nghề truyền thống ở một số nước châu Á và một số địa phương trong nước; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tài chính dưới góc nhìn của người sử dụng giải pháp tài chính trong đó bao gồm các kiến nghị về việc hoàn thiện chính sách tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức – Hà Nội đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: - Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được thu thập và nghiên cứu về: + Các quan điểm khác nhau về làng nghề, các tiêu chí làng nghề, sự cần thiết bảo tồn và phát triển làng nghề, các đặc trưng cơ bản của làng nghề hay các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của làng nghề nhằm kế thừa và phát huy một số kết quả nghiên cứu của các công trình đó. + Vai trò của các giải pháp tài chính trong việc phát triển làng nghề được tham khảo từ các công trình nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp tài chính để phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức đến năm 2020. - Một số tư liệu thực tế từ phòng Kinh tế huyện Hoài Đức bao gồm các tư liệu báo cáo về điều kiệu tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Hoài Đức; các số liệu thống kê về giá trị sản xuất trên địa bàn huyện giai đoạn 2009 – 2013; số liệu thống kê và cơ cấu và trình độ lao động ở các làng nghề trên địa bàn huyện; số liệu thống kê về trình độ lao động và trình độ công nghệ ở các làng nghề; số liệu tổng hợp về doanh thu và thu nhập bình quân của lao động ở các làng nghề. - Một số tư liệu thực tế từ NHNN&PTNT huyện Hoài Đức như: cơ cấu đầu tư tín dụng giai đoạn 2009 – 2013 của NHNN&PTNT Hoài Đức; tỷ lệ nợ xấu - Một số tư liệu lấy từ Chi Cục thuế huyện Hoài Đức: như các văn bản pháp luật về thuế đã và đang được áp dụng ở các làng nghề trên địa bàn huyện. - Một số tư liệu lấy từ Trung tâm phát tâm phát triển cụm công nghiệp huyện Hoài Đức như báo cáo quy hoạch và tình hình triển khai các cụm điểm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề trên địa bàn huyện hiện nay. 2. Phương pháp tổng hợp, so sánh: Số liệu thu thập thông tin thứ cấp từ phòng Kinh tế huyện Hoài Đức, chi NHNN&PTNT Hoài Đức, Chi cục thuế huyện Hoài Đức, Trung tâm phát triển cụm công nghiệp Hoài Đức tác giả sẽ tổng hợp, so sánh nhằm mục đích: - Đánh giá được sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức bao gồm các nhân tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội. - Đánh giá sự phát triển của các làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2009 – 2013 trên một số khía cạnh như: cơ cấu và trình độ lao động ở các làng nghề; trình độ lao động và trình độ kỹ thuật công nghệ ở các làng nghề; kết quả kinh doanh của các làng nghề. - Đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề trên đia bàn huyện giai đoạn 2009 – 2013. 3. Phương pháp nghiên cứu tình huống: Đề tài sẽ lựa chọn nghiên cứu một số tình huống điển hình ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan nhằm tập trung phân tích cách thực hiện các giải pháp tài chính và tác động của các giải pháp này đến việc phát triển làng nghề, từ đó đề xuất bài học kinh nghiệm cho việc phát triển làng nghề ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn huyện Hoài Đức nói riêng. Sở dĩ tác giả lựa chọn các quốc gia này xuất phát từ nguyên nhân: Thứ nhất, Nhật Bản là một nước châu Á có nền công nghiệp phát triển vào loại bậc nhất thế giới, nhiều làng nghề với nghề thủ công đa dạng, phong phú như đan lát, dệt chiếu, dệt lụa, may áo kimônô, các nghề thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, sơn mài, chế biến lương thực, thực phẩm Đề bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống đó, chính phủ Nhật đã có một loạt các chính sách tích cực. Đặc biệt thành công nhất của chính phủ Nhật trong việc khôi phục và phát triển làng nghề chính là việc khởi xướng phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở tỉnh Otita năm 1979. Phong trào này đã thành công và được nhân rộng ở một số nước trong đó có Thái Lan. Vì vậy, mô hình “Mỗi làng một sản phẩm” được coi là bài học kinh nghiệm với tất cả các quốc gia trong việc khôi phục và phát triển làng nghề không riêng gì với Việt Nam. Thứ hai, Trung Quốc lại là một quốc gia láng giềng của Việt Nam, có những nét văn hóa tương đồng. Trong việc bảo tồn và phát triển làng nghề Ở Trung Quốc không chỉ có những bài học kinh nghiệp từ sự thành công mà còn bộc lộ những hạn chế mà Việt Nam nói chung, huyện Hoài Đức – Hà Nội nói riêng cần học hỏi và rút kinh nghiệm. Thứ ba, Ấn Độ là một nước rộng lớn gần 3 triệu km 2 và dân số đứng thứ 2 thế giới, khoảng trên 1 tỷ người, trong đó 2/3 dân số sống ở nông thôn. Vì vậy, để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động ở nông thôn, Ấn Độ đã rất thành công khi phát triển các nghề thủ công truyền thống bằng việc thực hiện tổng hợp nhiều giải pháp, xứng đáng là bài học kinh nghiệm quy báu với Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả cũng lựa chọn một số địa phương trong nước, cụ thể là lựa chọn 2 tỉnh Bắc Ninh và Thái Bình được coi là 2 tỉnh có nhiều nét tương đồng với huyện Hoài Đức – Hà Nội về điều kiện tự nhiên và đặc biệt là cũng có rất nhiều những làng nghề truyền thống. Cả Bắc Ninh và Thái Bình đều đã có những giải pháp hữu hiệu và đã rất thành công trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống. Vì vậy, khi nghiên cứu về làng nghề truyền thống ở huyện Hoài Đức – Hà Nội, những bài học kinh nghiệm ở Bắc Ninh và Thái Bình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn huyện đến năm 2020. 4. Phương pháp phân tích – thống kê – mô tả: Trên cơ sở tổng hợp so sánh các số liệu tổng hợp được từ các nguồn, đề tài phân tích thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính và đánh giá tác động của các giải pháp này đến việc phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức, trong đó tập trung vào 3 giải pháp tài chính chủ đạo là: chính sách tín dụng, chính sách thuế và chính sách đầu tư. Từ việc phân tích thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính đó tác giả đánh giá đưa ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại. Trên cơ sở đó tác giả kết hợp giữa phương hướng mục tiêu, thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính với bài học kinh nghiệm ở một số quốc gia châu Á và một số địa phương trong nước để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức đến năm 2020. 6. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về làng nghề và các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề. - Chỉ ra được những thành công và hạn chế trong việc áp dụng các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức – Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013. - Đề xuất các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức – Hà Nội đến năm 2020 trên cơ sở phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ phát triển làng nghề của UBND huyện Hoài Đức kết hợp với bài học kinh nghiệm của một số nước châu Á và một số địa phương trong nước. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 phần chính: - Chương 1: Cơ sở lý luận về làng nghề và các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề. - Chương 2: Thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính trong phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức – Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013. - Chương 3: Các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở Hoài Đức. Reference DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Ái – Lê Doãn Khải (2005), Các giải pháp tài chính nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề trong nông nghiệp và nông thôn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính. 2. Nguyễn Xuân Ba (1999), Xây dựng tiêu chí làng nghề và phát triển làng nghề ở Hà Tây (cũ), Nxb Tài chính, tr.25. 3. Bộ tài chính (2002), Thông tư số 84/2002/TT-BTC ngày 26/9/2002 hướng dẫn những vấn đề về tài chính khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội. 4. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về việc bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, Điều 26, Hà Nội. 5. Vũ Thị Hà (2002), Khôi phục và phát triển làng nghề nông thông vùng đồng bằng sông Hồng – Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế. 6. Nguyễn Đình Hòa (2007), “Tình hình vốn của các cơ sở sản xuất ở các làng nghề miền Đông Nam Bộ”, Tạp chí thương mại, số 17, tr.20. 7. Nguyễn Đình Hợi (2004), Hoàn thiện các giải pháp kinh tế - tài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Tài chính. 8. Mai Thế Hởn (1999), “Tình hình phát triển làng nghề ở một số nước châu Á và kinh nghiệm cần quan tâm đối với Việt Nam”, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới, số tháng 6, tr.15. 9. Dương Thị Minh (2007), “Làng nghề vùng đồng bằng sông Hồng với việc gìn giữ phát huy giá trị văn hóa dân tộc”, Tạp chí lý luận chính trị, số 6, tr.12. 10. Liên Minh (2007), “Bảo tồn và phát triển làng nghề, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Xưa và Nay, số 293, tr.27. 11. Thái Quang (2007), “Khôi phục và phát triển làng nghề Việt Nam”, Tạp chí con số và sự kiện, số tháng 5, tr.7. 12. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật thuế GTGT 2013 luật số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013. 13. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số 132/2000/NĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến khích và phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội. 14. UBND Thành phố Hà Nội (2010), Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội đến năm 2020. 15. UBND Huyện Hoài Đức (2010), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020. 16. Tôn Thất Viên (2009), Các giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển các làng nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, Trường Học viện tài chính. 17. Tôn Thất Viên (2004), “Làng nghề và vai trò của tài chính đối với sự phát triển các làng nghề truyền thống”, Tạp chí Thuế Nhà nước, số tháng 8, tr.27 - 30. 18. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. Website: 19. http://google.com.vn 20. http://scholar.google.com.vn . tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức giai đoạn từ nay đến năm 2020. Vì vậy đề tài Giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức – Hà Nội đến năm 2020 đi sâu. dụng các giải pháp tài chính trong phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức – Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013. + Đưa ra một số giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở Hoài Đức đến năm 2020. . sử dụng các giải pháp tài chính trong phát triển làng nghề ở huyện Hoài Đức – Hà Nội giai đoạn 2009 – 2013. - Chương 3: Các giải pháp tài chính nhằm phát triển làng nghề ở Hoài Đức. Reference

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan