Thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà tĩnh

5 663 3
Thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh Phan Đăng Quyết Trường Đại học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Quản lý kinh tế; Nguồn vốn; Thẩm định dự án; Ngân hàng Nông nghiệp Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên mới với nhiều khó khăn và thách thức. Để thực hiện thành công quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều phải tự hạch toán và tìm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh dưới sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy, các ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, là một trong những “kênh dẫn vốn” hữu hiệu nhất đối với các chủ đầu tư. Qua nhiều năm hoạt động và đổi mới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước. Hoạt động của ngành ngân hàng đã góp phần tích cực vào việc huy động vốn, mở rộng vốn đầu tư cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tăng trưởng kinh tế trong nước, nhờ vậy nhu cầu về vốn đã được đáp ứng phần nào thông qua hoạt động tín dụng của ngành ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn phần lớn vốn cho vay nhưng không được các doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của các ngân hàng chưa cao. Hiện nay hệ thống ngân hàng Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng: nợ khó đòi ngày càng tăng, tỉ lệ nợ quá hạn vượt quá giới hạn an toàn vốn: 15% so với tổng dư nợ, trong đó nợ khó đòi là 50%. Thực tiễn đã cho thấy rằng muốn đạt được hiệu quả cao khi cho vay nói chung và cho vay trung và dài hạn nói riêng thì việc thẩm định dự án vay vốn là một khâu rất quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại. Làm tốt công tác thẩm định sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có hiệu quả và khả năng thu hồi vốn đầu tư, giảm rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Tĩnh (gọi tắt là Agribank Hà Tĩnh) là một trong những ngân hàng quốc doanh và là ngân hàng lâu đời nhất trên địa bàn Hà Tĩnh, Agribank đã góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, đưa Hà Tĩnh phát triển đi lên cùng với xu thế chung của cả nước. Trên thực tế, Agribank Hà Tĩnh đã là một trong các nguồn tài trợ vốn quan trọng cho các dự án trên địa bàn. Để giảm thiểu rủi ro, ngân hàng luôn chú trọng công tác thẩm định dự án, coi đấy là khâu quan trọng nhất trong việc ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong quá trình thẩm định dự án vay vốn đầu tư, chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó nổi lên là một số khâu thẩm định chưa sát thực nhiều chỉ tiêu tính toán thiếu cơ sở, đặc biệt là khâu thẩm định công nghệ của dự án vay vốn. Vấn đề đó đang đặt ra cho lãnh đạo và cán bộ nhân viên Agribank Hà Tĩnh phải tìm ra giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư(DAĐT) vay vốn tại ngân hàng(NH). Để góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra, tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là: “Thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh”. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: tại sao phải thẩm định DAĐT vay vốn? Agribank Hà Tĩnh đã và sẽ làm gì để nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT xin vay vốn trên địa bàn? 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thẩm định dự án cho vay là hoạt động không thể thiếu của các Ngân hàng thương mại (NHTM). Xung quanh vấn đề này đã có nhiều tác giả nghiên cứu. Liên quan trực tiếp đến đề tài luận văn, có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau: - Sách “ Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư ” của Ths. Đinh Thế Hiển, Nhà xuất bản Thống kê, 2008. Trong tác phẩm này tác giả đã trình bày một cách có hệ thống những kiến thức cơ bản về dự án đầu tư, lập và thẩm định tài chính dự án đầu tư, đồng thời tác giả còn cung cấp hướng dẫn xây dựng phương án tài chính dự án đầu tư bao gồm: Dự án đầu tư một lần, khai thác theo tuổi thọ thiết bị, dự án sản xuất sạch hơn nâng cấp thiết bị, đổi mới quy trình sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phân kỳ, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương thức BOT và tính hiệu quả dự án với nhiều thông số biến đổi. - Sách “Lập thẩm định và quản trị dự án đầu tư” của Ts. Phạm Xuân Giang, Nhà xuất bản Tài chính, 2010. Cuốn sách gồm 8 chương trình bày những kiến thức căn bản trong việc lập dự án, thẩm định, lựa chon dự án để đầu tư. Đặc biệt chương 4 có đề cập đến thẩm định tài chính dự án đầu tư trong điều kiện có lạm phát. Các chương cuối tác giả đề cập đến quản lý thời gian thực hiện dự án, quản lý chi phí thực hiện dự án, quản lý việc bố trí và điều hòa nguồn thực hiện dự án. - “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế - Việt Nam (VIB)”, luận văn thạc sỹ kinh tế của tác giả Lê Đức Dòng, lưu tại thư viện của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, năm 2009. Công trình này đã khái quát phương thức thẩm định dự án vay vốn tại các doanh nghiệp. Đặc biệt, luận văn đã đi sâu vào nghiên cứu và làm rõ được những tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư và nguyễn nhân cũng như cách khắc phục những tồn tại đó - “Thẩm định dự án đầu tư tại NHTM cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hà Nội”, luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh của tác giả Nguyễn Thanh Thúy, lưu tại thư viện của Học Viện Công Nghệ Bưu chính Viễn Thông, năm 2012. Công trình này đã đánh giá khái quát về tình hình thẩm định các dự án đầu tư tại Ngân hàng cổ phần Á Hà Nội những năm gần đây cũng như đề xuất một số giải pháp cơ bản ở tầm vĩ mô và vi mô để góp phần hoàn thiện hoạt động thẩm định DAĐT tại Ngân hàng cổ phần Á Châu Hà Nội Các công trình trên đã có những cách tiếp cận khác nhau về hoạt động thẩm định dự án. Đó là những nguồn tài liệu đáng quý giúp tôi có được những số liêụ và thông tin cần thiết kế thừa và phát triển trong luận văn của mình. Tuy nhiên các tác phẩm này chưa tập trung vào việc thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Qua tìm hiểu tại Agribank Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh thì chưa có công trình nào đề cập, chính vì vậy tác giả chọn đề tài này với mong muốn có thể góp phần nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong cho vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh từ năm 2005 đến 2013, phát hiện những hạn chế, tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh ttrong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu trên, Luận văn có các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động thẩm định dự án vay vốn. - Phân tích thực trạng thẩm định dự án vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay, đánh giá những thành tựu hạn chế trong vấn đề này và nguyên nhân của nó. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về hoạt động của Agribank Việt Nam, cụ thể là hoạt động thẩm định dự án đầu tư xin vay vốn tại Agribank Chi nhánh Hà Tĩnh 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian : Nghiên cứu hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại ngân hàng Agribank Việt Nam, chi nhánh Hà Tĩnh. - Phạm vi thời gian : giai đoạn từ năm 2005 đến 2013, là mốc thời gian thị xã Hà Tĩnh chuẩn bị có quyết định thành lâp thành phố Hà Tĩnh và Agribank Hà Tĩnh có những bước chuyển mình mạnh mẽ về quy mô hoạt động. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chung : Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu. - Phương pháp cụ thể : Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích để làm sáng tỏ vấn đề. Cụ thể: Phương pháp tổng hợp được dùng để thu thập số liệu về nguồn vốn và dư nợ của Agribank qua từng năm; Phương pháp so sánh và đối chiếu được sử dụng trong chương 2 dùng để phản ánh tốc độ tăng trưởng của Agribank qua các năm. Phương pháp phân tích các số liệu được dùng nhằm chỉ ra các yêu tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn. Qua đó phản ánh rõ nét thực trạng tình hình thẩm đinhcác dự án vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh Luận văn cũng tiếp cận, kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số đề xuất và các số liệu thống kê trong một số công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả đi trước. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cở bản về hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại các NHTM. - Đánh giá khách quan về thực trạng hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại Agribank Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay, chỉ rõ hạn chế và nguyên nhân của nó. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn tại Agribank Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh. - Cung cấp các tư liệu thực tế, làm tài liệu tham khảo cho Agribank Hà Tĩnh 7. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luân văn gồm 3 chương 8 tiết. Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm về thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh từ năm 2005 đến nay Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh đến năm 2020 References 1. Agribank Hà Tĩnh (2005 -2013), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh. 2. Agribank Hà Tĩnh (2013), Tài liệu thẩm định. 3. Agribank Việt Nam (2002), Cẩm nang tín dụng. 4. Nguyễn Tấn Bình(2008), Thẩm định dự án đầu tư, ebook. 5. Chương trình kinh tế FULBRIGHT (2005), Thẩm định dự án đầu tư, Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Trần Ngọc Dũng, Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I, Ngân hàng Công thương Việt Nam, http://luanvantonghop.com/tai-lieu/7343. 7. Phạm Xuân Giang (2010), Lập thẩm định và quản trị dự án đầu tư, Nxb Tài chính, Hà Nội. 8. Phan Thị Thu Hà(2011), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Trường ĐH KTQD. 9. Vũ Duy Hào, giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Trường ĐH KTQD. 10. Đinh Thế Hiển (2008), Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, Nxb Thống kê, Hà Nội. 11. Phước Minh Hiệp, Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Lao Động. 12. Nguyễn Văn Hiệp ( 2008 ) , Lập và thẩm định dự án đầu tư, NXB Lao Động. 13. Học viện ngân hàng (2001), giáo trình tín dụng ngân hàng, Hà Nội. 14. Tô Ngọc Hưng, Nguyễn Như Minh (2006), Tài trợ dự án, Nxb Thống kê, Hà Nội. 15. Lưu Thị Hương (2004), Giáo trình Thẩm định tài chính, Trường ĐH KTQD Hà Nội. 16. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Tài chính, Hà Nội. 17. Khoa Kinh tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội (2007), Bài giảng thẩm định dự án đầu tư, Hà Nội. 18. Nguyễn Thanh Minh (2010), Bài giảng thẩm định và tài trợ dự án đầu tư, ĐH Ngân hàng TP HCM. 19. Mishkin, S. F. (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 20. Ngân hàng nhà nước (1988), QĐ số 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/9/1998 Về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. 21. Trần Văn Nguyên (2008), Nâng cao chất lượng thẩm định dự án tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội, Trường ĐH Thương Mại. 22. Nguyễn Bạch Nguyệt(2007), Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư, trường ĐH KTQD Hà Nội. 23. NXB Tài Chính(2002), Tóm tắt hướng dẫn thẩm định các dự án đầu tư. 24. Nguyễn Tấn Phong (2011), Bài giảng thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, ĐH Kinh Tế TPHCM. 25. Từ Quang Phương (2007), Kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, tr.220-230. 26. Quốc hội, Luật số: 46/2010/QH12 Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 27. Quốc hội, Luật số: 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng. 28. Cao Hào Thi ( 2008 ), Thẩm định dự án đầu tư, Trường ĐH KTQD Hà Nội. 29. Võ Thị Thanh Thu(2010), Xây dựng và thẩm định dự án đầu tư trong nước và quốc tế, Trường ĐH KTQD Hà Nội. 30. Nguyễn Xuân Thủy(2009), quản trị dự án đầu tư - NXB Thống kê. 31. Trần Văn Toàn, Công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Chi nhánh Đống Đa NHNN&PTNT, http:// wwwdocs.vn 32. Vũ Công Tuấn (2007), Phân tích kinh tế dự án đầu tư , NXB Tài Chính. 33 Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam (2010), hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. 34. Trường ĐH kinh tế TPHCM (2002), Thẩm định dự án đầu tư, TP HCM. 35. Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Tĩnh(2013), Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu dự án đầu tư thiết bị đồng bộ lò nung sấy Tuynel của xí nghiệp gạch ngói Cầu Họ, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. 36. Xí nghiệp gạch ngói Cầu Họ (2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tài chính. 37. Xí nghiệp gạch ngói Cầu Họ (2013), Báo cáo tính khả thi của dự án đầu tư thiết bị đồng bộ lò nung sấy Tuynel của xí nghiệp gạch ngói Cầu Họ, xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. 38. Xí nghiệp gạch ngói Cầu Họ (2013), dự án xin vay vốn. 39. WEBSITE -http: //www.agribank.com.vn/101/786/gioi-thieu/dinh-huong.aspx - http://ibank.agribank.com.vn - http://www. Agribank.com.vn - www.agribank.com.vn/101/784/gioi-thieu/lich-su.aspx. . luận và kinh nghiệm về thẩm định dự án xin vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Tĩnh. Thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh Phan Đăng Quyết Trường Đại học. tư(DAĐT) vay vốn tại ngân hàng( NH). Để góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra, tôi chọn đề tài luận văn thạc sĩ của mình là: Thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan