Phát triển bền vững nông nghiệp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên

4 602 29
Phát triển bền vững nông nghiệp huyện phù cừ, tỉnh hưng yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên The stable agricultural development of Phu Cu District, HungYenProvince NXB H. : ĐHKT, 2014 Số trang 83 tr. + Bùi Đăng Biên Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: TS. Trần Minh Yến Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Quản lý kinh tế; Phát triển bền vững; Nông nghiệp Content 1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam là một nước nông nghiệp, lao động nông nghiệp chiếm trên 70% lao động xã hội. Diện tích đất tự nhiên của Việt Nam trên 33 triệu ha thì đất nông nghiệp chỉ chiếm 28,4% và bình quân đầu người có xu hướng thấp dần do dân số còn tăng và đất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế, chủ yếu ở các vùng đồng bằng. Vì vậy, nếu không biết sử dụng đất đai một cách khoa học thì dễ bị suy thoái, tài nguyên đất ngày càng kiệt quệ và không thể phát triển một nền kinh tế bền vững, thu nhập của nông dân ngày càng thấp đi. Để phát triển sản xuất nông nghiệp thì cần phải có một chế độ canh tác bền vững trong hệ thống nông nghiệp. Bởi nông nghiệp không chỉ đảm bảo đời sống và xã hội, ổn định chính trị mà còn tạo ra tiền đề vật chất cần thiết để mở mang phát triển công nghiệp và các ngành kinh tế xã hội khác. Nông nghiệp là ngành sử dụng chủ yếu hai nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng bậc nhất đối với sự tồn vong của loài người đó là đất và nước. Khi dân số tăng mạnh thì nhu cầu lương thực, thực phẩm cho cuộc sống con người càng tăng lên, do vậy nông nghiệp có những tác động ngày càng to lớn đối với môi trường. Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp, đặc biệt phát triển kinh tế bền vững nông nghiệp đang là vấn đề hết sức quan trọng đặt ra cho các nhà nghiên cứu kinh tế nông nghiệp. Với ngành nông nghiệp huyện Phù Cừ trong những năm qua đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá và ổn định; giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006-2012 tăng bình quân 6,3%; cơ cấu cây trồng, con vật nuôi chuyển dịch theo hướng tăng năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, nền nông nghiệp huyện vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Đó là phát triển chưa bền vững, thể hiện ở sự chuyển dịch chậm cơ cấu kinh tế, chất lượng tăng trưởng thấp, việc ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, con vật nuôi còn hạn chế, chưa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm… Chính vì vậy, tôi đã chọn vấn đề “Phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên” làm đề tài tốt nghiệp cao học, trong đó phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển kinh tế, các chính sách đã và đang được huyện Phù Cừ thực hiện để phát triển nông nghiệp. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ thời gian tới. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững nông nghiệp ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. 2 * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Phân tích các điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và văn hoá tác động đến quá trình phát triển nông nghiệp của huyện Phù Cừ. - Phân tích thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ; đưa ra những đánh giá về kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quá trình phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ. - Xác định phương hướng và giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy nông nghiệp huyện Phù Cừ phát triển một cách bền vững trong những năm tới. Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung giải đáp các câu hỏi cơ bản sau: - Phát triển bền vững nông nghiệp là gì - Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển bền vững nông nghiệp? - Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ trong những năm qua đã diễn ra như thế nào? - Những giải pháp nào là phù hợp và quan trọng nhất để giúp cho nông nghiệp huyện Phù Cừ phát triển một cách bền vững? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. * Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tập trung trên địa bàn huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. - Phạm vi về thời gian: Từ năm 2006 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, các phương pháp chủ yếu sau đây được sử dụng để thực hiện đề tài: * Phương pháp thu thập thông tin: - Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Nguồn thông tin này chủ yếu dựa vào các sách tham khảo, các công trình khoa học, luận văn, luận án đã được công bố, các văn bản chính sách nhằm làm rõ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn có liên quan tới phát triển bền vững nông nghiệp. - Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: gồm những thông tin, số liệu thu thập được của địa phương để làm cơ sở thực tiễn cho việc phân tích và đánh giá thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: nhằm thu thập thông tin qua các cán bộ lãnh đạo, các cán bộ chủ chốt của địa phương. Phương pháp này rất quan trọng và đặc biệt hữu ích trong việc nắm bắt các thông tin tổng quát cũng như cụ thể của địa bàn nghiên cứu. * Phương pháp phân tích thông tin: - Phương pháp thống kê mô tả: được sử dụng để nghiên cứu các vấn đề liên quan tới phát triển bền vững nông nghiệp như: các nguồn lực phát triển (như đất đai, lao động, khoa học công nghệ), phát triển sản xuất nông nghiệp, vấn đề môi trường - Phương pháp phân tích thực chứng: là phương pháp được dựa trên những số liệu, thông tin thu thập được từ thực tế phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ. - Phương pháp phân tích định tính: được sử dụng nhằm kiểm định và làm rõ những kết quả nghiên cứu về thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ, từ đó rút ra những 3 kết luận về những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế. Dựa trên những kết luận này đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp của huyện Phù Cừ một cách bền vững. 5. Kết cấu đề tài: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững nông nghiệp - Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ - Chương 3: Phương hướng giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ References 1. Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2006), Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, Hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 2. 2. Nguyễn Văn Bích (2007), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Hoàng Thị Chỉnh (2010), “Để nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (số 43). 4. Nguyễn Sinh Cúc (2009), “Phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn và nông dân”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 25). 5. Lưu Đức Hải - Nguyễn Ngọc Sinh (2011), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học quốc gia Hà nội. 6. Học viện Chính trị Hồ Chí Minh khu vực I (2013), Giáo trình Kinh tế học phát triển, Nxb Thống kê, Hà Nội. 7. Nguyễn Quốc Hùng (2010), Một số vấn đề về ô nhiễm và suy thoái đất đai ở Việt Nam hiên nay, Nxb Chính trị Quốc gia. 8. Huyện uỷ Phù Cừ (2011), “Nghị quyết số 10 Về chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2011-2015”, 9. Phạm Thị Khanh (2005), “Đẩy mạnh phát triển nền bền vững nông nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận chính trị, (số 32). 10. Phạm Thị Khanh (2010), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. 11. Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2009 (2010), Nxb Thống kê. 12. Phòng Thống kê huyện Phù Cừ (2011), “Niên giám thống kê 2006-2010 của huyện Phù Cừ”, 13. Nguyễn Danh Sơn (2010), Nông nghiêp, nông thôn, nông dân Việt nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, Nxb Khoa học xã hội. 14. Nguyễn Trần Trọng (2011), “Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hội nhập giai đoạn 2011-2020”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (số 37). 14. Nguyễn Song Tùng (2006), “Một số vấn đề về phát triển bền vững nông nghiệp”, Tạp chí Nghiên cứu Phát triển bền vững, (số 3). 16. Nguyễn Kế Tuấn (2006), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam- Con đường và bước đi. Nxb Chính trị Quốc gia. 17. Uỷ ban nhân dân huyện Phù Cừ (2011), “Báo cáo tổng kết nông nghiệp 5 năm (2006-2010). Định hướng hoạt động nông nghiệp đến năm 2015”, 18. Uỷ ban nhân dân huyện Phù Cừ (2011), “Báo cáo tổng kết 5 năm công tác quản lý tài nguyên – môi trường (2006-2010) và quy hoạch, quản lý đến năm 2020”, 4 19. Uỷ ban nhân dân huyện Phù Cừ (2012), “Báo cáo về tình hình xây dựng nông thôn mới của huyện”, 20. Hồ Văn Vĩnh (2008), “Đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới”, Tạp chí Cộng sản, (số 78) . Website: 21. http://kinhtevadubao.com.vn, “Giải bài toán phát triển bền vững nông nghiệp tại Việt Nam”, ngày 04/07/2014. 22. http://www.nhandan.com.vn, “Phát triển sản xuất bền vững nông nghiệp, hiệu quả”, ngày 22/12/2013. . vững nông nghiệp huyện Phù Cừ - Chương 3: Phương hướng giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp huyện Phù Cừ References 1. Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2006), Phát triển nông. cơ bản sau: - Phát triển bền vững nông nghiệp là gì - Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển bền vững nông nghiệp? - Thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ trong những. thực trạng phát triển bền vững nông nghiệp của huyện Phù Cừ. Trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm phát triển bền vững nông nghiệp ở huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. 2 *

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan