Đánh giá nhân lực nhân viên tại ban quản lý đầu tư và kinh doanh tòa nhà EVN

6 291 1
Đánh giá nhân lực nhân viên tại ban quản lý đầu tư và kinh doanh tòa nhà EVN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đánh giá nhân lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh tòa nhà EVN Phạm Trần Diệu Ánh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số 60 34 05 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Thị Hoa Mai Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản trị kinh doanh; Quản lý nhân sự; Năng lực nhân viên. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nguồn nhân lực hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản xuất và dịch vụ. Nhân tố then chốt liên quan đến thành công trong dài hạn của một tổ chức là khả năng đo lường mức độ thực hiện công việc của nhân viên. Đánh giá nhân viên là một trong những công cụ hữu dụng nhất mà một tổ chức thường sử dụng để duy trì và thúc đẩy hiệu suất công việc và thực hiện quá trình nhằm đạt đến mục tiêu chiến lược của tổ chức. Vì vậy, chất lượng con người cần phải được quan tâm và đầu tư đúng mức. Để đạt được yêu cầu này, cần phải đánh giá đúng thực trạng năng lực của nhân viên, đồng thời xác định được các các giải pháp hợp lý đối với các vấn đề phát sinh. Đánh giá nhân viên là việc làm rất cần thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp, nó là chiếc cầu nối giữa người quản lý và nhân viên, vừa gắn bó mật thiết với lợi ích cá nhân người lao động, vừa là cơ sở để nhà quản lý đưa ra chính sách lương, thưởng, đào tạo phát triển, sự thăng tiến cho nhân viên Song đây là một vấn đề tương đối nhạy cảm, tế nhị khiến cho các nhà quản lý luôn cảm thấy e ngại, nhất là khi họ đưa ra những lời nhận xét không tích cực. Do đó, để công việc này trở thành một hoạt động bình thường và diễn ra thường xuyên trong doanh nghiệp, nhà quản lý cần phải có kỹ năng áp dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá nhân viên. Trên thực tế, những phương pháp và hệ thống đánh giá nhân viên thích hợp và được thiết kế chuẩn xác luôn là nhân tố thiết yếu để phát triển năng lực và động viên tinh thần làm việc của mọi nhân viên. Đồng thời, nó còn góp phần thu hút và giữ được chân người tài trong thị trường lao động có tính cạnh tranh gay gắt như ngày nay. Do đó, với mục tiêu hoàn thiện hoạt động đánh giá nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá năng lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN ”. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: 1. Thực trạng hoạt động đánh giá năng lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN hiện nay như thế nào? 2. Làm sao để hoàn thiện hoạt động đánh giá năng lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN? 2. Tình hình nghiên cứu: Liên quan đến vấn đề đánh giá năng lực người lao động, đã có nhiều công trình khoa học cũng quan tâm nghiên cứu. Có thể chia các công trình nghiên cứu thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất là các công trình nghiên cứu mang tính lý luận, đưa ra những khái niệm cũng như phương pháp chung đánh giá năng lực người lao động. Như: “Quản trị nguồn nhân lực” (2002) của George T. Milkovich; “Quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp” (2004) của Đỗ Văn Phức; “Quản trị nhân lực ở Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (2004) của Phạm Thanh Nghị - Vũ Hoàng Ngân Nhóm thứ hai là các công trình nghiên cứu gắn với thực tiễn hoạt động tại các công ty, doanh nghiệp Việt Nam. Như: “Quản trị nhân sự trong công ty Nhật Bản” (1994) của Nguyễn Đình Hiển và Hải Ninh; Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện công tác đánh giá thành tích nhân viên tại tập đoàn viễn thông quân đội” (2012) của Võ Trung Mạnh (Đại học Đà Nẵng); Luận văn Thạc sĩ “Thực trạng hoạt động quản trị nhân lực của Công ty Cô phần cửa sổ nhựa Châu Âu” (2013) của Phạm Hoàng Nam (Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội)… Những kết quả nghiên cứu nói trên đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về việc đánh giá nhân lực và là những nguồn tài liệu qúy giá mà tác giả luận văn được kế thừa. Để từ đó luận văn này sẽ có những phân tích cả về lý luận và thực tiễn đối với các cơ sở kinh doanh nói chung và của Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:  Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá hoạt động của Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN, đề xuất những giải pháp thật sự mang lại hiệu quả cho công tác đánh giá nhân viên khối chức năng tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN.  Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề liên quan đến quản trị nguồn nhân lực và đánh giá năng lực nhân viên. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác đánh giá năng lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá năng lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: năng lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN.  Phạm vi nghiên cứu: - Lĩnh vực: Đánh giá năng lực nhân viên thông qua việc thực hiện công việc tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN. - Phạm vi: Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN. - Thời gian: 2011-2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Nhằm giúp cho nội dung nghiên cứu phong phú, sát thực tế, người viết áp dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như : phương pháp quan sát thực tiễn; phương pháp thu thập, đọc tài liệu và tổng hợp. Các phương pháp nêu trên giúp người viết tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ : từ lý thuyết đến thực tiễn. Với phương thức tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ, người viết sẽ tránh được những quan điểm đánh giá phiến diện và những giải pháp đề xuất sẽ sát thực tiễn, mang tính khả thi cao. 6. Kết cấu của đề tài Nội dung nghiên cứu ngoài mở đầu, kết luận,mục lục, tài liệu tham khảo được chia làm 03 chương cụ thể như sau: Chương 1: Một số vấn đề chung liên quan đến hoạt động đánh giá năng lực người lao động tại một cơ sở kinh doanh. Chương 2: Thực trạng hoạt động đánh giá năng lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đánh giá năng lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN. Reference TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. PGS-TS. Lê Xuân Bá, TS. Trần Kim Hào, TS. Nguyễn HữuThắng (Đồng chủ biên) (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB chính trị quốc gia. 2. Phạm Trí Cao và Vũ Minh Châu (2006), Kinh tế lượng ứng dụng, NXB Lao động xã hội. 3. TS. Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt nam, NNB Lao động - Xã hội. 4. TS. Trần Kim Dung (2003), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Thông kê. 5. ThS. Nguyễn Văn Điềm (2007), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. 6. Đoàn Thị Thu Hà – Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Giáo trình khoa học quản lý II – Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 7. Nguyễn Đình Hiển và Hải Ninh (1994), Quản trị nhân sự trong công ty Nhật Bản, NXB TP. Hồ Chí Minh. 8. Phạm Thanh Hội (2003), Quản trị nhân sự, NXB Thống kê. 9. Hương Huy dịch (2007), Quản trị nguồn nhân lực, tập 1-2, NXB Giao thông vận tải. 10. TS. Phạm Thúy Hương (2012), Bài giảng. 11. Phạm Thanh Nghị - Vũ Hoàng Ngân (2000), Quản trị nhân lực ở Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội. 12. GS.TS. Bùi Văn Nhơn (2010), Giáo trình Quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức, Học viện Hành chính Quốc gia. 13. Đỗ Văn Phức (2004), Quản lý nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 14. TS. Trần Anh Tài (2002), Giáo trình Quản trị học, Khoa Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội. 15. Nguyễn Tấn Thịnh (2009), Giáo trình Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 16. Nguyễn Hữu Thân (2008), Quản trị Nhân sự, NXB Thống kê. 17. PGS.TS Phạm Đức Thành (2005), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Thống kê. 18. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2004), Khoa kinh tế lao động, Giáo trình Quản trị nhân lực. 19. Quy chế trả lương của Ban quản lý Đầu tư và Kinh doanh tòa nhà EVN. 20. Quy định chức năng, nhiệm vụ các vị trí công việc tại phòng Quản lý và khai thác tòa nhà. 21. Tài liệu tổ chức nhân sự của Ban quản lý Đầu tư và Kinh doanh tòa nhà EVN. Tiếng Anh 22. Christian Batal (Phạm Quỳnh Hoa dịch) (2000), Quản lí nguồn nhân lực trong khu vực Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia. 23. George T. Milkovich (2002), Quản trị nguồn nhân lực, NXB Thống kê. 24. M.Konoroke – Trần Quang Tuệ (dịch) (1997), Nhân sự chìa khóa của thành công, NXB Giao thông. 25. Martin Hilb (2003), Quản trị Nhân sự tổng thể, NXB TP. Hồ Chí Minh. 26. Paul Hersey, TS. Trần Thị Hạnh và TS. Đặng Thành Hưng (2008), Quản lí nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Website: 27. http://thuvienluanvan.com 28. http://timluanvan.com 29. http://choluanvan.com 30. http://kholuanvan.com . động đánh giá nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu Đánh giá năng lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN ” đánh giá năng lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN. 4. Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu  Đối tư ng nghiên cứu: năng lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh. động đánh giá năng lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và Kinh doanh Tòa nhà EVN hiện nay như thế nào? 2. Làm sao để hoàn thiện hoạt động đánh giá năng lực nhân viên tại Ban Quản lý Đầu tư và

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan