Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở việt nam

6 491 4
Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam Nguyễn Thị Thủy Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: TS. Phạm Quang Vinh Năm bảo vệ: 2008 Abstract: Trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về chống gian lận thương mại (GLTM), chống GLTM qua giá trong hoạt động nhập khẩu; kinh nghiệm phòng ngừa và chống GLTM qua giá ở một số nước như Mỹ và New Zealand. Nghiên cứu thực trạng chống GLTM qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2000 đến nay qua tìm hiểu cơ sở pháp lý cho các biện pháp chống GLTM qua giá, tình hình GLTM qua giá trong hoạt động nhập khẩu đối với nhóm mặt hàng nhà nước quản lý giá tính thuế và nhóm mặt hàng nhà nước không quản lý giá tính thuế; thực trạng công tác kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá tính thuế và kiểm tra sau thông quan. Trình bày những quan điểm và các nhóm giải pháp tăng cường chống GLTM qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam: điều chỉnh môi trường pháp lý theo hướng minh bạch công khai, phù hợp với luật chơi chung của thế giới; hoàn thiện phương pháp kiểm tra trị giá khai báo, tham vấn, xác định trị giá; tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu. Keywords: Gian lận thương mại; Hải quan; Nhập khẩu; Trị giá Content LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã và đang là một nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn của Ngân sách nhà nước, là phương tiện vật chất để nhà nước hoạt động và thực hiện chức năng quản lý của mình. Trong những năm qua chính sách và cơ chế quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã có những thay đổi lớn và đạt được những kết quả quan trọng cả về yêu cầu thu ngân sách và điều tiết quản lý vĩ mô trong quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để chuyển nền kinh tế sang một thời kỳ phát triển mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành một xu thế khách quan, quan trọng trong thế giới ngày nay khi làn sóng toàn cầu hoá đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Nếu như toàn cầu hoá luôn có hai mặt tích cực và tiêu cực thì hội nhập kinh tế luôn mang theo mình những cơ hội, thách thức và đe doạ. Điều này đặt ra cho các nước phải thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, thực hiện hội nhập với khu vực và trên thế giới để không bị gạt ra bên lề của sự phát triển. Một trong những biểu hiện của hội nhập kinh tế là quá trình tự do hoá thương mại và thực hiện cải cách toàn diện theo hướng mở cửa thị trường. Tuy nhiên, trong tiến trình hội nhập kinh tế, nhất là trong khuôn khổ Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, các cam kết của Việt Nam với APEC, AFTA và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam đã có những bước đi quan trọng nhằm triển khai áp dụng Hiệp định trị giá Hải quan theo GATT/WTO. Ngày 6/6/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP quy định việc xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều VII Hiệp định chung về thuế quan thương mại (gọi tắt Hiệp định trị giá GATT). Trên cơ sở đó, ngày 8/12/2003 Bộ Tài chính ban hành Thông tư 118/2003/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện trị giá hải quan. Tiếp theo đó Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính Phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thay thế Nghị định số 60/2002/NĐ-CP, Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/07 của Chính phủ quy định chi tiết về việc xác định trị giá Hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thay thế Nghị định số 155/2005/NĐ-CP. Các văn bản pháp quy liên tục được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung theo hướng minh bạch, công khai phù hợp với Luật chơi chung của Thế giới. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/01/2006, Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007 kèm theo đó là Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế. Cùng với việc bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống xác định trị giá tính thuế mới, Việt Nam đứng trước một thách thức mới là tình trạng gian lận thương mại qua giá ngày càng gia tăng. Trong điều kiện đó, việc tổ chức phòng ngừa và chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu trở thành một yếu tố quan trọng, đảm bảo chống thất thu cho Ngân sách nhà nước và tạo điều kiện lành mạnh hoá môi trường cạnh tranh trên thị trường nội địa. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chống gian lận thương mại qua giá trước đòi hỏi bức xúc của thực tế, các nhà quản lý phải thay đổi phương pháp quản lý để thích ứng với yêu cầu hội nhập. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu và triển khai áp dụng đề tài: “Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt nam” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Từ khi thực hiện cải cách thuế đến nay cùng với việc bắt đầu triển khai áp dụng hệ thống xác định trị giá tính thuế mới, đã có một số công trình nghiên cứu về đề tài này, nhưng nhìn chung do mục tiêu của từng đề tài nên chưa có nghiên cứu tổng thể hoặc đi sâu vào từng vấn đề cụ thể mà các công trình khoa học trước đây chủ yếu tập trung nghiên cứu vào các nhóm sau: - Nhóm chống thất thu thuế như: Đề tài “ Một số vấn đề sử dụng công cụ thuế và chống thất thu thuế ở các địa bàn biên giới phía Bắc, Luận án của Thạc sỹ kinh tế Đặng Hồng Trung; Đề tài “ Thất thu thuế và giải pháp chống thất thu thuế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ’, Luận án của Thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Duy Long; Đề tài “Chống thất thu thuế trên địa bàn quận Đống Đa”, Luận án Thạc sỹ của Nguyễn Viết Tuấn; Đề tài “Chống gian lận thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận án của Thạc sỹ Viên Viết Hồng; Đề tài khoa học của ngành Hải quan “Một số giải pháp chống gian lận thương mại qua giá trong tiến trình hội nhập” của Mai Xuân Thành. - Nhóm quản lý thu thuế đối với một hoặc một vài sắc thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố như: Đề tài “Những giải pháp tăng cường quản lý thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiến trình hội nhập AFTA của Việt Nam”, Luận án tiến sỹ Nguyễn Danh Hưng; Đề tài “Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Luận án của thạc sỹ kinh tế Lê Hồng Tân; Đề tài “Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan hiện nay”, Luận án thạc sỹ kinh doanh và quản lý của Trần Thành Tô; Đề tài “Công tác quản lý thu thuế ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận án thạc sỹ của Vũ Thị Toản; Đề tài “Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá”, Luận án thạc sỹ kinh tế Mai Đình Tú. Các đề tài trên có đề cập ở mức độ nhất định về chống thất thu thuế, chống gian lận thương mại, quản lý thuế nói chung và thuế xuất nhập khẩu nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu độc lập về chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam cũng chưa có công trình khoa học nào dưới dạng luận văn thạc sỹ, luận văn tiến sỹ về đề tài này được công bố. 3- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài *Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu, để đề xuất các giải pháp chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. * Nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay trước tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. - Đánh giá thực trạng công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua. - Đề xuất những giải pháp chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam, đảm bảo chống thất thu cho Ngân sách nhà nước và tạo điều kiện lành mạnh hoá môi trường trên thị trường cạnh tranh nội địa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam kể từ khi có Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991; Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; quá trình sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu năm 1998; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005; Luật Hải quan năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan năm 2005; Luật quản lý thuế năm 2007. 5. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm, chính sách, pháp luật của nhà nước về các vấn đề có liên quan, phân tích sự việc trong sự biến động gắn với điều kiện lịch sử cụ thể. Ngoài ra, các phương pháp chuyên ngành được sử dụng trong quá trình nghiên cứu như thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn giải, tiếp cận hệ thống… Luận văn kết hợp nghiên cứu lý luận chung có liên quan đến gian lận thương mại, gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở ngành Hải quan. Đồng thời, có kết hợp nêu kinh nghiệm chống gian lận thương mại qua giá của một số nước tiến tiến. 6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn Luận văn hệ thống hoá có bổ sung những vấn đền lý luận cơ bản về chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam. Đánh giá đúng thực trạng công tác chống gian lận thương mại qua giá. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi đảm bảo chống thất thu cho Ngân sách nhà nước và tạo điều kiện lạnh mạnh hoá môi trường trên thị trường cạnh tranh nội địa như: Nhóm giải pháp về điều chỉnh môi trường pháp lý; Nhóm giải pháp về mô hình tổ chức và đào tạo luân chuẩn cán bộ trị giá; Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra trị giá, khai báo, tham vấn và xác định trị giá, Nhóm giải pháp về hoàn thiện biện pháp kiểm tra sau thông quan và một số các giải pháp khác. 7.Bố cục của luận văn Không kể phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về gian lận thương mại, gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu. Chương 2: Thực trạng chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam. References 1- ASEAN (2004), Tài liệu hướng dẫn xác định trị giá Hải quan ASEAN. 2. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 118/2003/TT/BTC ngày 8/12/2003 hướng dẫn Nghị định số 60/2002/NĐ-CP. 3. Bộ Tài chính (2005), Thông tư số 113/2005/TT/BTC ngày 15/12/2005 hướng dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 4. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 112/2005/TT/BTC ngày 1512/2003 hướng dẫn về thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. 5. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 59/2007/TT/BTC ngày 14/06/2007 hướng dẫn thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 6. Chính phủ (2002), Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu theo nguyên tắc của Hịêp định thực hiện Điều 7- Hiệp định chung về thuế quan thương mại. 7. Chính phủ (2005), Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005, quy định xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 8. Chính phủ (2005), Nghị định 149/2005/NĐ-CP, quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khấửa đổi bổ sung năm 2005. 9. Chính phủ (2007), Nghị định 85/2007NĐ-CP ngày 25/5/2007, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế. 10. Chính phủ (2007), Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007, quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩut. 11- Tổ chức Hải quan thế giới (Bản tiếng Anh)(2004), Sổ tay về chống gian lận thương mại. 12. Nguyễn Danh Hưng (2003), Các giải pháp tăng cường quản lý thuế xuất nhập khẩu trong tiến trình hội nhập AFTA của Việt Nam, Luận án tiến sĩ học của Nguyễn Danh Hưng, Học Viện tài chính . 13. Đoàn Hồng Lê (2002), Tập bài giảng chống gian lận thương mại 14. Quốc hội (1991), Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 15. Quốc hội (1998), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 16. Quốc hội (2005), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 17. Quốc hội (2007), Lụât quản lý thuế. 18. Quốc hội (2001), Luật Hải quan. 19. Quốc hội (2005), Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Hải quan. 20. Tổng cục Hải quan (2003-2007), Danh mục các văn bản Luật Hải quan và Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 21. Vụ hợp tác quốc tế- Tổng cục Hải quan (2004), Hướng dẫn xác định trị giá Hải quan ASEAN. 22. Mai Xuân Thành (2000), Một số giải pháp chống gian lận thương mại qua giá trong tiến trình hội nhập,Đề tài khoa học của ngành Hải quan, Hà Nội. 23. Trần Thanh Tô (2006), Đổi mới quản lý thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của ngành Hải quan hiện nay, Luận án thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 24. Cao Ngọc Tâm (2005), Hoàn thiện cơ chế xác định giá tính thuế hàng hoá nhập khẩu trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ kinh doanh & quản lý, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 25. www.customs.govt.nz. 26. www.customs.gov.vn. 27. www.dncustoms.gov.vn. 28.www.vnexpress.com.vn 29. www.mof.gov.vn. . Đánh giá thực trạng công tác chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua. - Đề xuất những giải pháp chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động. cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu, để đề xuất các giải pháp chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu. nhập khẩu. Chương 2: Thực trạng chống gian lận thương mại qua giá trong hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam trong thời gian qua. Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường chống gian lận thương mại

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan