Thực trạng và giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại AGRIBANK

5 548 9
Thực trạng và giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại AGRIBANK

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Thực trạng và giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại AGRIBANK Lê Thị Hồng Quyên Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Tài chính ngân hàng; Mã số: 60 34 20 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phi Nga Năm bảo vệ: 2014 Abstract. Tổng kết lại tình hình thẻ thanh toán tại Agribank trong thời gian qua. Thông qua số liệu thu thập được để đánh giá thực trạng phát triển thẻ thanh toán tại Agribank Đưa ra những yếu tố thực tế và đánh giá mức độ ảnh hưởng của những yếu tố đó đến hoạt động thẻ thanh toán Đưa ra được những bất cập nổi bật trong hoạt động thẻ thanh toán tại Agibank Đưa ra một số giải pháp mở rộng hoạt động thẻ thanh toán tại Agribank và Việt Nam hiện nay Keywords. Dịch vụ thẻ; Ngân hàng; Tài chính ngân hàng Content. 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Hoạt động ngân hàng là lĩnh vực không thể thiếu được đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao trong sử dụng sản phẩm, dịch vụ…Có thể thấy rằng, nhu cầu của khách hàng ở các ngân hàng hiện nay hết sức đa dạng, phức tạp. Họ đòi hỏi từ phía ngân hàng những sản phẩm chất lượng cao với nhiều tiện ích, lợi ích. Như vậy, nhu cầu cao của khách hàng vừa là thách thức vừa là căn cứ quan trọng đối với các ngân hàng trong việc hoàn thiện, phát triển các dịch vụ mới. Trong đó, thanh toán thẻ là một dịch vụ đang được ưa chuộng nhất hiện nay trên thế giới và đem lại không ít những tiện ích vượt trội hơn hẳn so với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trước đó. Nó thể hiện sự thành công to lớn trong việc ứng dụng những tiến bộ vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và điện tử viễn thông vào hoạt động ngân hàng. Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy kinh tế càng phát triển, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt càng giảm và tỷ lệ sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt càng tăng. Đỉnh cao của sự phát triển các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt là sự ra đời của tiền điện tử – thẻ thanh toán. 2 Theo xu thế phát triển tài chính ngân hàng thế giới, trong những năm qua dịch vụ thẻ được triển khai mạnh ở Việt Nam. Hầu hết các ngân hàng đều ý thức được tiềm năng to lớn của thị trường này, từng bước xâm nhập, hoàn thiện và mở rộng các dịch vụ cung ứng. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nó tạo ra nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi các ngân hàng phải có những chiến lược và bước đi phù hợp. Với những lợi thế của một ngân hàng thương mại nhà nước về vốn, mạng lưới chi nhánh rộng, nguồn nhân lực, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đã sớm gia nhập thị trường này và đạt được những thành công nhất định. Dịch vụ thẻ được khách hàng biết đến và sử dụng ngày càng nhiều. Tuy là một ngân hàng tham gia thanh toán thẻ ngay từ những năm đầu tiên (năm 2003) nhưng Agribank cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn. Và trong thời gian tới, Agribank không những phải giải quyết khó khăn chung mà còn phải cạnh tranh với những ngân hàng trong nước và ngoài nước cùng tham gia dịch vụ thanh toán thẻ. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải phát phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)” để tìm hiểu sâu hơn về thị trường thẻ ở Agribank nói riêng, để từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển hơn nữa hoạt động thẻ thanh toán tại Agribank trong thời gian tới. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích: Đề tài tiến hành phân tích tình hình và đánh giá thực trạng dịch vụ thanh toán thẻ tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp trong thời gian qua để từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Agribank. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong xây dựng và phát triển dịch vụ thẻ; Phân tích thực trạng của dịch vụ thẻ ở Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đưa ra những đánh giá cần thiết làm cơ sở để tiếp tục sắp xếp, tổ chức hoạt động thanh toán thẻ theo yêu cầu khách quan. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thanh toán thẻ ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Nghiên cứu dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong mối quan hệ phát triển chung của thị trường thẻ Việt Nam. + Về thời gian: luận văn tập trung vào 3 năm gần đây (từ 2011- 2013). 5. Phương pháp nghiên cứu Trong luận văn tác giả sử dụng một số phương pháp cơ bản như sau: Phương pháp đánh giá tổng quan; Phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu; Thống kê kinh tế. Các phương pháp trên được sử dụng để thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh và đánh giá tổng quan nhằm tìm ra những căn cứ, cơ sở minh hoạ cho các luận điểm đồng thời góp phần đưa ra những 3 phương hướng, giải pháp phù hợp với tình hình thanh toán thẻ tại Agribank. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn - Phân tích toàn diện thực trạng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong bối cảnh mới. 7. Bố cục của luận văn Với lý do lựa chọn và mục đích nghiên cứu như trên, đề tài này ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển thẻ thanh toán và tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Thực trạng hoạt động thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam References. 1. Linh Anh (2006), “Diebold chuyển giao 1200 máy ATM Opteva cho Ngân hàng xây dựng Trung Quốc”, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số 10. 2. Agribank (2011 – 2013), Báo cáo kinh doanh thẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam các năm 2011, 2012, 2013. 3. Đặng Thanh Chương (2006), “Đã có giải pháp ngăn chặn Skimming trên ATM”, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số 10, tr20. 4. Huyền Diệu (2006), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến môi trường hoạt động kinh doanh Ngân hàng ngoại thương Việt Nam 6 tháng năm 2006”, Tạp chí Vietcombank, Số 156, tr10. 5. Nguyễn Đức (2006) , “Để phát triển thị trường thẻ ngân hàng”, Tạp chí Thị trường chủ nhật, Số 5110. 6. Frederic S Minskin (1995), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. 7. Đinh Thu Hà (2006), “Thị trường thẻ ATM sẽ “cất cánh”!”, Tạp chí Ngân hàng, Số 11. 8. Đặng Trần Lê Hoa (2006) “Connect 24- Xứng tầm một thương hiệu”, Tạp chí Vietcombank, Số 157. 9. Lê Thị Phương Hoa (2006), “Hoạt động thẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội”, Tạp chí Vietcombank, Số 150+151. 10. Duy Hưng (2006), “Thanh toán không dùng tiền mặt”, Tạp chí Ngân hàng, Số 7. 11. Đào Mạnh Hùng: “Bàn về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, Số 8(2006). 12. Ngô Hướng (2006), “Làm thế nào để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ 4 thống Ngân hàng hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề 2003. 13. Vũ Kim Hiền Khang (2006), “Một số rủi ro trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tại chụ sở chính VCB”, Tạp chí Vietcombank, Số 154. 14. Ngô Quốc Kỳ (2005), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp. 15. Nguyễn Phương Linh (2006), “Thẻ ATM: Quan hệ giữa chủ thẻ với ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, Số 18, tr12. 16. Kiều Linh (2006), “Kết nối thẻ thanh toán Visa”, Tạp chí Đầu tư chứng khoán, số 21. 17. Nguyễn Thị Mùi (2005), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. 18. Võ Thị Nam (2003) “Mở rộng và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trên điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề 2003. 19. Trần Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Thuỳ Linh (2006) “Vấn đề an ninh thẻ- Những vụ việc liên quan và giải pháp”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Số 10, tr5. 20. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), Triển vọng mở rộng phạm vi phát hành và sử dụng thẻ ngân hàng ở Việt Nam , Hà Nội. 21. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999), Quy chế về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng, Hà Nội. 22. Nguyễn Trọng Nghĩa (2006), “Các giải pháp nhằm phát triển thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, Số 15, tr17. 23. Phan Minh Ngọc, ThS. Phan Thuý Nga (2006), “Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 13. 24. Lê Hoàng Oanh (2006), “Visa debit- Thêm một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong tương lai gần”, Tạp chí Vietcombank, Số 150+151 25. Peter S. Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính. 26. Phạm Thu Phương (2006), “Quản trị rủi ro đối với dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 14 . 27. Lê Văn Tề (1999), Giáo trình thẻ thanh toán Quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ. 28. Lê Văn Tề, Trương Thị Hồng (1999), Thẻ thanh toán quốc tế và việc ứng dụng thẻ thanh toán quốc tế tại Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ. 29. Lê Văn Tề, ThS. Nguyễn Thị Xuân Liễu (1999), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê. 30. Vũ Phúc Thái (2003), “Giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt để phát huy nội lực”, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề 2003. 31. Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Một vài ý kiến về bảo mật và quản lý rủi ro các giao dịch ngân hàng điện tử”, Tạp chí Ngân hàng, Số 14. 32. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải (2000), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê. 33. Lê Văn Tư (1997), Tiền tệ, tín dụng và Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê. 34. Đặng Trần (2006), “Thẻ Việt Nam- Hội nhập và phát triển”, Tạp chí Vietcombank, 5 Số 150+151. 35. Trần Mai Ước (2006), “Phát triển thanh toán thẻ tại Việt Nam thách thức và cơ hội”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, Số 8, tr18. 36. Bá Vượng (2003), “Thẻ connect 24- Công cụ thanh toán không dùng tiền mặt đa lợi ích”, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề 2003. 37. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Qui chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ Ngân hàng. Các Website: http://agribank.com.vn/default.aspx 39. http://www. icb.com.vn 40. http://www. vib.com.vn 41. http://www. acbbank.com.vn 42. http://www. scb.com.vn 43. http://www. vbard.com.vn 44. http://www.mof.gov.vn 45. http://www.voanews.com 46. ttp://www.techcombank.com.vn . gia dịch vụ thanh toán thẻ. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, chúng tôi lựa chọn đề tài Thực trạng và giải phát phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông. tình hình thẻ thanh toán tại Agribank trong thời gian qua. Thông qua số liệu thu thập được để đánh giá thực trạng phát triển thẻ thanh toán tại Agribank Đưa ra những yếu tố thực tế và đánh giá. phát triển thẻ thanh toán và tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Thực trạng hoạt động thẻ thanh toán tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chương 3: Giải

Ngày đăng: 25/08/2015, 08:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan