Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm toàn cầu

29 527 2
Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm toàn cầu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm toàn cầu Lại Mạnh Quân Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Phương Thảo Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về chính sách sản phẩm đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Khảo sát thực trạng chính sách sản phẩm tại công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu giai đoạn 2007-2009. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu trong thời gian tới Keywords: Quản trị kinh doanh; Chính sách; Sản phẩm; Bảo hiểm Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đối với mỗi doanh nghiệp chính sách sản phẩm giữ vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh cũng như duy trì sự sống còn của doanh nghiệp, đặc biệt với nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Chính sách sản phẩm trả lời cho câu hỏi cần thỏa mãn nhu cầu gì của khách hàng, do vậy nó quyết định đến việc có khách hàng hay không có khách hàng, khách hàng mua hay không mua sản phẩm của doanh nghiệp. Chính sách sản phẩm là biến số đầu tiên và quyết định đến hoạt động của các biến số khác của marketing-mix là giá cả, phân phối và xúc tiến hỗn hợp. Hiện nay, do việc phân phối hàng hóa ra ngoài thị trường của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú với giả cả rẻ hơn các đối thủ, điều đó đã tạo ra một cuộc chiến thực sự giữa các doanh nghiệp nên tạo được lợi thế cạnh tranh đã khó, việc duy trì lợi thế đó còn khó khăn hơn. Các biến số khác của marketing- mix có thể tạo được những lợi thế trong ngắn hạn nhưng sẽ dẫn tới những cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn trong giá cả và cách thức phân phối hàng hóa. Do đó, doanh nghiệp buộc phải tập trung nghiên cứu, xem xét để hoàn thiện chính sách sản phẩm nhằm xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh trong dài hạn so với đối thủ cạnh tranh. Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) được thành lập vào giữa năm 2006. Sau khi thành lập, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các thành qủa đạt được của các doanh nghiệp khác hoạt động trong ngành bảo hiểm, công ty đã cố gắng lựa chọn đổi mới và hình thành chính sách sản phẩm để đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng. Bằng giải pháp này, công ty đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và từng bước tạo được vị thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp bảo hiểm khác. Tuy nhiên, bên cạnh vẫn còn nhiều hạn chế khác tồn tại, đặc biệt là vấn đề về sắp xếp, phát triển sản phẩm mới lại nổi nên như là vấn đề cần phải giải quyết ngay. Bên cạnh đó là vấn đề quản lý chính sách sản phẩm như thế nào để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và tính linh hoạt của chính sách đang là vấn đề thách thức đối với lãnh đạo Công ty cổ phẩn bảo hiểm Toàn Cầu. Xuất phát từ vai trò quan trọng của chính sách sản phẩm và tính cấp thiết của vấn đề này đối với Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu, tác giả lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là: “Hoàn thiện chính sách sản phẩm của Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu” 2. Tình hình nghiên cứu Trên thế giới hiện nay đã có nhiều giáo trình, sách tham khảo đề cập đến các vấn đề marketing trong ngành bảo hiểm như: cuốn “Marketing Insurace” (paperback - 2008) do tác giả Bajpai của Ấn độ viết; cuốn “Introduction to Insurance marketing” (hardcover - 2007) do tác giả Ashish Barua viết; cuốn “The guide to understanding insurance marketing” của A.M.Best viết năm 2009 và đang được bán rộng rãi trên thế giới; hay một số bài báo như: “Trend and innovations in the marketing of insurance” của tác giả David L. Bickelhaupt đăng trên tạp chí The Journal of Marketing, Vol. 31, No. 3 (Jul.,1967), pp. 17-22; hoặc John N. Coagrove, compelition in insurance marketing (Cincinnati: The National Underwriter Company, 1960), pp. 1-2; Donald M. Witmeyer, “Marketing on the March” The Annals of the society of Chartered Property and Casualty Underwriter, Vol. 18 (Summer, 1966), pp. 115-53, at p. 131 Còn ở Việt Nam chưa có giáo trình, sách tham khảo hay công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề marketing trong bảo hiểm một cách hệ thống và đầy đủ, mà chỉ có một số bài viết ở các tạp chí hay sách chuyên khảo đề cập đến một phần vấn đề mang tính chất cung cấp thông tin về một khía cạnh nhất định của chính sách sản phẩm như: “Bạn đã quan tâm đến chính sách sản phẩm?” của tác giả Thanh Bình đăng trên tạp chí bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam năm 2005 của Vinare; hay trong cuốn marketing sản phẩm (sách chuyên khảo) của PGS.TS Lưu Văn Nghiêm, nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, năm 2008 Đối với công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu, đề tài “Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu” là một đề tài hoàn toàn mới, chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu một cách hệ thống về chính sách sản phẩm nào được thực hiện tại Công ty trong suốt những năm qua. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích: Hoàn thiện chính sách sản phẩm nhằm làm cho chính sách sản phẩm trở thành công cụ đắc lực cho việc thực hiện mục tiêu kinh doanh của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu. - Nhiệm vụ:  Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về chính sách sản phẩm đối với các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm  Khảo sát thực trạng chính sách sản phẩm tại công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu giai đoạn 2007-2009  Kinh nghiệm của một số hãng đã thành công trong việc lựa chọn chính sách sản phẩm phù hợp 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý chính sách sản phẩm tại công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình quản lý chính sách sản phẩm trong giai đoạn 2006-2009 của GIC trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam được sử dụng cho những đối tượng khách hàng tiêu dung sản phẩm bảo hiểm của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, luận văn đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ tthể là: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac - Lênin được sử dụng rộng rãi trong luận văn như những phương pháp nghiên cứu chủ đạo. - Bên cạnh đó, luận văn cũng sử dụng kết hợp các phương pháp như: phương pháp xây dựng giả thuyết, mô hình hóa và hệ thống hóa trong quá trình nghiên cứu và phân tích. - Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: so sánh, thống kế, phân tích, tổng hợp, bảng hỏi-thông tin ở dạng sơ cấp…để nghiên cứu các nội dung cụ thể. 6. Dự kiến đóng góp của Đề tài * Đóng góp về mặt lý thuyết: Tác giả mong muốn góp phần hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến chính sách sản phẩm và chỉ rõ tầm quan trọng của chính sách sản phẩm đối với sự tồn tại và phát triển của công ty cổ phẩn bảo hiểm Toàn Cầu * Đóng góp về mặt thực tiễn: + Khảo sát, phân tích để chỉ rõ những mặt tích cực, những mặt hạn chế đồng thời làm rõ những nguyên nhân ảnh hưởng đến chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu. + Từ những nguyên nhân đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu trong thời gian tới. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương như sau: - Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chính sách sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. - Chương 2: Thực trạng hoạt động chính sách sản phẩm tại công ty cổ phẩn bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) - Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 1.1 Đặc thù doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và vai trò của chính sách sản phẩm. 1.1.1 Đặc thù doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm 1.1.1.1 Kinh doanh bảo hiểm luôn gắn liền với hoạt động đầu tư tài chính Như chúng ta đã biết bản chất của doanh nghiệp bảo hiểm là một định chế tài chính và phải đứng vững được trên “hai chân” của mình: “một chân” là kinh doanh bảo hiểm gốc còn “chân còn lại” là đầu tư tài chính và chỉ khi nào “hai chân” này hoạt động trơn chu, nhịp nhàng thì lúc đó doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm mới có khả năng phát triển bền vững trong tương lai 1.1.1.2 Đặc điểm về sản phẩm Mục đích của bảo hiểm là đem lại sự an tâm, sự an toàn về mặt tài chính cho người tham gia bảo hiểm trước những rủi ro có thể xảy ra. Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm trừu tượng nên không thể thấy được và không dễ gì nhận biết được lợi ích cơ bản, đặc tính, công dụng của sản phẩm. Sản phẩm bảo hiểm là lời hứa, là sự cam kết của doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho khách hàng khi xảy ra tổn thất, như vậy công tác chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng phải được xây dựng theo từng loại sản phẩm khác nhau nhằm phụ vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đối với người tiêu dùng thì không bao giờ mong muốn được sử dụng sản phẩm Sản phẩm bảo hiểm có chu trình kinh doanh ngược. 1.1.1.3 Đặc điểm về khách hàng Bất kỳ ai cũng có thể trở thành khách hàng được dù đó là cá nhân hay tổ chức thì cũng luôn có những sản phẩm phù hợp để cung cấp cho khách hàng. Khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm được phân bổ với phạm vi không gian địa lý rộng khắp vì khách hàng ở bất kỳ đâu cũng có thể tham gia bảo hiểm hoặc khách hàng tham gia bảo hiểm tại một địa điểm cụ thể và di chuyển sang một địa điểm khác… 1.1.1.4 Hoạt động nhận và nhượng tái bảo hiểm - Nhận tái bảo hiểm: doanh nghiệp bảo hiểm nhận (mua) dịnh vụ bảo hiểm từ các doanh nghiệp bảo hiểm khác để cùng chia sẻ rủi ro và phải gánh chịu tổn thất. - Nhượng tái bảo hiểm: doanh nghiệm bảo hiểm nhượng (bán) sản phẩm bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm khác để san sẻ rủi ro và giảm bớt phần trách nhiệm khi tổn thất xảy ra. 1.1.1.5 Đặc điểm về quy mô vốn đầu tư - Bảo hiểm không cần phải bỏ vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất, máy móc, … trừ những thiết bị cần thiết cho hoạt động văn phòng; - Bảo hiểm không có tồn kho nên doanh nghiệp cũng không cần phải đầu tư vào kho chứa - Vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu là để dự phòng bồi thường trong giai đoạn đầu doanh nghiệp đi vào hoạt động mà chưa có quỹ dự phòng bồi thường và quỹ dự phòng tài chính. 1.1.1.6 Mối quan hệ giữa doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp khác. - Liên kết, phối hợp với các doanh nghiệp giám định về tài sản để xác định nguyên nhân tổn thất và mức độ tổn thất để làm căn cứ giải quyết bồi. - Phối hợp với bên Công an để xác định nguyên nhân tổn thất, kiểm tra và ngăn chặn việc trục lợi bảo hiểm - Phối hợp chặt chẽ với các Bệnh viện, trung tâm y tế, các giáo sư, bác sỹ, chuyên gia trong lĩnh vực y tế để có căn cứ bồi thường chính xác đối với các loại hình bảo hiểm con người. 1.1.2 Vai trò của chính sách sản phẩm Sản phẩm mà doanh nghiệp tung ra trên thị trường không được khách hàng chấp nhận và mua sắm thì doanh nghiệp sẽ không tồn tại hoặc sẽ phải rút lui khỏi thị trường. Sản phẩm quyết định đến việc có tạo ra khách hàng và phát triển khách hàng của doanh nghiệp, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trên thị trường hay nói cách khác trước khi nghĩ đến các chiến lược kinh doanh thì doanh nghiệp phải tập trung nguồn lực để xây dựng sản phẩm tốt nhất trước khi tung ra thị trường. Ngoài ra, chính sách sản phẩm chính là xương sống, là nền tảng của chiến lược kinh doanh, là cơ sở để hoạch định các hoạt động marketing-mix tiếp theo của doanh nghiệp. Nếu không có sản phẩm thì mọi hoạt động marketing khác của doanh nghiệp đều không có ý nghĩa. 1.2 Quản lý chính sách sản phẩm 1.2.1 Lựa chọn chính sách sản phẩm 1.2.1.1 Cơ sở để hoạch định chính sách sản phẩm Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau như thị phần của các sản phẩm đang có xu hướng bão hòa, mức độ trunh thành của khách hàng đối với sản phẩm ngày càng giảm, đặc biệt là sản phẩm bảo hiểm. Cơ sở để hoạch định chính sách sản phẩm thể hiện ở các điểm sau: Thứ nhất là dựa vào nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi với tốc độ ngày càng nhanh, bên cạnh đó mức sống và thu nhập được nâng lên vì vậy nhu cầu về an toàn được quan tâm đặc biệt. Thứ hai là dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm có những thế mạnh, đặc thù riêng của mình và luôn tận dụng những thế mạnh đó để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Những doanh nghiệp với nguồn lực dồi dào có thể đề nghị với thị trường một chính sách sản phẩm khá đầy đủ tất cả các sản phẩm bảo hiểm Thứ ba là dựa vào tình hình cạnh tranh trên thị trường, phải nói rằng bảo hiểm và ngân hàng là hai ngành có mức độ cạnh tranh khốc liệt nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay. Các doanh nghiệp hoạt động trong ngành bảo hiểm đã lên đến con số 40 Thứ tư là dựa vào quy định của Pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm. Với vai trò quan trọng nhất là bảo vệ và chia sẻ rủi ro ngành bảo hiểm phi nhân thọ được Pháp luật “hỗ trợ” bằng những sản phẩm bắt buộc người dân phải tham gia bảo hiểm, nếu không tham gia sẽ bị chế tài. 1.2.1.1 Các dạng chính sách sản phẩm - Chính sách đa dạng hóa (hay còn gọi là chính sách phối hợp theo chiều rộng): được hình thành trên cơ sở phối hợp nhiều tuyến sản phẩm khác nhau trong danh mục sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra cho khách hàng. Có hai hình thức đa dạng hóa, đó là đa dạng hóa đồng tâm và đa dạng hóa kết hợp. - Chính sách chuyên môn hóa (hay còn gọi là chính sách phối hợp theo chiều sâu): có nghĩa là doanh nghiệp chỉ đưa ra thị trường một tuyến sản phẩm với các đơn vị sản phẩm trong tuyến khác nhau về cấp độ chất lượng, kích cỡ, kiểu dáng và mẫu sắc… Chính sách này còn được gọi là chính sách chuyên môn hóa. - Chính sách tạo dựng ưu thế cho sản phẩm: chính sách này tạo ưu thế hay xác định lại vị trí cho sản phẩm là cách gây ấn tượng với người tiêu thụ về sản phẩm của doanh nghiệp khi so sánh với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. 1.2.2 Quản lý danh mục sản phẩm và tuyến sản phẩm Hiện nay, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cũng như quốc tế đều lựa chọn chính sách đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu đa dạng và liên tục thay đổi của khách hàng. Trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp lựa chọn chính sách đa dạng hóa sản phẩm với danh mục và tuyến sản phẩm rất phong phú. 1.2.3 Quản lý thƣơng hiệu sản phẩm * Vai trò của thương hiệu Có thể nói thương hiệu là một tài sản vô hình quý giá của một doanh nghiệp. Thương hiệu có thể mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích như tạo ra sự trung thành lớn hơn từ phía khách hàng. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thì vai trò của thương hiệu càng quan trọng vì sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm vô hình. * Lựa chọn chiến lược thương hiệu - Chiến lược thương hiệu dẫn dắt chiến lược sản phẩm (chiến lược (1)) - Chiến lược thương hiệu phụ thuộc vào chiến lược sản phẩm (chiến lược (2)) - Chiến lược Hybrid (chiến lược (3)): trên thực tế thị trường, có nhiều doanh nghiệp khởi đầu bằng chiến lược (1), sau đó do sức ép cạnh tranh, họ buộc phải điều chỉnh chiến lược thương hiệu và áp dụng cả chiến lược (2) để duy trì vị trí thị trường. * Định vị thương hiệu - Lựa chọn định vị rộng cho thương hiệu - Lựa chọn định vị đặc thù cho thương hiệu sản phẩm - Lựa chọn định vị giá trị cho thương hiệu sản phẩm * Bảo vệ thương hiệu Các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay đều đang dành rất nhiều công sức và tiền của để bảo vệ thương hiệu của mình * Phát triển thương hiệu Khi đã bảo vệ thương hiệu thành công thì việc khai thác, phát triển, tận dụng thương hiệu để đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích lơn hơn nữa từ đó tăng khả năng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.2.4 Quản lý sản phẩm mới * Sự cần thiết phải phát triển sản phẩm mới/sản phẩm mới Sản phẩm bảo hiểm cũng giống như sản phẩm vật chất khác, nó cũng có chu kỳ sống của nó nên ở giai đoạn cuối của chu kỳ đời sống của sản phẩm, khả năng sinh lợi của sản phẩm bảo hiểm Bên cạnh đó, sự thay đổi hay xu hướng mới của nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm bảo hiểm. * Quy trình phát triển sản phẩm mới Trong quá trình phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm việc phát triển sản phẩm bảo hiểm mới là việc làm diễn ra thường xuyên liên tục. 1.3 Đánh giá chính sách sản phẩm 1.3.1 Mục đích Đánh giá chính sách sản phẩm để biết được mức độ phù hợp của chính sách sản phẩm đối với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó đánh giá chính sách sản phẩm còn giúp doanh nghiệp xem xét mức độ phù hợp của chính sách sản phẩm với yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, việc đánh giá chính sách sản phẩm còn giúp doanh nghiệp có thể cải thiện được vị trí cạnh tranh cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu vì một chính sách. Đề nghị với thị trường một danh mục sản phẩm hoàn toàn mới để mang lại hiệu quả cao hơn. 1.3.2 Phƣơng pháp đánh giá Phương pháp so sánh thực hiện với kế hoạch giúp doanh nghiệp có thể nhận biết được bằng trực quan về thực trạng chính sách của mình Phương pháp so sánh năm trước với năm sau giúp doanh nghiệp phân tích mức độ tăng doanh thu trong cùng một thời kỳ của năm sau so với năm trước tăng bao nhiêu phần trăm. Phương pháp so sánh với doanh nghiệp khác để biết được vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh * Chỉ tiêu đánh giá định tính: Thứ nhất, chính sách sản phẩm phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp: mỗi doanh nghiệp bảo hiểm đều xác định cho mình một mục tiêu tổng quát, lâu dài và xuyên suốt trong quá trình phát triển của doanh nghiệp tuy nhiên tại mỗi thời kỳ doanh nghiệp đều xác định những mục tiêu khác nhau để cân đối nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đó. Thứ hai, chính sách sản phẩm phù hợp với yêu cầu thị trường: một danh mục sản phẩm tốt, phù hợp với thị trường sẽ tạo ra số lượng khách hàng lớn và góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp và ngược lại. Thứ ba, chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu: chất lượng sản phẩm tốt, uy tín thương hiệu mạnh sẽ là một trong các yếu tố giúp doanh nghiệp đánh giá chính sách sản phẩm của mình một cách tốt nhất. Thứ tư, tính nhạy bén, linh hoạt (khả năng thích ứng) của các quyết định về chính sách sản phẩm đối với sự thay đổi của thị trường: danh mục sản phẩm bảo hiểm cũng giống như danh mục các sản phẩm khác phải có “tính mở” trong các quyết định liên quan đến sản phẩm. Thứ năm¸ sự cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường: một chính sách sản phẩm phù hợp, hiệu quả sẽ mang đến cho doanh nghiệp một vị trí cạnh tranh mạnh mẽ. * Chỉ tiêu đánh giá định lƣợng: Một là thị phần của doanh nghiệp: thị phần là thước đo sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp doanh thu phí bảo hiểm là chỉ tiêu quan trọng nhất để sắp xếp thứ tự của các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường. [...]... như các công ty giám định, các trung tâm tư ván sức khỏe, các công ty môi giới bảo hiểm, các công ty bảo hiểm ,… 2.2 Chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) 2.2.1 Định hƣớng chính sách sản phẩm của GIC * Kế hoạch xây dựng chính sách sản phẩm GIC mong muốn cung cấp tất cả các sản phẩm bảo hiểm hiện có trên thị trường để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách... thác bảo hiểm trực tiếp và khai thác bảo hiểm thông qua đại lý 2.2.3 Kết quả thực hiện chính sách sản phẩm của GIC * Xây dựng chính sách sản phẩm của GIC Đến thời điểm hiện tại GIC đã có những thành công nhất định trong việc xây dựng chính sách sản phẩm theo chiến lược đa dạng hóa sản phẩm với khoảng 100 sản phẩm * Lựa chọn chính sách sản phẩm của GIC Trước những thay đổi liên tục trong nhu cầu của. .. với mỗi doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm Bốn là chất lượng của sản phẩm: trong bài viết này, tác giả đề cập đến thời gian cung cấp sản phẩm bảo hiểm và thời gian giải quyết bồi thường cho khách hàng khi không may xảy ra tổn thất CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẨN BẢO HIỂM TOÀN CẦU (GIC) 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) 2.1.1 Hình thành và phát... doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính Chuyên tư vấn, cung cấp khoảng 20 nhóm sản phẩm bảo hiểm thương mại bao gồm gần 100 sản phẩm bảo hiểm cho kỹ thuật, Hàng hải, Tài sản, Trách nhiệm, Con người, Xe cơ giới - Định hướng hoạt động của Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC): Mục tiêu tổng quát: “Xây dựng và phát triển GIC thành một Công ty bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu của. .. Đặc điểm sản phẩm GIC lựa chọn chính sách đa dạng hóa sản phẩm với khoảng 100 sản phẩm khác nhau: - Nhóm sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới: bao gồm năm sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và hành khách, bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người ngồi trên xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với hàng hóa trên xe, bảo hiểm vật chất toàn bộ xe /bảo hiểm thân... chính sách sản phẩm của GIC Biết được mức độ phù hợp của chính sách sản phẩm đối với mục tiêu phát triển của GIC Mức độ phù hợp của nó đối với yêu cầu của thị trường hiện tại và tương lai mà GIC tham gia với tư cách là một đơn vị cầu thành thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Thay đổi các sản phẩm trong danh mục sản phẩm của mình cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị trường Chính việc đánh giá chính. .. cao chất lượng sản phẩm Tính nhạy bén, linh hoạt (khả năng thích ứng) của các quyết định về chính sách sản phẩm đối với sự thay đổi của thị trường: bảo hiểm là sản phẩm vô hình và không thể định lượng được khi mua sản phẩm, chính vì vậy ngay trong bản thân các sản phẩm đã có sự linh hoạt, nhạy bén Sự cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường: chúng ta thấy rằng chính sách sản phẩm của GIC khá đúng... Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) đã trải qua bốn năm hoạt động kinh doanh bảo hiểm với những thành công nhất định của mình và có sự đóng góp rất lớn của chính sách sản phẩm và xây dựng, thiết kế, quyết định về chính sách sản phẩm là một trong những hoạt động quan trọng nhất của GIC Qua thực tế triển khai công tác này tại GIC như đã phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng mặc dù có những thành công. .. nhưng để chính sách sản phẩm phù hợp hơn nữa, thành công hơn nữa và thu được những kết quả cao hơn nữa vần đòi hỏi sự cố gắng của mọi thành viên làm việc tại GIC đặc biệt là bộ phận được phân công thiết kế, xây dựng chính sách sản phẩm Luận văn trên đây đã trình bày những hiểu biết cơ bản của tác giả về chính sách sản phẩm của GIC cũng như tình hình hoạt động thực tiễn của chính sách sản phẩm tại GIC... nhiên GIC vẫn chưa thực sự thành công trong công tác này * Nhận xét chung - Những thành công trong chính sách sản phẩm của GIC o GIC đã có những thay đổi, điều chỉnh chính sách sản phẩm của mình để phù hợp với chiến lược, mục tiêu kinh doanh o Thị trường luôn có những nhu cầu mới và chính sách sản phẩm của GIC đã phần nào có những động thái tích cực để đáp ứng những nhu cầu đó o Chất lượng giải quyết . đến chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu. + Từ những nguyên nhân đó, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu. trạng hoạt động chính sách sản phẩm tại công ty cổ phẩn bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) - Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) CHƢƠNG. vấn đề này đối với Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu, tác giả lựa chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp là: Hoàn thiện chính sách sản phẩm của Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu 2. Tình hình

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:49

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan