Vận dụng nguyên lý marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh vĩnh phúc

24 224 0
Vận dụng nguyên lý marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh vĩnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vận dụng nguyên lý Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Vĩnh Phúc Khuất Văn Khanh Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05 Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Liên Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trình bày những vấn đề cơ bản về Marketing địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu thực trạng hoạt động Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997-2011. Đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh. Keywords: Chiến lược marketing; Marketing; Quản lý tiếp thị; Thu hút đầu tư; Vĩnh Phúc Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn: Marketing địa phương là xu thế khách quan, tất yếu trong quá trình hội nhập quốc tế đặc biệt trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Hoạt động Marketing địa phương dang diễn ra hết sức sôi nổi trong cả nước. Làm tốt công tác Marketing địa phương sẽ giúp địa phương có nguồn lực quan trọng phục phát triển kinh tế - xã hội. Được tái lập từ ngày 01-01-1997 với khởi điểm là một tỉnh nghèo, nhưng bằng sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, tỉnh Vĩnh Phúc đã đề ra nhiều giải pháp Marketing thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với điều kiện của tỉnh. Tuy nhiên công tác marketing của tỉnh trong thu hút đầu tư nước ngoài FDI cũng bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế. Mới đây, Vĩnh Phúc đứng thứ 23 trong cả nước và thứ 8 ở miền Bắc chỉ với 9 dự án cấp mới và vốn đăng ký là 88,4 triệu USD. Như vậy, so với bình diện chung của cả nước, đầu tư FDI vào Vĩnh Phúc đang có xu hướng giảm. Vì vậy việc tổng kết về lý luận và thực tiễn hoạt động Marketing thu hút đầu tư nước ngoài tại tỉnh là hết sức cần thiết, góp phần làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định những giải pháp chính sách, cơ chế thích hợp cho phát triển kinh tế- xã hội. 2. Tên đề tài: Vận dụng nguyên lý Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc. 3. Tình hình nghiên cứu: Marketing địa phương là một lĩnh vực đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu tìm hiểu, nhiều bài viết, tài liệu được công bố. Tuy nhiên marketing địa phương nhằm thu hút đầu tư trực tiết nước ngoài chưa được nghiên cứu và ứng dụng nhiều tại các tỉnh, địa phương của Việt Nam. Một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này như: - “Cách tiếp cận Marketing trong thu hút FDI” - Mai Thế Cường, 2005; - “Thu hút FDI vào Bắc Ninh - phân tích dưới góc độ Marketing” - Trần Thị Thu Hà, 2010; - “Marketing địa phương với việc quảng bá thương hiệu TP Hồ Chí Minh” - GS. Ts. Hồ Đức Hùng, Viên trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế phát triển, 2005; - “Chiến lược Marketing địa phương nhằm thu hút khách du lich đến thành phố Đà Nẵng” - Nguyễn Thị Thống Nhất, Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng, 2010. 4. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu: 4.1. Mục đích: Nghiên cứu một số vấn đề lý luận khoa học về hoạt động Marketing địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài làm cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 4.2. Phạm vi: Hoạt động Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh từ năm 1997 đến năm 2011. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích tài liệu: Từ nguồn tài liệu sẵn có và từ các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, các hồ sơ lưu trữ của một số cơ quan liên quan. - Phương pháp lôgic lịch sử: Nhận định, đánh giá kết quả công tác Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và những vấn đề liên quan đảm bảo tính khách quan, tính logic với lịch sử phát triển. 6. Nội dung nghiên cứu: - Một số vấn đề lý luận về công tác Marketing cấp tỉnh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Nghiên cứu thực trạng hoạt động Marketing cấp tỉnh. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả Marketing tỉnh Vĩnh Phúc trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. 7. Dự kiến đóng góp của luận văn: - Đối với việc xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách: Đề tài là cơ sở để xây dựng chính sách nhằm đẩy mạnh marketing và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời, cũng tạo ra cơ chế cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả trên địa bàn tỉnh. - Đối với phát triển kinh tế - xã hội: Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ đóng góp to lớn cho sự phát triển chung của tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giải quyết lao động, việc làm, tạo động lực cho sự phát triển của các doanh nghiệp phụ trợ - Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu: Đề tài có thể dùng làm căn cứ để đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu soạn thảo chính sách phát triển kinh tế của tỉnh, đề xuất cho tỉnh những chính sách, cơ chế hợp lý nhằm tiến hành có hiệu quả công tác marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. 8. Bố cục luận văn bao gồm: - Mở đầu. - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Marketing địa phương trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Chương 2: Thực trạng hoạt động Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997-2011 - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh. - Kết luận. CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MARKETING ĐỊA PHƢƠNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI. 1.1 . Khái niệm và quan điểm, sự cần thiết Marketing địa phƣơng. 1.1.1. Marketing địa phƣơng. Hiện nay do có nhiều tài liệu viết về marketing đang được sử dụng rộng rãi nên cũng có rất nhiều cách định nghĩa về Marketing khác nhau. Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: “Marketing là một hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng bằng phương thức trao đổi”. Marketing địa phƣơng là tập hợp các chƣơng trình hoạt động được địa phương thực hiện nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế. Nếu xem địa phƣơng nhƣ một sản phẩm cần phải chào hàng, tìm kiếm thị trường và khách hàng riêng cho mình thì kiến thức chung về marketing cũng được sử dụng như kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, khác với những sản phẩm hàng hóa bình thường, “sản phẩm địa phương” là sản phẩm duy nhất mang một đặc tính riêng, nhất là đặc điểm về vị trí, không gian của nó. 1.1.2. Quy trình marketing địa phƣơng. - Trước tiên, địa phương phải xác định khách hàng mục tiêu; qua đó lựa chọn chiến lược định vị phù hợp với điều kiện và khả năng của mình hướng tới khách hàng đã lựa chọn. - Chủ thể thực hiện marketing địa phương chính là những tác nhân tham gia vào hoạt động marketing, bao gồm tất cả các tổ chức và cá nhân sống và làm việc tại địa phương. - Khách hàng của marketing địa phương chính là những đối tượng mà địa phương muốn hướng tới. Có bốn loại khách hàng mà một địa phương có thể hướng tới: du khách, người lao động và thân nhân của họ, nhà đầu và thị trường xuất khẩu. - Sau khi lựa chọn khách hàng mục tiêu, vấn đề quan trọng mà địa phương cần làm định hướng cho chiến lược marketing trên mỗi đoạn thị trường mục tiêu là định vị bản sắc và hình ảnh địa phương. 1.1.3. Công cụ Marketing địa phƣơng: 1.1.3.1. Sản phẩm: Sản phẩm hàng hóa bao hàm cả những vật thể hữu hình và vô hình (các dịch vụ), bao hàm cả yếu tố vật chất và phi vật chất. 6, tr234. Đối với địa phương sản phẩm là tất cả những gì mà nhà đầu tư nhận được từ địa phương, cả những yếu tố khách quan (cứng) như vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên và những yếu tố chủ quan (mềm) như chính sách, cơ chế, thái độ và trình độ nhân lực. 1.1.3.2. Giá cả: là tất cả các loại chi phí liên quan đến quá trình đầu tư mà nhà đầu tư phải bỏ ra để nhận được những sản phẩm mà địa phương cung cấp cho họ. Giá cả trong marketing địa phương phụ thuộc phần lớn vào sản phẩm địa phương cung cấp cho khách hàng. 1.1.3.3. Kênh phân phối: phản ánh việc nhà đầu tư có nhận được những giá trị lợi ích mà địa phương cam kết cung cấp hay không. Kênh phân phối với marketing địa phương lại phụ thuộc vào chủ thể của địa phương và phụ thuộc cả vào nhà đầu tư nữa. Nếu sản phẩm trong marketing địa phương được nhà đầu tư nhận định tốt thì có nghĩa là kênh phân phối đã hoạt động hiệu quả. 1.1.3.4. Truyền thông: nhằm thu hút đầu tư thể hiện ở phương thức mà địa phương thông tin đến cho các nhà đầu tư mục tiêu về những gì địa phương đã và đang làm giúp họ đạt được mục tiêu. 1.2. Nội dung Marketing trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Marketing xúc tiến đầu tư cần thể hiện cụ thể ở các nội dung theo sơ đồ sau: Hình 1.2. Nội dung công tác Marketing thu hút đầu tư. 1.2.1. Xây dựng chiến lƣợc Marketing thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Nội dung Marketing thu hút đầu tư Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư Xây dựng các mối quan hệ đối tác Xây dựng hình ảnh địa phương Lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư Giám sát và đánh giá các hoạt động và kết quả Xây dựng chiến lược marketing thu hút đầu tư thường được tiến hành theo 3 bước như sau: - Bước 1: Đánh giá nhu cầu và tiềm năng đầu tư. - Bước 2: Hướng tới các ngành và các khu vực có nguồn vốn đầu tư. - Bước 3: Xây dựng chiến lược Marketing thu hút đầu tư. 1.2.2. Xây dựng các mối quan hệ đối tác. Xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho các nhà đầu tư. Các mối quan hệ đối tác này có thể được phân loại theo 3 cách: nhằm phát triển sản phẩm, marketing hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng. 1.2.3. Xây dựng hình ảnh địa phƣơng. Việc xây dựng hình địa phương nhằm cung cấp đầy đủ và chính xác nhất thông tin về đất nước mình, rút ngắn khoảng cách giữa nhận thức và thực tế, thay đổi hình ảnh của đất nước với tư cách là một địa điểm đầu tư. 1.2.4. Lựa chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tƣ. Sau khi tiến hành chiến lược xây dựng hình ảnh, cơ quan Marketing thu hút đầu tư bắt đầu thực hiện một chiến lược vận động đầu tư. Các địa phương có thể tiến hành thiết kế một cơ sở dữ liệu sát thực để phục vụ các nhà đầu tư. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các nhà đầu tư tiềm năng nhằm định hướng cho vận động đầu tư. Sau đó nhóm tổ chức vận động thu hút đầu tư có thể bắt đầu liên hệ với các nhà đầu tư. 1.2.5. Cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tƣ. Hỗ trợ dịch vụ cho các nhà đầu tư bao gồm chuẩn bị và sắp xếp chương trình đi thăm địa phương, địa điểm đầu tư; tổng hợp kế hoạch phát triển và theo dõi, hỗ trợ nhà đầu tư. 1.2.6. Giám sát và đánh giá các hoạt động và kết quả. Việc giám sát và đánh giá này có thể tiến hành theo trình tự sau: Giám sát tình hình môi trường đầu tư tại địa phương; Giám sát và đánh giá hoạt động của cơ quan Marketing thu hút đầu tư; Giám sát và đo lường tình hình đầu tư thực tế. 1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến Marketing địa phƣơng. - Nhận thức về tầm quan trọng của công tác Marketing; - Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội; - Sự thay đổi của môi trường đầu tư trong nước; - Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 1997 - 2011 2.1. Tổng quan về Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc nằm ở vị trí cửa ngõ phía Bắc của thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh Việt Bắc với Hà Nội và nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Tỉnh Vĩnh Phúc có 3 vùng kinh tế: vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, và vùng Thủ đô. Tỉnh có diện tích đất tự nhiên 1.231,77 km2, dân số 1,03 triệu người. Địa hình của Vĩnh Phúc chia làm ba vùng: rừng núi, trung du và đồng bằng. Vùng rừng núi nằm ở phía bắc, tiếp giáp với khu vực rừng núi của 2 tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Vùng đồng bằng phía nam có tổng diện tích 46.8 nghìn ha. Vùng trung du ở giữa có địa hình đồi gò xen kẽ nhau từ đông sang tây, thuộc địa bàn các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc Yên. Về mặt thủy văn, trên địa bàn Vĩnh Phúc, hệ thống sông suối khá đa dạng, trong đó lớn nhất là hai hệ thống sông Lô và sông Hồng. Vĩnh Phúc còn có nhiều đầm, hồ lớn được hình thành bởi kiến tạo địa lí hoặc do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sau này, như đầm Vạc, đầm Rượu, đầm Đông Mật, Về hệ thống giao thông vận tải, tỉnh có cả đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Đường bộ gồm quốc lộ 2, 2B, 2C Hệ thống giao thông đường thuỷ cũng được chú ý và khá phát triển, nhất là trên hệ thống sông Hồng, Sông Lô. Đường hàng không, tỉnh nằm liền kề với sân bay Nội Bài, sân bay quốc tế quan trọng nhất ở khu vực phía Bắc. Tài nguyên rừng của Vĩnh Phúc tương đối đa dạng do có địa hình rừng núi và gò đồi, nhất là có vườn quốc gia Tam Đảo. Nguồn lực lao động của tỉnh là 584,59 nghìn người: khoảng 7,3% lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; lao động chưa qua đào tạo chiếm số lượng lớn. Bên cạnh những thuận lợi rất căn bản, sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc cũng có nhiều khó khăn và hạn chế như: nền kinh tế có xuất phát điểm thấp, chưa có tích luỹ, đời sống của một bộ phận cư dân còn khó khăn, dẫn đến hạn chế khả năng tự đầu tư phát triển; Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá và phát triển thương mại trong cơ chế thị trường;… 2.2. So sánh lợi thế thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của tỉnh so với một số địa phƣơng trong vùng. 2.2.1. Những lợi thế của tỉnh Vĩnh Phúc: - Nằm trong quy hoạch vùng kinh tế thủ đô, vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, có nhiều điều kiện hưởng lợi từ các chính sách đầu tư phát triển của nhà nước; - Có vị trí địa lý gần cảnh hàng không Nội Bài - cửa ngõ giao lưu quốc tế; gần thủ đô Hà Nội và nằm trong vùng hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng; - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh khá đồng bộ, và phát triển đa dạng, hệ thống đường sắt, đường sông và đường bộ, rất thuận lợi cho lưu thông hàng hóa dịch vụ; - Cơ sở hạ tầng xã hội tương đối tiên tiến so với trong vùng; - Tốc độ tăng trưởng khá, tổng thu ngân sách lớn; có lực lượng các doanh nghiệp trong và ngoài nước hùng hậu, đang sản xuất kinh doanh có hiệu quả như: Honda, Toyota, Deawoo bus, Foxcom, Compall…; - Công tác quy hoạch của tỉnh đã tương đối hoàn chỉnh. - Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có truyền thống cần cù, có nhiều sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội. - Một số hạn chế so sánh: không có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản; tài nguyên về du lịch, dịch vụ, khu vui chơi giải trí rất phong phú nhưng chưa được khai thác; Hạ tầng kỹ thuật tuy vậy vẫn còn thiếu đồng bộ, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; Cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực chưa theo kịp nhu cầu phát triển của tỉnh, đặc biệt là nhu cầu nhân lực chất lượng cao. 2.2.2. So sánh với tỉnh Bắc Ninh: Bắc Ninh cũng nằm trong vùng thủ đô, gần Hà Nội, có nhiều điều kiện về vị trí địa lý, giao thông, hạ tầng, nhân lực thuận lợi cho thu hút đầu tư như tỉnh Vĩnh Phúc. Với diện tích 822.712 km2, dân số trên 1 triệu người, Bắc Ninh trong những năm trở lại đây có bước phát triển mạnh mẽ với 132 doanh nghiệp FDI, tổng số vốn đăng ký 2,3 tỷ USD, đã quy hoạch 15 khu công nghiệp với 7.225 ha (đến năm 2020). Công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh bao gồm một số lĩnh vực điện tử viễn thông, cơ khí, với sự hiện diện của một số nhà đầu tư lớn như: Canon, Samsung, ABB, Nokia, Foxconn…. Bắc Ninh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia; văn hóa phi vất thể quan họ; nhiều làng nghề truyền thống. 2.2.3. So sánh với tỉnh Hải Dƣơng: Hải Dương nằm trong vùng thủ đô, có vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, nằm trên nhiều tuyến đường quan trọng nối liền Hà Nội với thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh có diện tích 1.663 km2, dân số trên 1,7 triệu người. Hiện nay tỉnh đã quy hoạch 17 khu công nghiêp, (10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động) với tổng diện tích 3.591 ha. Trên địa bàn tỉnh có 166 dự án FDI đi vào sản xuất tổng số vốn giải ngân đạt 1, 767 tỷ USD. Hải Dương còn được biết đến bới những sản phẩn truyền thống như bánh đậu xanh Hải Dương, sản phẩm gốm sứ Hải Dương. Các hoạt động kinh doanh dịch vụ, thương mại đạt khá. 2.2.4. So sánh với tỉnh Hà Nam Tỉnh Hà Nam (Diện tích 859,5 km2, dân số 785,057 người) là cửa ngõ phía Nam của thủ đô, cách Hà Nội 50 km. Hiện nay tỉnh có 5 khu Công nghiệp với tổng diện tích 716 ha đã được cấp phép, khu công nghiệp Duy Tiên chỉ cách sân bay Nội Bài 40 km … Hà Nam giàu tài nguyên khoáng sản phục vụ công nghiệp vật liệu xây dựng, xi măng; nhiều tiềm năng khai thác phát triển du lịch sinh thái. Tỉnh Hà Nam đang phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020, phấn đấu GDP tăng bình quân trên 13,5 % năm. 2.3. Tình hình thu hút đầu tƣu FDI của tỉnh. 2.3.1. Số dự án đăng ký và vốn đầu tƣ: Bảng 2.1: Tình hình thu hút FDI (số liệu lũy kế đến 2011). Nội dung Giai đoạn năm 2011 Tổng số dự án Trong đó FDI Tổng số dự án 611 116 Tỷ lệ % số dự án FDI / Tổng dự án 20 % Tổng vốn đầu tư (triệu USD) (*) 3.843,0 2.313,0 Tỷ lệ % vốn đầu tư FDI/ Tổng vốn đầu tư. 60,2 % Tổng vốn thực hiện (triệu USD) 895,95 Tỷ lệ % vồn FDI thực hiện/ vốn đăng ký 38,7% Chi tiết tình hình thực hiện: 1- Đã đi vào sản xuất kinh doanh 229 86 2- Đang triển khai xây dựng cơ bản 72 06 3- Đang san nền, xây hàng rào 83 04 4- Đang đền bù, giải phóng mặt bằng 84 03 5- Đang làm thủ tục sau cấp phép đầu tư 126 04 6- Chưa triển khai/Giãn tiến độ đầu tư 17 17 Nguồn: Báo cáo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh. - Toàn tỉnh thu hút được 611 dự án (lũy kế). Trong đó có 116 dự án FDI chiếm 20 %. Có 86 dự án FDI đã đi vào hoạt động, chiếm 74 % dự án FDI. - Vốn đăng ký dự án FDI chiếm 60,2 %. Trong khi đó số dự án chỉ chiếm 20 %. Tỷ lệ vốn thực hiện đạt 38,7 %. 2.3.2. Cơ cấu đầu tƣ FDI phân bổ theo lĩnh vực. Qua số liệu bảng 2.2 cho thấy cả số lượng dự án và số vốn đầu tư vào công nghiệp đạt tỉ lệ rất cao 81 % đến 89 %. Trong khi đó các lĩnh vực dịch vụ, du lịch, nông nghiệp đạt thấp từ (5 đến 5,3 %). Bảng 2.2: Cơ cấu đầu tư phân theo lĩnh vực năm 2011: Lĩnh vực Tổng số dự án Trong đó FDI 1- Công nghiệp 228 97 Tổng vốn đầu tư (triệu USD) 2.530,5 1.878,9 Tỷ lệ vốn đầu tư vào Công nghiệp/Tổng vốn FDI (%) 81,23 2- Du lịch, dịch vụ, đô thị 293 14 Tổng vốn đầu tư (triệu USD) 995,31 392,15 Tỷ lệ vốn đầu tư vào Du lịch, dịch vụ, đô thị/Tổng vốn FDI (%) 16,95 3- Nông nghiệp 14 5 Tổng vốn đầu tư (triệu USD) 43,14 41,92 Tỷ lệ vốn đầu tư vào Nông nghiệp/Tổng vốn FDI (%) 1,81 Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh. 2.3.3. Cơ cấu đầu tƣ theo vùng lãnh thổ của các Nhà đầu tƣ. [...]... lƣợc Marketing trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, có trọng điểm Ban hành Chiến lược marketing tỉnh Vĩnh Phúc trong thu hút đầu tư nước ngoài trong giai đoạn cụ thể từ nay đến 2015 và định hướng 2020 của tỉnh Hiện nay Vĩnh Phúc có điều kiện (so với các địa phương khác trong vùng) để tổ chức marketing thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên về chất lượng các dự án đầu tư nước ngoài, không tiếp nhận... thu hút đầu tƣ Tỉnh đã tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn thu hút đầu tư trong nước và quốc tế (trung bình 3-4 cuộc trong nước, 2-3 cuộc ở nước ngoài/ năm), tham gia đoàn công tác của các cơ quan Trung ương đi xúc tiến đầu tư tại nước ngoài Thông qua tiếp xúc trực tiếp trao đổi, thảo luận, trả lời thắc mắc các Doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài thấy được quyết tâm, thiện trí của tỉnh trong việc thu. .. tiến đầu tư nước ngoài và các Đại sứ quán nước ngoài và Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để tranh thủ vận động thu hút đầu tư - Coi trọng công tác marketing như một trong những giải pháp quan trọng để tăng cường thu hút và quản lý, sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài Công tác này phải được quan tâm ở tất cả các cơ quan, các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể của tỉnh - Khuyến khích thu. .. ngoài; thực hiện dự án cải thiện môi trường đầu tư; tham mưu các cơ chế chính sách liên quan đến thu hút đầu tư Ban Quản lý các Khu công nghiệp của tỉnh là cơ quan tham mưu trực tiếp với UBND tỉnh, tổ chức các hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài, tổ chức tiếp xúc khi nhà đầu tư đến tỉnh tìm hiểu môi trường đầu tư; tham mưu đề xuất cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức tổng kết theo dõi đánh giá... huy hiệu quả trong marketing thu hút đầu tư 3.3.2 Tổ chức củng cố, kiện toàn cơ quan làm marketing Thành lập Trung tâm làm marketing thu hút đầu tư trực thu c UBND tỉnh, cơ quan chuyên môn hoạt động chuyên nghiệp, trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh triển khai công tác marketing thu hút đầu tư nước ngoài Xây dựng quy chế phối hợp giữa các sở, ban ngành của tỉnh, UBND các huyện thành, thị trong việc triển... hoạch và Đầu tư (2010), Tài liệu hướng dẫn Kỹ năng xúc tiến đầu tư Hà Nội 3 Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (2007), Bộ tài liệu đào tạo, Lập kế hoạch có tính chiến lược phát triển kinh tế địa phương Hà Nội 4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2011 Hà Nội 5 Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (2011) Báo cáo tổng kết kết quả đầu tư tại Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc 6... trên con đường phát triển mở rộng kinh doanh có hiệu quả của họ tại Vĩnh Phúc Tỉnh đã thu hút được một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, có công nghệ cao, tạo được “gia tốc” tích cực để các nhà đầu tư tiềm năng đến đầu tư tại tỉnh Trong những năm tới đây, công tác marketing thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức mới, do... của các nhà đầu tư nước ngoài tới tiềm năng và tới môi trường đầu tư của tỉnh Vĩnh Phúc 2.4.1.4 Tích cực cải thiện môi trƣờng thu hút đầu tƣ - Cải cách hành chính phục vụ thu hút đầu tư: tỉnh đã tạo điều kiện thu n lợi cho các nhà đầu tư thông qua giải quyết nhanh các thủ tục, nâng cao tính hấp dẫn của các nhà đầu tư, tạo môi trường thân thiện, giúp các nhà đầu tư hoạt động hiệu quả - Tỉnh đã tích... 8,6 45 Vốn đầu tư (triệu USD) 1.234,1 Vốn đầu tư/ Tổng vốn đầu tư FDI (%) Trung Quốc 56,6 Tổng số dự án 10 Vốn đầu tư (triệu USD) 45,8 Vốn đầu tư/ Tổng vốn đầu tư FDI (%) 0,2 Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh - Các nhà đầu tư đến từ Đài Loan dẫn đầu cả về số dự án (45) cả về tổng vốn đầu tư (1.234 triệu USD) và tỷ lệ vốn đầu tư chiếm 56,6 % vốn FDI - Tiếp đó là các nhà đầu tư đến từ... về Vĩnh Phúc đồng thời tạo ấn tư ng tốt về môi trường đầu tư của tỉnh Một Vĩnh Phúc đổi mới, tiềm năng đang trên đà hội nhập với kinh tế thế giới; - Nâng cao chất lượng thông tin, ấn phẩm tuyên truyền đầu tư; - Tổ chức hội nghị, hội thảo ở trong và ngoài nước KẾT LUẬN Marketing có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương Nguyên lý Marketing địa phương trong thu hút đầu tư nước . quả hoạt động Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh. Keywords: Chiến lược marketing; Marketing; Quản lý tiếp thị; Thu hút đầu tư; Vĩnh Phúc Content MỞ ĐẦU 1. Tính. công tác Marketing thu hút đầu tư. 1.2.1. Xây dựng chiến lƣợc Marketing thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Nội dung Marketing thu hút đầu tư Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư Xây. Marketing thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 4.2. Phạm vi: Hoạt động Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh từ năm 1997 đến

Ngày đăng: 24/08/2015, 23:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan