Quản lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh hà tĩnh

6 350 1
Quản lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam   chi nhánh hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quản lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh Đặng Thị Diệu Thúy Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS. Quản Lý kinh tế; Mã số: 60 34 01 Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thị Thái Hà Năm bảo vệ: 2014 Abstract. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN của Ngân hàng thương mại như: khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN ; nội dung và vai trò của quản lý rủi ro hoạt động tín dụng … - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank Hà Tĩnh trong những năm gần đây. - Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Vietinbank Hà Tĩnh. Keywords. Rủi ro tín dụng; Doanh Nghiệp; Ngân hàng thương mại; Quản lý kinh tế Content. 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sản xuất hàng hoá, hệ thống Ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng và trở thành các trung gian tài chính đưa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu, đáp ứng nhu cầu về vốn của các Doanh nghiệp, cá nhân. Nền kinh tế thị trường, sản xuất hàng hoá phát triển, nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất kinh doanh rất lớn, trong khi vốn tự có hạn chế, do đó nhu cầu về sử dụng vốn tín dụng là nhu cầu phát sinh thường xuyên, cần có cho sự phát triển chung của các Doanh nghiệp, cá nhân, của nền kinh tế. Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng của NHTM. Nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng và cũng là một nghiệp vụ phức tạp, nhiều rủi ro, với quy trình đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng. Bản thân hoạt động tín dụng luôn ẩn chứa trong nó rủi ro, và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn nhưng rất bức thiết, là hoạt động sống còn của mỗi NHTM. Trong nền kinh tế hiện nay, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh mẽ, chiếm hơn 97% số doanh nghiệp cả nước. Các DNVVN đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của DN lớn, cho sự phát triển của nền kinh tế. Muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các DNVVN, đòi hỏi phải đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này, đó sẽ là hướng phát triển mang tính chất chiến lược lâu dài của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Nằm trong xu thế đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam luôn dành sự ưu đãi đặc biệt với nhiều chương trình tín dụng dành cho loại hình doanh nghiệp này. Là NHTM lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, với tầm nhìn hướng tới là Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đã và đang cung cấp tới khách hàng những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất, tạo ra kết quả hợp tác hiệu quả nhất . Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam luôn xác định đối tượng khách hàng nòng cốt của mình là các DNVVN. Trong nhiều năm qua, Vietinbank đã không ngừng mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DNVVN với nhiều chương trình ưu đãi, tạo điều kiện tốt nhất cho các DNVVN tiếp tận nguồn vốn tín dụng ngân hàng một cách nhanh nhất, tạo ra giá trị lợi ích tốt nhất . Mở rộng tín dụng, tất yếu tiềm ẩn rủi ro, và sẽ có khả năng tác động xấu đến ngân hàng nếu hoạt động này không được kiểm soát. Vì vậy, đi đôi với việc đầu tư tín dụng các DNVVN, thì phải kết hợp chặt chẽ với việc quản lý rủi ro tín dụng . Quản lý rủi ro tín dụng không phải thiên về xử lý hậu quả mà đòi hỏi phải thực sự mang tính hệ thống, nghiên cứu chuyên nghiệp, bài bản, tạo ra khả năng lượng hóa cụ thể rủi ro. Bên cạnh đó, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng dựa trên Quy định khung quản lý chung của hệ thống Vietinbank nhưng trong quá trình thực thi thực hiện, đánh giá thực tế tại mỗi Chi nhánh mỗi khác do quy định đặc trưng vùng miền và sự phát triển đặc thù các DNVVN tại địa phương vùng miền đó. Quá trình quản lý rủi ro tín dụng sẽ có sự điều chỉnh phù hợp,có sự đánh giá riêng, từ đó có chính sách quản lý rủi ro tín dụng cho Chi nhánh phù hợp với đặc điểm kinh doanh vùng miền trên cơ sở quy định khung quản lý rủi ro tín dụng chung của hệ thống. Từ thực tiễn hoạt động, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý rủi ro tín dụng đối với các DNVVN tại chi nhánh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung. Từ thực tế và có thời gian công tác tại Phòng Quản lý rủi ro tín dụng & Nợ có vấn đềVietinbank – Chi nhánh Hà Tĩnh, nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác Quản lý rủi ro tín dụng đối với các DNVVN, vì vậy tác giả chọn đề tài: “ Quản lý rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN là một trong những vấn đề được nhiều ngân hàng thương mại quan tâm. Một số công trình nghiên cứu cụ thể: - Lê Nguyễn Phương Ngọc – Luận văn Thạc sỹ kinh tế, 2007, Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh.Luận văn tập trung nghiên cứu nội dung phân tích hoạt động tín dụng DNVVN tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó đánh giá chất lượng tín dụng của loại hình khách hàng này và đưa ra các biện pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại chi nhánh. - Bùi Thị Thuý Hằng – Luận văn Thạc sỹ Tài chính ngân hàng, 2013, Quản trị rủi ro tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Hà Nội.Luận văn phân tích hoạt động tín dụng DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, từ đó đánh giá chất lượng tín dụng và đưa ra các biện pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. - Nguyễn Anh Dũng – Luận văn Thạch sỹ Quản trị kinh doanh, 2012, Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bình Định.Trên cơ sở phân tích thực trạng tín dụng tại chi nhánh, để đưa ra biện pháp nhằm nâng cao hoạt động quản trị rủi ro hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư phát triển Bình Định. - Nguyễn Thị Nga, Luận văn Thạc sỹ Tài chính ngân hàng, 2013, Chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín – Chi nhánh Thăng Long, Hà Nội. Luận văn đánh giá chất lượng cho vay đối với DNVV tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín và các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng DNVVN tại chi nhánh này. - Nguyễn Đình Thiện, Luận văn Thạc sỹ Tài chính ngân hàng, 2010, Nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn phân tích hoạt động tín dụng, trên cơ sở đó đánh giá và đi sâu phân tích nghiên cứu mô hình quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hoàn thiện mô hình quản trị rủi ro tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam. - Huỳnh Thu Hiền, Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, 2012, Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Quảng Ngãi. Luận văn nêu lên thực trạng rủi ro tín dụng DNVVN và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Quảng Ngãi. - Hoàng Thị Minh Nguyệt, Luận văn Thạc sỹ Tài chính Ngân hàng, 2012, Chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc . Luận văn nêu ra tình hình thực tế chất lượng tín dụng DNVVN, đánh giá và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Vĩnh Phúc. - Võ Đức Toàn, Luận văn Tiến sỹ kinh tế chuyên ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng , 2012, Tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng DNVVN tại các Ngân hàng TMCP trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Các công trình luận văn trên đã đề cập một cách khái quát về chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại các NHTM cổ phần khác trong hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam mà chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn công tác quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam– Chi nhánh Hà Tĩnh . 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN của NHTM. Đi sâu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại Vietinbank Hà Tĩnh, đưa ra những ưu, nhược điểm của công tác quản lý này. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN tại VietinbankHà Tĩnh nói riêng và Vietinbank nói chung. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam -Phạm vi nghiên cứu: Quản lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh trong khoảng thời gian từ 2011 -2013. 5. Phương pháp nghiên cứu Thu thập, tổng hợp số liệu thực tế hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam và tại Chi nhánh Hà Tĩnh, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích …đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn. Bên cạnh đó, Luận văn sử dụng một số mô hình lý thuyết: Sử dụng mô hình phân tích khả năng sinh lợi trong phân tích báo cáo tài chính; Sử dụng mô hình rủi ro kiểm toán trong phân tích rủi ro kiểm toán…. nhằm đánh giá thực chất hoạt động kinh doanh của các DNVVN phục vụ công tác cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng này. - Nguồn số liệu: + Quyết định Quy định Khung quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công thương Việt Nam. + Quy định Quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. + Hoạt động Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh. + Hoạt động Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh: Số liệu năm 2011-2013. 6. Những đóng góp của luận văn Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động tín dụng DNVVN tại chi nhánh Vietinbank Hà Tĩnh, luận văn đã đưa ra đánh giá về chất lượng tín dụng và các giải pháp nhằm quản lý rủi ro tín dụng DNVVN tại chi nhánh, đóng góp vào công tác quản lý rủi ro tín dụng DNVVN của hệ thống Vietinbank. Hoạt động tín dụng là hoạt động lớn trong ngân hàng.Rủi ro tín dụng nói chung, rủi ro tín dụng của các DNVVN nói riêng ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Kiểm soát rủi ro tín dụng là yêu cầu bắt buộc đối với các ngân hàng. - Những chỉ tiêu nào được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động quản lý, kiểm soátrủi ro hoạt động tín dụng của các DNVVN ? - Vietinbank Hà Tĩnh có phải đối mặt với những rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với các DNVVN và những rủi ro ấy là gì? - Làm thế nào có thể quản lý rủi ro tín dụng đối với các DNVVN trong hoạt động tín dụng tại Vietinbank Hà Tĩnh nói riêng và tạiVietinbank nói chung? Luận văn đi sâu nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu giải quyết các vấn đề nêu ra trên đây. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN tạiChi nhánh Hà Tĩnh nói riêng và tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung References. 1. Joel Bessis (2012), Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội 2. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội 3. Đỗ Văn Độ (2007), “Quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại nhà nước thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Ngân hàng, 76 (15),tr.20-27. 4. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội. 5. Lưu Thị Hương (2004), Thẩm định tài chính dự án, Nxb Tài chính, Hà Nội. 6. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài Chính, Hà Nội. 7. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nxb Tài chính, Hà Nội. 8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD , Hà Nội . 9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN, Hà Nội. 10. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2005), Quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh , Hà Nội. 11. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2007), Quy định về bán nợ trong hệ thống NHCT , Hà Nội. 12. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2008), Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, Hà Nội. 13. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (2013),Quy định Khung quản trị rủi ro tín dụng, Hà Nội. 14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh( 2011-2013), Báo cáo thường niên các năm 2011-2013. 15. rương Quang Nội (2010), Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nxb Tài chính, Hà Nội. 16. Đào Minh Phúc (2009), Rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật doanh nghiệp. 18. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật các tổ chức tín dụng. . - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý rủi ro tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam -Phạm vi nghiên cứu: Quản lý rủi ro tín dụng đối với. tín dụng các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. + Hoạt động Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh. + Hoạt động Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng. 1: Cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng các DNVVN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh Chương

Ngày đăng: 24/08/2015, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan